Cách nhận biết fanpage ‘fake’ khi đặt phòng khách sạn, homestay trên Facebook
Dưới đây là một số bước cơ bản giúp bạn nhận biết fanpage thật và fanpage giả mạo để tránh bị “đào lửa” khi đặt phòng, vé máy bay, tour du lịch qua mạng.
Những trang giả mạo thường được tạo ra với mục đích lừa đảo, đánh vào tâm lý muốn tìm kiếm giá rẻ hoặc ưu đãi hấp dẫn của người dùng. Chúng có thể sao chép thông tin, hình ảnh từ các trang chính chủ, khiến người dùng khó phân biệt. Hậu quả không chỉ là mất tiền đặt cọc mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch, nghỉ dưỡng của bạn.
Một số bước cơ bản để nhận biết fanpage thật và fanpage giả mạo:
Bước 1: Kiểm tra lịch sử đổi tên page

Cách thực hiện:
Truy cập vào trang bạn muốn kiểm tra.
Chọn mục “Giới thiệu” (About).
Nhấp vào “Xem tất cả” ở phần “Tính minh bạch của Trang” (Page Transparency).
Dấu hiệu đáng ngờ:
Trang thường xuyên đổi tên, đặc biệt là từ các lĩnh vực không liên quan (ví dụ: từ công ty luật sang resort).
Tên trang không ổn định, thay đổi nhiều lần trong thời gian ngắn có thể là fanpage giả mạo.
Bước 2: Kiểm tra năm hoạt động
Cách thực hiện:
Trong phần “Giới thiệu“, xem thông tin về ngày tạo trang.
Dấu hiệu đáng ngờ:
Trang mới được tạo gần đây (ví dụ: vài tháng trước).
Không có lịch sử hoạt động lâu dài hoặc thông tin không rõ ràng.
Bước 3: Kiểm tra quốc tịch của người quản trị

Cách thực hiện:
Trong phần “Tính minh bạch của Trang“, xem thông tin về người quản lý.
Dấu hiệu đáng ngờ:
Người quản lý đến từ các quốc gia có tỷ lệ lừa đảo cao như Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan.
Không có thông tin rõ ràng về người quản lý.
Với ví dụ trang chính chủ sau đây, bạn có thể thấy:

Lịch sử đổi tên:
Trang được tạo từ 10 năm trước, ngay từ đầu đã có tên resort.
Tên trang chỉ thay đổi nhẹ (ví dụ: từ “Resort A” sang “Serena Resort”) và vẫn giữ nguyên lĩnh vực.
Năm hoạt động:
Trang có lịch sử hoạt động lâu dài, thông tin minh bạch.
Quốc tịch người quản lý:
Tất cả người quản lý đều đến từ Việt Nam, phù hợp với địa điểm kinh doanh.
Cách nhận biết fanpage giả mạo không chỉ giúp bạn tránh được những rủi ro về tài chính mà còn đảm bảo một kỳ nghỉ thoải mái và an toàn. Hãy luôn cảnh giác và áp dụng các bước kiểm tra cơ bản như kiểm tra lịch sử đổi tên, năm hoạt động, và quốc tịch người quản lý. Đừng để sự thiếu hiểu biết trở thành cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng!
Tổng hợp
Xem thêm: Cảnh báo lừa đảo đặt phòng khách sạn qua mạng tại Đà Nẵng
Tin liên quan
Có rất nhiều du khách bị lừa tiền, móc túi, đổi tiền giả, mua hàng giả... thậm chí là bị trấn lột vì sự bất cẩn trong các chuyến đi du lịch châu Âu.
Bước vào mùa du lịch cao điểm, công an Bình Thuận mới đây đã đăng thông tin cảnh báo cho người dân về hoạt động lừa đảo du lịch, chiếm đoạt tài sản thông qua các website, fanpage giả mạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chính thống tại địa phương.
Mới đây, một người đàn ông Hà Nội đã mất 116 triệu chỉ trong 3 ngày làm nhiệm vụ “đánh giá du lịch” (viết review) trên một website du lịch. Mọi người đọc thông tin để cảnh giác, tránh mất tiền oan!
Bài mới

Mùa hè đến là thời điểm lý tưởng để “xách vali lên và đi” đến những bãi biển trong xanh với cát trắng, nắng vàng. Nhưng để có những bức hình sống ảo thật xịn sò, ngoài khung cảnh đẹp thì phối đồ đi biển đúng cách cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cùng Người du lịch khám phá những tips phối đồ vừa thoải mái, vừa “ăn ảnh” để tỏa sáng hết mình trên bãi biển nhé!

"Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn... Cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích”.