Top những đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở đất Tổ Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam; là nơi tọa lạc của nhiều đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia như: Đình Đào Xá, Đình Do Nghĩa, đình Hùng Lô...

Quynh Anh
Quynh Anh 07/03
Theo dõi

Phú Thọ là vùng đất còn giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, phân bố đều ở tất cả các thôn, trong đó có những di tích đình cổ mang đậm dấu ấn của làng quê Việt cổ. Trong hành trình về với Phú Thọ, hãy cùng Người Du Lịch điểm qua một số đình cổ đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia nhé:

Đình cổ Đào Xá - nơi thờ tự Hùng Hải Công

Đình cổ Đào Xá tọa lạc ở xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Ngôi đình này được xây dựng từ thời vua Lê Gia Tông (1674 - 1675) để thờ tự Hùng Hải Vương (con trai thứ 19 của Lạc Long Quân)

Đình cổ Đào Xá được thiết kế theo kiểu kiến trúc chữ Nhất gồm 1 tòa 3 gian 2 dĩ, quay hướng chính Nam. Đình chủ yếu được làm bằng gỗ và nổi bật với nghệ thuật chạm khắc cổ trên hệ thống kẻ (12 kẻ được chạm cả hai mặt) với các chủ đề: Long mã phụng đồ; Tứ linh, Long cuốn thủy; Bánh chưng; Bánh giày Lang Liêu; Các điển tích như: "Văn  vương xuất liệp", "Cao Biền tầm địa", "Mả táng hàm rồng", "Mẫu long huấn tử", "Cao đế nhập quan", "Lý ngư võng nguyệt"... 

top-6-dinh-co-duoc-xep-hang-di-tich-lich-su-van-hoa-quoc-gia-o-phu-tho-0-1126
Đình cổ Đào Xá

Với những giá trị về kiến ,trúc nghệ thuật điêu khắc gỗ tinh xảo, đình cổ Đào Xá đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại quyết định số 15 – VH/QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1974.

Đình cổ Do Nghĩa - nơi lưu giữ nhiều cổ vật giá trị

Đình cổ Do Nghĩa tọa lạc ở thôn Do Nghĩa, xã Sơn Vi, cách Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Hùng khoảng 5km về phía Đông Nam. Đình cổ Do Nghĩa là nơi thờ Thủy thần, hiệu là Đại Hải Công (con của Long Vương, có công dẹp Thục bảo vệ nhà Hùng được vua Hùng phong làm "Đại Hải Long Vương").

Đình cổ Do Nghĩa được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII, hiện lưu giữ được tổng thể kiến trúc khá nguyên vẹn gồm: Cổng đình, tòa Đại đình, sân đình, nằm trong khuôn viên có tường bao loan. Đình được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh gồm 5 gian 2 dĩ và Hậu cung 3 gian. Tòa đại đình có kết cấu 6 hàng chân cột, bộ khung liên kết cột - xà - kèo chắc khỏe, dưới có sàn đình (hiện không còn ván sàn). Hệ thống liên kết vì kèo theo lối "Thượng giá chiêng, chồng rường - hạ bảy", đòn tay xếp theo kiểu "Thượng tứ, hạ tam" tạo khoảng cách từ mặt nền đến tàu mái khá cao.

top-6-dinh-co-duoc-xep-hang-di-tich-lich-su-van-hoa-quoc-gia-o-phu-tho-2-1127
Đình cổ Do Nghĩa

Đình Do Nghĩa được làm theo kiểu tàu đao lá mái, tiêu biểu cho truyền thống nhà cổ truyền Việt Nam cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Nghệ thuật trang trí bên trong kiến trúc của đình chủ yếu theo chủ đề "Tứ linh" gắn liền với hình tượng Long, Ly, Quy, Phượng; chủ đề "Long cuốn thủy"...

Ngoài ra, đình cổ Do Nghĩa còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như: Thần tích ghi lại công trạng của vị thần Đại Hải Công đối với dân làng Do Nghĩa; 14 đạo sắc phong có niên đại:  Vĩnh Thịnh thứ thất niên - năm 1711, Vĩnh Khánh nhị niên - năm 1730; kiệu bát cống, bộ chấp kích, bát hương sứ thời Nguyễn...

Đình đền Mạo Phổ - công trình cổ thời Hậu Lê

Đình đền Mạo Phổ nằm bên tả ngạn sông Hồng, thờ bà Duyên Hóa Thánh Mẫu (vợ thứ 6 của Hùng Vương thứ 17) và tam đại vương Bút Công, Nội Công, Mao Công có công phò giúp vua Hùng đánh giặc giữa nước. 

Đình đền Mạo Phổ được xây dựng từ thời Hậu Lê với quy mô kiến trúc chia làm hai phần: Đình và đền nằm trên một khu đất rộng, bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hướng về phía Đông nhìn ra bãi bên bờ sông Thao. Trong đình đền này có lưu giữ nhiều hiện vật quý, có giá trị như sáu đạo sắc phong, khám thờ, kiệu, những bức cổ chạm khắc rồng phượng bằng gỗ có niên đại cuối thời Lê đầu thời Nguyễn... với kỹ thuật điêu khắc, chạm trổ, đục bóng, chạm thủng có chiều sâu, đường nét châu chuốt công phu. Đặc biệt, ở đình đền Mạo Phổ còn lưu giữ nhiều di vật là đồ gỗ, đồ gốm có giá trị như kệu, án gian, sập thờ, bộ chấp kích, hạc thờ, lưu hương...

top-6-dinh-co-duoc-xep-hang-di-tich-lich-su-van-hoa-quoc-gia-o-phu-tho-3-1130
Khu di tích đình - đền Mạo Phổ, thờ phụng bà Duyên hóa Thánh Mẫu và tam vị đại vương Bút Công, Nội Công và Mao Công

Hằng năm, vào bốn dịp kỳ cầu, người dân trong làng tổ chức lễ hội với phần tế lễ, rước kiệu và những trò chơi dân gian đặc sắc ngay tại sân đình... Và với những giá trị lịch sử, văn hóa trên, tháng 12/1999, đình đền Mạo Phổ được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Đình cổ Hạ Bì Trung - nơi thờ tự Đức Tản Viên Sơn thánh

Đình cổ Hạ Bì Trung (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) nằm trong hệ thống các di tích lịch sử thờ Đức Tản Viên Sơn thánh, Cao Sơn, Quý Minh ở vùng ven sông đà và vùng trung du Bắc Bộ. Ban đầu, đình được dựng bằng tranh, tre, nứa, lá nhưng đến năm Đinh Hợi (1827), đình được xây dựng bằng gỗ đinh, lim, tường xây, ngói lợp trên một mảnh đất có địa thế bằng phẳng, nhìn theo hướng Đông Nam.

top-6-dinh-co-duoc-xep-hang-di-tich-lich-su-van-hoa-quoc-gia-o-phu-tho-5-1133

Bên cạnh việc thờ tự Tản Viên Sơn tam vị, đình cổ Hạ Bì Trung còn là nơi thờ tự Thành hoàng làng đã có công khai dân, lập ấp, lập nên trang Hạ Bì; cùng phối thờ còn có Bản thổ long cung, Tiên Dung công chúa, Nam giao học tổ Sĩ Nhiếp - người có công truyền bá chữ Hán vào Việt Nam.

Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian và biến cố lịch sử, đình cổ Hạ Bì Trung có nhiều hạng mục bị hư hỏng. Đến năm 2007, được phép của UBND tỉnh, nhân dân trong làng đã đóng góp, công đức trên 500 triệu đồng tu bổ và phục dựng lại một số hạng mục công trình trong di tích. 

Đình cổ Lâu Thượng - nơi lưu giữ nét cổ kính của nghệ thuật kiến trúc điêu khắc xưa

Đình cổ Lâu Thượng (hay đình Ngoại Lâu Thượng) tọa lạc trên mảnh đất bằng phẳng thuộc xóm Mai, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Đây là một trong số ít những ngôi đình có giá trị hàng đầu trong hệ thống kiến trúc tín ngưỡng của tỉnh Phú Thọ, có nguồn gốc xây dựng từ thời Hùng Vương.

Đình Lâu Thượng được xây dựng vào thời Hậu Lê (1427-1789) theo kiểu chữ Đinh gồm một tòa đại bái 5 gian 2 dĩ và phần hậu cung 3 gian, có chiều dài là 28m và chiều rộng là 22m theo hướng Đông Nam. Đình Cái được xây dựng trước, đến thời nhà Nguyễn phần hậu cung mới được xây dựng. Cùng trong khuôn viên đình Lâu Thượng còn có Miếu Vật, tương truyền là nơi Tản Viên Sơn Thánh rèn quân, tổ chức các cuộc thi đấu vật. 

top-6-dinh-co-duoc-xep-hang-di-tich-lich-su-van-hoa-quoc-gia-o-phu-tho-6-1135

Đình Lâu Thượng gắn liền với truyền thuyết về Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Hai Bà Trưng chiêu binh dẹp giặc, Lý Hồng Liên dạy học... 

Với những giá trị văn hóa cũng như nghệ thuật quý giá, đình Lâu Thượng đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21/2/1975.

Đình cổ Hùng Lô - cái nôi của hát Xoan Phú Thọ

Đình cổ Hùng Lô có niên đại hơn 300 năm tọa lạc ở xã Hùng Lô - vùng đất thuộc phía Bắc của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích văn hóa đình Hùng Lô đã được xây dựng trên khu đất rộng 5000m2. Tương truyền, vào đời vua Lê Hy Tông (khoảng năm 1696), người dân ở vùng này đã xây dựng miếu thờ vua Hùng thứ 18. Khi xây dựng, mặt đình hướng về núi Nghĩa Lĩnh - nơi các vua Hùng đóng đô. 

top-6-dinh-co-duoc-xep-hang-di-tich-lich-su-van-hoa-quoc-gia-o-phu-tho-7-1136

Đình Hùng Lô là quần thể di tích gồm các công trình như: tòa đại đình, phường đình, lầu chuông, lầu trống, nhà tiền tế... Đặc biệt là tất cả các khu vực này đều được xây dựng bằng các loại gỗ quý hiếm giúp làm tăng giá trị về mọi mặt của đình cổ. Bên trong sân đình còn có hòn non bộ, cây si, cây đa rủ bóng mát quanh năm. Mặc dù đã được trùng tu 1 - 2 lần nhưng đình vẫn giữ được kiến trúc truyền thống của đình cổ dưới thời vua Lê. Bên cạnh đó, cấu trúc thiết kế cổ điển được thể hiện tinh xảo bởi các nghệ nhân Việt cổ. Chính vì thế, đến hiện tại, đình vẫn mang nét cổ kính, đậm dấu ấn thời gian.

Đình cổ Hùng Lô là di tích văn hóa thiêng liêng tượng trưng cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Lễ hội đình Hùng Lô được tổ chức từ ngày mùng 9 đến 13/3 âm lịch hằng năm. Nơi đây còn là địa điểm diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc như hát Xoan Phú Thọ.

Xem thêm: Làng cổ Hùng Lô - điểm chạm văn hóa truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tin liên quan

Chùa Phổ Quang Phú Thọ có niên đại khoảng 800 năm và là nơi lưu giữ 1 trong 5 bảo vật quốc gia được công nhận tại Phú Thọ... 

Chiêm bái chùa Phổ Quang Phú Thọ - cổ tự linh thiêng lưu giữa bảo vật quốc gia
0 Bình luận

Đình Hùng Lô nằm nghiêng mình bên dòng sông Lô thơ mộng là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật quý giá về lịch sử, kỹ, mỹ thuật... có niên đại đến 300 năm tuổi.

Đình Hùng Lô - Bảo tàng thu nhỏ gắn liền với thời đại khai sinh lập quốc 
0 Bình luận

Cây vạn tuế 800 tuổi ở trước cửa Đền Hạ (thuộc khu di tích Đền Hùng) là "cây nhân chứng" của cuộc nói chuyện giữa Bác Hồ với Đại đoàn quân Tiên phong...

Cây vạn tuế 800 tuổi - Báu vật xanh ở khu di tích Đền Hùng
0 Bình luận


Bài mới

Kẻ lãng du “hồi sinh” giữa Du Già hoang vu dữ tợn

Giữa trong veo, tĩnh lặng và lạnh giá của Du Già Hà Giang, những kẻ lãng du thấy cơ thể mình được hồi sinh. Không còn nỗi sợ hãi về cơn lạnh nữa, chỉ còn một niềm khoái cảm được chìm đắm giữa núi rừng, suối thác nguyên sơ.

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
Thanh xuân sống ở Việt nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình…

Chris Wallace là nhà văn và nhiếp ảnh gia đến từ New York. Ông đã từng có một khoảng thời gian ở Việt Nam và với ông đây là quãng thanh xuân tơi đẹp nhất. “Nghe có vẻ lạ, nhưng thanh xuân sống ở Việt Nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình", Chris Wallace chia sẻ.

Hồng Anh
Hồng Anh 7 ngày trước
Nguyên và chuyến trekking xuyên đêm leo núi Chư Mư đón bình minh trên hòn Vọng Phu

Để có thể đón bình minh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Đắk Lắk, Nguyên đã phải một mình leo núi Chư Mư trong đêm...

Đường lên Yên Tử 

Đường lên Yên Tử là cung đường đầy khó khăn, tốn sức nhưng lòng cảm thấy thanh thản vì đã được gặp những con người bình dị nhưng tử tế...

Mê mẩn vẻ đẹp cổ kính ở tiểu chủng viện Làng Sông - 'cái nôi' của chữ Quốc ngữ

Tiểu chủng viện Làng Sông có lịch sử hơn 170 năm nhưng vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc Gothic đặc trưng, tạo nên vẻ đẹp cổ kính...

Phó Bảng Hà Giang – Thị trấn cổ tích ẩn mình giữa cao nguyên đá

Không quá đông đúc, nhộn nhịp như phố cổ Đồng Văn, thị trấn Phó Bảng Hà Giang mang đến vẻ đẹp của sự bình yên, rêu phong và cổ kính, tựa như một thước phim xưa quay chậm.

Cầu Long Biên: 'Chứng nhân lịch sử' của 'một thời đạn bom, một thời hòa bình'

Cầu Long Biên không chỉ là "chứng nhân lịch sử" của một thời đạn bom mà còn là kiệt tác kiến trúc với kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á...

Hồ Hoàn Kiếm - 'trái tim' của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Xưa kia, hồ Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm là điểm du lịch nổi tiếng, mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Hồ Noong Hà Giang – Đôi mắt của rừng 

Được mệnh danh như chốn bồng lai vùng biên viễn, Hồ Noong Hà Giang hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, như dải lụa mềm vắt giữa những khu rừng nguyên sinh rậm rạp.

Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ 11 - thế kỷ 18)... Giờ đây, nơi này trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Nhà tù Hỏa Lò và những câu chuyện lịch sử chân thực

Tọa lạc giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, Di tích Nhà tù Hỏa Lò như minh chứng của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam từng bị thực dân Pháp giam giữ tại đây.

Dốc Thẩm Mã Hà Giang – Dải lụa mềm uốn lượn giữa mây trời

Dốc Thẩm Mã là một trong những cung đường đèo đẹp nhất Hà Giang. Cung đường này không chỉ nổi tiếng với những đoạn cua khúc khuỷu mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Nhà hát Lớn Hà Nội - biểu tượng của kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Thủ đô

Nhà hát Lớn Hà Nội được xem là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp còn lưu lại giữa lòng Thủ đô mà bất cứ ai cũng có thể đến tham quan và thưởng thức nghệ thuật.

Núi đôi Quản Bạ - Tuyệt tác thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc

Núi đôi Quản Bạ là một trong những cảnh đẹp mà du khách ghé đến Hà Giang ai cũng muốn được một lần chinh phục, khám phá. Thật không ngoa khi nói, đây là một tuyệt tác thiên nhiên của đất trời.

Hang động Tả Phìn - Tuyệt tác thiên nhiên ẩn mình sau những cánh rừng già

Trải qua hàng triệu năm kiến tạo trong lòng đá vôi và những biến thiên của thời cuộc, hang động Tả Phìn trở thành nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, nghiên cứu, khảo cổ. Nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn tại Sa Pa.

Đề xuất