Chùa Phật Quang Hà Nam – Tìm về chốn bình yên linh thiêng nơi cổ tự trăm năm tuổi

Chùa Phật Quang Hà Nam là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại miền Bắc, được nhiều Phật tử, người dân và du khách ghé tới tham quan, dâng hương lễ lãi hàng năm.

Diệu Nguyễn Theo dõi

Chùa Phật Quang Hà Nam ở đâu?

Chùa Phật Quang Hà Nam là ngôi chùa cổ gần trăm năm tuổi nằm ở thôn Dư Nhân, huyện Thanh Liêm, cách trung tâm TP.Hà Nội khoảng 70km.

chua-phat-quang-o-dau-va-cach-di-chuyen-den-chua-phat-quang-ha-nam-1
Chùa Phật Quang Hà Nam cách Hà Nội khoảng 70km

Cùng với chùa Tam Chúc, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, chùa Phật Quang đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh Hà Nam nổi tiếng. Các tín đồ Phật giáo thường chọn nơi đây làm điểm hành hương, tu tập vào mỗi dịp cuối tuần và những ngày lễ lớn của Phật giáo. Hằng năm, chùa cũng đón rất nhiều lượt khách trong và ngoài nước ghé đến tham quan, dâng hương lễ bái.

Lịch sử hình thành chùa Phật Quang Hà Nam

Tồn tại gần 100 năm tuổi nhưng trước đây chùa Phật Quang chỉ là một ngôi chùa cổ, nhỏ bé nằm lọt thỏm trong thôn Dư Nhân. Ban đầu, chùa được dựng lên để đáp ứng nhu cầu thờ cúng, chiêm bái lễ Phật của người dân trong vùng. Theo dòng chảy của thời gian, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, một số hạng mục của chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.

chua-phat-quang-o-dau-va-cach-di-chuyen-den-chua-phat-quang-ha-nam-2
Trụ trì Đại Đức Thích Thiên An của chùa Phật Quang Hà Nam

Đến năm 2015, Trụ trì Đại Đức Thích Thiên An đã cho tiến hành xây dựng, trùng tu lại toàn bộ không gian chùa với nhiều công trình kiến trúc tầm cỡ như nhà Tổ, Tam Bảo, giảng đường, lầu trà, hòn non bộ,… với tổng diện tích khuôn viên lên đến 6000 m2.

Ngày nay, chùa Phật Quang Hà Nam không chỉ là không gian tu tập, hành hương mà còn trở thành chốn đi về bình yên, thanh tịnh cho Phật tử, du khách trong và ngoài nước.

Kiến trúc chùa Phật Quang Hà Nam – Đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh

Kiến trúc ngoại cảnh ấn tượng

Chùa Phật Quang Hà Nam sở hữu lối kiến trúc ngoại cảnh ấn tượng, độc đáo như một ngôi nhà vừa chuẩn chỉnh. Thoạt nhìn bên ngoài, chùa không quá hoành tráng, nổi bật, nhưng khi bước vào bên trong, du khách sẽ bất ngờ trước sự phối hợp hài hòa đầy tinh tế của cảnh sắc thiên nhiên với các công trình kiến trúc Phật giáo. Đó là sự phối hợp vừa độc đáo, vừa đẹp mắt nhưng cũng rất thanh tịnh, dung dị và bình yên.

chua-phat-quang-o-dau-va-cach-di-chuyen-den-chua-phat-quang-ha-nam-3
Chùa Phật Quang Hà Nam sở hữu lối kiến trúc ngoại cảnh ấn tượng

Ngôi chùa được ví von như chốn thơ trước cửa Phật bởi sự sắp đặt tài tình của những tùy bút thư pháp thanh thoát trên đá và cả những bức họa kiêu sa. Điều đặc biệt là hầu hết các bức thư pháp và tranh vẽ tại chùa Phật Quang đều do một tay Đại đức Thích Thiên Ân chắp chút. Bằng bàn tay khéo léo, thầy đã tạo nên nhiều kiệt tác sáng tạo, thổi hồn vào các công trình kiến trúc của ngôi cổ tự trăm năm tuổi.

Ngoài những công trình kiến trúc mang dấu ấn riêng như Tam Bảo, giảng đường, lầu trà,… vẻ đẹp tâm linh của chùa Phật Quang còn được điểm tô bởi những hòn non bộ rộng lớn, cùng với những tiểu cảnh được sắp xếp đẹp mắt, hài hòa, mộc mạc nhưng không kém sự hữu tình. Mỗi một góc tại chùa, dù lớn hay nhỏ cũng đều được tỉ mỉ sắp xếp, đẽo gọt nên dù không gian rộng lớn nhưng nhìn vào đâu du khách cũng cảm nhận được vẻ tao nhã, uy nghiêm.

chua-phat-quang-o-dau-va-cach-di-chuyen-den-chua-phat-quang-ha-nam-4
Chùa Phật Quang Hà Nam được ví von như chốn thơ trước cửa Phật

Đoạn đường từ cổng chùa dẫn vào khuôn viên được rải đá mạt trắng, sử dụng các mặt đá lớn để lót đường, giúp cho bước chân của du khách khi ghé đến chùa hành hương, tham quan vãn cảnh đều sẽ được nhẹ nhàng, êm ái.

Không gian chùa thanh tịnh, trang nghiêm

Chùa Phật Quang là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo, không chỉ kiến trúc ngoại cảnh ấn tượng mà không gian nội thất bên trong cũng được sắp xếp công phu, tinh tế.

chua-phat-quang-o-dau-va-cach-di-chuyen-den-chua-phat-quang-ha-nam-5
Kiến trúc bên trong chùa Phật Quang

Các tượng Phật lớn, khu vực lễ bái bên trong chùa được được sắp xếp tỉ mỉ, trang nghiêm. Tại các hạng mục kiến trúc bên trong chùa, ngoài những khóa hoa, chậu cây được bài trí, nhà chùa còn điểm xuyến những chiếc đèn lồng khiến không gian chùa về đêm càng thêm phần uy nghiêm, trầm lắng.

Kinh nghiệm lễ Phật chùa Phật Quang Hà Nam

Nên đi chùa Phật Quang vào thời điểm nào?

Chùa Phật Quang Hà Nam mở cửa quanh năm để đón du khách ghé thăm, vãn cảnh, hành hương, đặc biệt đông đúc là vào những ngày đầu năm. Đến chùa Phật Quang trong những ngày này, ngoài dâng hương lễ Phật, du khách còn có dịp được nghe các thầy giảng đạo, thưởng trà, thả lỏng tâm hồn, thư thả vãn cảnh đầu năm.

Đường đi đến chùa Phật Quang Hà Nam

Chùa Phật Quang Hà Nam cách trung tâm TP.Hà Nội khoảng 70km, cách TP.Phủ Lý chưa đầy 7km, nằm ngay trong khu đô thị Hưng Hòa, địa chỉ không quá khó tìm, đường đi cũng tương đối dễ dàng nên rất tiện lợi cho du khách di chuyển.

chua-phat-quang-o-dau-va-cach-di-chuyen-den-chua-phat-quang-ha-nam-6
Chùa Phật Quang là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hà Nam
  • Phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy): Nếu di chuyển đến chùa Phật Quang bằng xe máy bạn có thể đi theo tuyến đường trung tâm TP.Hà Nội – Giải Phóng – Văn Điển – Thường Tín – Quốc lộ 1A – TP.Phủ Lý. Còn nếu đi bằng ô tô bạn có thể đi theo đường trung tâm TP.Hà Nội – Giáp Bát – ĐCT Ninh Bình/ĐCT01 – TP. Phủ Lý. Khi đi du khách có thể kết hợp tra google map để tránh bị lạc đường.
  • Xe khách: Nếu ngại lái xe hoặc đi theo nhóm đông, bạn có thể ra bến xe Giáp Bát để đón xe khách về Hà Nam như xe Hùng Hoa, xe Sao Việt, xe Cúc Mừng,…
  • Tảu hỏa: Nếu muốn có một chuyến du lịch thú vị, bạn có thể chọn đi bằng tàu hỏa từ Hà Nội đến Hà Nam, dừng tại ga Phủ Lý. Rồi từ Phủ Lý bạn có thể bắt xe taxi hoặc xe ôm đến chùa Phật Quang. Vé tàu du khách có thể đặt mua trên web Tổng công ty đường sắt Việt Nam hoặc ra ga mua trực tiếp.

Gợi ý cách dâng hương lễ phật tại chùa Phật Quang

Đi lễ chùa quan trọng là sự thành tâm nên về phần lễ Phật chỉ cần chuẩn bị chu đáo, không nhất thiết phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy. Mâm lễ khi đi chùa sẽ là mâm lễ chay bao gồm hương, trái cây tươi, hoa tươi, trà, bạn kẹo.

chua-phat-quang-o-dau-va-cach-di-chuyen-den-chua-phat-quang-ha-nam-7
Có rất đông du khách đền chùa Phật Quang Hà Nam để hành hương lễ Phật

Sau khi chuẩn bị lễ xong, vào chùa Phật Quang dâng lễ, bạn cũng cần phải tuân thủ đúng thứ tự hành lễ là đặt lễ vật, thắp vài nén hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước. Sau đó, đặt lễ lên hương án của chính điện rồi thắp nhang, khấn vái thành tâm ở tất cả các ban thờ khác. Sau khi khấn vái xong, bạn tiếp tục đến làm lễ tại nhà thờ Tổ. Trong lúc chờ hạ lễ, bạn có thể đến phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng, trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Gợi ý cách vãn cảnh chùa Phật Quang

Có dịp hành hương đến chùa Phật Quang Hà Nam, ngoài lễ bái dâng hương, vãn cảnh chùa, trải nghiệm không gian thoáng đãng, bình yên, du khách còn có thể ngồi thưởng trà, ngắm hoa, cho cá ăn để tâm hồn được lắng đọng, quên đi mọi phiền lo, bộn bề cuộc sống. Nếu muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, ý nghĩa của từng cảnh quan trong chùa, du khách có thể hỏi để nghe sư thầy giải đáp, giảng giải về triết lý nhân sinh thế thái ở đời.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Phật Quang Hà Nam

Chùa Phật Quang là điểm đến tâm linh, nên khi tới tham quan, lễ chùa du khách cần lưu ý một số vấn đề sau:

chua-phat-quang-o-dau-va-cach-di-chuyen-den-chua-phat-quang-ha-nam-8
Nên lưu ý trang phục khi đến chốn linh thiêng như chùa Phật Quang
  • Trang phục khi đến chùa nên trang nghiêm, lịch sự, phù hợp với văn hóa, cảnh quan của chùa.
  • Chùa là nơi chốn tu hành, trang nghiêm, thanh tịnh du khách không nên ồn ào, mắng chửi bậy bạ, không tự ý đi lung tung hay đến các khu vực hạn chế trong chùa.
  • Đến lễ Phật tại chùa, du khách nên tuân thủ các quy tắc cúng lễ ở các ban, công đức cúng dường, không nên rải tiền lẻ hay đặt tiền, thắp hương lung tung trên tượng phật trong chùa.

Hy vọng với những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây, bạn sẽ có cho mình một chuyến hành hương, trải nghiệm chùa Phật Quang ý nghĩa, trọn vẹn. 

Xem thêm: Đền Bà Chúa Kho và nghi lễ tâm linh linh thiêng "sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện"

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh linh thiêng và nổi tiếng nhất tại miền Bắc. Hằng năm nơi đây đón hàng nghìn lượt khách đến để cầu tài lộc, may mắn và bình an.

Đền Bà Chúa Kho và nghi lễ tâm linh linh thiêng 'sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện'
0 Bình luận

Không chỉ là quần thể danh thắng tâm linh đẹp tự chốn bồng lai tiên cảnh, chùa Tam Chúc còn là nơi nuôi dưỡng, phát triển và truyền bá những giá trị văn hóa Phật giáo mang tầm quốc tế...

Chùa Tam Chúc - nơi đất Phật giữa cõi trần gian
0 Bình luận

Chùa Phổ Quang Phú Thọ có niên đại khoảng 800 năm và là nơi lưu giữ 1 trong 5 bảo vật quốc gia được công nhận tại Phú Thọ... 

Chiêm bái chùa Phổ Quang Phú Thọ - cổ tự linh thiêng lưu giữa bảo vật quốc gia
0 Bình luận

Tin liên quan

Chùa Một Cột không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà nơi đây còn được xem là một trong những biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng đất Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Ghé thăm Chùa Một Cột - Điểm đến linh thiêng giữa lòng thủ đô
0 Bình luận

Chùa Bái Đính là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Ninh Bình, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé đến tham quan, vãn cảnh, hành hương. Nếu đang có ý định du lịch chùa Bái Đính thời gian tới thì đừng bỏ qua những cẩm nang chi tiết được Người du lịch giới thiệu trong bài viết dưới đây!

Ghé thăm chùa Bái Đính: Chốn an yên giữa non cao trùng điệp
0 Bình luận

Du lịch tâm linh Hà Nam thực sự bùng nổ khi vùng đất này vừa dành được giải thưởng Du lịch thế giới hạng mục “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” năm 2024. Đây là "tọa độ" du lịch tâm linh linh thiêng dành cho du khách về hành hương, vãn cảnh.

Du lịch tâm linh Hà Nam: Lạc bước giữa chốn linh thiêng nơi 'đất mẹ anh hùng'
0 Bình luận


Bài mới

'Buồn, bực, bụi, bẩn' - 4 chữ gắn mác xấu xí cho một vùng đất từ 'tỉnh nhỏ và nghèo' lột xác thành điểm đến thân thiện nhất thế giới

Từ vùng đất bị lãng quên, gắn liền với "4B" -"buồn, bực, bụi, bẩn", Ninh Bình mạnh mẽ trỗi dậy trở thành điểm đấn tuyệt vời nhất thế giới. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 giờ trước
Chuyện ít biết về hòn đảo du lịch duy nhất được đặt tượng Bác Hồ khi Người còn sống

Ít ai biết rằng giữa muôn trùng sóng nước của vùng biển Đông Bắc, trên huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) có một tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng đặc biệt - tượng Bác duy nhất được dựng khi Người còn sống. Và bức tượng đã trở thành niềm tự hào thiêng liêng của người dân vùng đảo biên cương.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 8 giờ trước
Vì sao nên đến các làng chài Bình Định vào mùa không?

Nếu bạn từng ao ước rời nhịp sống hối hả để "sống chậm" với mỗi sớm mai thức dậy cùng tiếng sóng, mỗi chiều thong dong ngắm hoàng hôn cuối chân trời... thì hãy thử đến với các làng chài Bình Định vào mùa khô (tháng 3 đến tháng 8) - thời điểm đẹp nhất trong trong năm.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Đêm Cúc Phương - cả khu rừng hóa thành dải ngân hà

Có những đêm không nằm trong ký ức, mà nằm sâu trong tâm trí - như một ngôi sao nhỏ lặng lẽ sáng mãi. Với tôi, đó là một đêm đầy trải nghiệm ở rừng Cúc Phương.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Vịnh Lan Hạ: 'Thiên đường ngủ quên' chờ được đánh thức

Dẫu không nổi tiếng như "người hàng xóm" vịnh Hạ Long nhưng vịnh Lan Hạ lại sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, bình yên đến lạ - là báu vật thiên nhiên mà bất kỳ ai yêu biển cả cũng muốn ghé thăm một lần.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Đèo Mã Pì Lèng – Huyền thoại trên đá, biểu tượng của ý chí Việt

Người ta gọi Mã Pì Lèng là “huyền thoại trên đá” – bởi chính nơi đây đã viết nên một phần sử thi hiện đại của dân tộc Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan Vườn Quốc gia Cát Bà từ A đến Z năm 2025

Vườn quốc gia Cát Bà không chỉ là khu bảo tồn sinh thái quý giá mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, trekking, khám phá hệ sinh thái rừng - biển độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Mùa nước đổ Tây Bắc: Khi bàn tay con người hóa thành kiệt tác

Người Tây Bắc không chỉ gieo lúa, họ gieo cả sự sống, hy vọng và niềm tin lên những sườn núi đá khô cằn... 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Chuyện ở hòn 2m2/người: Nơi có nhà thổ, 2 nước đánh nhau vì... cá rô

Hòn đảo Migingo có diện tích bằng một nửa sân bóng đá, nằm trong hồ Victoria ở giữa biên giới Uganda và Kenya. Hòn đảo bé tí này có quán bar, hiệu cắt tóc và cả nhà thổ.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao chùa Quán Sứ được chọn làm nơi tôn trí xá lợi Đức Phật?

Chùa Quán Sứ là địa điểm thứ 3 tại Việt Nam được cung nghinh xá lợi Đức Phật. Đây là ngôi cổ tự linh thiêng hơn 500 năm tuổi và từng đón nhiều nguyên thủ quốc tế đến thăm. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Top 10 hòn đảo Việt Nam nhất định phải đến một lần trong đời

Dưới đây là danh sách TOP 10 hòn đảo đẹp nhất Việt Nam mà bạn nhất định phải đến một lần trong đời, từ những thiên đường biển hoang sơ cho đến những điểm nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Vượt Trung Quốc, tượng Phật cao nhất thế giới dự kiến được xây dựng tại Thanh Hóa

Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai được xây dựng trên đỉnh núi Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dự kiến đây sẽ là tượng Phật lớn nhất thế giới, vượt qua cả tượng Phật ở Trung Quốc.

Sealand - Những chuyện lạ kỳ quặc từ quốc gia tự xưng nhỏ nhất thế giới

Sealand nhỏ bé có rất nhiều chuyện lạ khiến người ta phải tò mò như: Quốc gia tự phong trên pháo đài bỏ hoang; đảo chính "quốc tế" giữa biển khơi; bán tước hiệu quý tộc và quốc tịch qua... internet...

Ninh Đảo – Bình yên vẫy gọi giữa lòng biển xanh

Giữa hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ ven bờ miền Trung, Ninh Đảo – một cái tên còn xa lạ với nhiều người – lại đang âm thầm trở thành điểm đến dành cho những ai tìm kiếm sự tĩnh lặng và nguyên sơ giữa lòng biển xanh.

Gợi ý top 20 bãi biển đẹp nhất Việt Nam nên ghé thăm vào mùa hè 2025

Dưới đây là 20 bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam nên ghé thăm vào mùa hè 2025, được lựa chọn dựa trên cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm du lịch, và độ nổi tiếng hoặc hoang sơ phù hợp với nhiều kiểu du khách.

Chợ Lùi, Hà Giang: Nơi thời gian hóa đá, văn hóa thành linh hồn

Hà Giang không chỉ có những cung đường uốn lượn, những triền đồi tím rịm màu tam giác mạch... Hà Giang còn có chợ Lùi - một phiên chợ không có ngày cố định, nơi thời gian hóa đá, văn hóa thành linh hồn.

Đề xuất