Làng cổ Hùng Lô - điểm chạm văn hóa truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Làng cổ Hùng Lô nằm bên cạnh dòng Lô Giang hiền hòa, là nơi lưu giữ kho trầm tích văn hóa, di sản đặc biệt có giá trị gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, di sản hát Xoan... 

Quynh Anh
Quynh Anh 19/02
Theo dõi

Làng cổ Hùng Lô ở đâu Phú Thọ?

Trên hành trình về miền đất Tổ, có một làng nghề truyền thống với những nếp nhà cổ kính cùng đình làng cổ chứng kiến bao thăng trầm biến thiên của lịch sử. Đó là làng cổ Hùng Lô.

Làng cổ Hùng Lô xưa kia có tên là Trang Khả Lãm. Đây là một trong những vùng đất trù phú nằm bên bờ sông Lô Giang, thuộc địa hạt kinh đô Văn Lang xưa. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, làng lần lượt đổi thành các tên: Làng Xốm, làng An Lãm, làng An Lão. Đến sau Cách mạng tháng Tám (1945), làng đổi tên thành xã Hùng Lô. 

kinh-nghiem-tham-quan-lang-co-hung-lo-phu-tho-chi-tiet-nhat-2025-1-1629
Một vài góc ở làng cổ Hùng Lô

Hiện nay, làng cổ Hùng Lô có khoảng 2000 hộ với hơn 6000 nhân khẩu. Họ cùng sinh sống trên diện tích chung khoảng 1,2km2. 

Làng cổ Hùng Lô được đánh giá là vùng đất trù phú, là nơi giao lưu buôn bán phát triển. Nơi đây từng là trung tâm giao thương của các vùng lân cận. Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân đã cùng nhau khai phá đồng hoang, bãi rậm, đầm lầy... để tạo dựng xóm làng và dựng nên những truyền thống văn hóa tốt đẹp.

Chuyện xưa tích cũ về làng cổ Hùng Lô gắn với thời đại Hùng Vương

Tương truyền, làng cổ Hùng Lô vốn là nơi vua Hùng cùng công chúa và các quần thần dừng chân nghỉ ngơi trong một chuyến du ngoại. Vua Hùng thấy nơi đây là vùng đất trù phú, cây cối tốt tươi, lại có khí thiêng từ lòng đất nên cho rằng, đây là chốn địa linh. 

Các bô lão và dân làng thấy vua đến liền sửa soạn lễ vật nghênh đón đức vua. Nhà vua rất mừng và khuyên bảo dân chúng khẩn hoang vỡ đất xây dựng xóm làng, quê hương. Từ đó về sau, dân làng Hùng Lô lập miếu thờ để ngàn năm hương khói. Hằng năm, cứ mùng 9/3 - 10/3 âm lịch, nơi đây lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ơn vua.

kinh-nghiem-tham-quan-lang-co-hung-lo-phu-tho-chi-tiet-nhat-2025-2-1632
Miếu Hùng Lô, ngôi miếu cổ bậc nhất ở vùng Đất Tổ

Từ ngôi miếu cổ này, người dân Hùng Lô đã xây dựng nên một quần thể miếu đình khang trang. Đình cổ Hùng Lô hay (đình Xốm) tọa lạc trên dải đất rộng 5.000m2 với quy mô kiến trúc khá hoàn chỉnh gồm 5 gian nhà tiến tế: phương đình, lầu chuông, lầu trống, tòa đại đình. Toàn bộ nội thất trong tòa đại đình đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Hiện, đình Hùng Lô còn lưu giữ nhiều cổ vật quý như: đỉnh, đèn, lư hương, hạc đồng, một số bình sứ cổ cùng những hương án, kiệu bát cống...

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, làng cổ Hùng lô vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đình cổ. Lễ hội đình Hùng Lô còn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Tham quan làng cổ Hùng Lô mùa nào đẹp nhất?

Làng cổ Hùng Lô được tỉnh Phú Thọ xác định là một trong những điểm tham quan du lịch lý tưởng, cần được quảng bá nhiều hơn. Những năm trở lại đây, làng cổ Hùng Lô là một trong những địa chỉ không thể không ghé qua khi về với đất Tổ Phú Thọ.

Du khách có thể thực hiện chuyến tham quan làng cổ Hùng Lô vào bất kỳ mùa nào trong năm.  Tuy nhiên, theo người dân địa phương và các tín đồ du lịch, nên đến tham quan làng Hùng Lô vào dịp đầu năm, nhất là thời điểm trùng với lễ hội đền Hùng. Bởi lúc này, làng Hùng Lô cũng diễn ra lễ hội đình Hùng Lô với phần lễ rước kiệu vua Hùng và phần hội là các trò chơi dân gian cùng những bài hát hát Xoan cổ.

Di chuyển đến làng cổ Hùng Lô như thế nào?

Làng cổ Hùng Lô nằm trong địa phận thành phố Việt Trì nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến và kết hợp với việc tham quan nhiều địa điểm khác. Để đi đến đền Hùng Lô, du khách chọn địa điểm xuất phát từ Thủ đô Hà Nội thì sẽ có cung đường đi như sau:

- Đi tàu hỏa: Du khách mua vé tàu và lên tàu ở ga Hà Nội, sau đó di chuyển đến ga Việt Trì. Sau khi xuống ga, du khách có thể bắt xe ôm hoặc xe taxi để đến được đền Hùng Lô.

kinh-nghiem-tham-quan-lang-co-hung-lo-phu-tho-chi-tiet-nhat-2025-3-1633

- Đi xe khách: Du khách mua vé và lên xe khách ở bến xe Mỹ Đình, chọn tuyến Hà Nội - Việt Trì. Sau khi xuống bến xe khách thành phố, du khách bắt xe ôm hoặc taxi để đi đến đền Hùng Lô. Từ Hà Nội đến Việt Trì khoảng 100km.

- Đi xe ô tô cá nhân, xe máy: Với phương tiện này, du khách tốn khoảng gần 2 giờ đồng hồ để di chuyển. Đi xe cá nhân, du khách sẽ chủ động được thời gian và cung đường.

Làng cổ Hùng Lô - điểm chạm văn hóa của người dân đất Tổ

Đã đặt chân đến đất Tổ thì du khách nên dành thời gian 1 ngày để tham quan, khám phá và nghe những câu chuyện thú vị về làng cổ Hùng Lô, để chạm đến giá trị văn hóa truyền thống của người Việt xưa.

Tại làng Hùng Lô có nhiều điểm đến thú vị mà du khách có thể tìm đến:

Miếu cổ Hùng Lô

Theo cuốn "An lão thần tích" và truyền thuyết được lưu lại tại làng cổ Hùng Lô: Khi vua Hùng cùng công chúa và quần thần cưỡi ngựa đi tuần du ngoại cảnh thì dừng chân ở làng Hùng Lô. Lúc này, các bô lão và nhân dân trong làng đã đón tiếp vua rất nhiệt thành. Thấy đây là vùng đất màu mỡ, có linh khí từ lòng đất, vua cho rằng bảo nhân dân khai khẩn đất đai, mở rộng canh tác, làm ăn. Dần dà, làng Hùng Lô đông đúc dân cư, đời sống ấm no. Từ đó, nhân dân lập miếu Hùng lô để thờ vua Hùng và hương khói cho đến ngày nay.

Dựa theo một truyền thuyết khác, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm 40 đánh giặc phương Bắc, hành quân qua ngôi miếu này, 2 nữ tướng đã thấy khí thiêng bay lên. Hai Bà Trưng liền xuống voi, vào miếu dâng hương cầu nguyện. Sau đó, hai vị nữ tướng đã giành thắng lợi trước quân Tô Định. Về sau, Hai Bà Trưng đã cho quân dân về tu sửa miếu để tạ ơn sự phù hộ của thần linh. Hai truyền thuyết trên hiện vẫn được ghi lại ở hai đốc tam quan trước miếu.

Đình cổ Hùng Lô và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Đình cổ Hùng Lô là nơi thờ tự Tam vị Đại vương là Ất Sơn Đại Vương, Viễn Sơn Đại vương, Áp đạo quân Đại vương. Ngôi đình cổ này được xây dựng với sự tích thờ cúng nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng.

kinh-nghiem-tham-quan-lang-co-hung-lo-phu-tho-chi-tiet-nhat-2025-4-1635

Khi đến tham quan đình cổ Hùng Lô, du khách có thể nhìn thấy kỹ thuật chạm khắc với trình độ cực kỳ tinh xảo ở các hình ảnh Đường Tăng đi lấy kinh, Bát tiên quá, Ngũ lão đăng sơn, võ tòng đả hổ, long vân đại, hội hát Xoan, hội đấu vật... 

Đình cổ Hùng Lô còn được xem là Bảo tàng Văn hóa Lịch sử thu nhỏ với số lượng cổ vật có niên đại lên đến 300 tuổi cực kỳ quý giá. Du khách đến đây có thể tận mắt mục sở thị.

Lễ hội làng Đình Lô và di sản hát Xoan Phú Thọ

Nếu du khách đến Phú Thọ vào tháng 3 âm lịch thì sẽ được tham gia vào lễ hội làng Đình Lô. Lễ hội này sẽ đưa du khách hòa mình vào trong lễ rước kiệu với quy mô rất hoành tráng. Ở đây có đến hơn 200 nam trung mặc đồ đồng phục màu sắc sặc sỡ thực hiện nghi lễ rước kiệu.

Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các nghi lễ nổi bật. Tại lễ hội làng Đình Lô, du khách cũng sẽ được thưởng thức các điệu hát Xoan truyền thống. Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2011. Loại hình diễn xướng Hát Xoan là loại hình dân ca bao gồm nghi lễ và hát trước cửa đình, thường được diễn ra vào mùa xuân hằng năm. Tại làng cổ Hùng Lô còn lưu giữ nhiều nghiên cứu và truyền thuyết cho rằng làn điệu hát Xoan ra đời ở đây vào thời kỳ Hùng Vương.

Làng nghề truyền thống

Từ xa xưa, làng cổ Hùng Lô đã nổi tiếng với các làng nghề nguyền thống: làng nghề làm bánh chưng bánh giầy, làng nghề làm miến gạo, làng nghề làm bún, làng nghề làm mì sợi... Đến nay, các nghề truyền thống vẫn được nhân dân trong vùng duy trì và phát triển trở thành nghề mưu sinh.

kinh-nghiem-tham-quan-lang-co-hung-lo-phu-tho-chi-tiet-nhat-2025-5-1636

Các sản phẩm được người trong làng nghề chăm chút tỉ mỉ từ  khâu chọn nguyên liệu cho đến sản xuất. Chính vì thế, du khách từ xa về đây rất thích mua những sản phẩm truyền thống này về làm quà biếu. Nhờ đó, thương hiệu truyền thống của làng cổ Hùng Lô ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.

Với tất cả những ưu thế sẵn có, tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng cổ Hùng Lô là điểm du lịch văn hóa cộng đồng; là cơ hội để triển khai xây dựng sản phẩm du lịch mới, đồng thời quảng bá, xúc tiến, thu hút du khách đến đây tham quan, trải nghiệm.

Xem thêm: Đình Hùng Lô - Bảo tàng thu nhỏ gắn liền với thời đại khai sinh lập quốc 

Tin liên quan

Hang Lạng là kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ và đầy bí ẩn ở vùng đất Tổ. Càng đi vào sâu, du khách như lạc vào một thế giới đầy huyền bí và lạ lùng...

Hang Lạng (Phú Thọ): Giải mã thế giới ngầm huyền bí nơi đất Tổ
0 Bình luận

Lễ hội xuân đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Phú Thọ. Các lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm nhằm tôn vinh các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước...

Du xuân 2025: Về miền di sản Phú Thọ hòa mình vào các lễ hội truyền thống đặc sắc 
0 Bình luận

Mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025, người dân có thể tới một số đền, chùa linh thiêng ở Phú Thọ để cầu bình an, may mắn cho gia đình và người thân.

Gợi ý những điểm xuất hành đầu xuân Ất Tỵ 2025 của người Phú Thọ
0 Bình luận


Bài mới

Trekking Pu Ta Leng - Vượt qua giới hạn bản thân!

Ai bảo leo Pu Ta Leng dễ thì kệ họ. Với mình, chuyến đi này, mình đã khám phá được giới hạn mới của bản thân. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 18 giờ trước
Kẻ lãng du “hồi sinh” giữa Du Già hoang vu dữ tợn

Giữa trong veo, tĩnh lặng và lạnh giá của Du Già Hà Giang, những kẻ lãng du thấy cơ thể mình được hồi sinh. Không còn nỗi sợ hãi về cơn lạnh nữa, chỉ còn một niềm khoái cảm được chìm đắm giữa núi rừng, suối thác nguyên sơ.

Hồng Anh
Hồng Anh 7 ngày trước
Thanh xuân sống ở Việt nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình…

Chris Wallace là nhà văn và nhiếp ảnh gia đến từ New York. Ông đã từng có một khoảng thời gian ở Việt Nam và với ông đây là quãng thanh xuân tơi đẹp nhất. “Nghe có vẻ lạ, nhưng thanh xuân sống ở Việt Nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình", Chris Wallace chia sẻ.

Nguyên và chuyến trekking xuyên đêm leo núi Chư Mư đón bình minh trên hòn Vọng Phu

Để có thể đón bình minh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Đắk Lắk, Nguyên đã phải một mình leo núi Chư Mư trong đêm...

Đường lên Yên Tử 

Đường lên Yên Tử là cung đường đầy khó khăn, tốn sức nhưng lòng cảm thấy thanh thản vì đã được gặp những con người bình dị nhưng tử tế...

Mê mẩn vẻ đẹp cổ kính ở tiểu chủng viện Làng Sông - 'cái nôi' của chữ Quốc ngữ

Tiểu chủng viện Làng Sông có lịch sử hơn 170 năm nhưng vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc Gothic đặc trưng, tạo nên vẻ đẹp cổ kính...

Phó Bảng Hà Giang – Thị trấn cổ tích ẩn mình giữa cao nguyên đá

Không quá đông đúc, nhộn nhịp như phố cổ Đồng Văn, thị trấn Phó Bảng Hà Giang mang đến vẻ đẹp của sự bình yên, rêu phong và cổ kính, tựa như một thước phim xưa quay chậm.

Cầu Long Biên: 'Chứng nhân lịch sử' của 'một thời đạn bom, một thời hòa bình'

Cầu Long Biên không chỉ là "chứng nhân lịch sử" của một thời đạn bom mà còn là kiệt tác kiến trúc với kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á...

Hồ Hoàn Kiếm - 'trái tim' của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Xưa kia, hồ Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm là điểm du lịch nổi tiếng, mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Hồ Noong Hà Giang – Đôi mắt của rừng 

Được mệnh danh như chốn bồng lai vùng biên viễn, Hồ Noong Hà Giang hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, như dải lụa mềm vắt giữa những khu rừng nguyên sinh rậm rạp.

Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ 11 - thế kỷ 18)... Giờ đây, nơi này trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Nhà tù Hỏa Lò và những câu chuyện lịch sử chân thực

Tọa lạc giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, Di tích Nhà tù Hỏa Lò như minh chứng của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam từng bị thực dân Pháp giam giữ tại đây.

Dốc Thẩm Mã Hà Giang – Dải lụa mềm uốn lượn giữa mây trời

Dốc Thẩm Mã là một trong những cung đường đèo đẹp nhất Hà Giang. Cung đường này không chỉ nổi tiếng với những đoạn cua khúc khuỷu mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Nhà hát Lớn Hà Nội - biểu tượng của kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Thủ đô

Nhà hát Lớn Hà Nội được xem là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp còn lưu lại giữa lòng Thủ đô mà bất cứ ai cũng có thể đến tham quan và thưởng thức nghệ thuật.

Top những đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở đất Tổ Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam; là nơi tọa lạc của nhiều đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia như: Đình Đào Xá, Đình Do Nghĩa, đình Hùng Lô...

Núi đôi Quản Bạ - Tuyệt tác thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc

Núi đôi Quản Bạ là một trong những cảnh đẹp mà du khách ghé đến Hà Giang ai cũng muốn được một lần chinh phục, khám phá. Thật không ngoa khi nói, đây là một tuyệt tác thiên nhiên của đất trời.

Đề xuất