Cầu Long Biên: "Chứng nhân lịch sử" của "một thời đạn bom, một thời hòa bình"

Cầu Long Biên không chỉ là "chứng nhân lịch sử" của một thời đạn bom mà còn là kiệt tác kiến trúc với kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á...

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Những thông tin du lịch cơ bản về cầu Long Biên?

Cầu Long Biên ở đâu Hà Nội?

Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ văn hóa, kết tinh văn minh của đất nước. Cùng với Văn Miếu, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, Cột cờ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Nhà hát Lớn... thì một trong những hình ảnh đặc trưng, độc đáo mà chúng ta không thể không nhắc tới khi nghĩ về Hà Nội, đó là cầu Long Biên - cây cầu được ví như "tháp Eiffel nằm ngang" vắt qua dòng sông Hồng.

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-2-1656
Hình ảnh cầu Long Biên nhìn từ trên cao xuống

Cầu Long Biên (tên cũ: cầu (Pont de) Paul Doumer) là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền quận Hoàn Kiếm với Long Biên, thay thế cho bến đò Ngọc Lâm cũ từ thế kỷ 19. Tên gọi cầu "Long Biên" được đặt kể từ khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng và tồn tại cho đến ngày hôm nay. 

Cầu Long Biên - "chứng nhân lịch sử"

Ngày 2/9/1945, cầu Long Biên dẫn lối cho đồng bào từ mọi miền Tổ quốc về Thủ đô để chứng kiến thời khắc lịch sử của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Tháng 10/1954, cầu Long Biên chứng kiến quân Pháp rút lui khỏi Hà Nội, nhường đường cho bộ đội ta tiếp quản Thủ đô sau Hiệp định Geneva. 

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-3-1659

Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu Long Biên là tuyến giao thông huyết mạch chi viện cho miền Nam và mục tiêu không kích ác liệt của quân Mỹ. Quân dân Hà Nội đã kiên cường bảo vệ, biến cầu thành "pháo đài" chống trả từng đợt không kích của địch. 

Sau khi hòa bình lập lại, cầu Long Biên đóng vai trò quan trọng trong giao thương và đi lại. Đồng thời, đây là điểm đến để gợi nhớ về một thời bom đạn hào hùng của dân tộc ta.

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-4-1700
Hình cầu Long Biên được đăng trên báo Le Gesnie Civil ngày 3/4/1909 và tấm biển kim loại có khắc chữ tồn tại đến ngày nay: “1899-1902 - Daydé & Pillé-Paris”

Những năm gần đây, Hà Nội đã có thêm nhiều cây cầu mới bắc qua sông Hồng để phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân. Cầu Long Biên không còn giữ vai trò huyết mạch giao thông nhưng vẫn giữ nguyên một giá trị văn hóa, kiến trúc, là một phần không thể thiếu trong lòng người Hà Nội và là ấn tượng sâu đậm đối với du khách quốc tế khi đặt chân đến nơi này.

Di chuyển đến cầu Long Biên như thế nào?

Cầu Long Biên tọa lạc ngay gần phố cổ Hà Nội nên việc di chuyển đến cầu thường gặp trở ngại do giao thông tắc nghẽn vào các khung giờ cao điểm: Từ 6h00 - 9h00 và 16h00 - 19h30. Chính vì thế, khi di chuyển đến tham quan cầu Long Biên, du khách cần lưu ý:

- Đi bộ hoặc đi xe đạp: Du khách có thể gửi xe đạp ở bãi đỗ xe trong khu vực phố cổ, sau đó thong thả đi bị lên cầu. Đây là cách di chuyển thuận lợi nhất trong những giờ cao điểm.

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-5-1701

- Xe bus: Nếu muốn tiết kiệm chi phí di chuyển, du khách có thể lựa chọn đi xe bus với các tuyến: 01, 18, 34, 36 CT, 41, 50 và 55B. Các tuyến xe bus này đều dừng ở chân cầu, du khách xuống xe và đi bộ lên cầu để tham quan. 

Cầu Long Biên - "tháp Eiffel nằm ngang"

Cầu Long Biên được xây dựng từ khi nào?

Cầu Long Biên được xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé. Cây cầu này bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1903 (hiện trên cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: 1899 - 1902 - Daydé & Pillé - Paris). Trong thời kỳ Mỹ ném bom miền Bắc (1965 - 1972), cầu đã nhiều lần bị đánh sập hoặc hư hại, vì thế, đa số các đoạn cầu Long Biên hiện nay là do Việt Nam xây dựng trong thập niên 1970, chứ không phải là cầu nguyên bản. 

Ý tưởng về một cây cầu sắt bắc qua sông Hồng được hình thành trước khi Toàn quyền Paul Doumer đến Đông Dương. Cho đến thời điểm đó, tuyến đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội có điểm kết thúc tại một nhà ga tạm ở Gia Lâm, bên tả ngạn. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội, cả Pháp và Việt Nam, đặc biệt là các thương nhân đều lo ngại hoạt động thương mại của thành phố sẽ chuyển sang bên kia sông. Vì thế, để duy trì vị thế và các hoạt động thương mại của Hà Nội, việc xây dựng một cây cầu bắc qua sông Hồng là cần thiết. 

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-6-1704
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19; vào thời đó, vùng Viễn Đông chưa từng có cây cầu nào to lớn và kỳ vỹ

Cầu Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên bắc qua sông Hồng với chiều dài 1.682m. Vào thời điểm cách đây hơn 120 năm, nhiều người nghĩ rằng, dự án này sẽ thất bại, đó là một "ý tưởng điên rồ". Bởi lẽ, sông Hồng rất rộng lớn và nổi tiếng lũ lụt thất thường.

Tuy nhiên, ý tưởng được cho là "điên rồ" này vẫn được thực hiện. Một cuộc tuyển chọn nhà thầu đã diễn ra vào năm 1897, ngay sau khi Toàn quyền Doumer đến Hà Nội. Có 6 công ty lớn của Pháp đã tham gia: Levallois-Perret, Daydé et Pillé, Schneider et Cie (Creusot), Công ty Fives-Lille, Baudet Donon Paris và Công ty cầu và công trình thép (Joret). Hai công ty còn lại trong cuộc đua là Levallois-Perret và Daydé et Pillé.  Cuối cùng, Công ty Daydé et Pillé đã trúng thầu. Ngoài các giải pháp kỹ thuật đã đề xuất, mức giá dự thầu của công ty cũng không vượt quá hạn mức kinh phí quy định là 5.500.000 francs cho riêng cây cầu. 

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-8-1707

Vào thời điểm đó, Công ty Daydé et Pillé được đánh giá là đơn vị thi công giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Công ty đã từng xây dựng nhiều dự án hầm cầu như: kênh Briare (1895), cầu Mirabeau, ngày nay là cầu Bir Hakeim (1896), cũng như các công trình kết cấu thép, trong đó, nổi tiếng nhất là ga đường sắt Bordeaux-Saint-Jean (1898) và mái vòm và gian giữa của Cung điện lớn Grand Palais ở Paris (1900).

Nét kiến trúc độc đáo của cầu Long Biên

Cầu Long Biên được khai móng vào tháng 9/1898 với kỹ thuật dầm hẫng. Kỹ thuật này giúp cho các nhịp cầu dài và nhẹ hơn. Cây cầu có 19 nhịp với 20 trụ xây ở độ sâu hơn 30m dưới mực nước thấp nhất. Tổng chiều cao cây cầu là 61m. Cây cầu có 2 nhịp đầu dài 78,70m và nhịp dài 75m, xen kẽ với 8 nhịp dài 106,20m. 

Cầu Long Biên rộngn 4,75m, chia thành 3 làn đường chính, ở giữa là đường sắt đơn, hai bên là làn đường dành cho xe ô tô, xe máy, xe đạp và luồng đi bộ ở phía ngoài cùng. Vào thời điểm khánh thành, cầu được ví von như "tháp Eiffel nằm ngang" và trở thành cây cầu dài thứ 2 thế giới, sau cầu Brooklyn ở Mỹ.

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-1-1707

Về kiến trúc, cầu Long Biên ghi dấu ấn đặc biệt khi sở hữu thiết kế hài hòa trên kết cấu xếp tầng chặt chẽ tựa như dáng rồng uốn lượn. Toàn bộ thân cầu được làm bằng thép chất lượng cao với kỹ thuật thi công hiện đại, đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ và tính an toàn. Đặc biệt, kiến trúc của cầu phản ánh nét giao thoa văn hóa Pháp - Việt, mang trong mình sự giản dị mà mạnh mẽ như tinh thần của người Hà Nội qua các thời kỳ. 

Những trải nghiệm không thể bỏ qua khi ghé thăm cầu Long Biên

Chụp ảnh trên cầu Long Biên

Chụp ảnh trên cầu Long Biên là một trong những trải nghiệm không thể bỏ lỡ. Khung cảnh mênh mông sông nước và bãi đá sông Hồng với những mảng xanh bát ngát chính là phông nền đẹp nhất để bạn lưu giữ những hình ảnh đẹp.

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-9-1712
cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-9-1712

Tuy nhiên, trong quá trình chụp ảnh ở đây, bạn cần chú ý các phương tiện qua lại. Đặc biệt, không trèo ra khu vực đường tàu hỏa trên cầu Long Biên để chụp ảnh vì rất nguy hiểm.

Ngắm hoàng hôn từ cầu Long Biên

Cầu Long Biên là điểm tham quan được giới trẻ Hà Nội vô cùng yêu thích. Họ thường đi bộ trên cầu để đợi đến khi hoàng hôn buông xuống. Lúc này, cầu Long Biên trở nên lãng mạn vô cùng. Lúc này, những người đam mê chụp ảnh chắc chắn sẽ săn được rất nhiều bức hình đẹp.

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-11-1715

Thưởng thức cà phê ngắm cầu Long Biên

Quán cà phê trên đường Trần Nhật Duật nằm ở tầng 4 của một tòa nhà có không gian mở là địa điểm tuyệt vời để bạn ngắm toàn cảnh cầu Long Biên cổ kính. Bạn có thể gọi một ly cà phê vừa nhâm nhi vừa trò chuyện, vừa phóng tầm mắt để ngắm vẻ đẹp của cầu Long Biên, ngắm cuộc sống đời thường của người dân ở xung quanh cây cầu lịch sử này.

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-10-1715

Thưởng thức ngô nướng, khoai nướng vào mùa đông

Nếu mùa hè, bạn có thể "lang thang" trên cầu Long Biên để tận hưởng không khí trong lành thì vào mùa đông bạn có thể tụ tập bạn bè cùng ngồi ăn ngô nướng, khoai nướng trên cầu để tận hưởng không khí lành lạnh luồn qua từng lọn tóc.

Một số lưu ý quan trọng khi đến tham quan cầu Long Biên

Để có chuyến trải nghiệm, tham quan cầu Long Biên trọn vẹn nhất, du khách cần lưu ý một vài vấn đề sau:

- Khung giờ lý tưởng nhất để tham quan cầu Long Biên là từ 15h - 17h. Lúc này, bạn dễ dàng đợi để đón hoàng hôn.

- Tham quan cầu Long Biên nên đi bộ để có thể ngắm trọn vẹn được kiến trúc của cầu và có thể hòa mình vào nhịp sống sôi động của nhân dân Thủ đô ở gần cầu.

- Đến cầu Long Biên, du khách đừng quên lưu lại một bức ảnh xinh đẹp ở ga Long Biên. Nhưng phải chú ý giao thông qua lại nhé.

cau-long-bien-va-nhung-dieu-it-nguoi-biet-7-1709

- Cầu Long Biên được xây dựng từ lâu, nhiều hạng mục công trình này đã xuống cấp nên du khách khi đứng trên cầu không nên đu vịn vào các thanh sắt để tránh xảy ra tai nạn nguy hiểm.

- Đường cầu khá hẹp, có nhiều đoạn sụt lún nên khi di chuyển từ từ, quan sát kỹ.

- Nếu có ý định thưởng thức ngô nướng, khoai nướng ở ven cầu Long Biên thì nên hỏi giá trước để tránh bị chặt chém. 

- Giữ gìn vệ sinh chung ở khu vực cầu Long Biên, lắng nghe tiếng còi tàu để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Xem thêm: Hồ Hoàn Kiếm - "trái tim" của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ 11 - thế kỷ 18)... Giờ đây, nơi này trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội
0 Bình luận

Tọa lạc giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, Di tích Nhà tù Hỏa Lò như minh chứng của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam từng bị thực dân Pháp giam giữ tại đây.

Nhà tù Hỏa Lò và những câu chuyện lịch sử chân thực
0 Bình luận

Nhà hát Lớn Hà Nội được xem là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp còn lưu lại giữa lòng Thủ đô mà bất cứ ai cũng có thể đến tham quan và thưởng thức nghệ thuật.

Nhà hát Lớn Hà Nội - biểu tượng của kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Thủ đô
0 Bình luận


Bài mới

Cô gái Pháp tâm sự chuyện quay lại Hà Giang đến 3 lần vì chàng trai H'Mông

Sợ lạc mất người thương, cô gái Pháp Katrina Audet (24 tuổi, Pháp) đã 3 lần quay lại Hà Giang tìm chàng trai H'Mông Thào A Dô. Mọi thứ đến thật ngẫu nhiên như một định mệnh...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 13 giờ trước
30 ngày xuyên Việt đón kỳ nghỉ hè ý nghĩa bên con: 'Ninh Thuận nắng gió nhưng là ký ức rất đỗi dịu dàng với gia đình'

Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Nhật (35 tuổi, Hà Nội) cùng gia đình người bạn thân vừa kết thúc hành trình 30 ngày xuyên Việt đón kỳ nghỉ hè ý nghĩa bên con. Hãy cùng xem họ đã đi những đâu, trải nghiệm những gì nhé.

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Tôi mê mẩn vẻ đẹp của 'viên ngọc xanh' giữa lòng thảo nguyên Mông Cổ

Hồ Khovsgol một trong những hồ nước ngọt lớn nhất châu Á nằm tại Mông Cổ đã chinh phục trái tim tôi bởi khung cảnh thiên nhiên quá xinh đẹp.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Cặp vợ chồng du khách Việt và 12 giờ 'căng như dây đàn' tại Hy Lạp

Vợ chồng chị Quỳnh Hạnh không thể ngờ được bản thân sẽ phải trải qua 12 giờ "căng như dây đàn" tại Hy Lạp. Họ bị trộm đập vỡ cửa kính ô tô, lấy cắp giấy tờ và tài sản.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Có những cung đường không chỉ là nơi để đi qua, mà là nơi để trở về với chính mình

Không màu mè, không kịch bản – chỉ là một chuyến đi thật sự, từ những khoảnh khắc rất đời thường... Mình tin, thiên nhiên sẽ luôn có một cách rất riêng để trả lời những điều mà mình đang đi tìm.

Tôi quyết định chở 20kg hành lý đi khắp Việt Nam bằng xe đạp

Đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn, tôi chở 20kg hành lý, phượt xuyên Việt bằng xe đẹp để cảm nhận rõ nét từng cảnh quan tươi đẹp của nước mình!

Gia đình 3 thế hệ kể chuyện đi xuyên lục tỉnh miền Tây trong 12 ngày

Gia đình 3 thế hệ của mình đã quyết định "xách balo lên và đi" xuyên lục tỉnh miền Tây trong 12 ngày. Đây là chuyến đi vô cùng tuyệt vời với cả đại gia đình.

5 ngày lênh trên biển khám phá đảo hoang cùng con cháu tải tặc

Laura Sharman đã trải qua 5 ngày lênh đênh trên biển, khám phá đảo hoang. Đáng nói, những người dẫn đường của cô phần lớn có cha ông từng làm hải tặc. 

Xuyên Việt theo kiểu của người có gia đình sẽ như thế nào?

Vợ chồng mình và cùng 3 con vừa hoàn thành hành trình xuyên Việt với 33 tỉnh thành. Hãy cùng xem chúng mình đã đi như thế nào và khám phá được những gì nhé.

Vì sao tôi chọn đến Nga 2 lần một năm?

Người ta "né" đi du lịch ở những nơi có căng thẳng địa chính trị, nhưng tôi vẫn chọn đến Nga 2 lần một năm. Bởi Nga vẫn yên bình và đầy cảm hứng với du khách.

Lang thang ở Lampang cùng nữ du khách Việt

Chị Hường Trần có 10 ngày khám phá miền Bắc Thái Lan và đặc biệt ấn tượng với thành phố cổ Lampang - nơi nổi tiếng với vó ngựa, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa vương quốc Lanna cổ.

3 tháng 3 lần đến Vĩnh Hy: Mỗi lần quay lại, tôi đều tìm thấy một Vĩnh Hy rất khác

Mỗi lần quay lại Vĩnh Hy, tôi đều tìm thấy một Vĩnh Hy rất khác, đủ khiến tôi lưu luyến và muốn quay lại thêm lần nữa.

Tự lái xe chạy dọc miền Trung để khám phá được nhiều điểm mới lạ hơn

Thay vì đi tour, chị Châu tự lái xe men theo đường biển miền Trung từ Nha Trang về Hà Tĩnh. Cách đi này giúp chị khám phá được hàng chục bãi biển đẹp với trải nghiệm đầy mới lạ.

Bệnh nhân OCD  trở thành người trẻ nhất đi khắp thế giới

Cameron Mofid - bệnh nhân OCD đã trở thành người trẻ nhất thế giới đi qua 195 quốc gia và vùng lãnh thổ được Liên Hợp Quốc công nhận.

Những ngày rong ruổi ở Afghanistan - vùng đất đầy nguy hiểm, bất ổn

Afghanistan là vùng đất đầy nguy hiểm nhưng lại là hành trình khám phá đầy trải nghiệm, để lại những cảm xúc khó quên đối với chị T.Hoa - nữ du khách Việt. 

Ngưỡng mộ 3 bà bạn thân U80 dẫn nhau từ Tây Ninh ra miền Bắc du lịch, kể kỷ niệm 'tím tái' khi chinh phục đỉnh  Fansipan

Ba bà bạn thân tóc bạc trắng và đã ở cái tuổi U80 những vẫn quyết tâm cùng nhau vi vu khắp nơi, chinh phục đỉnh Fansipan, thăm vịnh Hạ Long, dạo phố ở Hà Nội...

Đề xuất