Đến Phú Thọ xem người Mường chế biến món rêu đá: Từ đồ cứu đói thành đặc sản nức tiếng

Xưa kia, rêu đá là món cứu đói biết bao đồng bào dân tộc miền núi ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ). Còn giờ đây, nó là đặc sản có 1 - 0 - 2. 

Quynh Anh
Quynh Anh 14/02
Theo dõi

Rêu đá là món ăn gì?

Đất Tổ Phú Thọ không chỉ nổi tiếng với những danh thắng lịch sử liên quan đến thời đại Hùng Vương mà nơi đây là còn là "quê hương" của rất nhiều món ăn đặc sản như: rau sắn, xáo chuối, cọ ỏm, thịt chua Thanh Sơn... và cả món rêu đá.

Theo các nghiên cứu khoa học, rêu đá là loại tảo nước ngọt được tìm thấy chủ yếu ở hạ lưu sông Mê Kông. Vào mùa khô, khi mực nước sông Mê Kông rút, người dân thường lội xuống sông tìm rêu đá quanh bãi cát và ghềnh đá. Ở Lào, rêu đá thường được sử dụng như một món ăn thường nhật. Tại Việt Nam, rêu đá cũng được xem là một món ăn đặc sản của người dân ở một số vùng thuộc phía Tây Bắc. Ở vùng trung du, rêu đá được đánh giá ngon nhất nằm ở huyện Thanh Sơn, Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ.

Tại Phú Thọ, rêu đã thường mọc và bám vào những vách đá nơi có suối chảy qua. Nhất là vào mùa xuân thì tầng tảng rêu đá lại phủ kín bề mặt đá ở các khe suối. 

reu-da-phu-tho-ngon-co-nao-1501
Rêu đá là loại thực phẩm được người Mường ở huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn rất ưa chuộng

Rêu đá được chia thành 3 loại:

- Cui: Nghĩa là rêu mọc thành sợi rất dài giống như sợi tóc, có màu xanh sẫm.

- Cay: Nghĩa là rêu có sợi mọc khá rời rạc, thưa thớt và có màu xanh.

- Tau: Nghĩa là loại rêu mọc thành từng cụm, từng mảng ở các loại ao, sông, khe suối và không bám dính chắc như các loại rêu kia. Khi hái rêu, đồng bào người Mường thường dùng thanh tre để gạt vào rổ. Đây là cách hái rất thô sơ nhưng cho hiệu quả cao.

Với người Mường ở huyện Thanh Sơn, rêu đá là đặc sản quý mà thiên nhiên ban tặng cho họ. Ở Thanh Sơn, rêu đá xuất hiện nhiều ở các xã Thu Cúc, Đồng Sơn, Thượng Cữu. 

Còn ở vùng đất Tân Sơn, rêu đá xuất hiện nhiều tại các lòng suối ở xã Đồng Sơn. Xưa kia, rêu đá từng là loại thực phẩm cứu đói của các đồng bào dân tộc thuộc xã Đồng Sơn. Nhưng ngày nay, rêu đá trở thành món ăn đặc sản. Người miền xuôi lên đây phải được người đồng bào quý lắm thì mới mang món rêu đá ra tiếp đãi.

Rêu đã có vào tháng mấy?

Rêu đá Thanh Sơn

Rêu đá ở vùng Thanh Sơn và Tân Sơn Phú Thọ được thu hoạch theo mùa. Tại Thanh Sơn, thời gian thu hoạch rêu đá từ tháng 9 - 10 âm lịch và tháng 5. Rêu đá thường tự mọc ở những tảng đá tại các con suối. Khi dài đến một khoảng nhất định thì sẽ tự rụng và được dòng nước cuốn xuôi dòng. Tuy nhiên, năm nào rêu đá cũng mọc đúng mùa. Vào những ngày nắng dịu, chị em phụ nữ người Mường ở Thanh Sơn sẽ rủ nhau lội suối hái rêu. Sau đó, họ dùng rêu làm thực phẩm để chế biến thành các món ăn. 

reu-da-phu-tho-ngon-co-nao-1-1505
 Có 2 mùa thu hoạch rêu đá là từ tháng 9 - 10 âm lịch và tháng 5

Người Mường Thanh Sơn có cách bảo quản rêu đá khá đặc biệt: Nếu muốn ăn rêu đá vào các dịp quan trọng như cưới hỏi, lễ tết, họ sẽ phơi khô để bảo quản rồi lấy ra ăn dần. Người Mường Thanh Sơn chia sẻ, thời điểm thu hoạch rêu đá Thanh Sơn ngon nhất là vào mùa xuân. Muốn lấy được rêu sạch và ngon thì hãy đến những con suối nước chảy xiết mạnh, có nhiều tảng đá lớn. Bởi rêu mọc bám ở đây nhiều và dày đặc. 

Rêu đá Tân Sơn

Tại huyện Tân Sơn, rêu đá mọc nhiều ở xã Đồng Xa - đây là xã xa xôi nhất của huyện miền núi này, nơi giáp ranh với huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) và huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình). Khí hậu ở Đồng Sơn rất khắc nghiệt, mùa đông có năm xuống dưới 0 độ C khiến không một loài rau nào sống nổi. Còn khi mùa xuân chưa dứt thì những cơn gió Lào đã kéo đến khiến cây cỏ héo úa. Nhưng giữa nghịch cảnh của thiên nhiên loài rêu đá quanh năm ngâm mình dưới nước, bán rễ vào đá vẫn mơn mởn xanh tốt. 

Người dân địa phương cho biết, khi lấy rêu đá ở suối họ sẽ lựa theo chiều nước chảy để rêu không bị nát. Khi lấy rêu đá tuyệt đối không được hái cả gốc, chỉ hái phần thân non tơ sạch sẽ. Từ bao đời nay, cứ hễ là sơn nữ Đồng Sơn (huyện Tân Sơn, Phú Thọ) thì ai cũng biết cách hái và chế biến rêu đá. Nếu ai không biết thì bị các trai bản chê, đến khi lấy chồng bị chồng chán. 

reu-da-phu-tho-ngon-co-nao-2-1507
Rêu đá còn gắn liền với truyền thuyết tình yêu của đôi nam nữ người dân tộc Dao và Mường

Theo lời các cụ cao niên trong làng, câu chuyện về rêu đá còn gắn với một truyền thuyết về mối tình thủy chung, son sắt của đôi trai gái người dân tộc Dao - Mường. Một cụ cao niên người Mường kể: Loài rêu đá ở đây không phải bỗng dưng mà có. Từ lâu lắm rồi, trên dãy núi Lia có người Mường và người Dao cùng chung sống. Người Dao sống ở trên núi còn người Mường sống dưới chân núi. Một lần đi hái củi trên rừng, chàng trai người Mường gặp cô gái người Dao có nước da trắng, tóc dài, má hồng đang đi hái măng. 

Sau đó hai người yêu nhau tha thiết nhưng bị gia đình chia cắt, ngăn cản. Cô gái người Dao không lấy được chàng trai người Mường nên buồn tủi ngày đêm ngồi khóc đến độ nước mắt chảy dài thành dòng suối Thân (dòng suối xuất hiện rất nhiều rêu đá ở xã Đồng Sơn). Chàng trai Mường không lấy được người yêu cũng si tình ra suối tự vẫn, chàng biến thành viên đá, cô gái biến thành rêu ôm ấp quanh chàng. Có lẽ vì thế mà rêu suối Thân được đánh giá là ngon nhất, đặc biệt nhất vùng này. 

Kỳ công lấy rêu đá và sơ chế rêu đá

Đồng bào dân tộc ở huyện Thanh Sơn và Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ có cách lấy rêu đá và sơ chế rêu đá tương tự nhau. Cụ thể:

Người dân khi đi thu hoạch rêu đá sẽ gọi với cụm từ "bắt rêu đá" vì họ coi nó là dòng thực phẩm giống như cua, cá. Rêu được bắt thành từng dây dài, tùy từng khúc suối sâu hay nông mà màu sắc của rêu cũng xanh non hay xanh lục.

Đồng bào dân tộc Mường cũng rất chú trọng đến cách lấy rêu đá. Họ sẽ lựa theo chiều nước chảy để lấy rêu. Khi đó, rêu không bị gãy, hay dập nát. Nên hái rêu lúc còn xanh và non, như thế rêu sẽ sạch hơn và đảm bảo chất lượng hơn. Sau khi bắt rêu, họ đem vò sạch rồi lấy cây gỗ đập mạnh cho hết cát bám ở thân rêu.

reu-da-phu-tho-ngon-co-nao-3-1510
Rêu đá Phú Thọ được sơ chế vô cùng kỳ công

Công việc đập rêu đòi hỏi tính kiên nhẫn, chịu khó. Vì họ phải đập và rửa rêu qua nhiều lần cho đến khi rêu quấn quyện vào nhau như tấm vải áo vắt. Rêu được bỏ vào rổ giặt qua nước suối nhằm loại bỏ hết cát và các chất bẩn. Tiếp đó, rêu được đặt lên trên một tảng đá lớn, mặt bằng phẳng, người dân dùng một thanh gỗ to để đập.

Khâu sơ chế đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ như việc giặt giũ. Rêu được đập vài lần mới sạch hết các chất bẩn bám vào thân. Cả một rổ rêu đá to sau khi sơ chế chỉ còn đủ dùng trong một bữa. Người dân địa phương cho biết, màu rêu đá xanh đậm, sờ vào mềm mịn, mát tay là được.

Mê đắm những món ngon được chế biến từ rêu đá

Rêu đá sau khi sơ chế xong được người dân mang về chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu canh, luộc, xào, bộm, nướng... Trong bữa ăn thường nhật của người Mường, rêu đá thường được chế biến thành 3 món cơ bản: nộm rêu, rêu nướng và canh rêu đá.

Nộm rêu đá

Nộm rêu đá được chế biến từ mẻ rêu đá non. Người dân sẽ mang rêu được sơ chế sạch về đồ lên như đồ xôi cho rêu chín mềm.

reu-da-phu-tho-ngon-co-nao-4-1514
Món nộm rêu đá

Tiếp đó, rêu được để nguội rồi trộn cùng các loại gia vị: mì chính, súp, gừng, mắc khén... Ai thích ăn nộm cay thì có thể giã ớt rồi trộn cùng cho thơm ngon.

Rêu đá nướng

Nếu đá nước được xem là đặc sản của vùng Thanh Sơn và Tân Sơn ở Phú Thọ. Để làm được món rêu đá nướng thì người Mường sẽ rửa sạch rêu, sau đó ướp rêu cùng các gia vị như tỏi ớt, hạt sẻn, hạt tiêu rừng, hạt dổi, lá chanh, xả, ớt, gừng... Để món ăn thơm ngon hơn, người dân trộn thêm một ít mỡ lợn.

Sau đó, họ cho rêu đã ướp gia vị vào trong mấy lớp lá chuối tươi hoặc lá dong (cũng có thể cho vào ống nứa nong), buộc chặt và cho lăn trên than hồng.

reu-da-phu-tho-ngon-co-nao-5-1517
Món rêu đá nướng

Khi lá chuối hoặc lá dong chuyển sang màu đen thì cũng là lúc rêu đá bên trong chín đều. Họ bỏ rêu ra, bày trên đĩa để thưởng thức. Lúc này, mùi tỏi, gừng hòa quyện cùng mùi nồng thơm của rêu đã khiến món ăn trở nên đặc sắc hơn. Khi nếm, du khách tưởng tượng như mình đang ăn tảo biển vì có sự béo ngậy, mềm mềm, ăn không hề ngán.

Canh rêu đá

Để nấu món canh rêu đá, người Mường sẽ cắt rêu thành từng khúc vừa ăn. Nước dùng để nấu thường là nước luộc gà hoặc nước hầm xương.

reu-da-phu-tho-ngon-co-nao-6-1518
Canh rêu đá

Người dân đun cho nước nóng lên rồi thả rêu vào nấu cho đến khi rêu đá chín hẳn. Đây là món ăn xuất hiện thường xuyên trong các bữa cơm thường ngày của người Mường.

Nếu có dịp về tham quan vùng đất Thanh Sơn, Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ, du khách đừng quên thưởng thức ẩm thực của nơi đây, nhất là món rêu đá thơm ngon.

Xem thêm: Bánh khúc làng Diềm - thức quà quê đặc trưng của vùng đất Kinh BắcBánh khúc làng Diềm - thức quà quê đặc trưng của vùng đất Kinh Bắc

Tin liên quan

Cơm lam Sa Pa có cách nấu chỉ đơn giản là cho gạo vào ống nứa rừng với nước suối nguồn và chút muối tinh, vậy mà thành phẩm lại ngon đến lạ khiến người ta xao xuyến khi nghĩ về...

Cơm lam Sa Pa: Tinh túy của ẩm thực Tây Bắc
0 Bình luận

Chỉ với 35.000 đồng, du khách có thể thưởng thức một bát cốn sủi nóng hổi - món đặc sản trứ danh mà nhất định phải thử khi đến du lịch Sa Pa.

Về nơi 'đất gặp trời' tìm kiếm công thức tạo nên món cốn sủi trứ danh
0 Bình luận

Cái tinh tế của bún chả Hà Nội khiến du khách quốc tế "mê mẩn" là sự "vừa đủ": vừa đủ thịt (không quá nạc, không quá mỡ), vừa đủ rau, vừa đủ nước mắm và vừa đủ bún... 

Bún chả Hà Nội - tinh hoa ẩm thực của vùng đất Kinh kỳ
0 Bình luận


Bài mới

Top 5 quán cà phê view biển đẹp nhất Đà Nẵng – Hội An

Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch Đà Nẵng – Hội An và muốn tìm một quán cà phê view biển tuyệt đẹp để ghé đến thì lưu ngay tại những quán được Người du lịch giới thiệu dưới đây nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 18 giờ trước
Check list 15 món ăn ngon nhất định phải thử khi đến Hội An

Du lịch Hội An ngoài khám phả cảnh đẹp, những công trình kiến trúc độc đáo thì bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản trứ danh của vùng đất này. Cùng Người du lịch “check list”15 món ngon Hội An nhất định phải thử nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 2 ngày trước
5 món ăn nhất định phải thử khi đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương ngoài dâng hương, tham gia lễ hội, trải nghiệm văn hóa thì du khách đừng quên thưởng thức những đặc sản lạ miệng dưới đây nhé!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Top 5 quán phở gia truyền nức tiếng Hà Nội ăn là ghiền

Nhắc đến ẩm thực Hà Nội không thể không nhắc đến những quán phở gia truyền nức tiếng. Bát phở đầy ắp, nóng hổi, đậm đà khiến thực khách không ngừng suýt xoa, gật gù.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Rau muống xào tỏi - món Việt duy nhất lọt top 100 món rau ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi của Việt Nam được bình chọn ở vị trí 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới. 

Sứa đỏ mắm tôm – Món ăn chơi cầu kỳ bậc nhất đất Hà thành mỗi năm chỉ có một lần

Thời điểm Hà Nội bắt đầu vào hè cũng là lúc những hàng sứa đỏ mắm tôm lại được dọn ra bày bán, thu hút những “tín đồ” ẩm thực tới thưởng thức.

Theo chân Michelin khám phá 5 quán ăn đường phố “ngon - rẻ” bậc nhất Đà Nẵng

Nếu bạn là “tín đồ ẩm thực” thì đừng bỏ qua top 5 quán ăn đường phố ngon miệng, giá rẻ tại Đà Nẵng được Michelin Guide vinh danh nhé!

Truy lùng “trà sữa cốm non” – Thức uống gây “thương nhớ” cho giới trẻ Hà thành

Trà sữa cốm non là món đồ uống gì, hương vị ra sao mà lại “gây sốt”, được giới trẻ Hà Nội săn lùng nhiều trong thời gian gần đây. Hãy cùng Người du lịch “giải mã” nhé!

Quýt nướng là món ăn gì mà khiến dân tình lùng sục tìm kiếm?

Quýt nướng (Gyul Gui) là tâm điểm tìm kiến trên TikTok từ đầu tháng 3, nhờ hiệu ứng từ phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" (When Life Gives You Tangerines)...

Rêu nướng Hà Giang – Món ăn độc lạ của người Tày

Rêu nướng Hà Giang không chỉ là món ăn mang hương vị độc lạ, mà còn thể hiện cả nét riêng trong văn hóa ẩm thực của người Tày. Hãy cùng Người Du Lịch tìm hiểu về món ăn độc lạ này nhé!

Rượu ngô men lá Hà Giang – Thức uống tinh túy của vùng cao nguyên đá

Rượu ngô men lá là thức uống thơm ngon, cay nồng, mang hương vị đặc trưng của thiên nhiên, núi rừng Hà Giang. Nếu có dịp ghé đến vùng biên viễn này, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức loại đồ uống cực phẩm của người Mông này nhé!

Rau sắn muối chua: Từ 'món dưa người nghèo' đến đặc sản đất Tổ

Rau sắn muối chua của Phú Thọ không chỉ "lên đời" trở thành đặc sản mà còn xuất hiện trong hệ thống siêu thị ở thành phố lớn và các sàn thương mại điện tử.

Phở chua Hà Giang – Món ăn đặc sắc được lưu truyền từ 300 năm trước

Phở chua Hà Giang là món ăn đặc sắc, được bà con nơi đây và du khách thập phương yêu thích không chỉ bởi hương vị độc đáo mà còn vì nét văn hóa ẩm thực tinh tế.

Mèn mén Hà Giang – Món “cơm vàng“ độc lạ của người Mông

Mèn mén Hà Giang là món ăn được làm từ bột ngô, một món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên cao nguyên đá. Món ăn này không chỉ mang hương vị độc đáo mà còn gắn với lịch sử, nếp sống, sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây.

Bánh tam giác mạch – Thức quà dân dã từ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến tam giác mạch mọi người sẽ nghĩ ngay đến loài hoa tím hồng, phủ khắp miền rẻo cao Hà Giang. Nhưng ngoài để ngắm, loài hoa này còn được chế biến thành món bánh tam giác mạch thơm ngon, khiến ai một lần thưởng thức đều nhớ mãi không quên.

Cháo ấu tẩu Hà Giang – “độc dược” khiến nhiều du khách mê mẩn

Cháo ấu tẩu là món ăn được xếp hạng “độc nhất vô nhị” của người Mông. Đến Hà Giang du lịch mà không thưởng thức qua món ăn này quả là một thiếu sót lớn.

Đề xuất