Liệt sĩ Lê Đức Hoàng và lá thư gửi về từ biển: "Con phải đi Trường Sa cùng các anh em khác. Nơi ấy cần những người lính trẻ như con, Tổ quốc cần chúng bảo vệ..."
Cùng với con tàu HQ-604 ngày ấy, thuyền phó Lê Đức Hoàng đã chiến đấu dũng cảm và hi sinh. Anh cùng đồng đội đã trọn đời hiến dâng cho biển.
Nhắc đến người con đã hi sinh giữa mênh mông biển nước để bảo vệ Trường Sa, ông Lê Văn Thăng - bố đẻ của liệt sĩ Lê Đức Hoàng ((thuyền phó tàu HQ-604 hy sinh ở Gạc Ma tháng 3/1988) ở xã Hải Yến, Tĩnh Gia, Thanh Hóa không giấu nổi xúc động: "Nó là đứa con có hiếu và cương trực. Là con của gia đình, nó ra đi chưa hề yêu ai, mà dành cả tuổi thanh xuân của mình hiến dâng cho biển".
Đã nhiều năm trôi qua nhưng ông Thăng không thể xóa mờ được nỗi đau mất con. Cầm cuốn nhật ký của con trai áp lên ngực, ông nghẹn ngào kể: "Đây là tất cả những gì còn lại. Nó như là xương cốt, máu thịt của con tôi".
Ngồi lần giở những trang nhật ký đã úa vàng theo thời gian của liệt sĩ Hoàng, ông Thăng lấy ra lá thư mà con gửi bố mẹ có đề ngày 9/3/1988, tức trước khi đi đảo Trường Sa một ngày. Lá thư viết không dài nhưng chứa chan niềm thương yêu bố mẹ và các em ở quê nhà.

Trong thư có đoạn: "Con phải đi đảo Trường Sa cùng các anh em khác. Nơi ấy đang cần những người lính trẻ như con, Tổ quốc đang cần chúng con bảo vệ. Bố mẹ giữ gìn sức khỏe, hoàn thành nhiệm vụ con sẽ trở về và xây dựng gia đình. Con sẽ lấy vợ và sinh cháu cho bố mẹ bế bồng. Mùa này biển lặng, nếu đi đánh giã bố cẩn thận. Mẹ giữ gìn sức khỏe nhé”.
Ông Thăng nhìn lên di ảnh của con trai, nghẹn giọng: "Nó đã đi mãi mà không trở về nữa".
Theo báo Tiền Phong, liệt sĩ Lê Đức Hoàng là con cả trong gia đình. Cha mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng vào anh. Liệt sĩ Hoàng vốn là chàng trai thông minh, có ý chí, luôn nỗ lực tự học hành để làm gương cho các em noi theo. 8 năm đi bộ đội thì 7 năm đi học ở nước ngoài.
Trong thời gian ấy, Hoàng chỉ nghỉ phép 2 lần về thăm gia đình. Lần nào vợ chồng ông Thăng cũng giục con lo chuyện vợ con nhưng anh cứ lần khất bảo còn nhiều việc của đơn vị giao phó. Lá thư duy nhất anh viết về cho cha mẹ là lá thư được viết vào ngày trước khi lên tàu HQ-604 đi Trường Sa.

Trong thư nó nói đã được cấp trên cho nghỉ phép từ đầu tháng 3, tàu HQ-604 cũng đã lên ụ để bảo dưỡng, nhưng vì có nhiệm vụ gấp ngoài Trường Sa, nên cả tàu lại chuẩn bị lên đường. Nó còn dặn sau chuyến công tác này sẽ về phép vì nhớ bố mẹ và các em quá… Vậy mà nó không bao giờ trở về nữa. Bà nhà tôi vì quá nhớ thương con nên đã lâm bệnh nặng rồi cũng mất sau đó mấy năm”, ông Thăng kể.
Cầm cuốn nhật ký - di vật thiêng liêng của liệt sĩ Lê Đức Hoàng mà gia đình nhận được trong ngày báo tử.Trong cuốn sổ sờn cũ, nhưng những dòng chữ của Hoàng vẫn nguyên vẹn, ghi chép khá đầy đủ những ngày làm nhiệm vụ trên tàu HQ-604 của Lữ đoàn 125 Hải quân.
Khi được hỏi thêm về chuyện riêng tư của liệt sĩ Hoàng trong cuốn nhật ký, ông Thăng bảo: "Anh ơi, đừng nhắc lại chuyện ấy nữa. Nó là con cả trong gia đình. Lúc nó đi đảo, nó chưa yêu ai cả. Tôi không muốn nhắc lại những gì đau lòng mà Hoàng ghi trong cuốn nhật ký ấy”.
Liệt sĩ Lê Đức Hoàng tốt nghiệp cấp 3 huyện Gia Tĩnh vào năm 1980. Anh xung phong vào bộ đội, mặc dù đã thi đậu Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngày những đứa bạn cùng lớp ra Hà Nội nhập trường là ngày anh nói với bố mẹ: "Con chỉ muốn đi bộ đội. Con muốn làm chiến sĩ hải quân đứng canh ngoài hải đảo".
Ngày tạm biệt làng biển Hải Yên, mẹ của anh khóc vì thương con còn bố anh bùi ngùi chẳng nói lên lời. Sau 3 tháng huấn luyện, anh được đơn vị tuyển chọn đi học ngoại ngữ và sau đó được Nhà nước cử đi học lớp sĩ quan chỉ huy chuyên ngành hải quân ở Bulgary.
Trong thời gian học tập ở Bulgary, anh về thăm bố mẹ được 2 lần. Hai lần về thăm bố mẹ, quà anh đem về từ nước bạn xa xôi là chiếc bàn là Liên Xô, chiếc xe đạp Đi-a -măng tặng em gái.
Mùa thu năm 1987, sau 7 năm học tập ở nước bạn, anh về nước và được điều động làm thuyền phó tàu HQ-604 của Lữ đoàn 125, Hải quân Việt Nam. Đầu tháng 3/1988, chấp hành mệnh lệnh cấp trên, anh cùng đồng đội ra Trường Sa xây dựng và bảo vệ đảo. Ở đây, anh đã cùng với đồng đội trực xây dựng và bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày 14/3/1988, anh đã hy sinh khi đang cùng đồng đội bảo vệ đảo Gạc Ma.
Liệt sĩ Lê Đức Hoàng hy sinh khi tròn 28 tuổi. Anh đã dâng hiến trọn tuổi xuân của mình cho biển đảo, để Trường Sa vọng mãi khúc hùng ca.
(Theo Tiền Phong năm )
Tin liên quan
"Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn... Cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích”.
Khi Tổ quốc cần, Mẹ Thứ đã động viên 12 người con, cháu lên đường nhập ngũ và không một ai trở về với mẹ… vì Cụ Hồ đã dạy “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Sau 29 năm "biệt tích", ông Tư Cang trở về đúng ngày 30/4/1975. Ông là nhân vật lừng lẫy của giới tình báo Việt Nam, từng trải qua những năm tháng sống cuộc sống "hai thế giới đối lập".
Bài mới

Mùa hè đến là thời điểm lý tưởng để “xách vali lên và đi” đến những bãi biển trong xanh với cát trắng, nắng vàng. Nhưng để có những bức hình sống ảo thật xịn sò, ngoài khung cảnh đẹp thì phối đồ đi biển đúng cách cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cùng Người du lịch khám phá những tips phối đồ vừa thoải mái, vừa “ăn ảnh” để tỏa sáng hết mình trên bãi biển nhé!