Thịt đông miền Bắc - Ký ức về một mùa Tết xưa

Thịt đông miền Bắc là món ăn luôn được nhắc nhớ mỗi dịp Tết đến xuân về bên cạnh những món ăn đã trở thành truyền thống trong như bánh chưng, dưa hành,…

Hồng Anh
Hồng Anh 02/02
Theo dõi

Nguồn gốc của món thịt đông miền Bắc

Thời tiết miền Bắc vào những ngày Tết thường lạnh, có khi còn rét đậm rét hại do những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về. Không ai biết chính xác món thịt đông miền Bắc có từ bao giờ, nhưng theo lời truyền miệng thì món ăn độc đáo này có nguồn gốc từ món canh chân giò hầm bị… đông lại bất đắc dĩ. Bát canh chân giò nấu xong, để bên ngoài thời tiết lạnh giá vô tình bị đông lại, trở thành món ăn lạ miệng dùng để ăn kèm cơm nóng, bánh chưng trong mâm cơm ngày tết.

cach-nau-thit-dong-mien-bac-chuan-vi-thom-ngon-1-1648
Thịt đông miền Bắc - Món ăn mang đậm hương vị Tết cổ truyền

Kể từ dạo đó, cứ tới dịp Tết cổ truyền  của dân tộc, các gia đình miền Bắc lại không quên chuẩn bị nồi thịt đông để bày biện trên mâm cỗ và thưởng thức.

Cách nấu thịt đông miền Bắc thơm ngon, đẹp mắt ngày Tết nguyên đán

Thịt đông là món dễ làm với các nguyên liệu dễ tìm, nhưng để nấu được “đúng gu” chuẩn vị thì không hề dễ. Để có được một nồi thịt đông ngon, người nấu phải khéo léo từ khâu chọn nguyên liệu, đến khâu nấu, trình bày.

Món thịt đông miền Bắc được các gia đình làm bằng nhiều loại thịt khác nhau tùy vào khẩu vị riêng của mỗi nhà như thịt đông nấu bằng gà, vịt, ngan, lợn,…  thậm chí còn có món thịt đông thập cẩm với nhiều loại thịt kết hợp lại. Nhưng thông dụng và được yêu thích nhất vẫn là món thịt đông làm từ thịt chân giò, đây là một trong những phần thịt đắt nhất của con heo. Phần thịt chân giò mềm, có mùi thơm rất đặc trưng, nhưng nếu không biết cách sơ chế, chế biến thì chân giò khi nấu lên sẽ có mùi hôi, khiến món ăn không ngon.

cach-nau-thit-dong-mien-bac-chuan-vi-thom-ngon-2-1649
Nguyên liệu nấu món thịt đông khá đơn giản

Thịt chân giò sau khi mua về thì đem cạo sạch lông, bóp chút muối hoặc chanh cho sạch rồi ngâm vào nước vo gạo, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Sau đó cho thịt vào nồi nước, bỏ thêm gừng đập dập, hành tây và 1 muỗng canh muối để chần. Thịt chần sơ qua rồi đổ ra, rửa thật sạch lại với nước lạnh. Cách này sẽ giúp thịt loại bỏ được mùi hôi và tạp chất. Thịt rửa sạch đem ướp với 2 muỗng canh nước mắm, một thìa bột ngọt, ½ muỗng canh muối, 1 chút hạt tiêu để trong vòng 20-30 phút cho thịt ngấm gia vị.

Mộc nhĩ, nấm hương đem ngâm nở rồi thái sợi vừa ăn. Cà rốt rửa sạch, tỉa hoa tùy thích, rồi đem chần sơ qua nước sôi kèm chút muối, sau đó vớt ra ngâm vào bát nước lạnh để giữ được màu sắc tự nhiên. Như vậy là hoàn thành phần sơ chế cho món thịt đông miền Bắc.

cach-nau-thit-dong-mien-bac-chuan-vi-thom-ngon-3-1650
Thịt đông thường ăn kèm với hành muối để tăng hương vị

Thịt đông miền Bắc là món ăn cổ truyền được hình thành từ nếp nhà xưa, nên thời nay dù có nồi áp suất hiện đại thì các mẹ các bà vẫn thích nấu thịt trong nồi gang. Phi thơm hành tím với một chút dầu ăn, cho phần thịt đã tẩm ướp vào xào săn lại cho ngấm đều gia vị. Sau đó đổ nước vào vừa đủ ngập phần thịt, nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ, vớt bỏ phần bọt và nhớ hé mở vung nồi để nồi nước thịt được trong. Nấu như vậy trong khoảng 20-25 phút cho đến khi thịt chín mềm. Khi thấy thịt chín thì cho phần mộc nhĩ đã xào chín vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp, đun trong khoảng 5-6 phút nữa thì tắt bếp, cho phần hạt tiêu sọ vào để bát thịt đông được thơm ngon, dậy vị.

Để bát thịt đông được đẹp mắt, trước khi đổ thịt đông vào bát, người nấu sẽ xếp dưới đáy bát những miếng hoa cà rốt đã chuẩn bị trước đó, rồi mới đổ phần thịt đã nấu chín lên. Miền Bắc vào những ngày Tết không khí thường rét lạnh, món thịt cứ để bên ngoài nửa ngày là có thể tự đông. Hoặc nếu muốn đông nhanh hơn thì bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Những lưu ý khi nấu thịt đông miền Bắc

Thịt đông muốn ngon không nên nấu quá mặn, vì thịt nấu đông khi ăn thường chấm với nước mắm và ăn kèm với đồ chùa như hành muối chua, ăn như vậy món ăn sẽ ngon miệng và hấp dẫn hơn, giảm được vị ngấy của thịt.

cach-nau-thit-dong-mien-bac-chuan-vi-thom-ngon-6-1651
Thịt đông bảo quản trong tủ lạnh được từ 5-7 ngày

Về cách bảo quản, thịt đông sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh chỉ nên dùng trong 5-6 giờ, còn nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể để được từ 5 đến 7 ngày. Để bảo quản được thịt đông lâu, bạn nên chia nhỏ thành từng phần vừa đủ ăn, không nên để lẫn phần thịt đã sử dụng với phần thịt chưa sử dụng.

Cách ăn thịt đông chuẩn vị miền Bắc

Thịt sau khi đông lại sẽ đóng bánh như đông sương, khi ăn thì úp tô thịt ra đĩa, cắt thành từng miếng để thưởng thức.

Món thịt đông ngon không chỉ ở hương vị mà còn ở nét văn hóa xoay quanh mâm cơm ngày Tết. Đĩa thịt đông xếp trên mâm cỗ luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ, màu hổ phách trong veo, mùi tiêu cay nồng, miếng thịt hồng nhạt mềm thơm từng thớ, chỉ cần nhìn thôi đã khơi dậy sự thèm thuồng, chỉ muốn ngồi thật nhanh vào mâm để thưởng thức.

cach-nau-thit-dong-mien-bac-chuan-vi-thom-ngon-5-1651
Nhìn thấy thịt đông là nhìn thấy Tết cận kề

Người Việt vốn coi trọng sự hài hòa, nhất là trong ẩm thực, nên trong mâm cơm hễ có món thịt dễ ngấy thì phải có kèm một bát dưa hành muối chua. Ăn như vậy, món ăn mới ngon, hài hòa, hương vị mới tròn đầy, chuẩn vị. Ngày Tết, cả ngày quây quần bên nhau, xới một bát cơm nóng, ăn kèm miếng thịt đông mềm với hành củ muối để tận hưởng trọn vẹn không khí Tết miền Bắc.

Xem thêm: Cơm cháy Ninh Bình tinh hoa ẩm thực Việt: Thơm hương gạo, đậm vị tình

  

Tin liên quan

Chùa Non Nước là ngôi cổ tự nằm trong quần thể Di tích đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội), gắn liền với huyền thoại Thánh Gióng chống giặc ngoại xâm.

Kinh nghiệm du xuân tham quan chùa Non Nước Sóc Sơn, Hà Nội
0 Bình luận

Canh bóng thả là một trong những món canh được xem là “4 món tứ trụ” trong mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội xưa, mang đậm dấu ấn văn hóa ẩm thực của người dân xứ kinh kỳ.

Hồn Tết trong món canh bóng thả của người Hà Nội
0 Bình luận

Trong số những tinh hoa ẩm thực của vùng đất Thủ đô, bún thang Hà Nội vẫn luôn là món ăn tinh tế, thanh tao khiến ai từng một lần thưởng thức cũng đều mê đắm.

Bún thang Hà Nội – Thức quà tinh tế, thanh tao của ẩm thực Hà thành
1 Bình luận


Bài mới

Top 5 quán cà phê view biển đẹp nhất Đà Nẵng – Hội An

Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch Đà Nẵng – Hội An và muốn tìm một quán cà phê view biển tuyệt đẹp để ghé đến thì lưu ngay tại những quán được Người du lịch giới thiệu dưới đây nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 18 giờ trước
Check list 15 món ăn ngon nhất định phải thử khi đến Hội An

Du lịch Hội An ngoài khám phả cảnh đẹp, những công trình kiến trúc độc đáo thì bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản trứ danh của vùng đất này. Cùng Người du lịch “check list”15 món ngon Hội An nhất định phải thử nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 2 ngày trước
5 món ăn nhất định phải thử khi đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương ngoài dâng hương, tham gia lễ hội, trải nghiệm văn hóa thì du khách đừng quên thưởng thức những đặc sản lạ miệng dưới đây nhé!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Top 5 quán phở gia truyền nức tiếng Hà Nội ăn là ghiền

Nhắc đến ẩm thực Hà Nội không thể không nhắc đến những quán phở gia truyền nức tiếng. Bát phở đầy ắp, nóng hổi, đậm đà khiến thực khách không ngừng suýt xoa, gật gù.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Rau muống xào tỏi - món Việt duy nhất lọt top 100 món rau ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi của Việt Nam được bình chọn ở vị trí 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới. 

Sứa đỏ mắm tôm – Món ăn chơi cầu kỳ bậc nhất đất Hà thành mỗi năm chỉ có một lần

Thời điểm Hà Nội bắt đầu vào hè cũng là lúc những hàng sứa đỏ mắm tôm lại được dọn ra bày bán, thu hút những “tín đồ” ẩm thực tới thưởng thức.

Theo chân Michelin khám phá 5 quán ăn đường phố “ngon - rẻ” bậc nhất Đà Nẵng

Nếu bạn là “tín đồ ẩm thực” thì đừng bỏ qua top 5 quán ăn đường phố ngon miệng, giá rẻ tại Đà Nẵng được Michelin Guide vinh danh nhé!

Truy lùng “trà sữa cốm non” – Thức uống gây “thương nhớ” cho giới trẻ Hà thành

Trà sữa cốm non là món đồ uống gì, hương vị ra sao mà lại “gây sốt”, được giới trẻ Hà Nội săn lùng nhiều trong thời gian gần đây. Hãy cùng Người du lịch “giải mã” nhé!

Quýt nướng là món ăn gì mà khiến dân tình lùng sục tìm kiếm?

Quýt nướng (Gyul Gui) là tâm điểm tìm kiến trên TikTok từ đầu tháng 3, nhờ hiệu ứng từ phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" (When Life Gives You Tangerines)...

Rêu nướng Hà Giang – Món ăn độc lạ của người Tày

Rêu nướng Hà Giang không chỉ là món ăn mang hương vị độc lạ, mà còn thể hiện cả nét riêng trong văn hóa ẩm thực của người Tày. Hãy cùng Người Du Lịch tìm hiểu về món ăn độc lạ này nhé!

Rượu ngô men lá Hà Giang – Thức uống tinh túy của vùng cao nguyên đá

Rượu ngô men lá là thức uống thơm ngon, cay nồng, mang hương vị đặc trưng của thiên nhiên, núi rừng Hà Giang. Nếu có dịp ghé đến vùng biên viễn này, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức loại đồ uống cực phẩm của người Mông này nhé!

Rau sắn muối chua: Từ 'món dưa người nghèo' đến đặc sản đất Tổ

Rau sắn muối chua của Phú Thọ không chỉ "lên đời" trở thành đặc sản mà còn xuất hiện trong hệ thống siêu thị ở thành phố lớn và các sàn thương mại điện tử.

Phở chua Hà Giang – Món ăn đặc sắc được lưu truyền từ 300 năm trước

Phở chua Hà Giang là món ăn đặc sắc, được bà con nơi đây và du khách thập phương yêu thích không chỉ bởi hương vị độc đáo mà còn vì nét văn hóa ẩm thực tinh tế.

Mèn mén Hà Giang – Món “cơm vàng“ độc lạ của người Mông

Mèn mén Hà Giang là món ăn được làm từ bột ngô, một món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên cao nguyên đá. Món ăn này không chỉ mang hương vị độc đáo mà còn gắn với lịch sử, nếp sống, sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây.

Bánh tam giác mạch – Thức quà dân dã từ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến tam giác mạch mọi người sẽ nghĩ ngay đến loài hoa tím hồng, phủ khắp miền rẻo cao Hà Giang. Nhưng ngoài để ngắm, loài hoa này còn được chế biến thành món bánh tam giác mạch thơm ngon, khiến ai một lần thưởng thức đều nhớ mãi không quên.

Cháo ấu tẩu Hà Giang – “độc dược” khiến nhiều du khách mê mẩn

Cháo ấu tẩu là món ăn được xếp hạng “độc nhất vô nhị” của người Mông. Đến Hà Giang du lịch mà không thưởng thức qua món ăn này quả là một thiếu sót lớn.

Đề xuất