Đại tá tình báo lừng danh Tư Cang: "Biệt tích" suốt 29 năm, bất ngờ trở về đúng ngày 30/4/1975
Sau 29 năm "biệt tích", ông Tư Cang trở về đúng ngày 30/4/1975. Ông là nhân vật lừng lẫy của giới tình báo Việt Nam, từng trải qua những năm tháng sống cuộc sống "hai thế giới đối lập".
Biệt tích
Cứ vào tháng 4 hằng năm, ông Tư Cang lại tất bật với các hoạt động đoàn thể, trở thành nhân vật quan trọng của nhiều cuộc họp mặt nhân dịp ngày thống nhất đất nước. Ở cái tuổi 97, mắt đã mờ, chân tay không còn linh hoạt như thời trẻ nhưng tâm trí của người chiến sĩ tình báo vẫn minh mẫn. Khi được hỏi về kỷ niệm của những năm tháng trong khói lửa, ông Tư Cang bồi hồi nhớ về những "từ khóa" của cuộc đời mình: Cụm trưởng cụm tình báo H63", "Trận đánh cầu Rạch Chiếc", "nước mắt ngày gặp lại"...

Đại tá Tư Cang (tên thật là Nguyễn Văn Tàu, nguyên Cụm trưởng Cụm tình báo chiến lược H.63 - nhân vật lừng lẫy của giới tình báo Việt Nam, từng trải qua những năm tháng sống cuộc sống "hai thế giới đối lập”.

Ngày đó, có thời điểm, ông vào nội đô Sài Gòn, diễn vỏ bọc của gia sư, kế toán. Xong chuyến công tác, trở về căn cứ đóng tại địa đạo Củ Chi, ăn măng tre, uống nước cầm hơi, cùng với chiến sĩ vũ trang, giao thông bảo vệ điện đài vô tuyến, giữ đường dây liên lạc thông suốt cho đến ngày thống nhất đất nước.
Ông đi làm cách mạng năm 1946, lúc vợ mang thai đứa con đầu lòng. Cũng từ đó, ông mất liên lạc với gia đình suốt gần 30 năm. Vì yêu cầu của tổ chức, ông đổi tên, sống dưới thân phận mới, hoạt động tình báo ngay trong lòng địch. Bà Ánh - vợ ông không biết ông còn sống hay đã hi sinh, chỉ biết lần cuối ông nói: "Anh đi rồi, rồi anh sẽ về". Vợ ông vẫn luôn chờ đợi, tin vào lời ông nói: trở về!
Trở lại
Tối 30/4/1975, khi Sài Gòn vừa giải phóng, ông trở về căn nhà cũ ở Thị Nghè, không quân hàm, không huân chương, chỉ là một người đàn ông bước vào ngõ tối, gọi lớn: "Nhồng ơi! Nhồng!". Bà Ánh giật mình. Đó là biệt danh của con gái.
Bà chạy ra, òa khóc: "Ở đây nè, anh về đó hả?". Cái ôm đầu tiên sau 29 năm. Ngày ông đi, con gái còn trong bụng mẹ. Ngày ông về, con gái đã 29 tuổi, có chồng, có con nhỏ. Ông nghẹn ngào không nói được lời nào, chỉ biết ôm chặt cô cháu gái vào lòng.

Đêm ấy, đứa cháu nhỏ rụt rè nói: “Con mừng ông ngoại về với bà ngoại”. Cả nhà đều khóc. Dù đóng vai trò quan trọng trong kháng chiến, với ông, được trở về nhà, được ăn bữa cơm với vợ con, bế cháu trong tay là phần thưởng lớn nhất.

Sau ngày đoàn tụ với gia đình, người chiến sĩ Tư Cang lại tiếp tục công tác, cống hiến cho đến ngày nghỉ hưu. Một người lính từng sống dưới “thân phận giả” gần 30 năm. Một người chồng giữ trọn lời hứa "anh đi, rồi anh sẽ về". Một người cha trở về vào đúng ngày đất nước thống nhất… Không cần phim ảnh, đây là câu chuyện thật, ngay giữa đời thường.
Tin liên quan
Hình ảnh diễn tập mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam được đăng tải trên mạng xã hội thu hút đông đảo bạn trẻ quan tâm. Vậy làm sao để có được chỗ xem diễu binh đẹp nhất trong ngày kỷ niệm trọng đại?
Chưa đầy 2 tuần trước lễ 30/4, loạt khách sạn từ tầm trung cho đến cao cấp tại TP HCM có view diễu binh đẹp đã “cháy phòng”, bao gồm cả hạng phòng Tổng Thống với mức giá lên đến 35 triệu đồng/đêm.
Anh chàng Tiktoker Đào Quang Hà đang đạp xe Thống Nhất xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh xem lễ diễu binh 30/4, mang theo ký ức về ông ngoại và thông điệp yêu nước, kết nối cộng đồng.
Bài mới

Mùa hè đến là thời điểm lý tưởng để “xách vali lên và đi” đến những bãi biển trong xanh với cát trắng, nắng vàng. Nhưng để có những bức hình sống ảo thật xịn sò, ngoài khung cảnh đẹp thì phối đồ đi biển đúng cách cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cùng Người du lịch khám phá những tips phối đồ vừa thoải mái, vừa “ăn ảnh” để tỏa sáng hết mình trên bãi biển nhé!

"Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn... Cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích”.