Bún cua thối Gia Lai – Đặc sản “bốc mùi” kén mũi nhưng mê miệng
Bún cua thối là một trong những món đặc sản nổi tiếng của phố núi Gia Lai với phần nước dùng màu đen, “bốc mùi” thum thủm… khiến nhiều người e ngại trong lần đầu thưởng thức. Nhưng một khi đã ăn thì chỉ có mê mẩn quên lối về!
Mục lục
Bún cua thối là món gì?
Chắc hẳn không ít người sẽ cảm thấy tò mò khi nghe thấy cái tên thấy cái tên này lần đầu. Bún cua thối hay còn được gọi là bún mắm cua, bún thối là đặc sản nổi tiếng ở phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sở dĩ có tên gọi như vậy là người dân địa phương muốn phân biệt món ăn này với món bún riêu cua và các món được chế biến từ cua khác.

Đúng như tên gọi, món bún cua thối được làm từ 2 nguyên liệu chính là bún và cua. Và sự độc đáo, thậm chí là “kỳ lạ” là ở phần nước dùng có màu xám tro, hơi đen đục và mùi thơm đặc trưng hơi có phần “khó ngửi” đối với những thực khách lần đầu thưởng thức. Được làm từ cua đồng lên men nên phần nước dùng sẽ có mùi thum thủm, mằn mặn, dân dã đặc trưng. Thế nhưng một khi đã “mạnh dạn” thưởng thức thì ai cũng phải bất ngờ và “phải lòng” với món đặc sản trứ danh này.
Nguồn gốc của món bún cua thối
Bún cua thối hiện nay được xem là món đặc sản của phố núi Gia Lai, thế nhưng theo bà con nơi đây món ăn này lại có nguồn gốc xuất xứ từ người dân xứ Nẫu - Bình Định di cư tới vùng đất này.

Thời trước, món ăn này thường dành cho những dân phu lam lũ, nghèo khó ăn với nguyên liệu chính chỉ có nước cua, bún và ít rau tập tàng. Nhưng theo thời gian, người Gia Lai đã biến tấu để tô bún cua trở nên hấp dẫn về cả độ ngon lẫn hình thức. Từ chỉ là bún chan với nước cua, nay tô bún đã có thêm thịt ba chỉ, da heo chiên giòn, trứng vịt, bánh phồng tôm, hành tím, ớt băm, rau mùi,… Dần dần bún cua thối đã trở thành một nét đặc sắc mỗi khi nhắc đến ẩm thực phố núi gây thương nhớ, thòm thèm cho thực khách mỗi khi nhắc đến.
Cách làm bún cua thối Gia Lai
Để làm ra món bún cua thối thơm ngon, người địa phương thường sử dụng loại cua đồng bắt ở Phú Thọ (tứ Đồng Xanh thuộc xã An Phú, TP. Pleiku) thì mùi vị mới ngọt thanh.
Chế biến món này cũng khá kỳ công, cua đồng tươi sau khi đem về bà con sẽ rửa sạch bỏ phần mai, lấy phần thân đem giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Phần nước cua này sẽ được ủ lên men trong khoảng một ngày đem đến khi nước chuyển thành màu xám đen, bốc mùi hơi thum thủm thì đem ra chế biến. Để cho ra phần nước dùng ngon, chuẩn vị thì nước cua tươi phải phải đảm bảo ủ đúng thời gian. Nếu ủ sai nước cua nặng mùi quá hoặc ít mùi khi nấu sẽ không được ngon.

Phần nước cua sau khi lên men xong sẽ được đun sôi liu riu trên bếp lửa rồi cho men tươi thái lát mỏng vào. Đun càng lâu măng càng tiết ra vị ngọt khiến nồi nước dùng thêm phần đậm đà.
Với những ai lần đầu thưởng thức sẽ cảm thấy món bún cua không mấy hấp dẫn, thậm chí có phần hơi… đáng sợ bởi bát bún chỉ có bún, măng, vài miếng da heo chiên giòn với hành phi, đậu phòng kèm nước dùng đen ngòm, bốc mùi. Nhưng khi đã thưởng thức quen rồi sẽ thấy món ăn này… cuốn hút đến lạ với sự béo bùi, thơm ngon đặc trưng. Khi ăn cho thêm một ít chanh, ớt, ăn kèm bánh phồng tôm, rau sống bạn sẽ cảm nhận được vị chua cay, mằn mặn hòa quyện cực kỳ tinh tế, độc đáo.
Những quán bán bún cua thối ngon tại Gia Lai
Quán Bún Cua Thối Bà Sáu
-
Địa chỉ: 35 Hàn Thuyên, TP. Pleiku, Gia Lai
-
Giờ mở cửa: Khoảng 14h - 18h
-
Đặc điểm: Quán bình dân, đông khách địa phương. Nước dùng đậm vị, mắm cua lên men vừa đủ nồng, có chả, bì heo, tóp mỡ ăn kèm.
Quán Cô Hồng (bún cua Gia Lai chuẩn vị)
-
Địa chỉ: Hẻm 87 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku
-
Giờ mở cửa: Từ 13h - 17h
-
Đặc điểm: Nổi tiếng với topping đa dạng như chả cây, da heo chiên giòn. Nước dùng nồng nhưng không quá gắt, dễ ăn với những ai lần đầu thưởng thức.

Bún cua thối Nguyễn Văn Trỗi
-
Địa chỉ: Cuối đường Nguyễn Văn Trỗi, gần chợ Pleiku
-
Giờ mở cửa: Chiều tầm 3h trở đi
-
Đặc điểm: Quán lề đường nhưng rất được lòng dân bản xứ. Giá rẻ, vị đậm đà, rất đáng để thử.
Quán Bún Cua ở đường Tăng Bạt Hổ
-
Địa chỉ: Gần ngã tư Tăng Bạt Hổ - Nguyễn Trãi
-
Giờ mở cửa: 14h - 17h
-
Đặc điểm: Vị mắm rất chuẩn, ai ăn lần đầu nên đi nhẹ tay với nước mắm. Có bán mang về nên rất tiện.
Xem thêm: Thổ địa Nha Trang bị mí những quán ăn ngon, rẻ mà dân địa phương mê tít!
Tin liên quan
Rau sắn muối chua của Phú Thọ không chỉ "lên đời" trở thành đặc sản mà còn xuất hiện trong hệ thống siêu thị ở thành phố lớn và các sàn thương mại điện tử.
Cao lâu không đơn thuần là món ăn đặc trưng, lạ miệng mà còn là niềm tự hào của người dân xứ Hội, góp phần làm nên cái hương ẩm thực độc đáo ở phố cổ.
Thắng dền Hà Giang không đơn thuần là một món ăn, nó còn là văn hóa ẩm thực, là tình người nồng hậu, dung dị nơi cao nguyên đá. Một món đặc sản để du khách ăn một lần là nhớ mãi không quên.