Hướng dẫn viên hơn 10 năm kinh nghiệm hé lộ 1001 chiêu trò lừa đảo khách du lịch châu Âu

Có rất nhiều du khách bị lừa tiền, móc túi, đổi tiền giả, mua hàng giả... thậm chí là bị trấn lột vì sự bất cẩn trong các chuyến đi du lịch châu Âu. 

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Anh Nguyễn Minh Trí (SN 1990) là hướng dẫn viên du lịch ở TP Hồ Chí Minh. Anh Trí đã có hơn 10 năm kinh nghiệm dẫn tour với khoảng 50 - 60 lần dẫn khách đi châu Âu. 

Trong quá trình làm nghề của mình, anh Trí đã chứng kiến nhiều khách bị mất đồ, nhất là khi đi du lịch ở Rome, Milano, Pisa, Paris, Amsterdam, Frankfurt, Barcelona, Madrid. Anh Trí cho rằng, các tình huống lừa đảo, mất cắp, móc túi có thể xảy ra ở bất kỳ nơi đâu và với rất nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. 

huong-dan-vien-he-lo-1001-chieu-tro-lua-dao-khach-du-lich-chau-au-0-1311
Anh Nguyễn Minh Trí có gần 10 năm dẫn khách du lịch châu Âu

Anh Trí chia sẻ, khách của anh từng có người bị mất 4.000 Euro ở công viên Keukenhof (Hà Lan) do đếm tiền cách đó 130 km. 3 người khác bị mất 2.000 Euro, 600 Euro, 800 Euro ở toilet công cộng tại Strasbourg (Pháp) vì nghĩ người xếp hàng phía sau là người đoàn mình và bất cẩn. Một người khác bị mất 5.000 Euro ở Colosseo vì đeo túi ra sau. Tài xế cũng bị mất 1.600 Euro và giấy tờ vì mở cửa sổ xe. Một số người bị mất đồ ở nhà hàng vì để túi sau ghế. Một số đồng nghiệp đặt balo xuống đất phát chìa khóa cho khách cũng bị mất đồ. Một số người khác mất ví khi vào nhà thờ ở Lisbon, Bồ Đào Nha vì để túi phía sau.

Anh Trí kết luận, tất cả các trường hợp này đều do sơ ý, không nghe theo sự hướng dẫn và nhắc nhở. Mỗi lần như vậy, cả hướng dẫn viên và khách đều rơi vào tình trạng "bị tụt mood".

Để cảnh báo du khách, anh Trí đã chỉ ra:

1001 chiêu lừa đảo phổ biến, thường gặp khi đi du lịch châu Âu

1. Chụp hình cùng bồ câu, có người đưa thóc (ngô) cho bạn và chụp hình giúp, sau đó sẽ thu 10Euro (thường là người Digan). Tình huống này hay xuất hiện ở Nhà thờ Đức Bà Paris, Nhà thờ Milano. Giải pháp là từ chối ngay.

2. Đứng bắt chuyện và tặng bạn một sợi vòng tay. Thường thì xuất hiện tình huống người đó ném vào người bạn và theo phản xạ tự nhiên, bạn sẽ chụp lấy, rồi người này tới đeo giùm, buộc chặt vào tay và xin từ 10 - 20 Euro, thường là người da đen ở suối Trevi (Italy) hoặc ở đồi Montmartre (Pháp).

3. Cầm giấy tờ, chạy ra xin chữ ký, trên đó có ghi số tiền lừa đảo là 20, 30, 50 Euro, thường là người Digan, hỏi bạn: "Speak English?", họ xuất hiện ở nhiều nơi ở Italy và Pháp.

4. Giả vờ hỏi đường để đánh lạc hướng rồi lấy vali, túi xách của bạn. Hoặc cũng có tình huống, một đám đông vây quanh và tuốt đồng hồ trên tay bạn. Tình trạng này thường xảy ra ở Champs-Élysées, Concorde (Pháp).

5. Một đám đông khoảng 5 - 10 người chơi trò đoán bóng ở trong 3 cái ly, họ có thể nhờ bạn đặt giùm sau đó lừa lấy tiền của bạn. Đám người này có cả già, trẻ, thường thấy tại Trevi ở Rome và Trocadero ở Pháp. Lưu ý, không nên quay phim những người này vì họ hoạt động có tổ chức. 

6. Một số người bán cho bạn chai nước nhưng đó là chai đã sử dụng hoặc đưa chai rượu giá 10 Euro, sau khi mở ra, họ đòi 20 Euro, thường là người Banglades hoặc Ấn Độ ở khu vực Trocadero (Pháp).

huong-dan-vien-he-lo-1001-chieu-tro-lua-dao-khach-du-lich-chau-au-8-1312
Suối Trevi ở Italy là nơi thường xảy ra nạn trộm cắp, lừa đảo

7. Đi xe tuktuk ở Paris buổi tối, giới thiệu đi từ điểm A đến điểm B là 15 Euro, có thể dùng tay che đi một phần chữ, tới nơi tính giá 15 Euro một người chứ không phải cả chuyến. Giải pháp là nên dọa gọi cảnh sát và bỏ đi.

8. Khi bạn đứng đợi qua đường, có ông già chạy xe hơi tới, nói chuyện và tặng bạn cái áo hoặc túi mới vì mới đi show thời trang ở Milano. Bạn nhận và ông già nói xe sắp hết xăng xin tiền đổ xăng. Do đó, bạn không nên nhận đồ từ người lạ.

9. Bà lão ăn xin, để ly tiền xu giữa phố cổ nhưng để rất xa khu vực ngồi. Khi bạn không để ý đá vào ly, cảm thấy có lỗi nên cho tiền. Trong trường hợp này, bạn nên nhặt lại tiền và bỏ đi.

10. Một cô gái đẹp hoặc một anh chàng đẹp trai tới bắt chuyện, muốn về phòng nghe bạn đánh đàn, hát và dàn cảnh hiếp dâm nếu không thỏa thuận được giá cả.

11. Đứng xung quanh khu vực đổi tiền, đổi cho bạn 100 USD lấy 100 Euro và đó thường là tiền giả. Tình huống này hay xảy ra ở CH Czech.

12. Bạn mua hàng lưu niệm và không có tiền lẻ. Người bán hàng nói bạn đợi trả lại tiền nhưng bạn đợi tới tối cũng không thấy ai quay lại.

13. Mấy người da đen bán hàng lưu niệm sẽ dùng 6 cái móc khóa Eiffel làm sản phẩm cost (bán lời rất ít hoặc huề vốn) để câu bạn mua những thứ khác với giá đắt hơn nhiều. Nhưng những người này khá thật thà, bạn có thể mua hoặc không.

14. Bán tranh ở Florence, người bán hàng khẳng định là tranh thật nhưng thực chất là tranh in, giá rất rẻ chỉ khoảng 5 Euro, có thể mua ủng hộ cũng được.

15. Bán túi hàng hiệu và đó là hàng từ Trung Quốc đi theo container qua châu Âu, thường thấy ở khu vực Pisa (Italy).

16. Bạn mua ly cà phê Espresso ở Italy, hỏi giá là 1,5 Euro nhưng tính tiền thì cộng phí ngồi bàn là 6 Euro - 10 Euro một ly (gần suối nước Trevi có cửa hàng bánh Pizza theo cách này).

17. Có người đem cành hoa ra tặng, bạn cảm ơn và sau đó họ xin 10, 20 Euro. Tình huống này thường xảy ra ở Bậc thang Tây Ban Nha (Spanish Steps) ở Rome.

18. Nhân viên mặc áo của dịch vụ Hop on Hop Off, bạn đến mua. Họ viết cho bạn biên nhận trên tờ A4 và biến mất.

19. Các hình thức bán vé chợ đen, fast track (dịch vụ hỗ trợ làm thủ tục nhanh) cũng có thể lừa đảo. Tuy nhiên, các nghệ sĩ đường phố, chụp ảnh đường phố bán sức lao động đổi lấy tiền típ nên thường không phải lừa đảo.

Lời khuyên dành cho du khách để tránh bị mất cắp, lừa đảo khi đi du lịch châu Âu

1. Tách tiền ra khỏi hộ chiếu, cất cẩn thận ở túi bên trong của áo hoặc mua một chiếc túi đeo trước ngực.

2. Tiền nên chia đôi, số tiền lớn cất kỹ, số tiền lẻ bỏ trong túi quần hoặc túi áo để khi mua hàng lưu niệm rút ra cho tiện.

3. Luôn kiểm soát 3 thứ: Hộ chiếu, ví, điện thoại mỗi khi đi qua đám đông.

4. Hạn chế sử dụng vali, túi xách hàng hiệu vì kẻ gian nhìn ra đồ xịn bạn đang dùng.

5. Không chỉ đường, tiếp xúc với người lạ khi họ hỏi đường, làm quen.

6. Khi đi máy bay hay tàu, bạn nên xếp hàng vào trước; hành lý lớn để trên đầu, phía trước. Một vài băng nhóm sẽ vào trước và theo dõi những hành khách để hành lý xa chỗ ngồi và họ sẽ tìm cách lấy của bạn. Nếu đi xe Flixbus hay Eurostar cũng cần cảnh giác tương tự.

7. Nhiều người nhầm tưởng kẻ gian chỉ là những người da đen, nhưng nhiều trong số đó là dân Âu bản địa, Digan. Một băng nhóm có thể là 3, 5, hay 20-30 người, đa phần là trẻ vị thành niên, ngoài ra, còn có ông bà già, trí thức, dáng vẻ đạo mạo.

8. Túi luôn đeo phía trước, không đeo phía sau. Nữ nên sử dụng túi có nắp đậy (có khóa càng tốt).

huong-dan-vien-he-lo-1001-chieu-tro-lua-dao-khach-du-lich-chau-au-5-1312
Suối Trevi ở Italy là nơi thường xảy ra nạn trộm cắp, lừa đảo

9. Nhiều người nghĩ, sảnh khách sạn là nơi an toàn nhưng đây lại là nơi du khách hay mất đồ nhất. Đừng bao giờ treo ví, túi phía sau ghế. Chỉ khi vào phòng, đóng khóa cửa thì bạn mới an toàn, ngoài ra, không để tiền bạc, đồ giá trị cao trong phòng khách sạn.

10. Không được bỏ túi xuống đất để chụp hình. Nhiều người có thói quen này và lọt vào tầm ngắm của kẻ gian.

11. Khi đi tàu điện, không đứng trước cửa và ôm điện thoại. Luôn để ý khi chuẩn bị lên, xuống tàu vì khi đó hay bị giật đồ, kẻ gian nhanh chóng lẩn trốn.

12. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xung quanh nếu có thể (hơn một mét). Tình huống thường gặp là một nhóm giả vờ nô đùa, xô vào bạn và lợi dụng bất cẩn để lấy cắp đồ.

13. Ngồi trên xe không mở cửa sổ, nhất là mùa hè vì nhiệt độ châu âu hè rất nóng (cuối tháng 7 tới tháng 8). Không để bất kỳ thứ gì trên phía ghế ngồi, nhất là hàng hiệu. Kẻ gian thấy sẽ phá kính, có để thì để dưới phía chân, từ hàng ghế thứ hai nếu đi xe bus tour.

14. Không có nơi nào ở châu Âu là an toàn tuyệt đối và không có móc túi, ngay cả ở những quốc gia nổi tiếng an ninh như Thụy Sĩ.

15. Khi có người nhắc bạn rơi kính, ví hay đồ đạc, hãy thật cảnh giác, bình tĩnh và tập trung vì đó là thời điểm dễ gài vào thế bị lừa đảo.

Xem thêm: Độc lạ du lịch Việt Nam: Khách tây "hú hồn" vì trải nghiệm quá đỗi đặc biệt

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Bước vào mùa du lịch cao điểm, công an Bình Thuận mới đây đã đăng thông tin cảnh báo cho người dân về hoạt động lừa đảo du lịch, chiếm đoạt tài sản thông qua các website, fanpage giả mạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chính thống tại địa phương.

GÓC CẢNH BÁO: Cẩn trọng với thủ đoạn lừa đảo du lịch mùa cao điểm giá ưu đãi
0 Bình luận

Mới đây, một người đàn ông Hà Nội đã mất 116 triệu chỉ trong 3 ngày làm nhiệm vụ “đánh giá du lịch” (viết review) trên một website du lịch. Mọi người đọc thông tin để cảnh giác, tránh mất tiền oan!

Cánh báo chiêu trò lừa đảo “đánh giá du lịch” rút tiền thưởng
2 Bình luận

Sở Du lịch TP Huế vừa công bố đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị từ người dân và khách du lịch về những trường hợp “chặt chém” giá cả, chèo kéo khách, các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh,…

Huế kích hoạt đường dây nóng ngăn chặn nạn “chặt chém” dịp lễ 30/4
0 Bình luận


Bài mới

Xem các travel blogger 'review' nhiều điều bí ẩn về Tử Cấm Thành nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, 81 chiếc đinh trên  cổng Ngọ Môn mang ý nghĩa gì?

81 chiếc đinh trên cổng chính Ngọ Môn của Tử Cấm Thành không đơn thuần là vật trang trí, nó ẩn chứa bí mật ý ai biết về quyền lực tối cao của hoàng đế.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 giờ trước
Đoàn tàu Thống Nhất của Việt Nam được xếp hạng 'hành trình tàu hỏa tuyệt vời nhất thế giới' 2025

Đoàn tàu Thống Nhất (tuyến đường sắt Bắc - Nam) của Việt Nam vừa được Lonely Planet xếp ở vị trí đầu tiên trong danh sách 24 hành trình tàu hỏa tuyệt nhất thế giới năm 2025.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 giờ trước
Vì sao đoàn khách bị mắc kẹt ở hành lang sân bay Tân Sơn Nhất?

Rạng sáng ngày 15/6, một đoàn khách bị mắc kẹt ở hành lang ống lồng sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyên nhân do đâu?

Quynh Anh
Quynh Anh 9 giờ trước
Không thể ngờ được: Gã đàn ông giả danh tiếp viên hàng không, bay 'đi ké' suốt 6 năm không tốn đồng nào

Với danh tính giả là tiếp viên hàng không, Alexander đã "đi ké" trót lọt hơn 120 chuyến bay mà không tốn đồng nào. Đây quả là một phi vụ làm dấy lên lo ngại về lỗ hổng trong quy trình kiểm tra nhân thân và hệ thống đặt chuyến bay nội bộ của các hãng hàng không.

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Sau sáp nhập, du khách có thể 'city tour' TP Hồ Chí Minh bằng máy bay

Du khách trong nước và quốc tế chuẩn bị được "sáng cà phê ở Quận 1, chiều tắm biển Côn Đảo" rồi nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
'Đi Phú Yên đi!' với lễ hội Biển, lễ hội Ánh sáng và lễ hội Sáng tạo

"Đi Phú Yên đi!" là thông điệp kích cầu du lịch hè 2025 của tỉnh Phú Yên. Chương tình này gồm 3 chuỗi hoạt động lớn: lễ hội Biển, lễ hội Ánh sáng và lễ hội Sáng tạo.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Sun PhuQuoc Airways sắp ra nhập thị trường hàng không thương mại Việt Nam, khi nào mở cửa bán vé?

Sun PhuQuoc Airways (SPA) là hãng hàng không nghỉ dưỡng đã được Bộ Xây dựng cấp phép kinh doanh vận tải hàng không. Vậy khi nào SPA bắt đầu bán vé máy bay?

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Cách lựa chọn hình thức du lịch hé lộ rõ nét tính cách của bạn?

Du lịch không chỉ đơn giản là đi đến vùng đất mới, gặp gỡ bạn bè mới, ăn món mới.... Du lịch, nhất là việc lựa chọn hình thức du lịch thế nào còn tiết lộ một phần về con người bạn. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Cập nhận thông tin du dịch Đà Nẵng: Bán đảo Sơn Trà tạm dừng đón khách, hoạt động khai thác bay gặp nhiều gián đoạn

Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà ra thông báo tạm dừng đón khách du lịch do ảnh hưởng từ bão số 1 gây mưa lớn dẫn đến sạt lởn trên đường lên bán đảo Sơn Trà. Hoạt động khai thác bay tại sân bay Đà Nẵng đã gặp nhiều gián đoạn do thời tiết xấu trong 2 ngày qua.

Quynh Anh
Quynh Anh 6 ngày trước
Vì sao phải cảnh giác với combo nghỉ dưỡng giá rẻ?

Combo nghỉ dưỡng giá rẻ giúp du khách được trải nghiệm những ngày nghỉ thư thái với giá tốt. Thế nhưng, không phải tour nào cũng đáng tin. Hãy cảnh giác trước khi chi hầu bao nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Ghế 11A có phải vị trí ngồi an toàn nhất trên máy bay?

Ghế 11A - nơi hành khách duy nhất sống sót trong thảm kịch hàng không Air India. Thế nhưng trước đây, ghế 11A không được các chuyên gia xếp vào nhóm an toàn nhất trên máy bay.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Ảnh hưởng bão số 1, đảo Cô Tô dừng mọi hoạt động tham quan đến khi nào?

UBND huyện Cô Tô đã ban hành công văn hỏa tốc về việc dừng mọi hoạt động tham quan các đảo và trên biển do ảnh hưởng của bão số 1.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Tin chính thức: Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết cả nước có 34 tỉnh thành phố

Sáng nay 12/6, tại Kỳ họp thứ 9, sau khi thảo luận, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Khách Tây bật mí lý do 'muốn sống vĩnh viễn ở Việt Nam' khiến dân mạng bật cười

Mới đây có một vị khách Tây không chỉ mê Việt Nam mà còn tha thiết "muốn sống vĩnh viễn ở đây". Lý do dẫn đến khao khao này khiến dân mạng phải bật cười. 

Temple Resort Danang lại 'ngựa quen đường cũ' xả thải thẳng ra biển 

Temple Resort Danang vừa bị xử phạt 224,5 triệu đồng xả thẳng nước thải ra biển, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Vì sao quần legging là thứ trang phục tồi tệ không nên mặc trên chuyến bay?

Mặc quần legging lên máy bay không phải là điều "cấm kỵ", song đó không phải lựa chọn tối ưu về mặt an toàn, vệ sinh và sức khỏe. Điều này đã được chuyên gia hàng không cảnh báo.

Đề xuất