Những điều ít biết về món ăn 400 năm tuổi mang đậm tình quê xứ Quảng

Mì Quảng không chỉ là món ăn trứ danh của vùng đất Quảng Nam mà còn là biểu tượng văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc miền Trung. 

Quynh Anh
Quynh Anh 12 giờ trước
Theo dõi

Theo nhà nghiên cứu Tôn Thất Hướng, mì Quảng ra đời khoảng thế kỷ 16, là kết tinh của sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa người Việt và cộng đồng người Chăm. Qua thời gian, món ăn được biến tấu để phù hợp với điều kiện sinh sống, trở thành biểu tượng ẩm thực của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nơi chịu nhiều khắc nghiệt của thiên nhiên, đất đai khô cằn, thường xuyên hứng bão. 

Một số tài liệu khác nhận định, Quảng Nam - Đà Nẵng từng là trung tâm giao thương sầm uất từ thế kỷ 16 đến 18, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa như Trung Hoa, Nhật Bản. Từ đó, khái niệm "mì" vốn dùng để chỉ sợi bột làm từ lúa mì có thể đã du nhập vào Việt Nam được dân địa phương biến đổi thành sợi mì làm từ gạo - nguyên liệu phổ biến của người Việt.

nhung-dieu-it-biet-ve-mon-mi-quang-tru-danh-9-1113
Mì Quảng được nấu theo cách truyền thống

Theo nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Quốc Nghị, điểm đặc biệt của mì Quảng nằm ở sợi mì được làm hoàn toàn thủ công từ gạo xay nhuyễn, tráng thành bánh rồi thái sợi. Xưa kia, người dân thường dùng loại gạo "xuyệt" đem xay bằng cối đá để có được bột mịn, tráng bánh mềm nhưng vẫn giữ được độ dai. Mì có màu trắng tự nhiên hoặc vàng nhạt nếu dùng thêm nghệ hoặc hạt dành dành, sợi dẹt, dày hơn các loại mì thông thường, khi ăn vẫn giữ được độ dai mềm. Trong công đoạn chần mì, người ta thường bôi thêm dầu phụng (dầu đậu phộng) để sợi không dính nhau, vừa tăng độ bóng vừa tạo hương vị béo ngậy đặc trưng.

Khác với bún bò Huế, mì Quảng dùng rất ít nước. Nước dùng thường là phần nước hầm từ các loại thịt đã được xào sơ với gia vị, tạo nên hương vị đậm đà và thơm ngọt. Khi dọn ra tô, người nấu chỉ chan xăm xắp, vừa đủ thấm sợi mì mà không làm loãng hương vị. 

Tùy vào từng gia đình và vùng miền, nhân mì Quảng được biến đổi linh hoạt theo sở thích và nguyên liệu sẵn có. Thành phần tô mì truyền thống thường gồm thịt gà hoặc tôm thịt. Tuy nhiên, theo đầu bếp Long Phạm - Á quân cuộc thi "Vua mì Quảng 2025", món ăn không có công thức cố định. Hiện mì Quảng đã có nhiều biến tấu với các loại nhân như cá, lươn, gà, ếch, sứa, hoặc kết hợp nhiều nguyên liệu theo mùa vụ.

Tô mì Quảng ngon phải hấp dẫn người ăn cả về màu sắc lẫn mùi vị. Hòa trong màu trắng ngà của từng sợi mì là những con tôm đất đỏ au được rim thấm, thịt heo ngấm gia vị vừa phải, kèm theo một quả trứng cút trắng tinh. Món ăn dậy mùi thơm của củ nén (hành tắm) phi trong dầu phụng. 

nhung-dieu-it-biet-ve-mon-mi-quang-tru-danh-6-1114
Mì Quảng trong một phiên bản biến tấu được chế biến để phù hợp khẩu vị thực khách (Ảnh: Long Phạm)

Mì ăn đúng điệu dân xứ Quảng không thể thiếu đĩa rau sống Trà Quế xanh mướt, bắp chuối xắt mỏng, lạc rang giòn, bánh tráng nướng bẻ vụn và ớt sừng đỏ cay nồng - tất cả tạo nên tổng thể hài hòa, vừa đủ vị nhưng không hề ngán.

Nhiều làng nghề tại Quảng Nam vẫn giữ truyền thống làm mì như Phú Chiêm (phường Điện Bàn) - nổi tiếng với mì gà truyền thống, hay Trung Phú (xã Gò Nổi) chuyên làm sợi mì bằng tay từ gạo quê. Ở Đại Lộc, Thăng Bình cũng có nhiều gia đình lưu giữ nghề nấu mì từ đời này sang đời khác.

Không chỉ là món ăn thường nhật, mì Quảng còn mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống người dân xứ Quảng. Vào các dịp giỗ chạp hay lễ Tết, hầu như nhà nào cũng nấu mì để đãi khách, như một cách thể hiện sự thân tình và lòng hiếu khách. Món ăn đã trở thành biểu tượng ẩm thực nổi tiếng trong và ngoài nước, là kết tinh của tri thức dân gian được gìn giữ, truyền lại qua nhiều thế hệ - đúng như cách người Quảng trân trọng và lưu giữ bản sắc quê hương.

Xem thêm: Chạy dọc Quảng Ngãi ngắm biển, thưởng thức những món đặc sản độc đáo

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Ở châu Âu, ốc móng tay quỷ được xếp vào hàng tinh hoa ẩm thực. Nhưng ở một vùng biển của Việt Nam, loại hải sản này gần như không có giá thị trường cụ thể, bởi... chẳng mấy ai bán.

Ốc móng tay quỷ - sứ giả từ đại dương sâu thẳm: Khó bắt - giá đắt, chỉ duy nhất một vùng biển ở Việt Nam có
0 Bình luận

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước

Một quán bar mang phong cách "hidden" ở Huế đang thu hút du khách bởi đồ uống độc lạ đầy phá cách. Đó là bột lọc, gánh ốc trong cocktail.

Cocktail ốc luộc, bột lọc heo quay ở Huế: Từ đặc sản biến hóa thành đồ uống đầy phá cách
0 Bình luận

Quynh Anh
Quynh Anh 6 ngày trước

Không chỉ là thiên đường du lịch biển, Nha Trang còn hút khách bởi nền ẩm thực phong phú với những món ăn bình dân, đậm đà vị biển. Nếu đã một lần đến Nha Trang, bạn nhất định phải thứ 4 món: Bánh căn, bánh canh hẹ, bún cá và mì Quảng Nha Trang. 

Ghé Nha Trang nhất định phải thứ 4 món này
0 Bình luận


Bài mới

Chạy dọc Quảng Ngãi ngắm biển, thưởng thức những món đặc sản độc đáo

Hãy bắt đầu hành trình từ đảo Lý Sơn, dừng chân ở biển Mỹ Khê, khép lại chuyến đi ở Sa Huỳnh. Để thấy mỗi nơi ta đến là một mảnh ghép hoàn hảo cho chuyến du lịch Quảng Ngãi hè 2025. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Về Quảng Trị thưởng thức món đặc sản được chế biến tư loài cây hoang dại mọc trên đồi cát

Từ loài cây mọc dại rất nhiều trên đồi cát, người dân Quảng Bình (nay là Quảng Trị) đã kết hợp cùng cá đuối để tạo nên món canh chua cá đuối xương rồng vừa ngon miệng và độc đáo...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Việt Nam có 22 đại diện lọt vào danh sách '97 món sợi ngon nhất thế giới'

Phở bò, phở gà, phở hải sản, phở chua... là 4 trong số 22 món sợi của ẩm thực Việt Nam được chuyên trang nổi tiếng Taste Atlas đưa vào danh sách "97 món sợi ngon nhất thế giới".

Không phải 'cơm gà bà Buội', đây mới là quán ăn khiến Tiktoker Tina Thảo Thi hết lời khen ngợi

Tiktoker Tina Thảo Thi - một trong những nhân vật thường xuyên "review" đã phải trầm trồ khen ngợi hàng cơm gà này, đặc biệt làm khi anh nếm thử nước sốt "thần thánh" ăn kèm cơm.

Gợi ý 6 quán bún bò lâu đời nên thử khi đến Huế du lịch

Dưới đây là 6 quán bún bò chuẩn vị Huế được mở trên 30 năm, có lượng khách đông, gần trung tâm TP Huế và được du khách thập phương thường xuyên ghé đến. 

Mục sở thị quán cà phê 'khách ngừng thương chủ quán ngừng thở' ở Cà Mau

Quán cafe Mộc của vợ chồng anh Dương bỗng trở nên "hot" nhờ những câu đùa hài hước được ghi trên bảng và luôn thay đổi mỗi ngày. Khách đến thưởng thức đồ uống phải gật gù nhận xét "mặn hơn muối biển".

Vì sao bún bò Huế được công nhận là di sản quốc gia?

TP Huế có thêm 2 di sản phi vật thể quốc gia là Di sản "Tri thức dân gian về Bún bò Huế" và Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cờ Tu. Trong đó, bún bò Huế thực sự là "điểm chạm cảm xúc" văn hóa ẩm thực đặc biệt và tinh thế của vùng đất cố đô.

Vì sao bánh trôi, bánh Trung thu bị liệt vào danh sách 39 món ăn tệ nhất Việt Nam?

Ngoài món tiết canh, "bản đồ ẩm thực" TasteAtlas còn liệt cả bánh trôi, bánh Trung thu vào danh sách "39 món ăn tệ nhất Việt Nam".

6 loại hải sản nhất định phải thử khi đi du lịch biển Đắk Lắk

Sau khi hợp nhất với Phú Yên, Đắk Lắk sẽ có biển. Nếu đi du lịch biển Đắk Lắk, du khách đừng bỏ qua các món ngon được chế biến từ 6 loại hải sản dưới đây nhé!

Michelin Guide gợi ý 7 món ngon, giá hợp lý được các thẩm định viên đánh giá cao

Trong danh sách 63 nhà hàng Việt nhận Bib Gourmand (quán ăn ngon, giá hợp lý) năm 2025, thẩm định viên Michelin chọn 7 món ăn được đánh "nổi bật nhất", gợi ý thực khách nên thử. 

Muốn trải nghiệm ẩm thực Huế đích thực, du khách nhớ ghé 12 quán này

Ẩm thực Huế rất đa dạng, có quán lâu năm nhưng cũng có quán mới mở. Để thưởng thức ẩm thực Huế đích thực thì du khách nên lưu lại ngay 12 quán này nhé!

Đặc sản Quảng Ninh có hình hài kỳ dị nhưng khi xào với su hào lại trở thành món ngon bất bại, ai ăn cũng gật gù khen ngon

Con bông thùa chính là loài hải sản sở hữu vẻ ngoài kỳ dị. Nhưng với người Quảng Ninh, nó là món quà quý từ biển cả, mang giá trị dinh dưỡng cao khi được chế biến thành món ăn. 

Đề xuất