Về Quảng Trị thưởng thức món đặc sản được chế biến tư loài cây hoang dại mọc trên đồi cát
Từ loài cây mọc dại rất nhiều trên đồi cát, người dân Quảng Bình (nay là Quảng Trị) đã kết hợp cùng cá đuối để tạo nên món canh chua cá đuối xương rồng vừa ngon miệng và độc đáo...
Du lịch hè ở Quảng Trị, du khách không chỉ được khám phá Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tắm biển Nhật Lệ... mà còn có cơ hội được thưởng thức nhiều đặc sản ngon, trong đó không thể không nhắc đến món canh chua cá xương rồng.
Vươn mình giữa nắng gió khắc nghiệt của miền Trung, cây xương rồng từ lâu đã trở thành một phần đời sống của người dân Quảng Bình cũ. Xương rồng gai, xương rồng tai thỏ... vốn là loại rau xanh bổ dưỡng trong những năm tháng khốn khó xưa kia.

Xương rồng ở vùng Quảng Bình cũ có nhiều loại, nhưng loại xương rồng năm cánh, gai sắc nhọn được cha ông làng Lý Nhân Nam (tức làng Nhân Trạch xưa) dùng cho 3 mục đích chính. Theo quan niệm xưa, xương rồng có thể ngăn tà ma xâm nhập vào nhà. Xương rồng dùng để chắn cát và bảo vệ trôi đất rất tốt. Đặc biệt, trong những mùa giáp hạt, xương rồng trở thành nguồn rau xanh quý giá, giàu dinh dưỡng, giúp ngư dân vượt qua khó khăn.

Bà con dân biển ưa chuộng xương rồng 5 cánh vì ít vị chát, ngon mà đẹp mắt. Từ nguyên liệu dân dã là cây xương rồng, bà con vùng biển Quảng Bình cũ đã chế biến thành món canh chua cá đuối xương rồi. Sự kết hợp tưởng chừng lạ lẫm giữa vị ngọt thanh của cá đuối và xương rồng non giòn thơm đã tạo nên trải nghiệm vị giác hấp dẫn.
Người dân chọn xương rồng non, có màu xanh nhạt, thân lá mập để làm nguyên liệu nấu ăn. Xương rồng 5 cánh hái lúc sáng sớm được cho là sẽ mọng nước hơn. Còn hái vào buổi chiều, thân xương rồng khô hơn, khi nấu không còn thanh mát và vị chát nhiều hơn.

Xương rồng 5 cánh được gọt sạch gai xung quanh, tách lớp màng ở ngoài cho sạch rồi thái lát mỏng, rửa lại lần nữa với nước muối. Có người còn chần xương rồng trong nước sôi để bớt nhớt và chua.

Về phần cá đuối, người ta sơ chế sạch, đem thái khúc rồi ướp trong mắm muối, gia vị khoảng 10 phút. Sau đó đem xào trên chảo nóng cho thấm. Tiếp đó, thả xương rồng vào đảo qua vài lượt, chế thêm nước sôi để nấu.
Chờ nồi canh sôi chừng vài phút sẽ cho thêm mùi tàu (ngò gai), hành lá để dậy mùi thơm. Xương rồng có vị chua nhẹ, thanh mát dễ chịu, khác với vị chua của sấu, khế hay lá giang. Miếng xương rồng được nấu chín hơi dai, giòn, ăn lạ miệng. Thịt cá đuối đậm đà, ngọt, thơm.

Không dừng lại ở món canh chua cá đuối xương rồng, người dân địa phương còn biến tấu thành nhiều món ăn độc đáo khác. Từ gỏi xương rồng thanh mát ăn kèm thịt bò, lẩu xương rồng đậm đà hương vị biển cả, đến món nướng lạ miệng hay salad tươi ngon, cây xương rồng làm say lòng thực khách đến Quảng Bình. Hoặc, pizza xương rồng, trà xương rồng... cũng hứa hẹn mang đến những trải nghiệm mới lạ.

Du khách có thể tìm ăn đặc sản xương rồng tại một số địa chỉ như quán dì Hà (đường Trương Pháp), quán mệ Vĩnh, nhà hàng Lá Cọ, nhà hàng Tâm Gém...
Xem thêm: Vì sao bún bò Huế được công nhận là di sản quốc gia?
Tin liên quan
Phở bò, phở gà, phở hải sản, phở chua... là 4 trong số 22 món sợi của ẩm thực Việt Nam được chuyên trang nổi tiếng Taste Atlas đưa vào danh sách "97 món sợi ngon nhất thế giới".
Tiktoker Tina Thảo Thi - một trong những nhân vật thường xuyên "review" đã phải trầm trồ khen ngợi hàng cơm gà này, đặc biệt làm khi anh nếm thử nước sốt "thần thánh" ăn kèm cơm.
Dưới đây là 6 quán bún bò chuẩn vị Huế được mở trên 30 năm, có lượng khách đông, gần trung tâm TP Huế và được du khách thập phương thường xuyên ghé đến.