MICHELIN – Vì sao một thương hiệu lốp xe lại sở hữu "quyền trượng" thẩm định ẩm thực thế giới?

MICHELIN đã khéo léo "lái" thương hiệu của mình vượt khỏi ngành công nghiệp ô tô để bước vào trái tim giới sành ăn toàn cầu, với biểu tượng đáng thèm khát: Ngôi sao MICHELIN. 

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Với giới tài xế và những người mê xe, MICHELIN là thương hiệu rất quen thuộc. Thương hiệu này gắn liền với hình ảnh linh vật Bibendum - hình người được tạo nên từ những chiếc lốp ô tô màu trắng xếp chồng lên nhau. Nhưng trong giới ẩm thực, cái tên MICHELIN gắn liền với "quyền lực tối thượng": Michelin Guide – cuốn cẩm nang ẩm thực uy tín bậc nhất thế giới. Một nhà hàng có được 1, 2 hay 3 sao Michelin không chỉ là vinh dự tột đỉnh, mà còn định đoạt luôn tương lai và số phận của nhà hàng ấy. 

Vậy vì sao một thương hiệu sản xuất lốp xe lại có quyền "phán xử" nền ẩm thực toàn cầu? Mọi chuyện bắt đầu từ hơn 120 năm về trước - với một chiến lược marketing được xem là "lạ đời mà hiệu quả nhất thế kỷ XX". 

Sơ lược về thương hiệu MICHELIN

MICHELIN có tên đầy đủ là “Compagnie Générale des Établissements Michelin”. Đây là một trong những thương hiệu công nghiệp lâu đời. 

Công ty được thành lập vào năm 1889 tại thành phố Clermont-Ferrand (Pháp) bởi hai anh em André và Édouard Michelin. Họ là những người xuất thân từ ngành thiết bị nông nghiệp nhưng đã sớm nhìn ra tiềm năng của ngành giao thông cơ khí thời kỳ sơ khai.

Câu chuyện bắt đầu từ sự cố tưởng như rất nhỏ nhặt, một người đi xe đạp mang chiếc lốp bị thủng đến xưởng của hai anh em. Việc tháo lốp mất hàng giờ đồng hồ vì lớp dán chặt vào vành. Sau khi sửa xong lốp lại tiếp tục hỏng chỉ sau vài trăm mét thử nghiệm. 

Thay vì chán chường bỏ cuộc, hai anh em Michelin lại cảm thấy bị cuốn hút bởi loại lốp khí nén này và bắt đầu tìm cách cải tiến nó. Đến năm 1891, họ được cấp bằng sáng chế lốp nén có thể tháo rời đầu tiên trên thế giới - sản phẩm giúp tay đua Charles Terront giành chiến thắng trong cuộc đua Paris–Brest–Paris và đưa MICHELIN vào bản đồ công nghệ.

vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-0-1525
MICHELIN được thành lập vào năm 1889 tại thành phố Clermont-Ferrand (Pháp) bởi hai anh em André và Édouard Michelin

Kể từ đó, MICHELIN không ngừng phát triển và đổi mới. Họ trở thành những người đầu tiên phát minh ra lốp radial - loại lốp định hình tiêu chuẩn xe hơi hiện đại; sản xuất lốp cho máy bay, xe đạp, tàu con thoi và cả tàu điện ngầm. Ít ai biết được, họ từng điều hành đồn điền cao su ở Việt Nam, mua lại các thương hiệu như BF Goodrich, Uniroyal, Camso.

Vào năm 2023, MICHELIN đã có mặt ở 170 quốc gia trên thế giới với hơn 70 nhà máy và sản xuất ra hàng trăm triệu lốp xe các loại mỗi năm. MICHELIN trở thành nhà sản xuất lốp xe lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Bridgestone (Nhật Bản).

vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-8-1526
Lốp khí nén có thể tháo rời đầu tiên trên thế giới giúp tay đua Charles Terront giành chiến thắng trong cuộc đua Paris–Brest–Paris và đưa MICHELIN vào bản đồ công nghệ

Theo Brand Financ, năm 2025, MICHELIN tiếp tục giữ danh hiệu "Thương hiệu lốp xe giá trị và mạnh nhất thế giới" (năm thứ 8 liên tiếp), với định mức 8,8 tỷ USD và điểm sức mạnh thương hiệu (BSI) lên đến 92,6/100.

Tạp chí Forbes xếp MICHELIN vào danh sách “Những nhà tuyển dụng tốt nhất thế giới”. Fortune cũng từng vinh danh hãng ở vị trí top 3 các công ty phụ tùng ô tô được ngưỡng mộ nhất toàn cầu.

MICHELIN và chiến lược "truyền cảm hứng cho người dùng đi xa hơn để họ... mua nhiều lốp hơn"

Thành công của MICHELIN không đơn giản chỉ nằm ở công nghệ hay quy mô sản xuất toàn cầu. Trong hành trình xây dựng thương hiệu, họ đã tạo ra một bước ngoặt mang tính biểu tượng - chiến lược marketing đi đường vòng nhưng hiệu quả đến khó tin: Họ truyền cảm hứng cho người dùng đi xa hơn và từ đó đó người dùng sẽ mua nhiều lốp xe hơn. Có nghĩa, tài xế sẽ là người quyết định doanh số lốp xe của MICHELIN.

Cụ thể, cuối thế kỷ XIX, ô tô vẫn là phương tiện xa xỉ, ở nước Pháp lúc đó chỉ có khoảng 3.000 chiếc đang lưu hành. Bán lốp là một bài toán khó. Nhưng thay vì chỉ tiếp thị trực tiếp, anh em MICHELIN đã nghĩ khác: Nếu muốn bán được nhiều lốp, trước tiên phải khiến người ta muốn đi nhiều.

vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-7-1527
Năm 1900, MICHELIN lần đầu phát hành 35.000 cuốn Hướng dẫn MICHELIN (MICHELIN Guide) miễn phí

Và họ đã làm điều đó bằng một cuốn sách nhỏ màu đỏ. Năm 1900, MICHELIN phát hành 35.000 cuốn sách đỏ với nội dung: Hướng dẫn MICHELIN (MICHELIN Guide) miễn phí. Trong cuốn sách này có đầy đủ bản đồ, mẹo bảo dưỡng xe, địa điểm đổ xăng và quan trọng nhất, danh sách này có liệt kê rất nhiều những quán ăn ngon trên đường đi.  Mặc dù, ẩm thực chỉ là một phần nhỏ trong cuốn sách đó nhưng chính phần nhỏ đó đã giúp MICHELIN đổi vận. 

Từ cuốn sách miễn phí đến hệ thống sao MICHELIN quyền lực

Theo thời gian, mục ẩm thực bé nhỏ trong cuốn sách màu đỏ trở thành phần được quan tâm nhất. Đặc biệt, vào năm 1926, MICHELIN bắt đầu đưa vào thử nghiệm việc gắn ngôi sao cho những nhà hàng nổi bật, bắt đầu từ 1 sao. Đến năm 1931 thì hoàn thành hệ thống xếp hạng 3 sao. 

Một điều thú vị là vì quá quen với thang đánh giá 5 sao trong ngành khách sạn và các sản phẩm tiêu dùng nên không ít người cho rằng hệ thống MICHELIN có 5 sao. Thậm chí có không ít fan Kpop còn nhầm lẫn qua câu rap  “Cooking like a chef, I'm a five star Michelin” của Felix (Stray Kids). Nhưng thực tế, chuẩn đánh giá cao nhất của MICHELIN luôn chỉ dừng lại ở 3 sao:

  • ⭐ 1 sao: Một nhà hàng rất tốt trong phân khúc của nó.
  • ⭐⭐ 2 sao: Ẩm thực xuất sắc, đáng để đi vòng đường.
  • ⭐⭐⭐ 3 sao: Ẩm thực thượng hạng, đáng để lên kế hoạch riêng để đến đó ăn.
vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-6-1528
Giải thưởng Michelin bao gồm 3 cấp độ từ 1 cho đến 3 sao với các tiêu chí khác nhau

Điều quan trọng hơn cả là Sao MICHELIN chỉ đánh giá món ăn, không xét dịch vụ hay bày trí. Mọi quy trình đánh giá đều được thực hiện ẩn danh, do đội ngũ "giám sát viên" là các chuyên gia ẩm thực chuyên nghiệp, ăn hơn 300 bữa mỗi năm và tuyệt đối không tiết lộ thân phận, kể cả với người thân.

Chính sự khắt khe này đã giúp hệ thống sao MICHELIN duy trì được tính khách quan và tạo nên một cảm giác rất đặc biệt: Luôn có ai đó đang lặng lẽ đánh giá mỗi bữa ăn. Vậy nên, những nhà hàng có tiềm năng được gắn sao sẽ không có bữa ăn nào gọi là "bình thường". Tất cả các bữa ăn của họ đều phải là "bữa ăn quan trọng nhất năm". 

vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-5-1529

Nhiều nhà hàng trên thế giới khao khát được gắn tấm biển này

Các thanh tra Michelin là những người ẩn danh, đi ăn như khách bình thường. Họ không giới thiệu bản thân, tự thanh toán bữa ăn, và đánh giá theo 5 tiêu chí:

  • Chất lượng nguyên liệu
  • Kỹ thuật nấu nướng
  • Cá tính của đầu bếp thể hiện trong món ăn
  • Giá trị đồng tiền
  • Sự nhất quán – từ lần này sang lần khác

Một quán ăn có thể được đưa vào danh sách theo dõi trong vài năm, trước khi được trao sao.

Với sự chỉn chu của mình Michelin Guide dần thoát khỏi cái bóng "hướng dẫn lái xe", trở thành một biểu tượng toàn cầu của sự tinh hoa và khắt khe trong ẩm thực.

Bibendum - Biểu tượng thương hiệu "ăn trọn" vượt chương ngại vật

Trước khi MICHELIN Guide, hãng lốp xe của Pháp đã tạo nên linh vật mang tính thương hiệu: Bibendum – hay còn được gọi một cách thân thuộc là MICHELIN Man.

Biểu tượng này ra đời năm 1898 từ ý tưởng bất ngờ khi Michelin nhận xét rằng một chồng lốp cao trông chẳng khác nào một người đàn ông không tay. Từ đó, họa sĩ O’Galop đã phác họa nên Bibendum – một người đàn ông mập mạp được ghép từ nhiều lớp lốp xe.

vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-4-1530
Hình ảnh của Bibendum trong các chiến dịch quảng cáo của MICHELIN những năm 1990s

Trong những hình ảnh quảng cáo đầu tiên, Bibendum xuất hiện như một quý ông lịch thiệp: Đeo kính pince-nez, nâng ly bia đầy đinh và mảnh kính, đi kèm câu khẩu hiệu bằng tiếng Latinh: “Nunc est bibendum” – “Giờ là lúc để uống!”. Câu khẩu hiệu này mang hàm ý, chiếc lốp xe của MICHELIN có thể "uống trọn mọi chướng ngại vật" trên đường đi, từ đá dăm, mảnh chai cho đến những cung đường gồ ]ghề, trơn trượt. 

Vì vậy, từ hình tượng ban đầu đầy ẩn dụ, Bibendum dần trở thành hiện thân cho sự bền bỉ, mạnh mẽ và đáng tin cậy – đúng với cam kết mà Michelin mang đến cho người tiêu dùng.

vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-3-1530
Diện mạo của Bibendum thay đổi qua từng thời kỳ

Từ một biểu tượng mang phong cách quý tộc, cổ điển, Bibendum dần được “trẻ hóa” để phù hợp với xu hướng thị giác hiện đại:

  • Thập niên 1990s–2000s: Hình ảnh Bibendum chuyển dần từ mập mạp sang thân thiện, khỏe khoắn hơn.
  • Ngày nay: Bibendum mang dáng vẻ hoạt hình dễ gần, thường xuất hiện trong các chiến dịch an toàn giao thông, công nghệ lốp thông minh và thậm chí cả... nhà hàng được Michelin xếp sao.

Thậm chí, Bibendum không chỉ đại diện cho Michelin, mà còn là đại sứ văn hóa đại chúng:

  • Năm 2000, tạp chí Financial Times bình chọn Bibendum là biểu tượng thương hiệu tốt nhất mọi thời đại.
  • Linh vật này xuất hiện tại các hội chợ công nghiệp, triển lãm ô tô và cả các chương trình giáo dục an toàn đường bộ cho trẻ em.
vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-2-1531
Bibendum không chỉ là một “người tuyết lốp xe”, mà là biểu tượng toàn cầu về sự bền bỉ vượt mọi địa hình – đúng với triết lý mà Michelin xây dựng: “Chất lượng không chỉ là điểm đến, mà là hành trình vững vàng cùng bạn vượt qua mọi chướng ngại vật”.

Vì sao Bibendum thành công?

  • Dễ nhận diện, không thể nhầm lẫn với bất kỳ linh vật nào khác;
  • Biểu tượng của chất lượng và niềm tin: Người tiêu dùng liên tưởng Bibendum với độ bền, an toàn và công nghệ tiên tiến;
  • Gắn liền với lịch sử: Trải qua hơn 125 năm nhưng vẫn được yêu mến, không lỗi thời;
  • Đa dụng: Xuất hiện được cả trong ngành kỹ thuật lẫn văn hóa ẩm thực (Michelin Guide).

Sức ảnh hưởng của MICHELIN Guide trong giới ẩm thực

Một nhà gàng có gắn sao MICHELIN thường có lượng khách tăng đột biến, thậm chí là luôn kín lịch đặt bàn. Ngôi sao đó là biểu tượng của danh tiếng, là đòn bảy tài chính giúp nhà hàng nâng giá, mở rộng thương hiệu, thu hút truyền thông quốc tế. Thậm chí, việc giành được sao có thể thay đổi hoàn toàn sự nghiệp của một đầu bếp.

Tuy nhiên, hào quang đó lại đi kèm với một cái giá rất lớn. Đối với nhiều đầu bếp, việc giữ sao đôi khi còn áp lực hơn việc đạt được nó. Đã có không ít người từ chối hoặc trả lại sao MICHELIN vì cảm thấy bị mất đi sự tự do sáng tác.

vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-1-1532
Bib Gourmand – biểu tượng MICHELIN Man liếm môi – công nhận những nhà hàng ngon nhưng giá cả phải chăng

Một ví dụ điển hình, vào năm 2017, đầu bếp Sébastien Bras – chủ nhà hàng Le Suquet (Pháp) đã yêu cầu MICHELIN xóa tên nhà hàng mình khỏi danh sách xếp hạng. Ông nói rằng, bản thân không muốn nấu ăn trong lo lắng. Ông muốn được tự do sáng tạo món ăn. Việc giữ 3 sao không còn là vinh dự mà là gánh nặng.

Một năm sau, đầu bếp Marc Veyrat – nổi tiếng với phong cách ẩm thực mang hương vị núi rừng – đã khởi kiện MICHELIN vì cho rằng họ đã sai khi chấm điểm món soufflé phô mai của ông. Khi nhà hàng La Maison des Bois của ông bị hạ từ 3 sao xuống 2 sao, ông cảm thấy danh dự bị tổn hại và đòi quyền tiếp cận ghi chú đánh giá. Song tòa đã bác đơn kiện, khẳng định MICHELIN có toàn quyền độc lập trong đánh giá.

vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-00-1533
Đầu bếp Marc Veyrat - bố già của nền ẩm thực đương đại

Ở Anh, Marco Pierre White – huyền thoại ẩm thực từng đạt 3 sao MICHELIN ở tuổi 32 – đã trả lại toàn bộ sao vào năm 1999 khi quyết định rời khỏi bếp.  Ông chia sẻ, đã không còn hứng thú làm việc khi bị đánh giá. Năm 2018, khi mở nhà hàng ở Singapore, ông đã yêu cầu MICHELIN không gửi giám khảo tới.

Nhưng đau lòng nhất phải kể đến câu chuyện của  Bernard Loiseau – đầu bếp từng được coi là biểu tượng của tinh thần MICHELIN. Dù nhà hàng của ông chưa chính thức bị hạ sao nhưng những lời đồn đoán và áp lực giữ đẳng cấp đã khiến ông chọn cách kết thúc cuộc đời vào năm 2003. Cái chết của ông từng làm chấn động giới ẩm thực và đặt ra nhiều nghi vấn sâu sắc về mặt tối của sự công nhận này.

vi-sao-hang-lop-xe-michelin-so-huu-quyen-luc-tham-dinh-am-thuc-78-1534
Hào quang do MICHELIN Guide mang lại cũng đi kèm một cái giá rất lớn

Thậm chí việc đạt được sao cũng dẫn đến những khóa khăn. Như nhà hàng Osita ở San Francisco – từng gây tiếng vang với sao MICHELIN – đã thông báo đóng cửa vào tháng 5/2025. Dù nhận được không ít lời khen về menu món ăn và concept nhưng nhà hàng này không thể chống chọi với chi phí vận hành quá cao cùng sự tụt giảm lượng khách sau khủng hoảng tài chính. Vì thế việc "có sao" cũng chưa chắc chắc đồng nghĩa với sự an toàn về tài chính. 

Tuy nhiên, nhìn tổng thế, mỗi sao của MICHELIN Guide vẫn là một bảo chứng danh giá, giúp nâng tầm đầu bếp và nhà hàng. Bên cạnh đó nó cũng góp phần hỗ trợ thúc đẩy du lịch. Và hơn hết, nó chính là "một cánh tay" gián tiếp giúp củng cố vị thế thương hiệu lốp xe MICHELIN.

Xem thêm: Ly xu xoa - Tuổi thơ ngọt lịm của biết bao người con Khánh Hòa

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Bánh mì que Hải Phòng - món nhỏ nhưng mang đậm hồn cốt ẩm thực đất cảng, gắng liền với đời sống thường nhật của người lao động từ thập niên 80 của thế kỷ trước...

Bánh mì que Hải Phòng có từ bao giờ và quán bánh mì que Hải Phòng nào ngon nhất?
0 Bình luận

Dưới đây là danh sách 5 nhà hàng chay có giá hợp lý, phù hợp với cả người ăn chay trường lẫn du khách khi muốn trải nghiệm ẩm thực chay tinh tế ở Hà Nội. 

Gợi ý 5 nhà hàng chay nên thử khi đến Hà Nội vào đầu tháng âm lịch
0 Bình luận

Bún chả Hà Nội không chỉ là món ăn trứ danh đất kinh kỳ mà còn là "huyền thoại" trong lòng thực khách (từ dân bản địa đến du khách quốc tế). Dưới đây là 5 quán bún chả Hà Nội "ngon bất bại" được Michelin công nhận.

5 quán bún chả Hà Nội 'ngon bất bại' được Michelin công nhận
0 Bình luận


Bài mới

Việt Nam có 22 đại diện lọt vào danh sách '97 món sợi ngon nhất thế giới'

Phở bò, phở gà, phở hải sản, phở chua... là 4 trong số 22 món sợi của ẩm thực Việt Nam được chuyên trang nổi tiếng Taste Atlas đưa vào danh sách "97 món sợi ngon nhất thế giới".

Thu Nga Đỗ
Thu Nga Đỗ 22 giờ trước
Không phải 'cơm gà bà Buội', đây mới là quán ăn khiến Tiktoker Tina Thảo Thi hết lời khen ngợi

Tiktoker Tina Thảo Thi - một trong những nhân vật thường xuyên "review" đã phải trầm trồ khen ngợi hàng cơm gà này, đặc biệt làm khi anh nếm thử nước sốt "thần thánh" ăn kèm cơm.

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Gợi ý 6 quán bún bò lâu đời nên thử khi đến Huế du lịch

Dưới đây là 6 quán bún bò chuẩn vị Huế được mở trên 30 năm, có lượng khách đông, gần trung tâm TP Huế và được du khách thập phương thường xuyên ghé đến. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Mục sở thị quán cà phê 'khách ngừng thương chủ quán ngừng thở' ở Cà Mau

Quán cafe Mộc của vợ chồng anh Dương bỗng trở nên "hot" nhờ những câu đùa hài hước được ghi trên bảng và luôn thay đổi mỗi ngày. Khách đến thưởng thức đồ uống phải gật gù nhận xét "mặn hơn muối biển".

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao bún bò Huế được công nhận là di sản quốc gia?

TP Huế có thêm 2 di sản phi vật thể quốc gia là Di sản "Tri thức dân gian về Bún bò Huế" và Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cờ Tu. Trong đó, bún bò Huế thực sự là "điểm chạm cảm xúc" văn hóa ẩm thực đặc biệt và tinh thế của vùng đất cố đô.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao bánh trôi, bánh Trung thu bị liệt vào danh sách 39 món ăn tệ nhất Việt Nam?

Ngoài món tiết canh, "bản đồ ẩm thực" TasteAtlas còn liệt cả bánh trôi, bánh Trung thu vào danh sách "39 món ăn tệ nhất Việt Nam".

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
6 loại hải sản nhất định phải thử khi đi du lịch biển Đắk Lắk

Sau khi hợp nhất với Phú Yên, Đắk Lắk sẽ có biển. Nếu đi du lịch biển Đắk Lắk, du khách đừng bỏ qua các món ngon được chế biến từ 6 loại hải sản dưới đây nhé!

Michelin Guide gợi ý 7 món ngon, giá hợp lý được các thẩm định viên đánh giá cao

Trong danh sách 63 nhà hàng Việt nhận Bib Gourmand (quán ăn ngon, giá hợp lý) năm 2025, thẩm định viên Michelin chọn 7 món ăn được đánh "nổi bật nhất", gợi ý thực khách nên thử. 

Muốn trải nghiệm ẩm thực Huế đích thực, du khách nhớ ghé 12 quán này

Ẩm thực Huế rất đa dạng, có quán lâu năm nhưng cũng có quán mới mở. Để thưởng thức ẩm thực Huế đích thực thì du khách nên lưu lại ngay 12 quán này nhé!

Đặc sản Quảng Ninh có hình hài kỳ dị nhưng khi xào với su hào lại trở thành món ngon bất bại, ai ăn cũng gật gù khen ngon

Con bông thùa chính là loài hải sản sở hữu vẻ ngoài kỳ dị. Nhưng với người Quảng Ninh, nó là món quà quý từ biển cả, mang giá trị dinh dưỡng cao khi được chế biến thành món ăn. 

Review đồ ăn ngon, rẻ ở An Giang

Mỗi lần đi chơi thì thứ tôi tâm đắc nhất là đồ ăn địa phương. Cứ đến Long Xuyên và Châu Đốc lại phải ăn đủ món, vì đồ ăn ở đây ngon, rẻ. 

3 món Việt Nam lọt top top món trộn ngon nhất thế giới

Phở trộn, nộm và bò tái chanh của Việt Nam đã lọt vào danh sách 100 món trộn có rau củ ngon nhất thế giới. 

Mục sở thị quán cơm sườn gia truyền 3 đời hút khách ở TP. HCM

Nằm nép mình trên vỉa hè đường Cô Giang (Quận 1, TP.CKM), không biển hiệu, không quảng cáo nhưng quán cơm sườn gia truyền 3 đời của vợ chồng ông Phong, bà Thanh lúc nào cũng tấp nập khách ra vào.

Về xứ Thanh thưởng thức loại hải sản giòn như bào ngư, bắt vài tiếng được cả cân

Ở xứ Thanh có một loại hải sản nghe tên lạ hoắc nhưng đã thử rồi thì nhớ mãi - đó là con lư. Nó được chế biết thành nhiều món ăn khác nhau, khi thưởng thức giòn sần sật như bào ngư. 

Giò trứng Nộm Khê - món ăn nghe lạ hoắc với khách du lịch nhưng lại là đặc sản trứ danh của người Yên Môn, Ninh Bình

Giò trứng Nộm Khê là món quà quê bình dị nhưng lại được sử dụng trong các dịp quan trọng như hội làng, lễ Tết. Bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về món ăn này nhé!

Đi Huế ăn gì ngon, bổ, rẻ?

10 người đi Huế thì hết 9 người khen những "tọa độ" ăn uống dưới đây đảm bảo đúng tiêu chí ngon, bổ, rẻ. Bạn sắp đi Huế thì lưu lại ngay nhé!

Đề xuất