Cơm chiên 208k tại quán quen của nhiều sao Việt gây tranh cãi vì gắn mác "giá sinh viên"
Với mức giá 280.000 đồng/phần, món cơm chiên tôm trứng tại một nhà hàng nổi tiếng ở TP HCM khiến dân tình bàn tán không ngừng. Người bảo đáng tiền, người bức xúc vì gắn mác “giá sinh viên” để câu khách.
Bùng nổ tranh luận về món cơm chiên “giá sinh viên”
Theo giới thiệu của chủ nhà hàng, phần cơm chiên sử dụng đến 350g tôm sú tươi sống, sau khi sơ chế còn lại khoảng 170kg thịt tôm bóc sẵn. Tôm được luộc sơ, chiên sơ rồi luộc lại lần nữa để giữ được độ dai, ngọt.
Ngoài tôm, móm cơm chiên này còn dùng đến 10 lòng đỏ trứng gà, trong đó 4 lòng đỏ được đảo trực tiếp cùng cơm, số còn lại thì dùng để chiên với tôm. Ngoài ra, chủ quán còn dùng bơ Anchor (loại bơ nhập khẩu có giá cao) để chiên tôm trứng và sử dụng hộp giấy bạc cao cấp để đựng thay vì hộp nhựa thông thường.

Ngay khi món cơm chiên ra mắt, mạng xã hội lập tức chia làm 2 luồng ý kiến. Một bên thì cho rằng mức giá 280.000 đồng cho một phần cơm chiên là quá cao để gọi là “giá sinh viên”, dù được chế biến kỳ công.
“Giá này có thể gọi là cơm chiên hạng thương gia chứ sinh viên nào mà kham nổi”, một cư dân mạng bình luận.
Nhưng cũng có không ít người cho rằng mức giá 280.000 đồng là hợp lý, thậm chí “dễ chịu” nếu so với mặt bằng các nhà hàng chuyên hải sản cao cấp.
“Tôm sú sống, nhiều lòng đỏ trứng, lại còn dùng bơ ngoại thì rõ ràng đây không phải cơm chiên bình dân. Quan trọng là người mua hiểu mình đang chi tiền cho cái gì là được”, một người khác để lại bình luận bên dưới video.
Chủ nhà hàng lên tiếng đáp trả: “Tôi không nấu kiểu đại trà”
Trước những luồng ý kiến trái chiều xoay quanh mức giá cho một phần cơm chiên được quảng cáo là “giá sinh viên”, ông Sủi – chủ nhà hàng, chính thức lên tiếng.
Chia sẻ với báo chí, ông Sủi cho biết cụm từ “giá sinh viên” này không nên hiểu theo nghĩa đen mà chỉ mang tính chất ẩn dụ, nhằm thể hiện món ăn có mức giá mềm nhất trong toàn bộ thực đơn của nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn cao cấp như bào ngư, vi cá, vua hoàng đế,…

Ông Sủi nói: “Giá 208.000 đồng là mức thấp nhất trong toàn bộ thực đơn ở nhà hàng tôi. Các món cơm chiên khác đều có giá từ 230.000 đồng trở lên, thậm chí có còn trên 400.000 đồng. Việc gọi cơm chiên "giá sinh viên" là theo cách nói dân dã, để chỉ mức giá tầm trung, dễ tiếp cận với khách hàng, chứ tôi hoàn toàn không có ý cho rằng món ăn này phù hợp với túi tiền sinh viên đang đi học".
Theo lời chủ nhà hàng, trong phần cơm chiên gây tranh cãi, ông chỉ sử dụng loại tôm sú sống bơi hồ có giá dao động từ 290.000-330.000 đồng/kg. Bơ dùng để chiên trứng ông cũng dùng bơ Anchor, giá loại này trên thị trường khoảng 700.000-800.000 đồng/kg.
"Từ gia vị, nguyên liệu đến cách trình bày đều được chúng tôi đầu tư rất kỹ, không phải kiểu nấu đại trà cho xong", ông Sủi nói thêm.
Chủ nhà hàng cho biết món cơm chiên này không hướng đến đối tượng khách bình dân, mà dành cho người có thu nhập trung bình trở lên, có gu thưởng thức và thích trải nghiệm.

"Tôi biết nhiều người thấy lạ vì gọi là cơm chiên mà giá hơn 200.000 đồng. Nhưng nếu tính nguyên liệu, rồi công chế biến và cả chi phí vận hành, thì đây là mức giá hoàn toàn hợp lý, thậm chí còn mềm hơn so với mặt bằng chung các nhà hàng hải sản cao cấp. Doanh nghiệp thì phải có lời, không thể so với việc mua nguyên liệu về tự nấu ở nhà được", ông Sủi bày tỏ.
Về phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng, chủ quán chia sẻ ông không mấy bất ngờ: "Tôi đã quen với tranh cãi rồi. Chuyện ăn uống, khẩu vị mỗi người một kiểu. Tôi không tranh luận mà chỉ chia sẻ rõ ràng để ai quan tâm thì hiểu. Nếu chỉ nhìn bề ngoài hoặc đem so với các quán cơm bình dân thì khó mà đánh giá đúng giá trị món ăn được".
Ngoài ra, chủ quán cũng tiết lộ trong ngày đầu tiên mở bán, nhà hàng áp dụng chương trình ưu đãi 100 phần cơm chiên đầu tiên với giá 149.000 đồng và đã "cháy hàng" trước 19h. Sau đó, món ăn được đưa trở lại mức giá gốc là 208.000 đồng/phần.
Xem thêm: Khách Tây chỉ ra đặc điểm của các quán ăn ngon nhất ở Việt Nam khiến dân mạng gật gù đồng tình
Tin liên quan
Trong số những tinh hoa ẩm thực của vùng đất Thủ đô, bún thang Hà Nội vẫn luôn là món ăn tinh tế, thanh tao khiến ai từng một lần thưởng thức cũng đều mê đắm.
Cao lâu không đơn thuần là món ăn đặc trưng, lạ miệng mà còn là niềm tự hào của người dân xứ Hội, góp phần làm nên cái hương ẩm thực độc đáo ở phố cổ.
Việt Nam luôn mang đến cho du khách quốc tế những điều bất ngờ về ẩm thực. Lần này là món đặc sản - hột mít.