Du xuân 2025: Về miền di sản Phú Thọ hòa mình vào các lễ hội truyền thống đặc sắc 

Lễ hội xuân đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Phú Thọ. Các lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm nhằm tôn vinh các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước...

Quynh Anh
Quynh Anh 06/02
Theo dõi

Phú Thọ là vùng Đất tổ cội nguồn của người Việt. Tương truyền, tại nơi đây, các vua Hùng đã dựng nên nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam với kinh đô Phong Châu. Phú Thọ cũng là nơi hội tụ nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời với các di chỉ khảo cổ Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm... trăm năm tuổi. 

Vào những ngày đầu năm mới, Phú Thọ là một trong những vùng đất diễn ra rất nhiều lễ hội văn hóa tâm linh đặc sắc: Lễ hội đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, hội Bạch Hạc, hội đình Đào Xá...  Hãy cùng Người Du Lịch khám phá về những nét đặc sắc của các lễ hội ở vùng Đất tổ nhé:

Lễ hội đình Đào Xá

Lễ hội đình Đào Xá (xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) hay còn gọi là lễ hội rước voi. Lễ hội này thường được diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 27 tháng Giêng đến ngày 29 tháng Giêng). Trong đó, ngày 28 tháng Giêng là ngày chính hội. 

Đình làng Đào Xá là nơi thờ tự Hùng Hải Công - em thứ 19 của vua Hùng - người có công khai mở đất đai, dạy dân trị thủy, trồng cấy, chăn nuôi, xây dựng thôn làng trù phú. Tương truyền, vào thời vua Hùng dựng nước, Hùng Hải được vua Hùng cử đến cai quản vùng Tam Giang (nơi tiếp giáp của 3 con sông: sông Đà, sông Hồng và sông Bứa) và kết hôn với bà Trang Hoa. Sau khi sinh 3 người con trai là Đạt Công Long Vương, Mãn Công Long Vương và Uyên Công Long Vương thì bà Trang Hoa hóa thân. Hùng Hải ở lại nơi đây dạy dân trị thủy, làm ăn và nuôi con khôn lớn thì giao vùng đất này cho 3 con cai quản còn mình về sinh sống ở sông Nhị (tỉnh Hải Dương ngày nay).

goi-y-mot-so-le-hoi-xuan-2025-dac-sac-tai-phu-tho-0-1343

Để ghi nhận công lao của ông, vua Hùng đã ban thưởng cho 2 thớt voi chiến làm phương tiện đi lại. Cũng từ đó, người làng Đào Xá tôn ông làm Thành Hoàng làng, lập đình thờ, hằng năm tổ chức lễ tế, mở hội rước voi. 

Hội đình làng Đào Xá gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có nghi thức tưởng nhớ công ơn của Hùng Hải Công và Tam vị Đại vương - có công giúp dân trị thủy, Quế Hoa công chúa. Tiếp đó là lễ rước voi với sự tham gia của 120 người rất long trọng với đủ ban nhạc, rước kiệu, ban tế, dân làng... 

Sau phần lễ là đến phần hội với rất nhiều trò chơi gắn liền với phong tục tập quán của người dân địa phương. Trong đó thổi cơm là phần thi hấp dẫn và thu hút đông đảo người xem nhất. 

Hội đình làng Đào Xá có giá trị lịch sử văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc, nhằm tưởng nhớ công lao của những người có công dựng nước, dựng làng gắn liền với không gian văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ

Đền Mẫu Âu Cơ tọa lạc ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đền Mẫu Âu Cơ là một di tích lịch sử văn hóa đã tồn tại hơn 5 thế kỷ. Đền Mẫu Âu Cơ được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1991.

Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ thường được tổ chức trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày mùng 5 tháng Giêng và lễ chính diễn ra vào ngày "tiên giáng" mùng 7. Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ gắn liền với huyền tích Lạc Long Quân - Âu Cơ và bọc trăm trứng. 

Tích xưa kể rằng vào ngày mùng 7 tháng Giêng, tiên nữ Âu Cơ giáng trần, kết duyên với Lạc Long Quân rồi sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Một ngày kia, Lạc Long Quân đưa 50 người con về biển, Âu Cơ đưa 50 người con lên núi, để lại người con trưởng ở đất Phong Châu nối nghiệp là Vua Hùng thứ nhất. Âu Cơ cùng các con đi đến vùng Hiền Lương (ngày nay), thấy phong cảnh hữu tình, đất đai phì nhiêu, rừng nhiều muông thú.. bèn dừng lại khai khẩn đất hoang, lập làng và làm ra các loại bánh từ sản vật địa phương.

goi-y-mot-so-le-hoi-xuan-2025-dac-sac-tai-phu-tho-9-1350

Đến ngày 25 tháng Chạp, mẹ Âu Cơ cùng bày tiên nữ bay về trời để lại dưới gốc cây đa đầu làng một dải lụa màu lung linh như cầu vồng bảy sắc, bay lơ lửng trên bầu trời xanh thẳm. Dưới gốc đa ấy, nhân dân Hiền Lương đã lập đền thờ để tri ân công ơn to lớn của Tổ Mẫu Âu Cơ – Người mẹ linh thiêng huyền thoại của dân tộc Việt Nam. Ngoài lễ chính được tổ chức trong ngày “Tiên giáng” mồng 7 tháng Giêng, trong năm còn có các ngày lễ khác như 12/3, 13/8 âm lịch và ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp.

Phần lễ của lễ hội đền Mẫu Âu Cơ diễn ra từ 8h ngày 7 tháng Giêng với 2 nội dung chính: Rước kiệu vào đền Mẫu và tế Mẫu. Đây là nội dung rất đặc sắc, được tiến hành theo đúng nghi lễ truyền thống lễ hội ở Phú Thọ, đậm nét tâm linh và đặc trưng văn hóa Việt.      Ngoài phần lễ trong ngày mồng 7 tháng Giêng dân làng còn tổ chức phần hội không kém phần sôi động với các trò chơi dân gian như đu tiên, cờ người, chọi gà, tổ tôm điếm có thưởng.

Lễ hội Bạch Hạc

Làng Bạch Hạc (Phú Thọ) có hai kỳ hội xuân: Kỳ đầu từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng; kỳ sau từ mùng 10 đến 13 tháng Giêng. Đây là hình thức phục hiện có tính nghi lễ và nghệ thuật về việc luyện tập thủy quân, thể hiện tinh thần thượng võ trong truyền thống đánh giặc giữ nước thời Hùng Vương. 

Đình làng Bạch Hạc hướng ra sông Lô, tọa lạc trên một khu đất cao vừa trang nghiêm vừa thanh tịnh. Nơi đây thờ Thổ lệnh đại vương, một vị thiên tướng ở đất Phong Châu thời nhà đường. Thần tích ghi rằng, đời Đường khi Lý Thường Minh làm Thứ sử Giao Châu, một hôm nhàn du đến ngắm cảnh ở đây, nằm mộng thấy từ trên trời bay xuống 2 thiên tướng. 2 người này anh em ruột. Lý Thường Minh mời hai vị thi tài, ai hơn sẽ ở lại hưởng hương khói của dân làng bạch hạc. Đức Thổ lệnh đại vương là anh, bước một bước qua sông và một bước nữa thì lui về chỗ cũ. Ngài bước mạnh đến nỗi in hằn vết chân lên một tảng đá, nơi đây khi hàng năm trong kỳ hội tháng ba có cuộc đua thuyền, thuyền bắt đầu khởi hành.

goi-y-mot-so-le-hoi-xuan-2025-dac-sac-tai-phu-tho-8-1400

Lễ hội Bạch Hạc diễn ra trong 3 ngày: Ngày đầu bơi dạo để kiểm tra chải; ngày hai các giáp đưa kiệu xuống chải bơi ra sông Hồng đón các thần về; ngày 3 bơi chính để đọ sức giữa các giáp. Trong lễ hội có trò thi tung còn ở Đền Cả, lễ tiến còn, ngâm thơ còn và cúng cơm còn. Ngày cuối lễ hội có lễ hạ còn và cướp còn cầu may.

Tục cướp còn diễn ra trong thời kỳ mùng 3 tháng Giêng là thú vui đặc biệt của dân làng; vào ngày này ngay cả dân chúng các xã lân cận cũng kéo nhau tới đây để xem và đôi khi cũng tham dự cuộc cướp cầu. Nhìn chung các trò chơi và tế lễ không khác gì ở những ngày hội xuân, hội Thu khác miền Bắc.

Hội phết Hiền Quan

Hội phết Hiền Quan là một lễ hội xuân của xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội này thường được tổ chức từ ngày 12 đến 13 tháng Giêng hằng năm, trong đó chính hội là ngày 13. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa - một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng có công đánh giặc và Mộc Trang đại vương thời nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân.

goi-y-mot-so-le-hoi-xuan-2025-dac-sac-tai-phu-tho-7-1402

Hội phết Hiền Quan thường có 4 phần: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh phết diễn ra ở đình Hiền Quan - nơi thờ tự Đức Ông Lý Mộc Trang và đền Hiền Quan - nơi thờ Thiều Hoa công chúa. 

Tại lễ rước kiệu, trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả Phết, quả Chúi được cất giữ trong cung cấm của đình làng từ ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch. Kiệu được khiêng từ đình ra đền do các binh sĩ mình mặc áo giáp hộ tống. Sau lễ rước kiệu là phần tế lễ và lễ kéo quân. Cuối cùng sẽ là rước phết ra đồng để mọi người giành lấy.

Lễ hội Trò Trám

Lễ hội Trò Trám (hay lễ hội "Linh tinh tình phộc") là lễ hội xuân diễn ra vào ngày 11, 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt suy tôn thần bản thổ. 

Miếu Trò đóng cửa quanh năm, chỉ mở đúng vào đêm 11, rạng sáng ngày 12 tháng Giêng để thực hiện nghi lễ cầu sinh thực khí. Trong miếu thờ linh vật (dân gian gọi là Nõ - Nường) của tín ngưỡng phồn thực - tín ngưỡng khởi nguyên và sơ khai của các dân tộc người trên trái đất, trong đó có dân tộc Việt. 

goi-y-mot-so-le-hoi-xuan-2025-dac-sac-tai-phu-tho-6-1411

Lễ hội bắt đầu với trò diễn "Tứ dân chi nghiệp", còn gọi là "bách nghệ khôi hài" - một màn kịch dân gian vui nhộn khắc họa bốn nghề chính trong đời sống là sĩ, nông, công, thương. Tiếp đến phần tế lễ của các cụ cao niên trong làng từ 22h30 đến 11h00 ngày 12 tháng Giêng. Điểm hấp dẫn trong lễ hội này là "lễ Mật" được thực hiện vào 0h00 ngày 12 tháng Giêng tại miếu Trò. 

Lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ. Lễ hội đền Hùng cũng là một sự kiện văn hóa quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Lễ hội diễn ra từ ngày 6/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch.

Lễ hội đền Hùng có nghĩa sâu sắc đối với đời sống tâm linh của người Việt Nam, được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân trong việc giữ gìn và bảo tồn những truyền thống văn hóa cao đẹp. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

goi-y-mot-so-le-hoi-xuan-2025-dac-sac-tai-phu-tho-5-1417

Những nghi thức quan trọng trong phần lễ:

- 1/3 - 5/3 âm lịch: lễ dâng hương của các đại diện đến từ huyện, thành thị ở khu vực gần đền thờ. 

- 6/3 âm lịch: Lễ Giỗ Đức quốc tổ Lạc Long Quân và Lễ Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ. 

- 7/3 âm lịch: các địa phương tiến hành lễ Rước Kiệu về Đền Hùng. 

Ngày lễ chính 10/3 âm lịch: Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương cùng danh tướng danh nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Lễ dâng hương được thực hiện tại bức tượng Phù Điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”.

Xem thêm: Du xuân 2025: 6 lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai

Tin liên quan

Trong hành trình khám phá dải đất hình chữ S xinh đẹp, bạn đừng bỏ qua chuyến hành hương về đất Tổ trải nghiệm du lịch tâm linh Phú Thọ...

Du lịch tâm linh Phú Thọ: Hành hương về với cội nguồn, chạm sâu vào giá trị văn hóa Lạc Việt
0 Bình luận

Mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025, người dân có thể tới một số đền, chùa linh thiêng ở Phú Thọ để cầu bình an, may mắn cho gia đình và người thân.

Gợi ý những điểm xuất hành đầu xuân Ất Tỵ 2025 của người Phú Thọ
0 Bình luận

Du lịch tâm linh Hà Nam thực sự bùng nổ khi vùng đất này vừa dành được giải thưởng Du lịch thế giới hạng mục “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” năm 2024. Đây là "tọa độ" du lịch tâm linh linh thiêng dành cho du khách về hành hương, vãn cảnh.

Du lịch tâm linh Hà Nam: Lạc bước giữa chốn linh thiêng nơi 'đất mẹ anh hùng'
0 Bình luận


Bài mới

Hành trình xuyên Việt 2 tháng bằng xe máy của cặp vợ chồng “phượt thủ” U70

Nói về hành trình xuyên Việt đáng nhớ cùng vợ, ông Việt bày tỏ: “Đã lớn tuổi nhưng còn sức khỏe tôi phải tranh thủ đưa vợ đi để sau này không phải hối tiếc”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Trekking Pu Ta Leng - Vượt qua giới hạn bản thân!

Ai bảo leo Pu Ta Leng dễ thì kệ họ. Với mình, chuyến đi này, mình đã khám phá được giới hạn mới của bản thân. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Kẻ lãng du “hồi sinh” giữa Du Già hoang vu dữ tợn

Giữa trong veo, tĩnh lặng và lạnh giá của Du Già Hà Giang, những kẻ lãng du thấy cơ thể mình được hồi sinh. Không còn nỗi sợ hãi về cơn lạnh nữa, chỉ còn một niềm khoái cảm được chìm đắm giữa núi rừng, suối thác nguyên sơ.

Thanh xuân sống ở Việt nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình…

Chris Wallace là nhà văn và nhiếp ảnh gia đến từ New York. Ông đã từng có một khoảng thời gian ở Việt Nam và với ông đây là quãng thanh xuân tơi đẹp nhất. “Nghe có vẻ lạ, nhưng thanh xuân sống ở Việt Nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình", Chris Wallace chia sẻ.

Nguyên và chuyến trekking xuyên đêm leo núi Chư Mư đón bình minh trên hòn Vọng Phu

Để có thể đón bình minh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Đắk Lắk, Nguyên đã phải một mình leo núi Chư Mư trong đêm...

Đường lên Yên Tử 

Đường lên Yên Tử là cung đường đầy khó khăn, tốn sức nhưng lòng cảm thấy thanh thản vì đã được gặp những con người bình dị nhưng tử tế...

Mê mẩn vẻ đẹp cổ kính ở tiểu chủng viện Làng Sông - 'cái nôi' của chữ Quốc ngữ

Tiểu chủng viện Làng Sông có lịch sử hơn 170 năm nhưng vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc Gothic đặc trưng, tạo nên vẻ đẹp cổ kính...

Phó Bảng Hà Giang – Thị trấn cổ tích ẩn mình giữa cao nguyên đá

Không quá đông đúc, nhộn nhịp như phố cổ Đồng Văn, thị trấn Phó Bảng Hà Giang mang đến vẻ đẹp của sự bình yên, rêu phong và cổ kính, tựa như một thước phim xưa quay chậm.

Cầu Long Biên: 'Chứng nhân lịch sử' của 'một thời đạn bom, một thời hòa bình'

Cầu Long Biên không chỉ là "chứng nhân lịch sử" của một thời đạn bom mà còn là kiệt tác kiến trúc với kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á...

Hồ Hoàn Kiếm - 'trái tim' của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Xưa kia, hồ Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm là điểm du lịch nổi tiếng, mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Hồ Noong Hà Giang – Đôi mắt của rừng 

Được mệnh danh như chốn bồng lai vùng biên viễn, Hồ Noong Hà Giang hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, như dải lụa mềm vắt giữa những khu rừng nguyên sinh rậm rạp.

Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ 11 - thế kỷ 18)... Giờ đây, nơi này trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Nhà tù Hỏa Lò và những câu chuyện lịch sử chân thực

Tọa lạc giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, Di tích Nhà tù Hỏa Lò như minh chứng của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam từng bị thực dân Pháp giam giữ tại đây.

Dốc Thẩm Mã Hà Giang – Dải lụa mềm uốn lượn giữa mây trời

Dốc Thẩm Mã là một trong những cung đường đèo đẹp nhất Hà Giang. Cung đường này không chỉ nổi tiếng với những đoạn cua khúc khuỷu mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Nhà hát Lớn Hà Nội - biểu tượng của kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Thủ đô

Nhà hát Lớn Hà Nội được xem là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp còn lưu lại giữa lòng Thủ đô mà bất cứ ai cũng có thể đến tham quan và thưởng thức nghệ thuật.

Top những đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở đất Tổ Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam; là nơi tọa lạc của nhiều đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia như: Đình Đào Xá, Đình Do Nghĩa, đình Hùng Lô...

Đề xuất