Lễ hội Gầu Tào - ngày hội xuân lớn nhất của đồng bào H'Mông ở chốn núi non Tây Bắc

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức vào dịp đầu năm mới, cầu mong mưa thuận gió hòa, con cháu khỏe mạnh, gia đình ấm no. Theo thời gian, Gầu Tào trở thành dịp để nhân dân các dân tộc cùng giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau...

Quynh Anh
Quynh Anh 05/02
Theo dõi

Lễ hội Gầu Tào là gì và lễ hội Gầu Tào của dân tộc nào?

Trời đất có bốn mùa xuân, hạ, thu, trong; trong đó, mùa xuân giống như tuổi trẻ, đầy háo hức, đam mê, hi vọng, là tín hiệu cho một chu kỳ thời gian phía trước. Mùa xuân được xem là mùa của lễ hội, là dịp để người Việt tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân tiên tổ; là dịp để cộng đồng các dân tộc thực hành các nghi lễ thờ cúng thần linh, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cái khỏe mạnh, gia đình ấm êm...

Người H'Mông là một trong những đồng bào dân tộc thiểu số sở hữu rất nhiều lễ hội ý nghĩa trong dịp đầu xuân năm. Ở bài viết này, Người Du Lịch xin chia sẻ đôi nét về lễ hội Gầu Tào của người dân tộc H'Mông ở vùng núi non Tây Bắc.

le-hoi-gau-tao-la-gi-va-le-hoi-gau-thao-dien-ra-vao-thoi-gian-nao-0-1147
Không gian lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người H'Mông và được cộng đồng dân tộc H'Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang gìn giữ cho đến nay. Thời gian diễn ra lễ hội Gầu Tào là vào dịp Tết Nguyên đán. Ở Lào Cai, ngày hội chính thường được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 4 tháng Giêng. Ở Hà Giang, lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức từ mùng 3 đến mùng 6 tháng Giêng hằng năm. Ngoài ra, ở những vùng khác có người H'Mông sinh sống thường chọn ngày Thìn (ngày rồng) đầu tiên trong năm âm lịch để tổ chức lễ hội với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Trong tiếng H'Mông, Gầu Tào có nghĩa là "địa điểm vui chơi ngoài trời". Vì thế, lễ hội Gầu Tào được hiểu nôm na là ngày hội mùa xuân, được tổ chức ở ngoài trời.  Lễ hội Gầu Tào được tiến hành vào mùa xuân trong 3 năm liền - mỗi năm người ta sẽ trồng một cây nêu để ba gia chủ sẽ lần lượt lấy câu nêu và những vật phẩm treo trên cây về để lấy phúc, lấy lộc. 

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Gầu Tào?

Lễ hội Gầu Tào xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của người H'Mông tại các buôn làng trên dãy Hoàng Liên Sơn vào dịp mùa xuân. Tương truyền, xưa kia, những cặp vợ chồng người H'Mông nếu cưới nhau đã lâu nhưng vẫn không sinh được con cái, nếu muốn sinh con được như ý, người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó và cầu xin các vị thần đồi, thần núi "xanh hấu tào, xanh hấu pè". Họ hi vọng, lời thỉnh cầu sẽ được các vị thần chấp nhận, phù hộ cho gia đình có được một người con trai như ý muốn. 

Sau đó, gia đình này sẽ bắt đầu tổ chức hội Gầu Tào trong 3 năm hoặc 5 năm và mời anh em, họ hàng và xóm giềng đến chia vui cũng như cùng nhau dâng lời chúc tụng, tạ ơn các vị thần đã phù trợ, giúp đỡ gia đình. Nếu như sau thời gian đó mà người vợ may mắn thụ thai và sinh được người con như ý muốn, gia đình đó sẽ tiếp tục tổ chức lễ hội Gầu Tào như lời họ đã hứa đã hứa với các vị thần đồi, thần núi trước đó. 

le-hoi-gau-tao-la-gi-va-le-hoi-gau-thao-dien-ra-vao-thoi-gian-nao-9-1149
Lễ hội Gầu Tào mang ý nghĩa cầu xin về đường con cái thuận lợi

Cũng chính từ thời điểm đó, lễ hội Gầu Tào đã xuất hiện trong đời sống văn hóa của người dân tộc H'Mông ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Trước kia, hội vốn dĩ đơn thuần chỉ mang ý nghĩa về việc cầu xin đường con cái thuận lợi do một gia đình nào đó ở trong bản đúng ra tổ chức. Và có một điểm  đặc biệt, trước kia, chỉ có những gia đình khá giả, giàu có trong làng mới có điều kiện để tổ chức lễ hội này. Song những năm trở lại đây, lễ hội Gầu Tào được tổ chức thường xuyên và trở thành một lễ hội của cộng đồng.

Chính vì sự phát triển trong quy mô lễ hội mà giờ đây, Gầu Tào không chỉ mang ý nghĩa về cầu con cái mà còn là nơi nhân dân trong cộng đồng dân tộc H'Mông cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cái khỏe mạnh, gia đình ấm no hạnh phúc...

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức ở đâu?

Theo phong tục của người H'Mông, địa điểm tổ chức lễ hội Gầu Tào được gọi là Hấu Tào (Đồi Hội). Vị trí đó là một quả đồi thấp, đỉnh bằng phẳng tạo nên một bãi rộng và bao quanh bởi những ngọn đồi cao hơn, phía trước có một không gian trũng, hẹp. 

le-hoi-gau-tao-la-gi-va-le-hoi-gau-thao-dien-ra-vao-thoi-gian-nao-8-1152
Lễ hội Gầu Tào được diễn ra ở ngọn đồi thấp, bằng phẳng, hướng về phía đông

Quả đồi diễn ra lễ hội Gầu Tào phải quay về hướng đông để cây nêu dựng lên có thể đón trọn vẹn ánh sáng mặt trời. Người H'Mông quan niệm, quả đồi Gầu Tào tượng trưng cho phúc mệnh của gia chủ. Không gian trũng phía trước tượng trưng cho sự đứt gãy, không may mắn. Những ngọn đồi cao phía sau tượng trưng cho sự phát triển: Con cái sẽ hơn cha mẹ, tài lộc ngày càng nhiều hơn.

Lễ hội Gầu Tào của người H'Mông có gì đặc sắc?

Vì sao cây nêu  được xem là biểu tượng quan trọng nhất của lễ hội Gầu Tào?

Như đã chia sẻ bên trên, trước đây, lễ hội Gầu Tào sẽ do một gia đình nào đó trong bản đứng ra tổ chức với quy mô khá nhỏ, có sự giúp đỡ của anh em họ hàng thân thích và những già làng, trưởng bản. Khi đó, gia đình chủ hội phải nhờ người có uy tín và giàu kinh nghiệm trong bản đảm nhiệm vai trò chủ lễ. Người chủ lễ sẽ cùng gia đình sẽ chọn ra một người làm chủ cúng cũng như một đội làm nhiệm vụ bảo vệ lễ hội. Ngoài ra  còn có một đội đảm nhận vai trò nấu ăn phục vụ lễ hội. 

Mặc dù có quy mô nho nhỏ nhưng lễ hội Gầu Tào vẫn được tổ chức trên một khu đất bằng phải, rộng rãi. Trước ngày diễn ra lễ, gia chủ sẽ cử người dựng cây nêu với mục đích cho dân làng biết nơi đây diễn ra lễ hội Gầu Tào để đến dự.

Biểu tượng quan trọng nhất của lễ hội Gầu Tào chính là cây nêu. Đây là loại cây gắn liền với sự linh thiêng, tựa như sợi dây liên kết với thế giới thần linh nhiệm màu. Chính vì thế, cây nêu dùng trong lễ hội luôn phải trải qua quá trình chọn lọc kỹ càng. Cây nêu phải là cây thẳng, không bị sâu, không bị cụt ngọn và quan trọng nhất là không bị đổ. 

le-hoi-gau-tao-la-gi-va-le-hoi-gau-thao-dien-ra-vao-thoi-gian-nao-7-1155
Cây nêu đóng vai trò quan trọng trong lễ Gầu Tào của người H'Mông

Trước khi tiến hành chặt cây về làm cây nêu, chủ nhà hoặc chủ cúng phải thắp hương xin các vị thần để được chặt cây, sau đó, chặt cây mang về. Điều lưu ý quan trọng là cây nêu bị chặt không được đổ xuống đất, ngọn cây phải ngả hướng về phía đông. Trên đường khiêng cây về mang chôn cũng không được đặt cây xuống đất hoặc để người khác bước qua cây.

Sau khi mang về nhà, người chủ cúng hoặc chủ nhà chưa được dựng cây lên ngay lập tức mà phải mổ gà, thắp hương khấn các vị thần đồi, thần núi để xin phép họ chjo gia đình tổ chức hội ở điểm đã chọn. Sau đó mới đem cây nêu đi dựng lên. 

Ở mỗi vùng đồng bào dân tộc H'Mông sinh sống sẽ dựng số lượng cây nếu khác nhau. Ví dụ, người H'Mông ở vùng Mường Khương (Lào Cai) chỉ dựng một cây nêu; trong khi người H'Mông ở vùng Yên Minh, Đồng Văn (Hà Giang) thì dựng đến 3 cây nêu.

Người H'Mông quan niệm, cây nêu chính là cầu thang giúp đưa những lời khẩn cầu đến được vị trí của các thần linh ở trên trời cao. Trong khi người H'Mông tại vùng Hà Giang tin rằng, 3 cây nêu của họ chính là 3 chiếc cột chống trời. Ngọn nêu luôn phải quay về hướng đông, bởi theo quan niệm, đó chính là hướng của sự sinh sôi nảy nở. Thường thì trên thân cây nêu, người Mông sẽ treo một dài vải chàm màu đen hoặc đỏ, một cút rượu, một túm ngôm thóc cùng xâu tiền bạc. Dưới gốc sẽ đặt một chum rượu to dùng để thiết đã những người đến dự. 

Phần lễ và phần hội của lễ hội Gầu Tào có gì đặc biệt?

Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, ngày lễ và hội chính của lễ hội Gầu Tào sẽ được diễn ra:

Phần lễ 

Trong ngày lễ chính, chủ hội sẽ mổ lợn, gà, bò tùy theo lời họ đã từng khấn hứa với các vị thần linh. Thường thì vào năm thứ nhất, người H'Mông sẽ môt lợn, đến năm thứ hai sẽ mổ hai con, năm thứ 3 mổ một con bò.

le-hoi-gau-tao-la-gi-va-le-hoi-gau-thao-dien-ra-vao-thoi-gian-nao-6-1156

Sau khi mọi lễ vật đã được chuẩn bị xong, chủ cúng sẽ thắp hương, mang hương đi cắm dưới gốc cây nêu để khấn các vị tổ tiên: "Nhưng gia đình đã hứa với vị thần xanh tấu hào, xanh hấu pề giúp đỡ gia đình sinh được con trai, nay gia đình tổ chức Gầu Tào mời anh em người Mông khắp các vùng về dự. Mời hai vị thần về nhận lễ rồi phù hộ con cháu khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi".

Phần hội

Sau khi phần lễ kết thúc thì đến phần hội với rất nhiều hoạt động văn hóa độc đáo như múa khèn, múa sinh tiền, múa gậy, thi bắn nỏ, đấu võ, hát giao duyên sẽ được diễn ra.  Mọi người tụ tập đến bãi mở hội. Khắp bãi dựng thêm nhiều lều lợp lá cây cho người già ăn uống chúc tụng. Bãi bằng nhất được dọn ra cho trẻ em đánh quay.

Các nơi khác trong bãi, tổ chức các trò chơi cho ngày hội được quy định trước. Các nơi này mỗi nơi đều có quán xử (chủ sự) quản lý chung. Ngoài ra cần có xừ quan (quản lý) chăm lo việc ăn uống, có hấu pầu tờ (quản củi đuốc), hấu pầu giê (trông nom xay giã dần sàng) cùng với xừ quan.

le-hoi-gau-tao-la-gi-va-le-hoi-gau-thao-dien-ra-vao-thoi-gian-nao-5-1157
Những hoạt động thú vị tại lễ hội Gầu Tào

Thường thì các hoạt động múa khèn, biểu diễn võ thuật và múa sinh tiền có không khí sôi nổi và hào hứng hơn hẳn khi những chàng trai thỏa sức khoe tài. Những người không tham gia sẽ đứng ngoài vỗ tay, hò reo cổ vũ khiến bầu không khí cả một vùng hội trở nên nhộn nhịp và sống động hơn hẳn. 

Khi màn đêm buông xuống, các chàng trai người Mông sẽ thi thố, thổ lộ tâm tư với người bạn gái qua tiếng đàn môi, tiếng sáo hoặc những tâm tình kín đáo qua hát ống... 

Kết thúc lễ hội

Khi lễ hội kết thúc, chủ nhà sẽ làm lễ và cây nêu được hạ xuống. Thầy mo đốt thẻ giấy, hốt than cho vào gáo nước, vừa đi vừa cầu khấn. Mỗi đoạn khấn vái, thầy lại nhấp một ngụm nước phun ra xung quanh. Mảnh vải đỏ thì mang về treo trong nhà cầu mong hồng phúc đời đời.

Xem thêm: Du xuân 2025: 6 lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai

Tin liên quan

Lào Cai không chỉ là thiên đường du lịch vùng cao mà còn là nơi hội tụ các điểm du lịch tâm linh linh thiêng như đền Bảo Hà, đền Thượng, đền Mẫu...

Du lịch tâm linh Lào Cai và những điều ít người biết
0 Bình luận

Trong hành trình khám phá dải đất hình chữ S xinh đẹp, bạn đừng bỏ qua chuyến hành hương về đất Tổ trải nghiệm du lịch tâm linh Phú Thọ...

Du lịch tâm linh Phú Thọ: Hành hương về với cội nguồn, chạm sâu vào giá trị văn hóa Lạc Việt
0 Bình luận

Đền Thượng Lào Cai nằm nghiêng bóng bên dòng Nậm Thi là di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh thu hút sự quan tâm của nhân dân trong vùng cũng như du khách thập phương.

Kinh nghiệm chiêm bái di tích lịch sử văn hóa đền Thượng Lào Cai 2025
0 Bình luận


Bài mới

Hành trình xuyên Việt 2 tháng bằng xe máy của cặp vợ chồng “phượt thủ” U70

Nói về hành trình xuyên Việt đáng nhớ cùng vợ, ông Việt bày tỏ: “Đã lớn tuổi nhưng còn sức khỏe tôi phải tranh thủ đưa vợ đi để sau này không phải hối tiếc”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Trekking Pu Ta Leng - Vượt qua giới hạn bản thân!

Ai bảo leo Pu Ta Leng dễ thì kệ họ. Với mình, chuyến đi này, mình đã khám phá được giới hạn mới của bản thân. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Kẻ lãng du “hồi sinh” giữa Du Già hoang vu dữ tợn

Giữa trong veo, tĩnh lặng và lạnh giá của Du Già Hà Giang, những kẻ lãng du thấy cơ thể mình được hồi sinh. Không còn nỗi sợ hãi về cơn lạnh nữa, chỉ còn một niềm khoái cảm được chìm đắm giữa núi rừng, suối thác nguyên sơ.

Thanh xuân sống ở Việt nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình…

Chris Wallace là nhà văn và nhiếp ảnh gia đến từ New York. Ông đã từng có một khoảng thời gian ở Việt Nam và với ông đây là quãng thanh xuân tơi đẹp nhất. “Nghe có vẻ lạ, nhưng thanh xuân sống ở Việt Nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình", Chris Wallace chia sẻ.

Nguyên và chuyến trekking xuyên đêm leo núi Chư Mư đón bình minh trên hòn Vọng Phu

Để có thể đón bình minh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Đắk Lắk, Nguyên đã phải một mình leo núi Chư Mư trong đêm...

Đường lên Yên Tử 

Đường lên Yên Tử là cung đường đầy khó khăn, tốn sức nhưng lòng cảm thấy thanh thản vì đã được gặp những con người bình dị nhưng tử tế...

Mê mẩn vẻ đẹp cổ kính ở tiểu chủng viện Làng Sông - 'cái nôi' của chữ Quốc ngữ

Tiểu chủng viện Làng Sông có lịch sử hơn 170 năm nhưng vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc Gothic đặc trưng, tạo nên vẻ đẹp cổ kính...

Phó Bảng Hà Giang – Thị trấn cổ tích ẩn mình giữa cao nguyên đá

Không quá đông đúc, nhộn nhịp như phố cổ Đồng Văn, thị trấn Phó Bảng Hà Giang mang đến vẻ đẹp của sự bình yên, rêu phong và cổ kính, tựa như một thước phim xưa quay chậm.

Cầu Long Biên: 'Chứng nhân lịch sử' của 'một thời đạn bom, một thời hòa bình'

Cầu Long Biên không chỉ là "chứng nhân lịch sử" của một thời đạn bom mà còn là kiệt tác kiến trúc với kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á...

Hồ Hoàn Kiếm - 'trái tim' của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Xưa kia, hồ Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm là điểm du lịch nổi tiếng, mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Hồ Noong Hà Giang – Đôi mắt của rừng 

Được mệnh danh như chốn bồng lai vùng biên viễn, Hồ Noong Hà Giang hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, như dải lụa mềm vắt giữa những khu rừng nguyên sinh rậm rạp.

Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ 11 - thế kỷ 18)... Giờ đây, nơi này trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Nhà tù Hỏa Lò và những câu chuyện lịch sử chân thực

Tọa lạc giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, Di tích Nhà tù Hỏa Lò như minh chứng của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam từng bị thực dân Pháp giam giữ tại đây.

Dốc Thẩm Mã Hà Giang – Dải lụa mềm uốn lượn giữa mây trời

Dốc Thẩm Mã là một trong những cung đường đèo đẹp nhất Hà Giang. Cung đường này không chỉ nổi tiếng với những đoạn cua khúc khuỷu mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Nhà hát Lớn Hà Nội - biểu tượng của kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Thủ đô

Nhà hát Lớn Hà Nội được xem là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp còn lưu lại giữa lòng Thủ đô mà bất cứ ai cũng có thể đến tham quan và thưởng thức nghệ thuật.

Top những đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở đất Tổ Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam; là nơi tọa lạc của nhiều đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia như: Đình Đào Xá, Đình Do Nghĩa, đình Hùng Lô...

Đề xuất