Hồn Tết trong món canh bóng thả của người Hà Nội

Canh bóng thả là một trong những món canh được xem là “4 món tứ trụ” trong mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội xưa, mang đậm dấu ấn văn hóa ẩm thực của người dân xứ kinh kỳ.

Hồng Anh
Hồng Anh 01/02
Theo dõi

Nguồn gốc của canh bóng thả

Văn hóa ẩm thực của người Hà thành xưa nay vốn luôn cầu kỳ và tinh tế, bởi vùng đất này là nơi hội tụ tinh hoa của chốn kinh thành ngàn năm văn hiến. Giá trị văn hóa này vẫn luôn được lưu giữ, lan tỏa cho đến ngày nay, đặc biệt là trong dịp lễ Tết, người Hà Nội lại càng kỳ công chuẩn bị cho mâm cỗ đoàn viên.

cach-nau-canh-bong-tha-chuan-vi-ha-noi-xua-1-0935
Thấy canh bóng thả là thấy Tết về

Canh bóng thả là món ăn đặc sắc trong mâm cỗ ngày Tết, một trong 4 bát tượng trưng cho “tứ trụ” không thể thiếu là “bóng – vây – măng – miếng”. Gọi là “canh bóng thả” vì nguyên liệu chính, tạo nên linh hồn của món ăn này là bóng làm từ bì lợn (da heo) được nướng lên cho nở phồng, khi nấu sẽ trông giống như những chiếc bong bóng thả trên mặt bát canh.

Không ai biết chính xác món canh này có tự bao giờ, chỉ biết từ thời ông bà xa xưa, mỗi khi nhìn thấy bát canh bóng thả là thấy mùa xuân đã về. Nếu ngày Tết người miền Nam ăn bát canh khổ qua với mong ước mọi khó khăn đều trong năm cũ đều đi qua thì người miền Bắc lại chọn món canh bóng thả để gửi gắm nguyện ước một năm mới vạn sự hanh thông, tưng bừng khởi khắc. Bởi lẽ bát canh này được nấu từ rất nhiều nguyên liệu  rực rỡ và khi ăn sẽ thấy vị ngọt hòa quyện vô cùng thanh mát, dễ chịu.

Cách nấu canh bóng thả chuẩn vị Hà Nội xưa

Dấu ấn của sự cầu kỳ, chỉn chu trong ẩm thực của người Hà Nội được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho món canh bóng thả. Từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm nhưng qua bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ lại trở thành món ăn thanh nhã, biểu trưng cho sự thanh tao của ẩm thực cổ truyền miền Bắc.

“Bóng” là phần bì heo (da lợn) để có nấu được canh phải trải qua rất nhiều công đoạn mới có thể dùng để nấu canh. Theo lối xưa, phần bì lợn được dùng để làm bóng phải đem cạo sạch lông mà phải cạo chín bằng nước sôi, sau đó đem lạng hết phần mỡ còn sót dưới bì. Người lạng càng khéo léo bao nhiêu thì phần bì càng trong bấy nhiêu và không bị vương mùi ngầy ngậy của mỡ. Đối với bát canh bóng thả điều này rất quan trọng, vì dù là canh lấy nguyên liệu chính là bì lợn nhưng phải nấu sao để bát canh có bị trong thanh, tinh tế chứ không mỡ màng, khiến khi ăn sẽ bị ngán.

cach-nau-canh-bong-tha-chuan-vi-ha-noi-xua-2-0936
Canh bóng thả nấu từ nguyên liệu đơn giản nhưng chế biến rất kỳ công

Để bì khi nấu không có mùi hôi, có màu trắng ngà đẹp mắt trước khi nấu nên đem bì bóp cùng gừng giã nhuyễn và rượu trắng. Sau đó đem bì heo phơi ngoài nắng cho khô. Bì khô lại thì đem vào nướng để bì nở phồng lên, lúc này trên mặt bì heo sẽ xuất hiện những bong bóng, vàng rộm đẹp mắt. Sau nhiều công đoạn như vậy mới cho ra được một bóng miếng bóng khô đanh, dùng để nấu món canh bóng thả trong dịp cỗ Tết.

Đến khi nấu, đem miếng bóng đã chuẩn bị trước đó ngâm với nước vo gạo trong khoảng 1 giờ để bóng nở trắng ngà. Sau đó đem bóng cắt thành các miếng hình quả trám vừa ăn, dàn đều bóng vào bát lớn, cho 1.5 chén rượu trắng, thêm nhánh gừng đập dập để ngâm khử mùi. Ngâm một lúc thì đem bóng đi rửa lại bằng nước sạch, vắt nhẹ tay. Khâu chuẩn bị bóng bì nghe qua thì phức tạp, nhưng phải “tinh” như vậy thì bát canh bóng thả nấu ra mới có vị thơm, thanh dịu.

Để có được bát canh bóng thả hoàn chỉnh thì ngoài phần bóng còn cần chuẩn bị thêm rất nhiều nguyên liệu khác. Phần nước dùng là nước ninh gà, cho thêm tôm nõn, thịt thăn để nấu cùng. Người Hà Nội xưa khá tỉ mỉ trong khâu nấu nước dùng, xương gà đem sơ chế sạch, rồi thêm hành củ, gừng nước để nấu cùng trên lửa nhỏ. Khi nấu phải thường xuyên hớt bỏ phần váng mỡ trên cùng. Phần tôm khô đem ninh với một bát nước ở lửa nhỏ trong 15-120 phút  cho ra chất ngọt, phần thịt thăn cũng đem ninh tương tự. Sau đó vớt tôm và thịt ra để riêng, hòa nước ninh gà với nước ninh tôm khô, thịt thăn vào chung rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

cach-nau-canh-bong-tha-chuan-vi-ha-noi-xua-3-0936
Bắt đầu dọn mâm cỗ mới cho phần nước dừng ấm nóng vào bát canh bóng thả

Sau khi chuẩn bị xong phần nước dùng thì tới phần nhân của bát canh bóng thả gồm súp lơ, cà rốt, su hào. Các loại rau củ này đều phải được tỉa hoa, thái lát cho đẹp mắt theo đúng cung cách của người nội trợ xưa.

Chuẩn bị xong thì sẽ tới khâu trình bày, canh bóng là món ăn tổng hòa của cả vị giác và thịt giác, không chỉ ngon miệng mà còn phải đẹp mắt, nên người nội trợ cũng rất cầu kỳ, tỉ mỉ trong khâu này. Lần lượt cho su hào, cà rốt, súp lơ vào nồi nước dùng, khi nước sôi trở lại thì vớt các loại rau củ vừa chín tới ngâm vào âu nước nguội sạch để giữ được màu tươi mới và giòn. Sau đó, cho phần bóng bì đã chuẩn bị vào, nước sôi lại thì vớt ra để riêng. Lần lượt cho rau củ vào bát, sắp xếp xen kẽ rau củ cho màu sắc hài hòa, cho thịt thăn và tôm nõn vào giữa bát. Khi nào ăn thì đun lại phần nước dùng cho nóng rồi chan canh vào, điểm trên mặt bát canh vài miếng bóng, rắc thêm mấy cánh mùi, hạt tiêu là có thể thưởng thức.

Thưởng thức canh bóng thả đúng vị Hà thành

Canh bóng thả ngon phải ăn khi còn nóng, thời tiết miền Bắc vào những ngày tết thường se lạnh, húp một bát canh bóng thơm ngon thì quả thật không còn gì sung sướng và hạnh phúc hơn.

cach-nau-canh-bong-tha-chuan-vi-ha-noi-xua-1-0937
Ăn canh bóng thả lại nhớ hương vị Tết xưa

Để có được bát canh bóng thả nóng thơm, tới khi bày mâm cúng và lúc mọi người ngồi đủ trên bàn ăn thì mới bắt đầu chan phần nước dùng nóng hổi vào bát canh. Như vậy bát canh mới giữ được độ trong thanh nhất định, các nguyên liệu không bị nhừ làm mất đi phần tinh túy của món ăn.

Một bát canh bóng thả ngon, chuẩn vị thì phần bóng bì phải mềm, nước dùng phải ngọt thanh tự nhiên, các loại rau củ màu sắc phải tươi khi ăn vẫn giữ được độ giòn. Màu sắc của bát canh cũng phải hài hòa, đẹp mắt tựa như bức tranh mùa xuân rực rỡ. Tất cả những điều ấy hòa quyện, tạo nên phong vị khó quên của bát canh ngày Tết. 

Xem thêm: Thịt đông miền Bắc - Ký ức về một mùa Tết xưa

Tin liên quan

Cơm lam Sa Pa có cách nấu chỉ đơn giản là cho gạo vào ống nứa rừng với nước suối nguồn và chút muối tinh, vậy mà thành phẩm lại ngon đến lạ khiến người ta xao xuyến khi nghĩ về...

Cơm lam Sa Pa: Tinh túy của ẩm thực Tây Bắc
0 Bình luận

Cái tinh tế của bún chả Hà Nội khiến du khách quốc tế "mê mẩn" là sự "vừa đủ": vừa đủ thịt (không quá nạc, không quá mỡ), vừa đủ rau, vừa đủ nước mắm và vừa đủ bún... 

Bún chả Hà Nội - tinh hoa ẩm thực của vùng đất Kinh kỳ
0 Bình luận

Cơm cháy Ninh Bình từng được xếp hạng món ngon kỷ lục Châu Á vào năm 2022 và nằm trong top 50 đặc sản nổi tiếng Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận.

Cơm cháy Ninh Bình tinh hoa ẩm thực Việt: Thơm hương gạo, đậm vị tình
0 Bình luận


Bài mới

Top 6 món ăn đặc sắc nhất đất kinh kỳ Hải Dương: Càng ăn càng thấm càng nhớ và càng muốn quay lại

Ẩm thực Hải Dương không phô trương, ồn ào như những đô thị sầm uất, mà lặng lẽ thấm sâu vào lòng người bởi hương vị mộc mạc. Mỗi món là là một câu chuyện thú vị. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 giờ trước
Top 5 quán nướng “ngon quên lối về” tại Đà Lạt dịp đại lễ

Du lịch Đà Lạt trời se lạnh mà được ngồi quây quần bên bếp than hồng, nướng thịt xèo xèo, chấm cùng nước sốt thần thánh thì… đúng là “ngon quên lối về”! Dưới đây là 5 quán nướng mình đã thử và siêu ưng, ai chuẩn bị “lên kèo” đi Đà Lạt dịp lễ này thì đừng bỏ qua nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 20 giờ trước
Tổng hợp những quán ăn khuya “ngon phát khóc” ở Nha Trang cho hội cú đêm

Dù là dân bản địa hay khách du lịch, ai từng ở lại Nha Trang vào ban đêm đều sẽ có chung một nỗi niềm: “Tự nhiên đói quá mà không biết ăn gì!” Đừng lo, dưới đây là list quán ăn khuya “ngon phát khóc” ở Nha Trang mà bạn không nên bỏ qua!

Hồng Anh
Hồng Anh 2 ngày trước
Phải lòng ẩm thực Tam Kỳ - Khiêm nhường mà đầy bản sắc

Tinh hoa ẩm thực Tam Kỳ được giữ gìn bằng sự tinh giản, khiêm nhường và đầy bản sắc. Những món ăn không chỉ được chế biến bằng nguyên liệu địa phương có hương vị riêng mà còn bằng thứ tình cảm bền chặt gắn bó với cội nguồn, với quê cha, đất mẹ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
List quán ăn ngon tại các Quận ở Sài Gòn cho team đi xem diễu binh

Xem diễu binh xong rồi thì phải nạp năng lượng liền nha, không để bụng đói nghe Quốc ca được! Dưới đây là list quán ăn ngon tại các quận trung tâm cho mấy ní lên đồ đi xem diễu binh ngày lễ nè!

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Gợi ý 10 quán ăn vặt, ăn đêm ngon - rẻ ở Đà Nẵng

Nếu có dịp đến Đà Nẵng du lịch, bạn nhất định phải dành thời gian để "săn sập" 10 quán ăn vặt, ăn đêm chuẩn tiêu chí ngon, rẻ này nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Độc đáo bánh xèo cá kình làng Chuồn xứ Huế, thử chỉ có mê!

Bánh xèo cá kình ở làng Chuồn là một trong những loại bánh xèo có cách chế biến độc lạ nhất, khiến ai nghe qua cũng muốn thử một lần. Và đặc biệt hơn cả, đặc sản này của xứ Huế mỗi năm chỉ bán đúng một mùa, phải có “căn” lắm mới được thưởng thức!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Bún cua thối Gia Lai – Đặc sản “bốc mùi” kén mũi nhưng mê miệng

Bún cua thối là một trong những món đặc sản nổi tiếng của phố núi Gia Lai với phần nước dùng màu đen, “bốc mùi” thum thủm… khiến nhiều người e ngại trong lần đầu thưởng thức. Nhưng một khi đã ăn thì chỉ có mê mẩn quên lối về!

Thổ địa Nha Trang bật mí những quán ăn ngon, rẻ mà dân địa phương mê tít!

Dân Nha Trang chính hiệu mách nhỏ cho các bạn những quán ăn ngon - bổ - rẻ mà khách du lịch ít biết đến nha. Đi du lịch mà ăn đúng chỗ thì mới "ra chất" Nha Trang được!

List 30 món ngon nhất định phải thử khi đến Huế

Huế không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp mộng mơ và cổ kính mà còn làm xiêu lòng du khách bởi ẩm thực đặc trưng, tinh tế và đậm đà bản sắc. Nếu có dịp ghé thăm, đừng bỏ những món ngon dưới đây nhé!

'Xá xị cà lem' gì chưa người đẹp?

"Xá xị cà lem" - thứ đồ ăn vặt của tuổi thơ 8x, 9x bỗng dưng hót rần rần trở lại, được giới trẻ săn đón.

Cơm chiên 208k tại quán quen của nhiều sao Việt gây tranh cãi vì gắn mác 'giá sinh viên'

Với mức giá 280.000 đồng/phần, món cơm chiên tôm trứng tại một nhà hàng nổi tiếng ở TP HCM khiến dân tình bàn tán không ngừng. Người bảo đáng tiền, người bức xúc vì gắn mác “giá sinh viên” để câu khách.

Cao lầu – đặc sản làm nên tinh hoa ẩm thực xứ Hội

Cao lâu không đơn thuần là món ăn đặc trưng, lạ miệng mà còn là niềm tự hào của người dân xứ Hội, góp phần làm nên cái hương ẩm thực độc đáo ở phố cổ.

Khách Tây chỉ ra đặc điểm của các quán ăn ngon nhất ở Việt Nam khiến dân mạng gật gù đồng tình

Chia sẻ rất ngắn gọn của vị khách Tây về cách nhận biết các quán ăn ngon ở Việt Nam khiến dân mạng vỗ tay rần rần, ai lấy phải thốt lên: "Chuẩn không cần chỉnh".

Khách hàng thích thú với những hộp sushi 'Tôi yêu Việt Nam' của AEON

Dân tình đang vô cùng thích thú với những hộp sushi "Tôi yêu Việt Nam" tại một chi nhánh của hệ thống AEON tại TP Hồ Chí Minh. 

Check list 8 quán cà phê “đu trend” cờ đỏ sao vàng tại TP.HCM và Hà Nội bạn không thể bỏ qua dịp lễ 30/4

Lễ lớn mà ở nhà thì hơi phí, các “đồng chill” lên đồ “đỏ đỏ vàng vàng” rồi làm ngay tour sống ảo tại những quán cà phê đang trang trí rực rỡ tinh thần tự hào dân tộc dưới đây thôi nào!

Đề xuất