Du lịch tâm linh Phú Thọ: Hành hương về với cội nguồn, chạm sâu vào giá trị văn hóa Lạc Việt

Trong hành trình khám phá dải đất hình chữ S xinh đẹp, bạn đừng bỏ qua chuyến hành hương về đất Tổ trải nghiệm du lịch tâm linh Phú Thọ...

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Bài viết này thuộc series Du lịch Tâm Linh

Du lịch Tâm Linh

Xem thêm

Du lịch tâm linh Phú Thọ, hướng về cội nguồn

Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km. Đây là vùng đất sở hữu nét đẹp độc đáo, được thể hiện rõ nét qua bốn yếu tố: Lịch sử, văn hóa, con người, địa hình. 

Về lịch sử và văn hóa, Phú Thọ là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ với kinh đô Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Đi qua bao giai thoại và thăng trầm lịch sử, Phú Thọ trở thành vùng đất có bề dày văn hóa, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Phú Thọ nổi danh khắp đó đây với những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử: Đền Hùng, Đền Tam Giang Và Chùa Đại Bi, Đền Quốc Mẫu Âu Cơ, Chùa Phúc Thánh... Bên cạnh đó, ca trù và hát xoan của Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đất Tổ Phú Thọ còn là nơi sinh sống của những con người hiền lành, chất phác. Đồng thời cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt sản sinh ra lớp lớp thế hệ những người tài năng cho đất nước.

Từ những yếu tố "vàng ròng" trên, Phú Thọ có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch đa dạng. Trong đó, nổi bật top đầu là du lịch tâm linh Phú Thọ - đó là du lịch hướng về cội nguồn, gắn liền với Đền Hùng và một số di tích lịch sử liên quan đến thời đại Hùng Vương. 

kinh-nghiem-du-lich-tam-linh-phu-tho-tu-a-den-z-cap-nhat-moi-nhat-0
Phú Thọ là vùng Đất Tổ với nhiều di tích lịch sử văn hóa tâm linh linh thiêng

Giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, du lịch tâm linh Phú Thọ gắn liền với mùa xuân, ngay sau Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Với hơn 900 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn là cơ sở để bảo tồn không gian văn hóa Hùng Vương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời là thế mạnh để phát triển du lịch kết hợp với văn hóa, tâm linh trong phát triển "ngành công nghiệp không khói" của tỉnh. Mỗi tour du lịch tâm linh có thể là cuộc hành hương về đền, chùa, các cơ sở tôn giáo, hòa mình trong không khí lễ hội hoặc các cuộc chiêm bái vãn cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp  tâm linh, tìm hiểu văn hóa vùng miền... 

Trong những năm trở lại đây, Phú Thọ đã tập trung, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch tâm linh; đồng thời đưa vào khai thác một số hành trình du lịch như: 

- Đền Tổ Quốc Lạc Long Quân - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng - Miếu Lãi Lèn - Làng cổ Hùng Lô; 

- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng - Làng cổ Hùng Lô - Vườn quốc gia Xuân Sơn - Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy;

- Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Cụm di tích Đền Tam Giang - Chùa Đại Bi - Đền Mẫu Âu Cơ Hạ Hòa...

Những "tọa độ" du lịch tâm linh Phú Thọ linh thiêng

Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du của miền Bắc nên thời tiết bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rất rõ nét. Mùa xuân được xem là mùa du lịch tâm linh (kéo dài từ Tết âm lịch cho đến tháng 3 âm lịch hàng năm). Vào thời điểm này, hàng nghìn lượt du khách hành hương đến Đất Tổ hướng về cội nguồn, chiêm bái, vãn cảnh. Dưới đây là một số "tọa độ" tâm linh không thể bỏ qua khi thực hiện hành trình du lịch tâm linh Phú Thọ trong năm 2025 và nhiều năm tới:

Đền Hùng - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng (Đền Hùng) tọa lạc trên diện tích 1.030ha tại thành phố Việt Trì. Đền Hùng có 4 điểm tham quan chính: Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân trên đỉnh núi Sim, đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, bảo tàng Hùng Vương và đền thờ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng). 

Hiện nay các tài liệu khoa học đã tống nhấn, nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại. 

kinh-nghiem-du-lich-tam-linh-phu-tho-tu-a-den-z-cap-nhat-moi-nhat-9
Bản đồ đền Hùng

Từ chân núi đi lên, qua cổng đền là đền Hạ, tương truyền, đây là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Tiếp đến là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh là đền Thượng - đây là lăng Hùng Vương thứ 6 (dân gian gọi là mộ tổ). Đi xuống phía Tây Nam là đền Giếng, nơi có giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền, ngày xưa công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con Hùng Vương thứ 18) thường gội đầu.

Đền Hùng được xếp hạng là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Vào ngày 6/12/2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

Du lịch Lào Cai (2)
Từ chân núi Hùng lên đỉnh núi Hùng, du khách sẽ được chiêm bái hệ thống đền, chùa, lăng cùng các kiến trúc khác trong quần thể di tích lịch sử đền Hùng

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm ở đền Hùng. Sự kiện đặc biệt này được tổ chức quy mô với phần Lễ và phần Hội. Đây được xem là sự kiện lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng rất của đất nước. Thời điểm này thu hút rất đông đảo nhân dân trở về hành hương thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của người Việt. Đồng thời, đây cũng là dịp để du khách thể hiện ước nguyện của bản thân, gia đình tại các đền trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Bên cạnh hành hương tưởng nhớ, du khách đến đền Hùng để chiêm bái vẻ đẹp kiến trúc, tận hưởng không khí trong lành, an nhiên ở nơi đất thiêng của dân tộc.

Đền mẫu Âu Cơ gắn liền với truyền thuyết sinh trăm trứng

Đền mẫu Âu Cơ là ngôi đền linh thiêng tọa lạc ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Trong tâm thức người Việt, đền mẫu Âu Cơ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ, biểu tượng linh thiêng của nguồn cội con Lạc cháu Hồng của nước Việt trong bọc trăm trứng.

Tương truyền, mẹ Âu Cơ là "tiên nữ giáng trần", không chỉ xinh đẹp mà còn chăm chỉ đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật nên thường được gọi là "Đệ nhất tiên thiên công cháu". Nàng kết duyên cùng Lạc Long Quân - con trai của Kinh Dương Vương. Nàng sinh hạ được bọc trăm trứng, nở thành trăm con. 

kinh-nghiem-du-lich-tam-linh-phu-tho-tu-a-den-z-cap-nhat-moi-nhat-7
Đền Mẫu Âu Cơ được xây dựng dưới thời Hậu Lê

Khi thấy các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, tuy khí âm dương hợp lại mà thành trăm con, nhưng chung hợp thật khó vì dòng giống bất đồng". Nói rồi bèn chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, chia nước ra để cai trị lâu dài. 50 người con theo mẹ lên núi thì người con cả lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. 49 người con còn lại theo mẹ lên rừng, đến trang Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, trấn Tây Sơn để khai khẩn đất hoang, lập thôn ấp. Mẹ Âu Cơ dạy dân cày cấy, nuôi tằm dệt vải. Từ đó, nơi đây trở thành vùng đất trù phú, vạn vật tươi tốt. Khi ấp tươi đẹp, mẹ Âu Cơ lại cùng các con đi mở mang vùng đất mới. 

Ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Thân, sau khi thay xiêm áo, mẹ Âu Cơ giữ lại dải khăn đào và theo các tiên nữ về trời. Chỗ mẹ thả dải lụa sau này được người dân dựng miếu thờ phụng, được gọi là miếu thờ Mẫu Âu Cơ. Năm 1456 Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức sai Giám Quốc Sư đến Hiền Lương phong sắc và cấp 30 quan tiền tôn tạo miếu thờ Mẫu Âu Cơ.  Chính từ thời gian này tên gọi đền Mẫu Âu Cơ được thay thế cho miếu Mẫu Âu Cơ. Từ đây, nhân dân Hiền Lương, nhân dân Hạ Hòa giữ gìn, trùng tu đền, đời đời thờ phụng hương khói. 

Ngày lễ chính của đền Mẫu Âu Cơ là ngày "Tiên giáng" mùng bảy tháng Giêng. Ngoài ra, trong năm còn có các ngày lễ khác như ngày 10 - 11 tháng 2; ngày 12/3, ngày 13/8...

Đền Thiên Cổ - Ngôi đền thờ thầy giáo thời Hùng Vương

Đền Thiên Cổ tọa lạc ở một quả đồi nhỏ ven đường thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Đây là nơi thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang cùng hai học trò là công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con vua Hùng Vương thứ 18). 

Đền Thiên Cổ là quần thể gồm đình, đền, lăng thôn Hương Lan đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1999. Ngọc phả thôn Hương Lan có chép, vào đời vua Hùng thứ 18 ở làng Mộ Trạch (Hải Dương) có vợ chồng ông Vũ Công dòng dõi thư thi nhưng gia đình bần hàn nên tìm đến thôn Hương Lan, gần kinh đô Văn Lang làm nghề dạy chữ, mưu sinh. Vợ chồng ông sinh được người con trai tên Vũ Thê Lang thông minh, nho nhã, lớn lên theo nghiệp thầy đồ của cha. 

Vũ Thê Lang lấy vợ là bà Nguyễn Thị Thục quê Bắc Ninh. Vợ chồng thầy Lang có 3 người con trai nhưng khi con chưa kịp trưởng thành họ đã qua đời vì đau ốm. Ba người con sau này trở thành đô sĩ cận vệ của vua Hùng. Khi vua mất, ba ông về thôn Hương Lan trẫm mình xuống hồ tự vẫn để tỏ lòng trung nghĩa. Vua An Dương Vương phong cho ba ông làm thành hoàng làng, lập nơi thờ tự. Nhân dịp này, nhân dân lập miếu thờ tự vợ chồng thầy Lang và trồng 2 cây táu trước đền thờ. Hiện nay, hai cây táu này được công nhận là cây di sản. Nhân dân gọi 2 cây táu này là cây Vàng, cây Bạc. Cây Bạc hiện đang bị sâu và được chăm sóc đặc biệt. 

kinh-nghiem-du-lich-tam-linh-phu-tho-tu-a-den-z-cap-nhat-moi-nhat-6
Đền Thiên Cổ - Di tích khắc ghi truyền thống "tôn sư trọng đạo" của người Việt

Đền Thiên Cổ thờ thầy giáo Vũ Thê Lang nằm ở trên một quả đồi nhỏ ngay sát đường nhựa, có lối mòn đi lên, hai bên trồng hoa rất đẹp. Trong cung cấp của đền còn tượng thờ vợ chồng thầy giáo và hai học trò là công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Bên cạnh đó còn có câu đối cổ bằng chữ Việt cổ (còn gọi là chữ Khan Đẩu - chữ tượng hình tương truyền có từ thời đại các vua Hùng. Trong khuôn viên chùa có một khu mộ được cho là mộ thầy giáo Lang và vợ. Trước mộ có cụ rùa đá đội bia đá ghi lịch sử đền.

Hằng năm, để tỏ lòng tôn sư trọng đạo, nhân dân và du khách thập phương đến đền Thiên Cổ thăm viếng thắp hương. Họ coi nơi này là vùng đất linh thiêng mang lại may mắn, an lành, thuận lợi thi cử, công danh. Vào mùa thi, phụ huynh và học sinh thường đến đây thắp hương thể hiện lòng hiếu học.

Đền Tam Giang - chùa Đại Bi

Đền Tam Giang - chùa Đại Bi tọa lạc ở phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cụm di tích này nằm ở ngã ba Hạc là nơi hợp lưu của 3 dòng sông: sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Cụm di tích này gắn liền với lễ hội bơi chải truyền thống được tổ chức vào ngày 9/3 âm lịch đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng,

Cụm di tích này gồm có: đền Tam Giang, đền Mẫu, chùa Đại Bi, vết chân Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương, bến bơi chải, tượng đài Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật và bức phù điêu 18 ngôi chùa tiêu biểu của Phật Giáo Việt Nam.

Đền Tam Giang thờ 3 đức thánh là Đức Thánh Cả (Thổ Lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương), Đức Thánh bà (Thánh Mẫu Đức Sinh Quách A Nương) và Đức Thánh Hai (Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật).

kinh-nghiem-du-lich-tam-linh-phu-tho-tu-a-den-z-cap-nhat-moi-nhat-5
Đền Tam Giang - Chùa Đại Bi là hai "tọa độ" tâm linh nhất định nên đến một lần khi về với Đất Tổ Phú Thọ

Trong đó, thần Thổ Lệnh là thần làng - thần sông Bạch Hạc ở Phú Thọ. Ông có công chu du thiên hạ tìm phương thuốc quý chữa bệnh cho nhân dân. Khi thác đi, ông linh ứng giúp dân và các tướng sĩ chống giặc ngoại xâm. 

Đức Thánh Bà Quách A Nương là nữ tướng của Hai Bà Trưng và Chiêu Văn Trần Nhuật - con trai thứ 6 của vua Trần Thái Tông. Ông có công thu phục chúa đạo Đà Giang vùng Tây Bắc, lập phòng tuyến ở Bạch Hạc Trì suốt 30 năm. 

Hiện đền Tam Giang còn lưu giữ chuông đồng cổ tên là "Thông thánh quán chung ký" có niên đại từ thời Minh mệnh năm thứ 11 và các bài của minh chuông: Thác bản chuông "Phụng Thái Thanh Từ" niên đại từ thời Gia Long năm thứ 17 và "Thông Thánh Quán" niên đại thời Đại Khánh thứ 8.

Chùa Đại Bi là ngôi chùa cổ do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và cháu gái là công chúa Thiên Thụy xây dựng từ đời nhà Trần (1328). Đến nay, chùa đã có gần 700 năm tuổi. Chùa nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Tam Giang - chùa Đại Bi - ngã ba sông Bạch Hạc của Phú Thọ. 

Chùa không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ Phật giáo tới hành lễ mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa của làng xã qua nhiều đời nay. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được vẻ cổ kính. Ở ban Tam Bảo vẫn lưu giữ pho tượng cổ có giá trị lịch sử và văn hóa Phật giáo. Thềm đá trước sân chùa có một cây gạo cổ thụ hàng trăm tuổi. 

Chùa Cát Tường

Chùa Cát Tường tọa lạc ở khu phố Anh Dũng, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, bên bờ sông Hồng. Ngôi chùa này thờ mẫu Thần Long Hồng Đăng Ngạn và Hoàng hậu nước Xích Quỷ. 

Gần chùa Cát Tường là  đền Tiên thu hút du khách với lễ hội được tổ chức vào ngày 9 - 10/10 âm lịch hằng năm với các nghi lễ, trò chơi dân gian như chọi gà cờ người, kéo co...

Du lịch tâm linh Phú Thọ: Đi vào mùa nào, di chuyển bằng phương tiện gì, ở đâu, ăn gì?

Nhắc đến Phú Thọ là nhắc đến vùng Đất Tổ với Lễ hội Đền Hùng và truyền thống về con Rồng cháu Tiên và cuộc hành trình hướng về cội nguồn. Những năm trở lại đây, tỉnh Phú Thọ đã không ngừng đầu tư, tạo ra những tour du lịch tâm linh ấn tượng, thu hút du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, với những người chưa từng đặt chân đến Đất Tổ thì luôn có thắc mắc: Du lịch tâm linh Phú Thọ nên đi vào mùa nào, di chuyển bằng phương tiện gì, ở đâu, ăn gì? 

Du lịch tâm linh Phú Thọ nên đi vào mùa nào?

Phú Thọ là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc có khí hậu nhiệt đơi ẩm và có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Mùa đông thường lạnh và khô. Mùa xuân được xem là mùa du lịch tâm linh của Phú Thọ, kéo dài từ Tết Nguyên đán cho đến tháng 3 âm lịch hằng năm. Đây là thời điểm Phú Thọ đón nhiều khách du lịch đến nhất.

kinh-nghiem-du-lich-tam-linh-phu-tho-tu-a-den-z-cap-nhat-moi-nhat-4
Nên đi du lịch tâm linh Phú Thọ vào mùa xuân

 Theo các tín đồ du lịch, với vùng Đất Tổ, du khách nên đến vào mùa Xuân. Đây là mùa lễ, du khách có cơ hội được tham gia vào rất nhiều lễ hội truyền thống của địa phương, được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, được trải nghiệm các trò chơi dân gian...

Đi du lịch tâm linh Phú Thọ bằng phương tiện nào?

Thành phố Việt Trì được xem là trung tâm du lịch của tỉnh Phú Thọ. Từ đây, du khách có thể di chuyển đến nhiều địa điểm tâm linh xung quanh để chiêm bái, vãn cảnh. Đặc biệt, cung đường đi đến Phú Thọ rất thuận lợi. Cụ thể:

Phú Thọ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km, vì thế, du khách có thể thông qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai để đi đến Phú Thọ. Du khách có thể lựa chọn đi xe khách từ các bến xe trong nội thành Hà Nội lên thành phố Việt Trì mới mức giá từ 60.000 - 100.000 đồng/lượt; với xe limousine, giá khoảng 140.000 đồng/lượt. Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn đi xe ô tô ghép 4 chỗ.

kinh-nghiem-du-lich-tam-linh-phu-tho-tu-a-den-z-cap-nhat-moi-nhat-3
Du khách có thể đi du lịch tâm linh Phú Thọ bằng xe khách, xe ô tô hoặc xe máy...

Với phương tiện ô tô cá nhân, du khách có thể chủ động di chuyển theo cao tốc Nội Bài - lào Cai đến IC17, rẽ vào thành phố Việt Trì. Còn nếu đi xe máy, có thể di chuyển theo đường quốc lộ 2, qua Phúc Yên, Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc). Cung đường này khác với quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây. 

Với du khách ở miền Trung và miền Nam có thể di chuyển bằng máy bay đến sân bay quốc tế Nội Bài. Sau đó du khách lựa chọn phương tiện phù hợp với  túi tiền và mong muốn của mình để đi đến Phú Thọ: Xe khách, taxi...

Đi du lịch tâm linh Phú Thọ lưu trú ở đâu?

Phú Thọ có nhiều điểm du lịch tâm linh ấn tượng tuy nhiên, các các điểm lại ở khá xa nhau, vì thế việc lên phương án lưu trú là phần quan trọng trong chuyến du lịch tâm linh Phú Thọ của du khách thập phương. Tại Phú Thọ, du khách có thể lựa chọn lưu trú tại khách sạn hoặc homestay ở gần các điểm du lịch.

Các khách sạn 4 - 5 sao thường tập trung ở trung tâm thành phố Việt Trì như Mường Thanh Luxury Phú Thọ, Garden Việt Trì. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể lưu ý đến một số khách sạn khác như Saigon Phutho Hotel, SOJO Viet Tri...

kinh-nghiem-du-lich-tam-linh-phu-tho-tu-a-den-z-cap-nhat-moi-nhat-2
Khách sạn và homestay là những lựa chọn tối ưu cho du khách khi đi du lịch tâm linh Phú Thọ

Ở khu vực suối khoáng nóng Thanh Thủy thì có Thanh Thủy Helth Resort, Thanh Lâm Resort; Ở vườn quốc gia Xuân Sơn có Homestay Xuân Sơn, homestay Lâm, homestay Quỳnh Nga, Thức Như tập trung ở bản Dù...

Du lịch tâm linh Phú Thọ ăn gì?

Không chỉ hành hương, chiêm bái các địa điểm tâm linh ở Phú Thọ, du khách đừng bỏ qua việc thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây. Tại thành phố Việt Trì, du khách nhất định phải một lần thưởng thức món cá lăng nướng riềng mẻ, rang muối, nấu canh chua, trộn hành tím... 

kinh-nghiem-du-lich-tam-linh-phu-tho-tu-a-den-z-cap-nhat-moi-nhat-1

Tiếp theo đó là đặc sản thịt chua Thanh Sơn. Đây là món đặc sản của người Mường Phú Thọ được chế biến từ thịt lợn mán, ướp gia vị, thính và để lên men tự nhiên. Món ăn này cuốn với lá sung, chấm tương ớt thì rất dậy mùi. 

Ngoài ra, ở khu vực thành phố Việt Trì còn có các món ăn hấp dẫn khác như: lẩu cua, ngan, thịt dê... tập trung ở khu vực dốc Nguyễn Du, dốc Dệt Nông Trang.

Một số lưu ý quan trọng khi đi du lịch tâm linh Phú Thọ

Vì đây là hành trình du lịch tâm linh, vì thế, du khách cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, khi đến các nơi linh thiêng mang đậm dấu ấn lịch sử như đền Hùng thì cần phải ăn mặc phù hợp, không quá hở hang và đặc biệt là không nên chụp ảnh ở các đền thờ. 

Thứ hai, tại các đền, chùa, du khách cần đi nhẹ, nói khẽ, không sử dụng các ngôn ngữ không phù hợp. Đặc biệt, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ tài sản chung, nhất là các di sản được trưng bày trong đền, chùa, di tích lịch sử... 

Thứ ba, nếu du khách đi du lịch tâm linh Phú Thọ theo hình thức tự túc thì nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân, bằng lái xe và một số vật phẩm cá nhân quan trọng như quần áo, thuốc men cơ bản...

Chúc các bạn có một chuyến hành hương về nguồn ý nghĩa, an toàn!

Xem thêm: Cẩm nang du lịch tâm linh Ninh Bình từ A đến Z cập nhật mới nhất

Đọc thêm

Lào Cai không chỉ là thiên đường du lịch vùng cao mà còn là nơi hội tụ các điểm du lịch tâm linh linh thiêng như đền Bảo Hà, đền Thượng, đền Mẫu...

Du lịch tâm linh Lào Cai và những điều ít người biết
0 Bình luận

Du lịch tâm linh Hà Nam thực sự bùng nổ khi vùng đất này vừa dành được giải thưởng Du lịch thế giới hạng mục “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” năm 2024. Đây là "tọa độ" du lịch tâm linh linh thiêng dành cho du khách về hành hương, vãn cảnh.

Du lịch tâm linh Hà Nam: Lạc bước giữa chốn linh thiêng nơi 'đất mẹ anh hùng'
0 Bình luận


Bài mới

7 Làng chài tuyệt đẹp bạn nhất định phải ghé đến một lần trong đời

Không chỉ đẹp như tranh vẽ, các làng chài này còn mang trong mình nét văn hóa đặc trưng và cuộc sống bình dị, khiến bất kỳ ai cũng phải si mê ngay từ lần đầu ghé thăm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 18 giờ trước
Tiên Sa Show – Siêu phẩm vũ nhạc kịch đương đại tại Đà Nẵng

Là 1 trong 2 điểm đến văn hóa - giải trí mới nhất tại Đà Nẵng, Tiên Sa Show đang trở thành lựa chọn không thể bỏ lỡ với bất kỳ ai muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa địa phương bằng cách hiện đại và độc đáo nhất.

Hồng Anh
Hồng Anh 2 ngày trước
Đi một ngày địa đạo, thấm 'một đời' lịch sử

Đi địa đạo Củ Chi đi em, để tận mắt thấy đất thép khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục, để thấy hòa bình quý giá đến nhường nào!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Cẩm nang khám phá ốc đảo Robinson Nha Trang

Mới chỉ được biết đến trong vài năm trở lại đây nhưng đảo Robinson Nha Trang đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách. Nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ, tận hưởng bầu không khí yên bình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cầu vòm Đồn Cả - 'cổng trời' thơ mộng dưới chân đèo Hải Vân

Cầu vòm Đồn Cả được thiết kế tạo thành các khoang mái vòm với những cột đá chống sừng sững. Cầu bắc ngang qua con suối nhỏ cùng đường ray uốn lượn đâm về phía núi tựa như "cổng trời" nhìn ra thảm xanh trùng điệp của đèo Hải Vân... 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Cô gái Tày đưa khách Tây về bản cuốc đất trồng rau để “chữa lành”

Nhờ tư duy du lịch trải nghiệm mới lạ, cô gái Tày đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình và giúp bà con bản nghèo Yên Bái có thêm công ăn việc làm, phát triển kinh tế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Chư Mư - cung trekking 'dị biệt' giữa rừng xanh đại ngàn 

Nếu bạn đã từng đi qua Tà Năng - Phan Dũng, chinh phục Tà Chì Nhù săn mây hay đắm mình trong cảnh núi non của Kỳ Quan San... thì Chư Mư là một "cú twist" đầy bất ngờ - cung trekking khó top đầu Việt Nam, mang màu sắc rất riêng. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Côn Đảo lần đầu mở tour bảo tồn rùa biển

Tour bảo tồn rùa biển tại Vườn Quốc gia Côn Đảo được chia thành 10 đợt, bắt đầu từ ngày 1/6 đến hết ngày 10/9 với 3 lịch trình trong 5, 7 hoặc 10 ngày tùy nhu cầu của du khách.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Top 7 lăng tẩm đẹp nhất ở Huế, bạn có thể ghé thăm vào dịp 30/4 - 1/5

Nếu có ý định đến Huế vào dịp 30/4 - 1/5 thì bạn đừng bỏ qua top 7 lăng tẩm này nhé. Đây là địa điểm giúp bạn tìm hiểu về lịch sử thời Nguyễn và chụp những bức hình đẹp. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Đến Suối Tía để 'chạm' vào một Đà Lạt nguyên bản

Suối Tía lúc sáng sớm sương mù giăng kín mặt nước, cuốn vào thân những cây chò trụi lá mọc lên giữa lòng hồ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Đảo Bé Lý Sơn - 'Maldives' xinh đẹp của riêng người Việt

Đảo Bé Lý Sơn sở hữu cảnh sắc thơ mộng, hoang sơ cùng những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm... Chính vì thế, nơi đây mang đến sức hút đặc biệt với những tín đồ mê xê dịch. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
'Làng nguyên thủy' Hang Táu - nơi người H'Mông 'trốn' cả thế giới

Hang Táu là ngôi làng nhỏ, nơi bà con dân tộc H'Mông sinh sống. Nơi đây rất hoang sơ, không đèn điện, không internet, không sóng điện thoại...

Một chuyến phượt đêm Hà Nội

Ai trong đời cũng nên trải nghiệm một lần cảm giác "săn vẻ đẹp không ngủ của Thủ đô". Rủ ngay bạn bè phượt đêm Hà Nội với lịch trình dưới đây nhé!

Hoa gạo chùa Thầy: Bung sắc rực rỡ bên cổ tự ngàn năm tuổi

Cây hoa gạo cổ thụ trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã nở rực rỡ, nhuộm đỏ cả một khoảng trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần mơ mộng.

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của Công viên đá Ninh Thuận

Có những nơi không cần cầu kỳ, chỉ cần thiên nhiên là đủ đẹp. Công viên đá – một góc nhỏ ở Ninh Thuận, nơi núi và biển gặp nhau trong sự hoang sơ nhất.

Nô trức trẩy hội đua thuyền truyền thống hơn 600 năm tại làng Đăm Tây Tựu

Lễ hội đua thuyền làng Đăm, Tây Tựu, Hà Nội là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư ven đô

Đề xuất