Ghé thăm chùa Bái Đính: Chốn an yên giữa non cao trùng điệp

Chùa Bái Đính là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Ninh Bình, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé đến tham quan, vãn cảnh, hành hương. Nếu đang có ý định du lịch chùa Bái Đính thời gian tới thì đừng bỏ qua những cẩm nang chi tiết được Người du lịch giới thiệu trong bài viết dưới đây!

Diệu Nguyễn Theo dõi

Chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa Bái Đính là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á, cách trung tâm Hà Nội khoảng 97km, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía tây Bắc, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa được bao bọc bởi dãy núi đá vôi hùng vĩ, với diện tích rất rộng lên đến 539 ha, bao gồm 2 khu là Bái Đính cổ tự với diện tích 27 ha và Bái Đính tân tự với diện tích 80 ha.

chua-bai-dinh-o-dau-va-tham-quan-chua-bai-mat-bao-lau-2
Chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Chùa Bái Đính là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Ninh Bình. Hằng năm, ngôi chùa linh thiêng này chào đón hàng vạn phật tử ghé đến tham quan, vãn cảnh, hành hương.

Lịch sử hình thành chùa Bái Đính

Hơn 1000 năm về trước, tại Kinh đô Hoa Lư ( Ninh Bình) có 3 triều đại liên tiếp ra đời là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Cả 3 triều đại này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đây là Quốc giáo. Nên có rất nhiều ngôi chùa được xây dựng ở Ninh Bình trong thời kỳ này, trong đó có chùa Bái Đính nằm trên dãy núi Tràng An.

Chùa Bái Đính cổ được phát hiện bởi đức thánh Nguyễn Minh Không. Năm 1136, khi Quốc sư Nguyễn Minh Không đi tìm cây thuốc để chữa bệnh “hóa hổ” cho vua Lý Thần Tông đã vô tình phát hiện ra một hang động trên núi Đính. Thấy địa thế đẹp, hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt, là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần nên ông đã chọn nơi đây để tôn thờ tượng Phật, làm nơi tu hành.

chua-bai-dinh-o-dau-va-tham-quan-chua-bai-mat-bao-lau-3
Tượng và chân dung đức thánh Nguyễn Minh Không

Tên gọi Bái Đính mang hàm nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Năm 968, Đinh Tiên hoàng sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế đã chọn núi Đính để lập đàn tế trời, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và phong hầu bái tướng sĩ. Vua Quang Trung cũng từng về núi Đính lập lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Sau này trong giai đoạn kháng chiến khốc liệt, vào ngày 6/1/1943 đồng chí Trần Tử Bình đã chọn núi Đính làm khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, nơi lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945.

Năm 1997, chùa Bái Đính đã được nhà nước ta công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cách mạng cấp Quốc gia.

Kiến trúc chùa Bái Đính

Khu chùa Bái Đính cổ

Với độ tuổi hơn 1000 năm và có lịch sử hình thành từ thời Đinh như nhiều chi tiết kiến trúc tại chùa Bái Đính cổ lại mang dấu ấn đậm nét của thời Lý. Chùa không có những chiếc mái cong vút mái đao hay mũi hài, với những trụ cột lo lớn, đồ sộ hay thượng điện nguy nga, lộng lẫy mà được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động rất bình dị. Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu tại chùa được đặt giữa lòng những sơn động u minh. Điều này càng làm tăng thêm không khí linh thiêng, huyền bí nơi cửa thiền.

Muốn lên thăm hang động ở núi Bái Đính phải đi qua 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Lê hết dốc là tới được ngã ba, bên phải là hang Sáng để thờ Phật và thờ Thần, bên trái là động Tối để thờ Mẫu và thờ Tiên. Phía trên cửa hang sáng được khắc 4 dòng chữ đại tự là “Minh Đỉnh Danh Lam” do vua Lê Thánh Tông ban tặng với ý nghĩa là “Lưu danh thơm cảnh đẹp” để ca ngợi vẻ đẹp chốn này.

chua-bai-dinh-o-dau-va-tham-quan-chua-bai-mat-bao-lau-4
Bái Đính cổ tự là ngôi chùa linh thiêng với hơn 1000 năm tuổi

Động Tối gồm có 7 buồng, có hang trên cao, có hang dưới sâu, các hang đầu thông nhau qua nhiều ngách đá. Trong động tối có giếng ngọc được tạo thành do nước từ trần rơi xuống. Các vị Tiên được thờ ở nhiều ngõ ngách bên trong động.

Ngoài hang Sáng, động Tối, chùa Bái Đính cổ còn có đền thờ Thánh Nguyễn – Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, người sáng lập chùa Bái Đính, nằm ở ngay ngã ba đầu dốc, được xây theo kiểu tựa lưng vào núi. Đền thờ thần Cao Sơn cũng được đặt tại đây. Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thu lung của rừng sưa, nơi đây có thờ vị Thánh Cao Sơn, một vị tướng của Vua Hùng. Theo tương truyền, lệnh bài người cầm trước ngực là do vua Hùng ban cho những cánh quân đi về núi Bái Đính để trấn giữ 99 ngọn núi linh thiêng.

Khu chùa Bái Đính mới

Năm 2003, dựa trên nền tảng và lịch sử của ngôi chùa cổ, doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đã phát tâm công đức, cho trùng tu, mở rộng chùa Bái Đính với tổng diện tích hơn 1000 ha. Khu chùa Bái Đính mới được xây dựng với các điểm tham quan gồm: Cổng Tam quan, Hành lang La Hán, Gác chuông, Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Tượng Phật Di Lặc, Tháp Báo Thiên, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Tháp Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Tháp Tứ Ân và Bát Chính Đạo

Chủ trì thiết kế kiến trúc chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) là Giáo sư, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính - Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (Viện Bảo tồn di tích Việt Nam). Chùa Bái Đính khi được xây dựng đã được mọi người gọi là “đại công trường” với hơn 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ các làng nghề nổi tiếng trong nước như mộc Phúc Lộc, chạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên,… Chùa đã sử dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng,… để xây dựng nên khi hoàn thành, từ công trình, từng chi tiết đều toát ra nét thuần Việt.

chua-bai-dinh-o-dau-va-tham-quan-chua-bai-mat-bao-lau-5
Bái Đính tân tự là ngôi chùa với những kỷ lục châu Á và khu vực

Mái chùa chính điện là một trong những điểm nhấn quan trọng, đặc sắc và ấn tượng của chùa Bái Đính mới. Mái có 3 tầng với 12 mái cong vút hình đuôi của chim phượng, tạo nên diện mạo vô cùng tinh xảo nhưng cũng không kém phần nghiêm trang. Phần bậc thềm cửa chùa cũng được trang trí bằng những hình ảnh rồng đá mang đậm nét kiến trúc thời Lý, tăng thêm sự uy nghi cho tòa chính điện.

Sau khi được hoàn thành, quần thể chùa Bái Đính đã được báo giới nhắc đến với danh xưng ngôi chùa với những kỷ lục châu Á và khu vực đặc sắc. Tính đến nay, chùa Bái Đính Ninh Bình đã có 9 kỷ lục được công nhận gồm: Chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, Bảo Tháp cao nhất châu Á, Khu chùa rộng nhất Việt Nam, Khu chùa có hàng lang La Hán dài nhất châu Á, Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam.

Lễ hội chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc, thu hút đông đảo du khách thập phương về tụ hội. Nếu có dịp du lịch Ninh Bình trong khoảng từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch, du khách đừng bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng và trải nghiệm các hoạt động văn hóa tại lễ hội chùa Bái Đính nhé.

chua-bai-dinh-o-dau-va-tham-quan-chua-bai-mat-bao-lau-6
Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch

Lễ hội gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm 4 nghi thức chính là thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính được bắt đầu với nghi thức rước kiệu, các tu sĩ trong chùa sẽ mang bài vị Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới.

Sau phần lễ sẽ tới phần hội với những trò chơi dân gian, hát chèo, xẩm, ca trù…. Trong thời gian diễn ra phần hội các đại biểu, tăng ni, phật tử cùng du khách sẽ tham gia nghi lễ cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Kinh nghiệm lễ Phật và chiêm bái chùa Bái Đính

Đi chùa Bái Đính vào thời điểm nào?

Thời tiết Ninh Bình khá ôn hòa, dễ chịu nên du khách có thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính vào tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, tiết trời mùa xuân mang đến không khí ấm áp vẫn là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá chùa Bái Đính. Vào khoảng thời gian này, ngoài tham quan vãn cảnh, đi lễ cầu may, du khách còn có thể tham dự lễ hội chùa Bái Đính với những nghi thức tôn giáo, hoạt động văn hóa đặc sắc.

Di chuyển đến chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính cách trung tâm Hà Nội gần 95km, từ Hà Nội du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện để đến đây.

chua-bai-dinh-o-dau-va-tham-quan-chua-bai-mat-bao-lau-9
Tính đến nay, chùa Bái Đính Ninh Bình đã có 9 kỷ lục được công nhận
  • Xe máy, ô tô: Đi đi đến chùa Bái Đính khá đơn giản, bạn có thể tự chạy xe máy hoặc ô tô theo đường Quốc lộ 1A đến trung tâm TP.Ninh Bình. Rồi từ đây, bạn chỉ cần di chuyển thêm khoảng 12km nữa là có thể tới được chùa Bái Đính.
  • Xe khách: Nếu muốn đi xe khách tới chùa Bái Đính, bạn có thể đến bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình để bắt xe. Tại đây có rất nhiều xe với nhiều khung giờ khác nhau, giá vé giao động khoảng 80.000 – 100.000 đồng/người.
  • Tàu hỏa: Nếu muốn trải nghiệm một chuyến đi mới lạ, thú vị bạn có thể đi tàu hỏa đến ga Ninh Bình, từ đây bạn tiếp tục bắt xe bus, taxi hoặc thuê xe máy để đến chùa Bái Đính. Giá tàu hỏa từ Hà Nội đến Ninh Bình dao động từ 70.000 – 120.000 đồng/người.

Chi phí tham quan chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính không thu vé vào cổng, nhưng vì không gian chùa rất rộng để thuận tiện hơn trong việc di chuyển bạn có thể mua vé xe điện tham quan với mức giá 60.000 đồng/người/khứ hồi.

Ngoài ra, nếu muốn tham quan Bảo Tháp bạn cũng phải mua vé với mức giá 50.000 đồng/người.

Nếu đi theo đoàn, muốn có người hướng dẫn, giới thiệu về chùa Bái Đính thì mức gia hướng dẫn viên tại đây là 300.000 đồng/tour.

Gợi ý cách chuẩn bị lễ khi đi chùa Bái Đính

Nếu có ý định đi chùa Bái Đính, đặc biệt là trong những dịp cao điểm, lễ lớn tại chùa, bạn có thể chủ động sắm lễ trước ở nhà để tránh bị mua với giá cao tại cổng chùa và lễ sắm cũng được chu đáo, đầy đủ hơn.

chua-bai-dinh-o-dau-va-tham-quan-chua-bai-mat-bao-lau-10
Khi sắm lễ đi chùa cần lưu ý chọn mâm cỗ phù hợp

Sắm lễ đi chùa là điều cần thiết, tuy nhiên bạn không nhất định phải sắm “mâm cao cỗ đầy”, thay vào đó lưu ý những điều sau:

  • Khi sắm lễ cúng Phật, bạn chỉ cần dâng hương và chuẩn bị lễ chay bao gồm hương, hoa quả tươi, kẹo, chè, nước và các loại lễ khác. Không được mua tiền vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật, Chư Bồ Tát và Thánh Hiền tại chùa.
  • Khi dâng lễ tại các bàn thờ thần, các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông thì bạn nên chuẩn bị lễ mặn như thịt lợn, trâu, gà, bò và rượu.
  • Nếu bạn muốn sắm lễ cầu duyên thì cần chuẩn bị trầu cau, hoa hồng đỏ, bánh kẹo, xôi trắng hoặc bánh chưng, giò chả, rượu trắng và tiền vàng. Lưu ý là lễ này cũng chỉ được đặt tại ban Thánh, Mẫu và Đức Ông.
  • Khi mua hoa quả, bạn cũng lưu ý là chọn những loại hoa quả tươi.
  • Khi chọn hoa, bạn cũng lưu ý chọn những loài hoa quen thuộc như hoa huệ, hoa sen, hoa cúc,... tránh chọn hoa dại hay hoa nước ngoài.

Gợi ý cách hành lễ khi tới chùa Bái Đính

Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước. Sau khi đặt lễ ở ban Đức ông xong thì bạn tiếp tục đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì bạn đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác trong nhà Bái Đường.

chua-bai-dinh-o-dau-va-tham-quan-chua-bai-mat-bao-lau-7
Chùa Bái Đính hằng năm đón lượng khách rất đông về chiêm bái, hành hương

Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu). Cuối buổi lễ, sau khi hạ lễ xong thì bạn nên đến phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng, trụ trì trong chùa và có thể tùy tâm công đức.

Gợi ý cách vãn cảnh chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính cổ nằm cách điện Tam Thế khoảng 800m về phái nam. Khu chùa nằm trên đỉnh núi khá yên tĩnh, mang một vẻ đẹp trầm mặc, tĩnh lặng, linh thiêng. Đến Bái Đính cổ tự bạn có thể tham quan một số địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như:

Hang Sáng – Động Tối

Để đến được Hang Sáng – Động Tối bạn phải bước lên 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Mặc dùng hang sâu đến 25m, rộng 15m nhưng vẫn có đủ ánh sáng tự nhiên. Bên trong Hang Sáng thờ Phật và Thần, còn bên trong Động Tối thì thờ Mẫu và Tiên.

Đền thờ Thánh Nguyễn

Đây là đền thờ Quốc sư Nguyễn Minh Không, ông không chỉ là người sáng lập ra chùa Bái Đính mà còn là một vị thiền sư, pháp sư, danh y có công đối với việc phục hưng và phát triển văn hóa dân tộc về nhiều mặt như triết lý, văn học, mỹ thuật, kiến trúc, kỹ nghệ,... Trước những công lao đó, nhân dân vô cùng biết ơn và tôn sùng gọi là đức thánh Nguyễn.

Giếng Ngọc

Giếng Ngọc nằm gần chân núi Bái Đính, tương truyền rằng đây là nơi Quốc sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân và vua Lý Thần Tông.

chua-bai-dinh-o-dau-va-tham-quan-chua-bai-mat-bao-lau-8
Chùa Bái Đính rất động nên khi bãn cảnh du khách có thể đi theo sơ đồ tham quan

Chùa Bái Đính mới có diện tích rất rộng, hơn 80 ha, nằm ở dãy núi đối diện so với ngôi chùa cổ. Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ với nhiều hạng mục Điện, tháp. Đến Bái Đính tân tự bạn có thể tham quan vãn cảnh một số điểm như:

Tháp chuông: Được xây bằng bê tông cốt thép giả gỗ, mang nét kiến trúc của tháp chuông xưa. Tháp có 3 tầng mái, mỗi tầng gồm 8 mái ghép, vị chi có tổng 24 mái với 24 đầu đao cong vút. Bên trên tháp treo một quả chuông nặng 36 tấn, được công nhân là “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam”.

Tượng Phật Di Lặc: Đây là bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam hiện tại với trọng lượng khoảng 80 tấn, cao 10m. Đứng ở vị trí chân tượng bạn có thể nhìn ngắm toàn bộ cảnh đẹp của chùa Bái Đính.

Hành lang La Hán: Hàng lang này có chiều dài lên đến 1052m với 5000 bức tượng la hán được điêu khắc từ đá xanh nguyên khối. Mỗi vị La Hán tại đây đều có khuôn mặt, dáng vẻ khác nhau, miêu tả sự sống của trần thế.

Điện Pháp Chủ: Điện được xây dựng với lối kiến trúc chùa Tam Thế với 2 tầng mái cong. Trong diện có tổng cộng 5 gian, gồm 1 gian trung đường ở giữa và 2 gian nằm ở 2 bên. Bên trong điện có tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen được cấp bằng “Xác nhận kỷ lục về Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” vào năm 2006.

Một số lưu ý quan trọng khi đến chùa Bái Đính

Trang phục: Nên lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, phù hợp với không gian văn hóa tâm linh tại chùa. Vì không gian chùa rộng, phải đi lại nhiều nên bạn hãy ưu tiên chọn những trang phục thoải mái, dễ đi lại, vận động.

Chỗ lưu trú: Nếu có ý định du lịch chùa Bái Đính vào các kỳ nghỉ lễ, ngày hội lớn thì bạn nên chủ động đặc phòng trước để tránh tình trạng hết chỗ hoặc không có chỗ ở phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Hy vọng với những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây, du khách sẽ có cho mình một chuyến tham quan, vãn cảnh, hành hương chùa Bái Đính Ninh Bình vui vẻ, trọn vẹn. 

Xem thêm: Cẩm nang du lịch tâm linh Ninh Bình từ A đến Z cập nhật mới nhất

Đọc thêm

Những năm gần đây, du lịch tâm linh Ninh Bình đang có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước, không chỉ với những cảnh đẹp nên thơ, hùng vì mà còn qua các di tích lịch sử, chùa chiền, các lễ hội truyền thống mang đậm chất dân gian.

Cẩm nang du lịch tâm linh Ninh Bình từ A đến Z cập nhật mới nhất
0 Bình luận

Với thế mạnh là bề dày lịch sử và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, du lịch Ninh Bình đã và đang trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong nước và quốc tế.

Cẩm nang kinh nghiệm du lịch Ninh Bình: Chìm đắm trong dấu ấn vàng son của một thời dân tộc oai hùng
0 Bình luận

Nhắc đến quê hương Kinh Bắc ngoài làn điệu quan họ vào lòng người thì còn là “tọa độ” nổi tiếng linh thiêng với những công trình, di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng đặc biệt. Cùng khám phá du lịch tâm linh Bắc Ninh với lịch trình, địa điểm cực chi tiết nhé!

Du lịch tâm linh Bắc Ninh: Hành hương về miền “đất Phật người Tiên”
0 Bình luận

Tin liên quan

Lào Cai không chỉ là thiên đường du lịch vùng cao mà còn là nơi hội tụ các điểm du lịch tâm linh linh thiêng như đền Bảo Hà, đền Thượng, đền Mẫu...

Du lịch tâm linh Lào Cai và những điều ít người biết
0 Bình luận

Du lịch tâm linh Hà Nam thực sự bùng nổ khi vùng đất này vừa dành được giải thưởng Du lịch thế giới hạng mục “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” năm 2024. Đây là "tọa độ" du lịch tâm linh linh thiêng dành cho du khách về hành hương, vãn cảnh.

Du lịch tâm linh Hà Nam: Lạc bước giữa chốn linh thiêng nơi 'đất mẹ anh hùng'
0 Bình luận

Du lịch tâm linh Sa Pa là những đền, chùa tựa vào thế núi, nép giữa non ngàn tạo nên khung cảnh linh thiêng, huyền bí...

Du lịch tâm linh Sa Pa: Giải mã tín ngưỡng thờ Mẫu và chiêm bái kiệt tác tâm linh trên 'nóc nhà Đông Dương'
0 Bình luận


Bài mới

15 điểm check-in có view đẹp nhất Hà Giang: Đến là quên lối về!

Hà Giang khiến du khách đê mê bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng trùng điệp và những con đèo uốn lượn. Nếu đã đặt chân đến Hà Giang, bạn đừng bỏ lỡ 12 điểm có view siêu đẹp này nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Đổi gió về Vũng Tàu tận hưởng cuộc sống bình dị giữa suối rừng

Suối Tiên Vũng Tàu được ví như Đà Lạt thu nhỏ bởi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn. Đây là điểm đến lý tưởng trong những ngày hè nóng bức.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Tổng hợp các địa điểm check-in hoa siêu xinh tại Hà Nội: “Đi đi em… không hoa tàn mất”

Nếu là người yêu thích những loài hoa, muốn lưu giữ lại những bức ảnh đẹp khi Thủ đô bước vào mùa rực rỡ nhất trong năm thì đừng bỏ qua những địa điểm checkin hoa siêu xinh được tổng hợp dưới đây nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 4 ngày trước
Ngẩn ngơ trước cánh đồng điện gió Đầm Nại – Bản hòa tấu giữa đất trời Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió Đầm Nại (Ninh Thuận) gần đây đã trở thành địa điểm check-in thu hút những bạn trẻ đam mê du lịch với phong cảnh bình yên, hữu tình.

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Tiêu Dao 2025 từ A đến Z

Chùa Tiêu Dao là ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột 2025 từ A đến Z

Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) tựa như đóa liên hoa nở trên mặt nước, tượng trưng cho sự tinh khiết, cao quý của Phật pháp. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Check-list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế

Được đi du lịch đã vui mà còn miễn phí nữa thì vui gấp 10 lần. Các “đồng chill” nhớ lưu lại list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế để dùng khi cần nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
Về chùa Tiêu Dao lễ Phật, chiêm bái hồn cốt nghề gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao - ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm Bát Tràng là điểm đến không thể bỏ qua tại Thủ đô Hà Nội. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Cô Tô - “Nàng thơ” xinh đẹp giữa biển cả mênh mông

Đảo Cô Tô đang bước vào mùa đẹp nhất, chần chờ gì mà không xách vali khám phá hết những địa điểm xinh đẹp, thưởng thức những món ngon và tận hưởng quãng thời gian vui chơi thoải mái tại hòn đảo xinh đẹp này!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Giới trẻ đổ xô check–in “tàu ma” mắc cạn ven biển Ninh Thuận

Tại Bãi Thông xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận một con"tàu ma" nghìn tấn mắc cạn bị bỏ hoang bỗng trở thành địa điểm check-in cực hot, thu hút giới trẻ bởi sự “hoang tàn và ma mị”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Có màu trời nào đẹp bằng màu trời Vĩnh Hy?!

Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 vịnh đẹp nhất Việt Nam với màu nước xanh ngọc bích đặc trưng. Vì chưa bị khai thác quá nhiều nên Vĩnh Hy vẫn là một vùng biển hoang sơ đáng để khám phá.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Phú Quý – Nơi thiên nhiên hoang sơ chữa lành

Đảo Phú Quý là một trong những hòn đảo được “dân du lịch” yêu thích nhất hiện nay bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, thuần khiết. Nếu có dịp du lịch Bình Thuận thì đừng bỏ qua “tọa độ hot hit” này bạn nhé!

Hà Nội, chỉ trong một tháng...

Có một Hà Nội tháng 3 đẹp như tranh vẽ đã được ghi lại bởi ống kính máy ảnh của Quang Anh.

Hồ Ba Bể đẹp mê hồn qua ống kính khách du lịch

Dẫu là điểm đến nổi tiếng nhưng Hồ Ba Bể vẫn giữ được nét bình yên, nguyên bản giữa đại ngàn Bắc Kạn.

Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, đi chơi đâu?

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 này người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ 3 ngày liên tục. Nếu chưa biết đi đâu chơi thì bạn có thể tham khảo một số địa điểm mà Người du lịch gợi ý dưới đây!

Tín hiệu từ Hòn Tằm: Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Hòn Tằm (Nha Trang) đã vào mùa đẹp như tranh vẽ. Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Đề xuất