Ghé thăm Chùa Một Cột - Điểm đến linh thiêng giữa lòng thủ đô

Chùa Một Cột không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà nơi đây còn được xem là một trong những biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng đất Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Hồng Anh
Hồng Anh 25/12
Theo dõi

Chùa Một Cột ở đâu?

Chùa Một Cột hay còn được gọi là chùa Mật, Diên Hựu Tự, Liên Hoa Đài, được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông. Nằm giữa lòng Hà Nội, chùa Một Cột là một trong những biểu tượng, địa điểm du lịch tâm linh yêu thích của du khách cả trong và ngoài nước.

chua-mot-cot-o-dau-va-chua-mot-cot-duoc-xay-dung-nam-nao-2
Chùa Một Cột nằm trong khuôn viên quần thể Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác

Vào thời Lý, chùa Một Cột nằm ở thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, ở phía Tây Hoàng Thành Thăng Long. Hiện nay, chùa nằm trong khuôn viên quần thể Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác. Cụ thể, chùa Một Cột nằm trên con phố cùng tên, nằm ngay sau phố Ông Ích Khiêm, tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.

Lịch sử hình thành chùa Một Cột

Chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, thời vua Lý Thái Tông, đến năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông thì hoàn thiện.  

Theo truyền thuyết kể lại, chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu được xây dựng từ giấc mơ của vua Lý Thái Tông và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Trong một đêm nằm ngủ, vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan Âm đang ngồi trên một đài sen, tỏa ra ánh sáng rực rỡ và Phật bà đã mời vua lên ngự cùng. Sau khi tỉnh giấc, vua Lý Thái Tông đã kể lại cho các quan thần nghe về giấc mơ. Nhà sư Thiền Tuệ sau khi lắng nghe đã khuyên vua xây dựng ngôi chùa trên một trụ đá, làm tòa sen của Phật bà Quan Âm đặt lên trên, sau đó cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh để kéo dài sự phù hộ. Chùa mang tên Diên Hựu cũng là vì thế.

chua-mot-cot-o-dau-va-chua-mot-cot-duoc-xay-dung-nam-nao-3
Chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, thời vua Lý Thái Tông

Vào thời vua Lý Nhân Tông chùa Diên Hựu đã được trùng tu lại và cho xây dựng thêm 2 tháp lợi sứ trắng ở phía trước sân chùa. Cụ thể, trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi lại “”Ất Dậu, Long Phù, năm thứ 5 (1105), Tống Sùng Ninh năm thứ 4… Bấy giờ vua cho sử lại chùa Diên Hựu đẹp hơn cũ, đào hồ Liên Hoa Đài, gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là hồ Bích Trì, đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây bảo tháp”.

Sau khi hoàn thiện, hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa Diên Hựu làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp kinh thành cũng về dự lễ.

Sau nhiều lần xuống cấp và được trùng tu lại, đến năm 1954 chùa Một Cột đã bị quân Pháp đặt bom phá hủy. Báo Tia Sáng đã đăng tin vào ngày 10/09/1945 như sau: “…chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất”.

Sau khi Bộ văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản Thủ Đô đã cho trùng tu, xây dựng lại chùa giống với kiến trúc ban đầu. Chùa Một Cột mà chúng ta thấy ngày nay là được sửa chữ, phụng dựng lại từ năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhận.

Kiến trúc của chùa Một Cột

Năm 1999, trong một bài nghiên cứu, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ đã đưa ra các dẫn chứng chứng minh lối kiến trúc một cột của chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) có nét tương đồng với kiến trúc từng tồn tại trên cột đá chùa Dạm ở Bắc Ninh.

Theo một số nhà nghiên cứu khác, lối kiến trúc một cột này đã có từ trước thời nhà Lý. Cụ thể, ở Hoa Lư, Ninh Bình trong chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành cũng có một cây cột đá cao, tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, phía trên là tòa sen chạm. Hay vào năm 1058, đời Lý Thánh Tông cũng có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện cũng có dựng lầu chuông trên một cột 8 cạnh hình bông sen.

chua-mot-cot-o-dau-va-chua-mot-cot-duoc-xay-dung-nam-nao-4
Chùa Một Cột hiện tại do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thực hiện

Sau này khi chùa bị Pháp phá hủy và được trùng tu lại bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, thì chùa được dựng lại theo nét kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Chùa được tạo hình giống như một đóa sen nở trên mặt nước, loài hoa tượng trưng cho sự thánh khiết, cao quý của Phật pháp. Cũng vì thế mà dân gian vẫn thường gọi chùa Một Cột là Liên Hoa Đài.

Toàn bộ không gian chùa Một Cột đều được đặt trên một trụ đá nằm giữa hồ Linh Chiểu. Mái chùa được lợp bằng ngói cổ, thiết kế hình đao cong đắp hình rồng chầu mặt nguyệt – “lưỡng long chầu nguyệt” với đường nét hoa văn tinh xảo. Hình ảnh này không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn chứa cả những giá trị nhân văn, ước vọng và trí tuệ của con người .

chua-mot-cot-o-dau-va-chua-mot-cot-duoc-xay-dung-nam-nao-5
Chùa Một Cột được vinh danh là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”

Với nét kiến trúc độc đáo, có “một không hai”, chùa Một Cột đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” vào năm 2012. Trước đó, năm 2006 kỉ lục Guiness Việt Nam cũng ghi nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”.

Có thể ít người để ý rằng, di tích chùa Một Cột còn được vinh dự khắc lên đồng tiền xu ngày xưa với mệnh giá 5.000 đồng.

Chùa Một Cột thờ ai?

Tương truyền, chùa Một Cột được xây dựng từ giấc mơ gặp Phật bà Quan Âm của vua Lý Thái Tông. Nên trong chùa đã đặt tượng Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen vàng để thờ phụng. Sự hiện diện của Phật bà Quan Âm không chỉ là biểu tượng của lòng từ bi, trí tuệ mà còn mang ý nghĩa Phật giáo sâu sắc, thể hiện sự gắn kết giữa tâm linh và văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt.

Kinh nghiệm lễ Phật và chiêm bái chùa Một Cột

Nên ghé chùa Một Cột vào thời điểm nào?

Bạn có thể du lịch chùa Một Cột vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Vào những ngày mùng 1 và 15 âm lịch và những ngày lễ lớn tại chùa đều có các lễ cúng. Tuy nhiên, để tránh việc đông đúc, có thời gian yên tĩnh để vãn cảnh chùa, du khách nên chọn những ngày bình thường trong tuần để ghé đến tham quan, trải nghiệm.

Giờ mở cửa và giá vé tham quan chùa Một Cột

Vì chùa Một Cột nằm trong khuôn viên Quảng trường Ba Đình và Lăng Bắc nên thời gian mở cửa chùa cũng phụ thuộc vào hai địa điểm này.

Thời gian mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày

Giá vé: Công dân Việt Nam – Miễn phí vé vào cổng. Người nước ngoài – 25.000 đồng/vé.

Đường đi đến chùa Một Cột

Chùa Một Cột nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội nên rất thuận tiện cho việc di chuyển, bạn có thể lựa chọn xe máy, ô tô, xe công nghệ hoặc xe bus để đến chùa.

chua-mot-cot-o-dau-va-chua-mot-cot-duoc-xay-dung-nam-nao-6
Thời gian mở cửa chùa Một Cột là từ 7h00 đến 18h00 hàng ngày
  • Đi bằng xe buýt: một số tuyến xe bus có trạm dừng chân gần chùa Một Cột là tuyến số 09, 22, 33, 45, 50.
  • Đi bằng phương tiện cá nhân ô tô, xe máy: Bạn có thể tra google map tuyến đường gần nhất để di chuyển. Đến nơi, bạn có thể gửi xe tại các điểm trông gửi xe gần chùa với mức giá 5.000 – 10.000 đồng/xe máy, 25.000 – 50.0000 đồng/ ô tô.
  • Đặt taxi hoặc xe công nghệ: Vì nằm ở trung tâm Hà Nội nên bạn có thể dễ dàng đặt xe taxi hoặc các loại xe công nghệ như Grab, Xanh SM, Be,… để di chuyển.

Gợi ý cách hành hương chùa Một Cột

Chùa Một Cột không chỉ là địa điểm tham quan lịch sử, tôn giáo mà còn là nơi để du khách ghé đến dâng hương, cầu nguyện.

Vì chùa thờ phụng Phật bà Quan Âm nên có chuẩn bị lễ đi chùa, bạn nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương, hoa quả, bánh oản, xôi, chè,… không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh như gà, thịt, giò, chả,…. và vãng mã, tiền âm phủ.

Khi vào hành lễ thì lễ bái tốt nhất chính là lễ 3 ngôi Phật. Người đi lễ nên quỳ xuống, năm vóc gieo trán và cầu khấn, mong ước trong suy nghĩ, tâm trí. Sau khi khấn xong thì lạy 3 lạy.

Giữa không khí thanh tịnh của chùa Một Cột, những giây phút tĩnh tâm cầu bái sẽ giúp bạn tìm lại sự bình an và cảm nhận được sức mạnh của tâm linh.

Gợi ý cách vãn cảnh chùa Một Cột

Cổng tam quan

Đây là công trình mới được mở rộng vài năm gần đây. Kiến trúc cổng tam quan tại chùa Một Cột có nét tương đồng với các ngôi đình, chùa truyền thống của người Việt với 2 tầng, 3 lối đi. Cổng Tam quan là kiến trúc thể hiện 3 cách nhìn trong Phật giáo là hữu quan, không quan và trung quan.

Liên hoa đài

Chùa Một Cột là một quần thể kiến trúc với các công trình nhỏ xen lẫn trong khuôn viên chùa. Trong đó điểm nhấn ấn tượng nhất chính là Liên hoa đài với diện tích rất nhỏ chỉ 3x3m, nằm trên một cây cột đá được đặt ngay chính giữa ao Linh Chiểu, tựa như bông sen đang hé nở trên mặt hồ.

chua-mot-cot-o-dau-va-chua-mot-cot-duoc-xay-dung-nam-nao-7
Một số địa điểm bạn nên ghé thăm khi đi du lịch chùa Một Cột

Bên trong đài bài trí trang nghiêm, lộng lẫy với một án thờ, đặt trên đó là tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng. Xung quanh gian thờ được bày biện nhiều đồ thờ cúng như đôi lục bình gốm sứ, bộ ấm chén, bình cắm hoa sen,… Ban thờ được sơn son thếp vàng với nhiều chi tiết trang trí hình vân mây tỉ mỉ, xét nét. Trên trần phía trong cùng có một tấm hoành phi nhỏ màu đỏ ghi 3 chữ vàng “Liên Hoa Đài”.

Bậc thang dẫn lên chính điện

Để lên được điện thờ Phật bà Quan Âm bạn phải bước lên 13 bậc thang rộng 1.4m. Những bậc thang này được xây dựng từ thời nhà Lý, đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn. Ở 2 hàng tường gạch ở hai bên còn có bia đá giới thiệu lịch sử chùa Một Cột.

Cây bồ đề

Cây bồ đề tại chùa Một Cột là món quà của Tổng thống Ấn Độ trong một lần Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm. Bên dưới gốc cây bồ đề có một tấm bia đá với nội dung: “Cây bồ đề này nguyên gốc ở cây bồ đề Đức Phật Thích Ca tu thành đạo tại Ấn Độ. Tháng 2/ 1858, Tổng thống Rajendra Prasad đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Người sang thăm Ấn Độ”.

Một số lưu ý quan trọng khi đến chùa Một Cột

Vì chùa Một Cột là nơi chốn linh thiêng, nên khi du lịch tâm linh, thăm quan, hành hương, vãn cảnh chùa du khách cần lưu ý một số vấn đề sau:

chua-mot-cot-o-dau-va-chua-mot-cot-duoc-xay-dung-nam-nao-8
Lưu ý nên mặc những bộ trong phục kín đáo, lịch sự khi đi tham quan chùa Một Cột
  • Trang phục: Nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với văn hóa đền chùa.
  • Chú ý biển báo để tránh đi vào các khu vực cấm.
  • Khi tham quan chùa nên đi nhẹ, nói khẽ và tuyệt đối không chạm vào các hiện vật cổ trong khuôn viên chùa.
  • Khi thắp hương, hãy đặt hương đúng nơi quy định, không nên thả tiền xuống hồ Linh Chiểu.
  • Tuân thủ thời gian lễ tạ của chùa để tránh làm ảnh hưởng đến lễ tế và sinh hoạt của cộng đồng tín đồ.

Hy vọng với những chia sẽ của Người du lịch trên đây, du khách sẽ có cho mình một chuyến ghé thăm, vãn cảnh chùa Một Cột - điểm đến tâm linh nổi tiếng tiếng giữa lòng thủ đô Hà Nội thật trọn vẹn!

Xem thêm: Du lịch tâm linh Bắc Ninh: Hành hương về miền “đất Phật người Tiên”

Đọc thêm

Lào Cai là một trong những "tọa độ" du lịch nhất định phải đến một lần trong đời. Nơi đây có cửa khẩu, có Sa Pa quanh năm mát mẻ, có hệ thống đền chùa linh thiêng. Chuyến du lịch Lào Cai 2 ngày 1 đêm là lựa chọn lý tưởng.

Kinh nghiệm du lịch Lào Cai 2 ngày 1 đêm siêu tiết kiệm
0 Bình luận

Nhắc đến quê hương Kinh Bắc ngoài làn điệu quan họ vào lòng người thì còn là “tọa độ” nổi tiếng linh thiêng với những công trình, di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng đặc biệt. Cùng khám phá du lịch tâm linh Bắc Ninh với lịch trình, địa điểm cực chi tiết nhé!

Du lịch tâm linh Bắc Ninh: Hành hương về miền “đất Phật người Tiên”
0 Bình luận

Trong hành trình khám phá dải đất hình chữ S xinh đẹp, bạn đừng bỏ qua chuyến hành hương về đất Tổ trải nghiệm du lịch tâm linh Phú Thọ...

Du lịch tâm linh Phú Thọ: Hành hương về với cội nguồn, chạm sâu vào giá trị văn hóa Lạc Việt
0 Bình luận

Tin liên quan

Lào Cai không chỉ là thiên đường du lịch vùng cao mà còn là nơi hội tụ các điểm du lịch tâm linh linh thiêng như đền Bảo Hà, đền Thượng, đền Mẫu...

Du lịch tâm linh Lào Cai và những điều ít người biết
0 Bình luận

Du lịch tâm linh Hà Nam thực sự bùng nổ khi vùng đất này vừa dành được giải thưởng Du lịch thế giới hạng mục “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” năm 2024. Đây là "tọa độ" du lịch tâm linh linh thiêng dành cho du khách về hành hương, vãn cảnh.

Du lịch tâm linh Hà Nam: Lạc bước giữa chốn linh thiêng nơi 'đất mẹ anh hùng'
0 Bình luận

Những năm gần đây, du lịch tâm linh Ninh Bình đang có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước, không chỉ với những cảnh đẹp nên thơ, hùng vì mà còn qua các di tích lịch sử, chùa chiền, các lễ hội truyền thống mang đậm chất dân gian.

Cẩm nang du lịch tâm linh Ninh Bình từ A đến Z cập nhật mới nhất
0 Bình luận


Bài mới

15 điểm check-in có view đẹp nhất Hà Giang: Đến là quên lối về!

Hà Giang khiến du khách đê mê bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng trùng điệp và những con đèo uốn lượn. Nếu đã đặt chân đến Hà Giang, bạn đừng bỏ lỡ 12 điểm có view siêu đẹp này nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Đổi gió về Vũng Tàu tận hưởng cuộc sống bình dị giữa suối rừng

Suối Tiên Vũng Tàu được ví như Đà Lạt thu nhỏ bởi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn. Đây là điểm đến lý tưởng trong những ngày hè nóng bức.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Tổng hợp các địa điểm check-in hoa siêu xinh tại Hà Nội: “Đi đi em… không hoa tàn mất”

Nếu là người yêu thích những loài hoa, muốn lưu giữ lại những bức ảnh đẹp khi Thủ đô bước vào mùa rực rỡ nhất trong năm thì đừng bỏ qua những địa điểm checkin hoa siêu xinh được tổng hợp dưới đây nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 4 ngày trước
Ngẩn ngơ trước cánh đồng điện gió Đầm Nại – Bản hòa tấu giữa đất trời Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió Đầm Nại (Ninh Thuận) gần đây đã trở thành địa điểm check-in thu hút những bạn trẻ đam mê du lịch với phong cảnh bình yên, hữu tình.

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Tiêu Dao 2025 từ A đến Z

Chùa Tiêu Dao là ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột 2025 từ A đến Z

Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) tựa như đóa liên hoa nở trên mặt nước, tượng trưng cho sự tinh khiết, cao quý của Phật pháp. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Check-list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế

Được đi du lịch đã vui mà còn miễn phí nữa thì vui gấp 10 lần. Các “đồng chill” nhớ lưu lại list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế để dùng khi cần nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
Về chùa Tiêu Dao lễ Phật, chiêm bái hồn cốt nghề gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao - ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm Bát Tràng là điểm đến không thể bỏ qua tại Thủ đô Hà Nội. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Cô Tô - “Nàng thơ” xinh đẹp giữa biển cả mênh mông

Đảo Cô Tô đang bước vào mùa đẹp nhất, chần chờ gì mà không xách vali khám phá hết những địa điểm xinh đẹp, thưởng thức những món ngon và tận hưởng quãng thời gian vui chơi thoải mái tại hòn đảo xinh đẹp này!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Giới trẻ đổ xô check–in “tàu ma” mắc cạn ven biển Ninh Thuận

Tại Bãi Thông xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận một con"tàu ma" nghìn tấn mắc cạn bị bỏ hoang bỗng trở thành địa điểm check-in cực hot, thu hút giới trẻ bởi sự “hoang tàn và ma mị”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Có màu trời nào đẹp bằng màu trời Vĩnh Hy?!

Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 vịnh đẹp nhất Việt Nam với màu nước xanh ngọc bích đặc trưng. Vì chưa bị khai thác quá nhiều nên Vĩnh Hy vẫn là một vùng biển hoang sơ đáng để khám phá.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Phú Quý – Nơi thiên nhiên hoang sơ chữa lành

Đảo Phú Quý là một trong những hòn đảo được “dân du lịch” yêu thích nhất hiện nay bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, thuần khiết. Nếu có dịp du lịch Bình Thuận thì đừng bỏ qua “tọa độ hot hit” này bạn nhé!

Hà Nội, chỉ trong một tháng...

Có một Hà Nội tháng 3 đẹp như tranh vẽ đã được ghi lại bởi ống kính máy ảnh của Quang Anh.

Hồ Ba Bể đẹp mê hồn qua ống kính khách du lịch

Dẫu là điểm đến nổi tiếng nhưng Hồ Ba Bể vẫn giữ được nét bình yên, nguyên bản giữa đại ngàn Bắc Kạn.

Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, đi chơi đâu?

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 này người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ 3 ngày liên tục. Nếu chưa biết đi đâu chơi thì bạn có thể tham khảo một số địa điểm mà Người du lịch gợi ý dưới đây!

Tín hiệu từ Hòn Tằm: Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Hòn Tằm (Nha Trang) đã vào mùa đẹp như tranh vẽ. Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Đề xuất