Đình Hùng Lô - Bảo tàng thu nhỏ gắn liền với thời đại khai sinh lập quốc 

Đình Hùng Lô nằm nghiêng mình bên dòng sông Lô thơ mộng là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật quý giá về lịch sử, kỹ, mỹ thuật... có niên đại đến 300 năm tuổi.

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Trên bản đồ du lịch Phú Thọ, Hùng Lô là một làng cổ có rất nhiều di tích lịch sử và các di sản văn hóa gắn liền với thời kỳ Hùng Vương dựng nước giữ nước. Trong đó, đình Hùng Lô được ví như một bảo tàng thu nhỏ, là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật quý giá có niên đại đến 300 năm tuổi. 

Ở bài viết người, Người Du Lịch xin phép được trở thành "hướng dẫn viên" mở cánh cửa du lịch Phú Thọ đưa du khách đến khám phá những điều thú vị tại đình Hùng Lô...

Đình Hùng Lô ở đâu?

Đình Hùng Lô (Quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa đình Hùng Lô) tọa lạc bên trong làng cổ Hùng Lô thuộc xã Hùng Lô, tỉnh Phú Thọ. Đình cổ nằm bên bờ sông Lô thơ mộng, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 5km. 

Làng Hùng Lô - nơi đình cổ Hùng Lô tọa lạc là một vùng đất trù phú, giao lưu buôn bán phát triển, từng một thời là trung tâm của các vùng lân cận. Làng cổ Hùng Lô trước kia có tên là Khả Lãm Trang, sau đổi thành An Lão thôn, tiếp tục đổi thành kẻ Xốm và Hùng Lô như ngày nay. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các thế hệ nhân dân trong làng Hùng Lô vẫn cố gắng giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh. Vì sự bảo tồn không ngừng nghỉ này mà ngày nay chúng ta mới có quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa đình Hùng Lô - bảo tàng thu nhỏ gắn liền với thời đại Hùng Vương dựng nước, giữ nước. 

dinh-hung-lo-o-dau-va-dinh-hung-lo-tho-ai-3-1207
Một góc đình Hùng Lô

Vào tháng 4/2024, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đã tổ chức đón nhận Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia "Lễ hội đình Hùng Lô" và điểm Du lịch Văn hóa Cộng đồng Hùng Lô. Việc công nhận này đã giúp hình ảnh của làng Hùng Lô và đình Hùng Lô được đến gần với du khách thập phương hơn và giá trị của địa điểm này được tăng cao trên bản đồ du lịch Phú Thọ.

Lễ hội đình Hùng Lô diễn ra từ ngày mùng 9 đến 13/3 âm lịch hằng năm. Vào dịp này, nhân dân sẽ tổ chức rước kiệu, dâng lễ vật về Đền Hùng. Lễ vật dâng Vua Hùng gồm ván xôi gà, hoa quả, bánh nếp – là những sản vật nông nghiệp được làm từ chính bàn tay của cư dân trong vùng.

Như đã chia sẻ bên trên, đình cổ Hùng Lô nằm thành phố Việt Trì nên việc di chuyển đến đây rất dễ dàng. Du khách thập phương có thể di chuyển từ Thủ đô Hà Nội bằng ô tô khách, tàu hỏa, ô tô cá nhân hoặc xe máy đến thành phố Việt Trì, sau đó, di chuyển khoảng 5km nữa là đến đình cổ Hùng Lô. Du khách cũng có thể tham quan đền Hùng Lo vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, mùa xuân là mùa mà Hùng Lô đẹp nhất. Bởi đây là thời điểm làng cổ Hùng Lô tổ chức rất nhiều lễ hội nhằm nhắc nhở thế hệ con cháu về thời đại dựng nước giữ nước của ông cha ta.

Đình Hùng Lô được xây dựng từ khi nào?

Quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa đình Hùng Lô được xây dựng trên diện tích rộng 5000m2. Được biết, vào đời  vua Lê Hy Tông (1697), người dân nơi đây đã dựng miếu để thờ phụng vua Hùng đời thứ 18, hướng về núi Nghĩa Lĩnh - nơi đóng đô của Hùng Vương. 

Tương truyền, xưa kia vua Hùng cùng công chúa và các quần thần đi du ngoại, săn bắn đến đất Hùng Lô thấy cảnh đẹp, đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt nên đã dừng chân lại. Khi vua Hùng đến, các bô lão và thần dân đã ra nghênh đón nồng hậu. Từ những đời sau, người dân lập miếu thờ vua Hùng để bày tỏ lòng biết ơn. 

Ban đầu, đình Hùng Lô được xây dựng với kiến trúc chữ Nhị, đến năm Bảo Đại XIII (1938), phần hậu cung này đã được trùng tu lại và làm thêm long đình, có lầu chuông lầu trống hai bên nên hiện nay đình có kiến trúc hình chữ Công.

dinh-hung-lo-o-dau-va-dinh-hung-lo-tho-ai-5-1204
Sau khi tu sửa, đình Hùng Lê mang kiến trúc hình chữ Công

Kỹ thuật chạm khắc ở đình Hùng Lô được đánh giá đã đạt đến trình độ cực kỳ tinh xảo. Ngoài chạm trổ xung quanh tứ trụ và rồng ngậm ngọc ở các đầu bảy hiên, ở tòa đại đình cũng có những bức chạm sắc rất đặc sắc mang giá trị nghệ thuật cao với các đề tài phong phú. Đó là cảnh Đường Tăng đi lấy kinh, Bát tiên quá, Ngũ lão đăng sơn, võ tòng đả hổ, long vân đại hội, trúc lâm thất hiền, hội Xoan, đấu vật... Đây là những cảnh vừa mang màu sắc dân giã vừa thể hiện dấu ấn Nho gia.

Khi đến tận nơi tham quan, du khách chắc chắn sẽ bị choáng ngợp vì đình được xây dựng bằng rất nhiều loại gỗ quý giúp làm tăng giá trị về mọi mặt của đình. Bên trong sân đình rộng rãi với hòn non bộ, cây si, cây đa rủ bóng mang đến cảm giác rất thanh tịnh. 

Cụ thủ từ Nguyễn Văn Tòng cho biết, một trong những hiện vật quý còn được lưu giữ nguyên vẹn đến hôm nay là chiếc chuông đồng tại gác chuông được đúc từ năm 1843. "Năm đó, bà con trong làng quyên góp hơn 240 quan tiền, trong đó hơn 170 quan tiền là để dùng cho việc đúc nên chiếc chuông này" - cụ Nguyễn Văn Tòng cho biết thêm.

Đình Hùng Lô - Bảo tàng thu nhỏ

Đình Hùng Lô được coi là một bảo tàng thu nhỏ với hệ thống cổ vật có niên đại lên đến 300 năm tuổi cực. Đó là các cổ vật về lịch sử, kỹ, mỹ thuật: 5 cỗ kiệu, 6 cỗ ngai thờ, nhiều đồ gốm, đồ đồng quý giá và hệ thống 43 câu đối ca ngợi công đức của vua Hùng, cảnh trí thiên nhiên. 

Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa mà đình cổ Hùng Lô còn là nơi mang đậm dấu ấn tâm linh của người dân địa phương. Hằng năm, nhân dân trong vùng thường đến đây cầu đinh, cầu tài. Theo lịch hằng năm, cầu đinh sẽ vào ngày 7 âm lịch; cầu tài lộc và bình an vào ngày 3 âm lịch. 

dinh-hung-lo-o-dau-va-dinh-hung-lo-tho-ai-7-1200
Đình Hùng Lô lưu giữ nhiều cổ vật có niên đại đến 300 tuổi

Nếu du khách đến đình Hùng Lô vào dịp lễ hội sẽ được hòa trong không khí lễ rước kiệu quy mô hoành tráng của trên 200 nam trung mặc đồng phục thống nhất, nai nịt gọn gàng. Mỗi người đều mang theo vũ khí đi đến đâu trống dong cờ mở, tiền hô hậu ủng náo nhiệt cả một vùng.

Đình Hùng Lô thờ ai?

Theo những người cao niên trong làng Hùng Lô, đình cổ Hùng Lô là nơi thờ tự Tam vị Đại vương: 

Ất Sơn Đại vương (vua Hùng thứ 4)

Hùng Hoa Vương là vị vua Hùng thứ IV, húy Bửu Lang, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 TCN ) đến năm Mậu Thìn (1913 TCN ).

dinh-hung-lo-o-dau-va-dinh-hung-lo-tho-ai-8-1156
dinh-hung-lo-o-dau-va-dinh-hung-lo-tho-ai-8-1156

Viễn Sơn Đại vương (vua Hùng thứ 5)

Hùng Hy Vương (雄犧王) là vị vua Hùng thứ V trong 18 đời vua Hùng, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi (2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 TCN) đến Mậu Tý (1713 TCN).

Áp đạo quan đại vương 

Áp đạo quan đại vương là một vị tướng bảo vệ vua Hùng được phong vương. 

Đình Hùng Lô gắn liền với tín ngưỡng cúng Hùng Vương và hát Xoan

Đến đình Hùng Lô du khách sẽ được tham dự và trải nghiệm hai di sản thế giới đó là: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan. 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở đền Hùng Lô

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện nhân loại vào năm 2012. Tín ngưỡng này được bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ gia tiên trong ba cấp độ: Tín ngưỡng thờ gia tiên trong gia đình, thờ tổ trong dòng họ - thờ thành hoàng làng và đỉnh cao là thờ thủy tổ dân tộc là các vua Hùng.

Sử sách chính thức ghi nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào năm 1470, khu vua Lê Thánh Tông cho lập ngọc phả tờ tự 18 đời vua Hùng. Đến năm 1917, dưới thời vua Khải Định (nhà Nguyễn), tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ lễ định ngày 10/3 âm lịch hằng năm là ngày Quốc giỗ.

dinh-hung-lo-o-dau-va-dinh-hung-lo-tho-ai-9-1154
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một phần không thể thiếu trong Lễ hội đình Hùng Lô

Nghi thức thờ cúng vua Hùng ở đình Hùng Lô được diễn ra như sau: 

- Đầu tiên là nghi thức rước kiệu: Kiệu được rước từ đình Hùng Lô đến đền thờ các vua Hùng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh với quãng đường dài gần 10km để mời vua về đình dự lễ.

- Tiếp theo là phần tế lễ: Sau khi kiệu rước trở về, phần tế lễ mới bắt đầu. Tế lễ gồm 1 tuần hương, 3 tuần rượu, hóa chúc, ẩm phước. Một tuần hương diễn ra với ý nghĩa kính báo vua Hùng. Trong tuần hương đó, tiến hành dâng 3 tuần rượu - rượu là sản phẩm tinh khiết, số 3 là số dương, số sinh tượng trưng cho sự phát triển và phần hóa chú là hành động cuối cùng để gửi lời khấn nguyện đến các vua Hùng.

Hát Xoan ở đền Hùng Lô

Ngoài nghi lễ thờ cúng vua Hùng, ở đình Hùng Lô còn diễn ra hát Xoan. Hát Xoan được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2011. Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, hát trước cửa đình và thường hát vào mùa xuân.

Các nhà nghiên cứu bước đầu khẳng định, hát Xoan ra đời vào thời kỳ Hùng Vương, gắn với đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ. Hát Xoan được tổ chức thành phường. Một phường xoan thường có khoảng 15 người hoặc đông người hơn. Đứng đầu phường là ông trùm - người có uy tín, kinh nghiệm. Nam gọi là kép, nữ gọi là đào. 

dinh-hung-lo-o-dau-va-dinh-hung-lo-tho-ai-0-1149
Hát Xoan gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ

Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ khác biệt hoàn toàn với các loại hình dân ca nghi lễ ở miền Bắc. Nếu các loại hình dân ca nghi lễ kia chỉ được phép hát ở 1 cửa đình và phải là đình làng mình thì hát Xoan có sức sống và sự lan tỏa khác biệt. Từ 4 phường Xoan trên địa bàn thành phố Việt Trì - nơi xưa kia là kinh đô Văn Lang, hát Xoan đã lan tỏa và được hát ở 30 cửa đình thuộc 18 xã của hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc. 

Thông thường một cuộc hát Xoan có đầy đủ 3 chặng: chặng 1 hát thờ - tưởng nhớ các vua Hùng, các vị thần, các vị có công với làng nước; chặng 2 hát nghi lễ - ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống sinh hoạt lao động sản xuất của cộng đồng, được thể hiện qua 14 làn điệu, gọi là 14 quả cách; chặng 3 hát hội - bày tỏ khát vọng về cuộc sống, tình cảm, tình yêu nam nữ, phục vụ nhu cầu văn hóa của cộng đồng. 

Xem thêm: Du lịch tâm linh Phú Thọ: Hành hương về với cội nguồn, chạm sâu vào giá trị văn hóa Lạc Việt

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Lễ hội xuân đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Phú Thọ. Các lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm nhằm tôn vinh các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước...

Du xuân 2025: Về miền di sản Phú Thọ hòa mình vào các lễ hội truyền thống đặc sắc 
0 Bình luận

Mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025, người dân có thể tới một số đền, chùa linh thiêng ở Phú Thọ để cầu bình an, may mắn cho gia đình và người thân.

Gợi ý những điểm xuất hành đầu xuân Ất Tỵ 2025 của người Phú Thọ
0 Bình luận

Thịt chua là đặc sản nức tiếng, là niềm tự hào của người Mường nói riêng và người Phú Thọ nói chung.

Về Phú Thọ thưởng thức thịt chua của người Mường: Thứ đặc sản nức tiếng được muối trong ống tre, ống nứa
0 Bình luận


Bài mới

Cá voi xuất hiện ở Vĩnh Hy, người trẻ háo hức rủ nhau đi xem

Nghe tin cá voi trồi lên trên mặt biển ở vịnh Vĩnh Hy, nhiều bạn trẻ rủ nhau xách vali lên đường với hy vọng một lần được nhìn thấy cá voi giữa đại dương. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 20 giờ trước
Du lịch dọc Việt Nam với những tỉnh '2 trong 1' sau sáp nhập

Sau sáp nhập, bản đồ du lịch Việt Nam sẽ xuất hiện những tỉnh "2 trong 1". Đó là những nơi có biển xanh, đảo xa, núi rừng hùng vĩ, khí hậu mát mẻ. 

Quynh Anh
Quynh Anh 21 giờ trước
Tìm về chốn bình yên đẹp như cổ tích nhưng cực ít lượt check-in ở Sa Pa

Khu du lịch sinh thái Suối Vàng - Thác Tình Yêu chính là chốn bình yên đẹp như cổ tích nhưng lại có rất ít lượt check-in ở Sa Pa. 

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Nếu Vĩnh Hy đã quá đông đúc thì Ninh Vân luôn chào đón bạn

Nếu bạn e ngại sự đông đúc ở Vĩnh Hy thì hãy thử "rẽ trái" tìm đến làng chài Ninh Vân - thiên đường thầm lặng, nép mình bên bờ vịnh xanh thẳm thuộc bán đảo Hòn Hèo, cách trung tâm TP Nha Trang chừng 60km.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Sau sáp nhập, 4 điểm cực của Việt Nam thay đổi như thế nào?

Sau sáp nhập, Việt Nam từ 63 tỉnh thành xuống còn 34 tỉnh, thành (6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh). Vậy 4 điểm cực của Việt Nam có thay đổi gì không?

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Tháng 7 nên đi đâu chơi?

Tháng 7 là thời điểm giữa mùa hè - nắng vàng rực rỡ, biên xanh, thiên nhiên đầy sức sống... Đây là dịp lý tưởng cho chuyến du lịch khám phá, nghỉ dưỡng.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Hòn Trứng - 'Sân chim biển' hoang sơ và kỹ vĩ của Côn Đảo 

Hòn Trứng là nơi không có người ở, chỉ có đá gồ ghề, hình dạng tựa như quả trứng lấp ló trên mặt biển. Nơi đây là sân chim biển có mặt độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam với 4,88  trứng trên mỗi m2. 

Quynh Anh
Quynh Anh 3 ngày trước
Gợi ý 4 bãi biển ở miền Nam nước xanh như ngọc bích

Dưới đây là 4 bãi biển ở miền Nam nổi bật với làn nước trong xanh như ngọc bích, du khách có thể lựa chọn cho chuyến đi trong mùa hè 2025.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Chùa Hang Châu Đốc - cổ tự linh thiêng bên sườn núi nổi tiếng với đôi rắn thần khổng lồ

Tọa lạc ở lưng chừng sườn núi Sam, chùa Hang Châu Đốc (Phước Điền Tự) là điểm du lịch tâm linh nổi bật vùng Tây Nam Bộ, hấp dẫn bởi lịch sử huyền bí và phong cảnh nên thơ. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Du lịch Bản Liền 'hot' rần rần sau chương trình Gia Đình Haha

Sau khi chương trình "Gia Đình Haha" lên sóng, Bản Liền (xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bất ngờ trở thành điểm đến hút khách, nhiều homestay kín phòng...

Tân Phụng - làng chài hơn 300 tuổi nằm nép mình dưới chân núi, mặt hướng ra biển ở Bình Định 

Nép mình dưới chân núi, cong con như hình lưỡi liềm chạy sát ra biển, làng chài Tân Phụng hiện lên giữa bãi cát mịn, vách đá phủ rêu... tạo nên cảnh sắc thơ mộng như tranh vẽ...

Đảo Bích đầm trong mắt du khách: Điện 'chập chờn' nhưng góc cảnh nào cũng 'tuyệt đối điện ảnh'

Đảo Bích Đầm không dành cho số đông, mà là nơi lý tưởng cho những ai đang tìm về sự tĩnh lặng, mộc mạc và chân thật. Dẫu còn thiếu tiện nghi nhưng mỗi góc ở đây đều mang đến cảm giác thần khiết và điện ảnh đến lạ...

Mục tiêu của thanh xuân: Phải check-in bằng hết “tứ đại” điểm đến của đất nước mình!

"Tứ đại" điểm đến của nước mình là: 4 kỳ đài lịch sử (Huế - Hà Nội - Nam Định - Bắc Ninh); 4 đèo hùng vĩ (Ô Quy Hồ - Mã Pí Lèng - Pha Đin - Khau Phạ); 4 cực Tổ quốc (Bắc - Nam - Đông - Tây); 4 thung lũng mùa vàng (Mường Thanh - Mường Lò - Mường Tấc - Mường Thau).

Lân Đặt - bản làng 'bị bỏ quên': Không điện - đường - trường - trạm, không sóng điện thoại nhưng vẫn đón nườm nượp khách ghé thăm

Không điện, không đường nhựa, không trạm y tế, không sóng điện thoại, tưởng chừng như Lân Đặt đã bị lãng quên trên bản đồ du lịch. Ấy vậy mà, mỗi năm, nơi đây vẫn đón hàng ngàn bước chân tìm về — những con người khao khát được sống chậm, sống thật và sống gần thiên nhiên.

Khám phá đảo Thổ Chu - điểm cuối cùng xa xôi nhất của Tổ quốc Việt Nam trên biển Tây Nam

Nếu Mũi Sa Vĩ là nơi địa đầu Tổ quốc Việt Nam trên vùng biển Đông Bắc thì đảo Thổ Chu là điểm cuối cùng xa xôi nhất của Tổ quốc trên biển Tây Nam.

Hải Vân Quan sau trùng tu: Sự hồi sinh của một một biểu tượng lịch sử trên con đường thiên lí Bắc Nam xưa

Hải Vân Quan không chỉ là di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia mà còn là điểm đến in đậm trong tim du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ, cổ kính và thi vị bậc nhất miền Trung. 

Đề xuất