Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ 11 - thế kỷ 18)... Giờ đây, nơi này trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Thông tin du lịch cơ bản về Hoàng thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long ở đâu Hà Nội?

Hoàng thành Thăng Long (Hán Việt: Thăng Long Hoàng thành) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn. 

Hoàng thành Thăng Long là công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng qua các triều vua trong nhiều giai đoạn lịch sử. Đến nay, công trình này trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-1641
Phối cảnh Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long tọa lạc ở địa chỉ số 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội. Khu di tích này có tổng diện tích 18.395ha bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như: Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời nhà Nguyễn. 

Vào lúc 20h30 ngày 31/07/2010 (theo giờ địa phương) tại Brazil, tức 6h30 ngày 1/8/2010 (theo giờ việt Nam), tại kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trở thành di sản thế giới thứ 10 của Việt Nam và thứ 900 của thế giới. UNESCO ghi nhận giá trị nổi bật của di sản này ở 3 đặc điểm: chiều dài lịch sử suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động. 

Di chuyển đến Hoàng thành Thăng Long như thế nào?

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long nằm trên địa phận quận Ba Bình và được giới hạn bởi các tuyến đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc Hội, phía Tây Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập, nhà Quốc Hội, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương. 

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-0-1643
Sơ đồ tuyến tham quan Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi bạn thực hiện chuyến đi đến Thủ đô Hà Nội. Để di chuyển đến địa chỉ số 19C Hoàng Diệu (cổng chính của Hoàng thành Thăng Long), du khách có thể đi bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như xe máy, xe đạp, xe ô tô, xe bus. Nếu đi xe bus, du khách có thể bắt tuyến 22, chuyến xe này sẽ có điểm dừng ngay trước cửa Hoàng thành Thăng Long.

Nếu bạn đi xe cá nhân thì ở bên trái cổng 19C Hoàng Diệu có bãi gửi xe rất rộng rãi. Bảo vệ của Khu di tích sẽ hướng dẫn du khách gửi xe với giá vé: Xe máy là 5.000 đồng/lượt; ô tô là 25.000 đồng/giờ. 

Hoàng thành Thăng Long mở cửa khi nào, giá vé ra sao?

Được biết, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ Hai. Thời gian mở cửa được quy định:

- Sáng: Từ 8h00 đến 11h30.

- Chiều: Từ 14h00 đến 17h00.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-9-1644
Vé tham quan Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là khu di tích, là điểm tham quan du lịch nên ở đây cũng có quy định về giá vé. Cụ thể:

- Giá vé tham quan khu di tích là 30.000 đồng/lượt.

- Đối với học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (phải có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên có vé vào cửa là: 15.000 đồng/lượt.

- Đối với trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng thì được miễn phí vé vào cửa. 

Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội

Lịch sử hình thành Hoàng thành Thăng Long qua các triều đại phong kiến

Hoàng thành Thăng Long có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long - Hà Nội, trải qua hơn 1000 năm thăng trầm. Cụ thể, Hoàng thành Thăng Long có lịch sử kéo dài hơn 13 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ 17. Dưới thời nhà Đường, nơi đây là thành Đại La. Đến năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La, đổi tên thành Thăng Long, đánh dấu sự ra đời của kinh đô mới. Thành được quy hoạch với các khu vực trọng yếu như: Cấm thành (nơi sinh sống của nhà vua), Hoàng thành (khu vực hành chính) và Kinh thành (khu dân cư sinh sống).

Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lý (1010 - 1225)

Vào thời nhà lý, Hoàng thành Thăng Long được mở rộng và xây dựng với nhiều cung điện như: Điện kính Thiên, Điện Thiên An và Điện Càn Nguyên. Thành được bao bọc bởi hệ thống thành lũy làm bằng đất và các hào sâu bên ngoài, tạo nên hệ thống phòng thủ kiên cố, phù hợp với vị trí là trung tâm chính trị, văn hóa của quốc gia. 

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-1-1656

Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Trần (1225 - 1400)

Vào thời nhà Trần, Hoàng thành Thăng Long tiếp tục giữ vai trò là trung tâm chính trị và văn hóa. Các công trình trong thành được sửa chữa và nâng cấp. Đặc biệt, triều đại này chú trọng gia cố hệ thống phòng thủy để bảo vệ kinh đô trước các cuộc xâm lược từ phương Bắc. Tiêu biểu nhất chính là 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Hồ (1400 - 1407)

Khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đổi tên Thăng Long thành Đông Đô và tiếp tục sử dụng Hoàng thành Thăng Long như một trung tâm chính trị. Tuy nhiên, nhà Hồ không để lại nhiều dấu ấn phát triển cho công trình kiến trúc đồ sộ này.

Hoàng thành Thăng Long dưới thời thuộc Minh (1407 - 1427)

Khi giặc Minh đô hộ, Hoàng thành Thăng Long bị tàn phá phần lớn. Đây là giai đoạn đau thương nhất của Khu di tích này khi có không ít công trình kiến trúc bị tàn phá, hiện vật bị cướp bóc.

Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê Sơ (1428 - 1527)

Sau khi Lê Lợi giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Thăng Long bắt đầu được khôi phục và đổi tên thành Đông Kinh. Điện Kính Thiên được xây dựng vào năm 1428 để làm nơi vua thiết triều, trở thành biểu tượng quan trọng của Hoàng thành Thăng Long trong thời kỳ này. Đây cũng là kỳ đỉnh cao của Hoàng thành Thăng Long với nhiều công trình được xây dựng và tôn tạo.

Hoàng thành Thăng Long dưới thời Mạc và Lê Trung Hưng (1527 - 1788)

Hoàng thành Thăng Long trải qua nhiều lần tàn phá và xây dựng lại do các cuộc nội chiến kéo dài giữ nhà Lê và nhà Mạc. Dù vậy, vị trí trung tâm chính trị của Hoàng thành vẫn được duy trì, dù không còn được sự tráng lệ như các triều đại trước nữa.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-2-1702

Hoàng thành Thăng Long dưới thời Tây Sơn (1788 - 1802)

Khu Quang Trung đăng cơ, Hoàng thành Thăng Long vẫn là trung tâm chính trị và văn hóa của đất nước. Nhưng nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Do thời kỳ này chú trọng vào quân đội để bảo vệ đất nước nên việc trùng tu bảo tồn Hoàng thành không phải là nhiệm vụ được ưu tiên.

Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Nguyễn (1802 - 1945)

Sau khi thống nhất đất nước và xưng đế, Nguyễn Ánh dời đô vào Huế. Lúc này, Hoàng thành Thăng Long không còn là kinh đô của đất nước nữa mà chỉ giữ vai trò là thành Hà Nội. Nhiều công trình trong Hoàng thành bị tàn phá hoặc chuyển đổi công năng. Việc này khiến Khu di tích bị giảm đi giá trị và tầm vóc của mình.

Hoàng thành Thăng Long hiện nay

Năm 1954, Hoàng thành Thăng Long được sử dụng làm trụ sở quân sự trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tháng 12/2002, các chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên tổng thể diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình (Hà NỘi). Kết quả của cuộc khai quật lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á này là phát lộ ra những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long. Các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau tạo nên một công trình khảo cổ vô giá. 

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-3-1703
Kinh thành Thăng Long ngày nay

Cũng tại khu vực này, các chuyên gia đã tìm thấy những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng với hàng triệu hiện vật quý giá, phần nào giúp tái hiện lại chiều dài lịch sử từ thời Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), tiếp theo là xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010 - 1945).

Ý nghĩa lịch sử và văn hóa của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Trung tâm quyền lực lâu đời

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một nghìn năm lịch sử, là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ Đông Nam Á và Đông Á. 

Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo

Hoàng thành Thăng Long mang giá trị văn hóa đặc biệt với hệ thống các di tích như Điện Kính Thiên, Cột cờ Hà Nội, Hậu Lâu và các khu khảo cổ học dưới lòng đất. Đồng thời, nơi đây lưu giữ các nghi lễ, phong tục và những sự kiện lịch sử quan trọng gắn liền với đời sống hoàng cung xưa.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-4-1708
Nhiều hiện vật được tìm thấy ở Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Chứng nhân lịch sử

Hoàng thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến cố lịch sử quan trọng, từ sự hưng thịnh của các triều đại phong kiến đến thời kỳ thực dân và chiến tranh cận đại. Tất cả đều phản ánh một cách sinh động các giai đoạn lịch sử của đất nước, từ thời Đại La cho đến hiện đại. 

Biểu tượng của sự trường tồn và độc lập dân tập

Từ thời Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, nơi đây đã chứng kiến nhiều chiến công oanh liệt trong cuộc bảo vệ đất nước như: Chiến thắng quân Mông Nguyên, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Di sản thế giới được UNESCO công nhận

Vào năm 2010, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long càng khẳng định là niềm tự hào của nhân dân Thủ đô và cả nước; là sự vinh danh những giá trị văn hóa, truyền thống ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội. Đồng thời, mở ra những cơ hội mới trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị cho di sản. 

Những công trình kiến trúc quan trọng trong Hoàng thành Thăng Long

Những công trình kiến trúc trong Hoàng thành Thăng Long là sự giao thoa, kế thừa giữa các triều đại, mang đậm dấu ấn dân tộc. Nếu có dịp đến Hoàng thành, du khách đừng bỏ qua việc tham quan, tìm hiểu về những công trình kiến trúc tiêu biểu dưới đây:

Đoan Môn

Đoan Môn là cổng chính của Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng vào thời Lý và Trần. Đoan Môn nằm ở trục trung tâm, dẫn vào các khu vực chính của Hoàng thành, nơi các vua thiết triều và tổ chức các nghi lễ quan trọng. Đoan Môn thể hiện sự uy nghi, bề thế, biểu trưng cho quyền lực tối cao của triều đình phong kiến xưa.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-5-1711
Đoan Môn xưa - nay

Đoan Môn có 5 lối đi chính được xây dựng theo hình vòm cuốn. Cổng chính ở giữa rộng và cao hơn, dành riêng cho vua đi lại, còn 4 cổng nhỏ hai bên là lối đi của quan lại và binh lính. Trên cổng là lầu gác với kiến trúc mái cong đặc trưng được xây dựng kiên cố bằng đá và gạch nung.

Điện Kính Thiên - trung tâm quyền lực

Điện Kính Thiên là công trình quan trọng nhất trong Hoàng thành Thăng Long. Điện nằm ở vị trí trung tâm, trên trục "thần đạo" của Hoàng thành. Đây là nơi vua thiết triều, tiếp sứ thần và tổ chức các nghi lễ lớn của quốc gia. Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao, linh thiêng nhất trong Hoàng thành Thăng Long.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-6-1712
Điện Kính Thiên xưa và nền đất nơi từng tồn tại Điện Kính Thiên

Đến bây giờ, điện Kính Thiên chỉ còn lại phần nền móng và bậc thềm đá nhưng công trình nguyên gốc được xây dựng nguy nga, bề thế. Nền điện cao, có bậc chạm khắc hình rồng đá đặc trưng kiến trúc của thời Lê Sơ (thế kỷ 15). Các họa tiết rồng trên các bậc thềm thể hiện sự tinh xảo, quyền uy mang đặc trưng của nghệ thuật cung đình. 

Cột cờ Hà Nội - biểu tượng văn hóa

Cột cờ Hà Nội nằm ở phía Nam của Hoàng thành. Công trình này được xây dựng dưới thời vua Gia Long (1812). Đây là công trình hiếm hoi còn nguyên vẹn qua các thời kỳ biến động của lịch sử. 

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-7-1713
Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội cao gần 33m, gồm 3 tầng đế hình vuông, thân cột hình trụ lục giác. Mỗi tầng đều có lối đi, cửa thông gió. Điều này giúp cột cờ không chỉ kiên cố mà còn mang tính thẩm mỹ cao. Trên đỉnh là vọng lâu, nơi treo lá quốc kỳ. 

Hậu Lâu (lầu Công chúa)

Hậu Lâu là nơi sinh sống của các phi tần, công chúa trong hoàng gia thời phong kiến. Đâu cũng là điểm tham quan được du khách yêu thích khi đến Hoàng thành Thăng Long. Hậu Lâu mang kiến trúc kín đáo, yên tĩnh, phù hợp với cuộc sống hậu cung.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-8-1714
Hậu Lâu xưa và một góc Hậu Lâu còn lại đến nay

Công trình có nền móng cao, tường dày và không gian thoáng đãng, đảm bảo sự mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Các dấu tích hiện nay cho thấy nét kiến trúc cung đình giản dị nhưng không kém phần tinh tế.

Cửa Bắc - chứng tích lịch sử kháng chiến

Cửa Bắc nằm ở phía Bắc của Hoàng thành Thăng Long. Đây là một trong những cổng thành hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay. Cổng thành này mang dấu ấn kiến trúc thời nhà Nguyễn và là nơi ghi dấu cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1882.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-9-1715
Cửa Bắc xưa - nay

Cửa Bắc được xây dựng bằng đá và gạch, thiết kế theo dạng vòm cuốn chắc chắn. Hai bên cổng có tháp canh, là nơi quan sát và phòng thủ chiến tranh. Những vết đạn pháo còn lưu lại trên tường cổng là minh chứng cho tinh thần bất khuất của quân và dân Thăng Long.

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu nằm cạnh Hoàng thành Thăng Long với các tầng văn hóa kéo dài từ thời Đại La, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Khu khảo cổ là minh chứng cho sự liên tục và phát triển của thành Thăng Long qua nhiều thế kỷ. 

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-10-1717

Ở khu vực này hiện còn dấu tích cung điện, móng cột, hệ thống thoát nước, đồ gốm sứ và vật liệu xây dựng... Những hiện vật này phản ánh đời sống, kiến trúc và kỹ thuật xây dựng qua các triều đại.

Nhà D67

Nhà D67 là nơi Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đưa ra những quyết định mang tính lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam. Đây là những cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, năm 1972 và đỉnh cao đó là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-11-1719
hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-11-1719

Gợi ý những hoạt động tham quan, trải nghiệm ở Hoàng thành Thăng Long

Trải nghiệm tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long"

"Giải mã Hoàng thành Thăng Long" là tour đêm kéo dài 90 phút với lộ trình bắt đầu từ cửa Đoan Môn - dẫn vào Cấm thành, nơi ở và làm việc của nhà vua tới Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Thời gian khởi hành tour là từ 18h00, 18h30 và 19h00, tổ chức vào các ngày thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần.

Khác với những chuyến du lịch thông thường, tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long" là chương trình du lịch trải nghiệm đặc biệt. Du khách sẽ được trải nghiệm không gian Hoàng thành xưa, thưởng thức điệu múa hoàng cung ngay trên những dấu tích khảo cổ độc đáo, chiêm ngưỡng hiện vật, cổ vật quý được tìm thấy ở Hoàng thành trong nhà trưng bày với chủ đề "Thăng Long Hà Nội - Lịch sử nghìn năm từ lòng đất"...

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-12-1721
Tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long"

Khép lại hành trình trải nghiệm là các trò chơi giải mã bí mật Hoàng thành Thăng Long dành cho du khách. Trong phần này, một số hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành sẽ được trình chiếu bằng laser trên các nền móng dấu tích khảo cổ hoặc trên dòng sông cổ, để du khách hiểu và giải đáp. 

Tham quan khu trưng bày trong Hoàng thành Thăng Long

Trong khuôn viên của Hoàng thành Thăng Long có thiết kế khu vực triển lãm trưng bày với nhiều thiết kế khoa học, chia thành các khu vực:

- Khu trưng bày Thăng Long - Hà Nội.

- Khu trưng bày Báu vật Hoàng cung Thăng Long.

- Khu trưng bày các vương triều.

- Khu trưng bày rồng uy quyền.

- Khu trưng bày khảo cổ học.

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long

Ba bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long là: Đầu phương thời Lý (thế kỷ 11-12), bình Ngự dụng (thế kỷ 15) và gốm Trường Lạc thời Lê sơ (thế kỷ 15-16):

Bảo vật Đầu phượng thời Lý 

Bộ sưu tập đầu phượng thời Lý (thế kỷ 11 - 12) gồm 5 hiện vật được làm từ đất nung. Các tác phẩm thể hiện sự tinh xảo của nghệ thuật điêu khắc thời Lý với những khối tròn có kích thước đa dạng. Toàn bộ hoa văn trên các hiện vật đều được chạm khắc thủ công rất tỉ mỉ. 

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-13-1722

Mỗi đầu phượng thể hiện tư thế sống động, mạnh mẽ với bờm uốn lượn nhiều khúc hướng về phía trước, mỏ dài, má phình, mào có hình lá đề lệch về phía trước. Đặc biệt là chi tiết mắt to tròn, lông mày tạo thành dải bay ngược, tai to uốn lượn đều được chế tác tinh xảo, thể hiện kỹ thuật điêu luyện của các nghệ nhân thời xưa.

Bảo vật bình Ngự dụng thời Lê Sơ

Bình Ngự dụng thời Lê Sơ (thế kỷ 15) là một tác phẩm độc đáo với cấu trúc gồm đáy, thân, vai, miệng, vòi và quai. Với cấu trúc miệng đứng và kiểu dáng đặc trưng, nhiều khả năng chiếc bình nguyên bản có nắp, song hiện nay chưa tìm thấy nắp tương tự. 

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-14-1723

Điểm nổi bật trên chiếc bình này là hình ảnh con rồng ấn mình trong cấu trúc bình, vòi bình là đầu rồng trong tư thế ngẩng cao, sừng và bờm được đắp nổi. Quai bình mô phỏng phần thân rồng với vây giương cao, bốn chân rồng tạo hình rõ nét trên hai vai bình, mỗi bên 2 chân.

Bảo vật gốm Trường Lạc

Đây là bảo vật thời Lê Sơ (thế kỷ 15 - 16). Bộ sưu tập gồm 36 chiếc chén, bát, đĩa gốm Trường Lạc, tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long. Các hiện vật được chế tác hoàn toàn thủ công, mang tính chất độc bản. 

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-15-1724

Có thể khẳng định, bộ sưu tập chén, bát, đĩa gốm Trường Lạc là những vật dụng thuộc cung Trường Lạc, một cung điện quan trọng trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ.

Một số lưu ý để có chuyến tham quan Hoàng thành Thăng Long trọn vẹn

Để có chuyến tham quan, khám phá Hoàng thành Thăng Long trọn vẹn, du khách gần xa cần bỏ túi một vài kinh nghiệm quan trọng sau:

- Thời điểm du lịch lý tưởng: Du khách có thể du lịch Thủ đô và Khu di tích Hoàng thành Thăng Long vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, lý tưởng nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Lúc này, Hà Nội có tiết trời mát mẻ, trong lành, dễ chịu.

hoang-thanh-thang-long-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-16-1724
Hình ảnh 3D về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long

- Khi tham quan Hoàng thành cần tuân thủ các quy định: Tham quan theo sơ đồ hướng dẫn; không sử dụng flycam; ăn mặc gọn gàng, lịch sự, giữ vệ sinh chung, không gây ồn ào; tránh viết, vẽ lên tường, gốc cây; không bẻ cành, hái quả; không mang chất cấm, vũ khí cháy nổ, chất độc hại vào khu di tích... 

- Du khách có thể kết hợp tham quan Hoàng thành với một số điểm du lịch khách tại Hà Nội: Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác, phố cổ Hà Nội...

Xem thêm: Nhà hát Lớn Hà Nội - biểu tượng của kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Thủ đô

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Trong số những tinh hoa ẩm thực của vùng đất Thủ đô, bún thang Hà Nội vẫn luôn là món ăn tinh tế, thanh tao khiến ai từng một lần thưởng thức cũng đều mê đắm.

Bún thang Hà Nội – Thức quà tinh tế, thanh tao của ẩm thực Hà thành
1 Bình luận

Chùa Non Nước là ngôi cổ tự nằm trong quần thể Di tích đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội), gắn liền với huyền thoại Thánh Gióng chống giặc ngoại xâm.

Kinh nghiệm du xuân tham quan chùa Non Nước Sóc Sơn, Hà Nội
0 Bình luận

Chùa Hà Hà Nội là địa điểm cầu duyên không còn xa lạ đối với người dân thủ đô. Không chỉ quen thuộc với những bạn trẻ tới dâng hương, xin quẻ cầu may, Chùa Hà còn là ngôi chùa cổ gắn với nhiều huyền tích, thu hút phật tử và du khách ghé thăm.

Chùa Hà – Ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng bậc nhất Hà Nội
0 Bình luận


Bài mới

Một sáng ở làng chài Nhơn Lý - lát cát bình yên giữa vùng đất Quy Nhơn rực nắng

Khi nhiều người vẫn còn say giấc giữa phố thị, làng chài Nhơn Lý đã rộn rã âm thanh của ngày mới. Nơi đây, bình minh không cần tiếng chuông báo thức. Biển cả với nhịp điệu của mình chính là người "đánh thức" sớm nhất, sớm hơn cả mặt trời. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 22 giờ trước
Sủng Là - Viên ngọc ẩn giữa lòng cao nguyên đá

“Có những nơi không cần quá nhiều lời, chỉ cần một lần đặt chân đến là đã ghi dấu mãi trong tim. Với tôi, Sủng Là chính là một nơi như thế".

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 24 giờ trước
Cặp vợ chồng gốc Việt bán nhà tiền tỷ, dắt 3 con thơ đi thưởng thức đời sống 'du mục'

Anh Vũ và chị Ngọc - một gia đình gốc Việt đang có cuộc sống dư dả tại Mỹ đã đưa ra quyết định đầy táo bạo: Bán hết nhà cửa, dắt con thơ đi sống đời du mục trên chiếc RV.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Tôi dành một năm đi xuyên Việt và sống du mục

Hành trình xuyên Việt và sống du mục của tôi bắt đầu từ khoảnh khắc tôi rời khỏi bàn làm việc, rời khỏi phố xá  xô bồ, hướng về phương Nam, băng qua những cung đường ven biển, rừng xanh thẳm và những con suối róc rách chảy quanh đồi...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Trở lại Cát Bà sau 5 năm: Vẫn là biển xanh ấy, nhưng mình đã khác

Không phải một kế hoạch từ trước, chỉ là một buổi chiều ngồi nhìn thành phố mệt nhoài, tôi bỗng nhớ đến mùi biển mằn mặn, nhớ đến những vách đá sừng sữa, nhớ đến đôi dép lê mòn gót chạy tung tăng ở bãi Cát Cò năm nào. Và thế là tôi xách balo lên và đi... 

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Một ngày ở núi Bà Đen: Chiêm bái xá lợi Đức Phật, gieo trồng hạt giác ngộ

Biết tin núi Bà Đen là nơi đặt xá lợi Đức Phật từ ngày 8/5 đến 13/5, tôi đã gác lại mọi công việc để dành trọn một ngày hành hương lên núi chiêm bái, lễ Phật...

Măng Đen - Lần đầu gặp gỡ mà ngỡ như đã thương nhau từ lâu

Mình vừa có một chuyến đi 3 ngày 2 đêm đến Măng Đen - nơi mà mình phải thốt lên: Tại sao đến giờ mới biết đến chốn thần tiên này?

Cô gái Việt độc hành chinh phục bộ đôi núi lửa sát thủ Ijen và Bromo ở Indonesia

Độc hành chinh phục bộ đôi núi lửa sát thủ Ijen và Bromo ở Indonesia là một hành chinh đáng nhớ trong thanh xuân tươi đẹp của Ly Phuong Thanh. 

5 'day' đầy thử thách và thú vị trên đường Trường Sơn Tây không bóng người

29 tuổi, tôi chính thức chinh phục được cung đường Trường Sơn Tây. Hành trình của tôi bắt đầu từ Hà Nội đến Khe Sanh (Quảng Trị) kéo dài trong "5 day" (5 ngày) với nhiều thử thách nhưng cũng đầy những trải nghiệm thú vị.

Khám phá văn hóa dân tộc Pu Péo - một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam

Dân tộc Pu Péo sinh sống ở Hà Giang với số lượng dân cư ít ỏi. Theo điều tra dân số, hiện dân tộc Pu Péo có 903 người và là một trong 5 dân tộc thiểu số dưới 1000 người ở Việt Nam.

Ông Tây và ký ức 'dẫn lối' du khách nước ngoài đến Việt Nam thời mở cửa

Sau lần đầu tiên đến Việt Nam cách đây 30 năm, Mark Bowyer đã si mê mảnh đất đang ôm trong mình nhiều vết thương hậu chiến tranh. Ông bất mọi lời khuyên từ người thân để tìm cách đưa du khách Australia đến thăm Việt Nam.

Tôi tự hào khi phượt đủ 3 nước Đông Dương, trekking được 39 đỉnh núi

Đối với tôi, đam mê dịch chuyển là không có tuổi. Tôi bắt đầu hành trình đi thật xa của mình khi bước sang ngưỡng 50 tuổi và hiện tại, ở tuổi 60, tôi đã phượt đủ 3 nước Đông Dương, trekking 39 ngọn núi.

Trải nghiệm nhớ đời: Tôi bị đánh thuốc mê và cướp tiền bạc ở Philippines

Những tưởng 24 giờ quá cảnh ở Manila (Philippines), tôi sẽ có những kỷ niệm đẹp. Nhưng không, thay vào đó là trải nghiệm nhớ đời: Tôi bị đánh thuốc mê và cướp tiền bạc.

Trải nghiệm khó quên: 20 tuổi, một mình đi xuyên Việt và trải nghiệm qua đêm ở nghĩa địa

Trong chuyến hành trình xuyên Việt ở tuổi 20, tôi đã làm một điều mà chắc có lẽ ít người dám làm: Ngủ qua đêm ở nghĩa địa. Nghĩa lại vẫn thấy rợn da gà.

Chàng trai khuyết tật chạy xe 3 bánh vượt 1.500km vào TP HCM xem diễu binh

Chia sẻ về hành trình của mình, chàng trai khuyết tật – Nguyễn Viết Quân, nói: “Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những vùng đất thiêng liêng mà cha ông ta đã hy sinh máu xương để giữ lấy tự do. Tôi cũng muốn được thấy sự phát triển, hòa bình của đất nước mình, không qua màn hình mà qua đôi mắt và trái tim đầy cảm xúc”.

Trượt patin xuyên Việt: Từ phương tiện mưu sinh đến những cộc mốc đáng nhớ

Tôi đã sử dụng hơn 100 ngày trong quỹ thời gian của cuộc đời mình để thực hiện hành trình trượt patin xuyên Việt từ Cà Mau địa đầu Tổ quốc Hà Giang...

Đề xuất