Lịch trình chiêm chiêm bái xá lợi Đức Phật chi tiết nhất
Hành trình cung nghinh xá lợi Đức Phật đi qua 4 địa điểm là chùa Thanh Tâm (TP. HCM), chùa Bà Đen (Tây Binh), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam).
Mục lục
Thông tin cơ bản về 4 ngôi chùa được cung nghinh xá lợi Đức Phật
Ngày 2/5, xá lợi của Đức Phật đã chính thức được cung nghinh đến TP Hồ Chí Minh bằng chuyên cơ đặc biệt của Ấn Độ trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên hợp quốc 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức từ ngày 6 đến 8/5/2025. Đây là lần đầu tiên xá lợi được triển lãm tại Việt Nam, dự kiến thu hút từ 3 - 4 triệu Phạt tử chiêm bái.
Hành trình của xá lợi Đức Phật sẽ đi qua 4 ngôi chùa từ Nam ra Bắc: chùa Thanh Tâm (TP. HCM), chùa Bà Đen (Tây Binh), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam).
Chùa Thanh Tâm (TP. HCM)
Địa chỉ: Ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Chùa Thanh Tâm (hay chùa Phật Cô Đơn) được thành lập vào năm 2007, thuộc khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở II.

Chùa có kiến trúc đơn giản nhưng trang nghiêm với điện chính thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Chùa Thanh Tâm là một phần của Học viện Phật giáo Việt ,Nam đóng vai trò quan trọng trong đào tạo tăng ni và nghiên cứu Phật học.
Chùa Thanh Tâm là điểm đầu của hành trình cung nghinh xá lợi Đức Phật ở Việt Nam.
Chùa Bà Đen (Tây Ninh)
Địa chỉ: Chùa Bà Đen nằm trong Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, phường Ninh Sơn, Tây Ninh.
Chùa Bà Đen nằm trên đỉnh Bà Đen cao hơn 900m - là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng ở miền Nam.
Chùa Bà Đen được xây dựng từ thế kỷ 18, gắn liền với truyền thuyết về Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen) với tấm lòng nhân ái, che chở cho nhân dân.
Chùa Bà Đen kết hợp thờ Phật và tín ngưỡng dân gian. Chùa có điện chính thờ Phật Thích Ca và tượng Bà Đen.
Chùa Bà Đen là địa điểm thứ 2 ở miền Nam được cung nghinh xá lợi Đức Phật.
Chùa Quán Sứ (Hà Nội)
Địa chỉ: 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chùa Quán Sứ được xây dựng từ thế kỷ 15 dưới thời vua Lê Thái Tông. Đây là một trong những ngôi chùa cổ tại Hà Nội.

Hiện chùa Quán Sứ là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đóng vai trò trung tâm tổ chức các hoạt động Phật giáo cấp quốc gia.
Chùa Tam Chúc (Hà Nam)
Địa chỉ: Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Chùa Tam Chúc được xây dựng từ thế kỷ 10, thời nhà Đinh, trùng tu với quy mô lớn vào năm 2016. Đây là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới với diện tích khu du lịch tâm linh gần 5.000ha.
Chùa nằm trong quần thể hồ Tam Chúc, bao quanh bưởi núi Thất Tinh và rừng tự nhiên. Chùa có các công trình nổi bật như điện Tam Thế, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ và tháp Ngọc cao 13 tầng.
Chùa có lưu giữa nhiều báu vật như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, viên ngọc xá lợi từ Sri Lanka. Chùa Tam Chúc từng là nơi tổ chức Đại lễ Vesak 2019.
Lịch trình chiêm chiêm bái xá lợi Phật tại Việt Nam
Chùa Thanh Tâm: Từ ngày 3/5 - 8/5
- Ngày 2/5, xá lợi Đức Phật được cung thỉnh từ Ấn Độ sang Việt Nam bằng chuyên cơ. Xá lợi được rước qua diễu hành đền Học viện Phật giáo Việt Nam và tôn trí tại chùa Thanh Tâm.
- Ngày 3/5, chùa mở cửa cho nhân dân đến chiêm bái từ 6h đến 22h, không thu phí, không nhận lễ phẩm, chỉ yêu cầu giữ im lặng, không chụp ảnh.
Chùa Thanh Vân cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 20km nên người dân và Phật tử có thể di chuyển đến bằng xe máy, ô tô, xe công nghệ.
Nếu từ các tỉnh các lên chùa, du khách có thể lưu trú tạu một số khách sạn ở quận Bình Chánh, quầnh 6 hoặc quận 8 như Minh Hằng, Ngọc Thanh, Đức Phú.

Nếu du khách muốn di chuyển sang Tây Ninh để tiếp tục chiêm bái xá lợi Đức Phật thì nên chọn khách sạn gần sân bay khu Trường Sơn.
Trong thời gian trưng bày xá lợi, chùa Thanh Tâm phục vụ 100.000 phần cơm chay cho người dân và 3.000 đại biểu trong ngày. Ban tổ chức phân công khu vực rộng hơn 5.000m2 để đầu bếp chế biến món ăn và khu vực rộng khoảng 4.600m2 để phục vụ buffe chay với gần 200 món.
Chùa Bà Đen: Từ ngày 8/5 - 13/5
Trưa hôm nay (8/5), xá lợi Đức Phật sẽ được cung nghinh đi Tây Ninh và an vị tại Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn - tượng Phật bằng đồng cao nhất châu Á, tọa lạc trên đỉnh núi Bà Đen.
Du khách có thể đi cáp treo lên đỉnh núi để chiêm bái. Trong thời gian này, Khu du lịch núi Bà Đen sẽ phục vụ ăn uống tại nhà hàng Vân Sơn trên đỉnh. Cũng ở chùa, du khách có thể dùng cơm chay miễn phí. Ngoài ra, du khách cũng có thể thưởng thức ẩm thực địa phương tại các quán ăn trên thành phố.

Tây Ninh cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100km nên du khách, phật tử có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Từ bến xe An Sương hoặc sân bay Tân Sơn Nhất có các xe khách như Đồng Phước, Lê Khánh, limousine Huệ Nghĩa, đến trung tâm TP Tây Ninh một chiều giá vé 100.000 - 250.000 đồng.
Du khách có thể lựa chọn ngủ qua đêm tại trung tâm thành phố để dự lễ cung nghinh và các nghi thức Phật giáo. Ở TP Tây Ninh, các khách sạn có thể lựa chọn như: Melia Vinpearl Tây Ninh, Mai Vy Hotel, khách sạn Valender, Sunrise Hotel.
Chùa Quán Sứ: Từ ngày 14 đến 16/5
Sau khi rời khỏi Tây Ninh, xá lợi Đức Phật sẽ được cung nghinh đưa về chùa Quán Sứ. Tại đây sẽ diễn ra lễ rước, an vị và tụng kinh.
Vì chùa Quán Sứ nằm ở trung tâm TP Hà Nội, nên du khách có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô, xe công nghệ. Hoặc nếu là khách thập phương, du khách có thể di chuyển đến sân bay Nội Bài và từ đây di chuyển về chùa Quán Sứ.
Gần chùa Quán Sứ có nhiều địa điểm lưu trú như: Hanoi sail, Madelise Grand Hotel, Amara Hanoi Hotel and Spa, Hanoi Grand Hotel and Travel giá từ 500.000 đồng đến hai triệu đồng.
Gần chùa cũng có nhiều nhà hàng ẩm thực chay để du khách lựa chọn như: Om Yoga, Sadhu, Chay Tâm An Lạc, Vị Lai với mức giá dao động từ khoảng 100.000 đến 400.000 đồng mỗi người.
Chùa Tam Chúc: Từ ngày 17 đến 21/5
Điểm cuối cùng trong hành trình ở Việt Nam của xá lợi Đức Phật là ở chùa Tam Chúc. Ngày 17/5, xá lợi sẽ được an vị tại điện Tam Thế, nơi có không gian linh thiêng, hướng ra hồ nước rộng lớn và núi non bao quanh. Lễ cầu an, tụng kinh và chiêm bái diễn ra trong 5 ngày.
Chùa Tam Chúc nằm trong Khu du lịch Tam Chúc nên du khách có thể di chuyển đến đây bằng xe máy, xe khách, xe ô tô. Thời gian di chuyển khoảng 1 giờ.

Bên trong Khu du lịch có khách xá Tam Chúc với 156 phòng, 5 hạng khác nhau. Giá phòng dao động từ khoảng 800.000 đồng tới hơn hai triệu đồng một đêm. Ngoài ra du khách có thể chọn các khách sạn, homestay ở TP Phủ Lý để lưu trú và khám phá văn hóa địa phương.
Khu du lịch Tam Chúc có buffet giá 130.000 đồng một khách, nhà hàng Hỷ Lạc hoặc các quán ăn ở trung tâm TP Phủ Lý.
Những lưu ý quan trọng khi đến chiêm bái xá lợi Đức Phật
- Đi nhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy, tuyệt đối giữ im lặng.
- Không chụp ảnh, quay phim bên trong nơi tôn trí xá lợi cũng như các khu vực xung quanh.
- Khi đến chiêm bái xá lợi Đức Phật cần kiểm tra trước thông tin về lễ rước, giờ mở cửa.
- Ở Núi Bà Đen hay Tam Chúc thì nên đi sớm để tránh đông đúc, xếp hàng đi cáp treo, xe điện...
- Các nghi lễ chính thường diễn ra vào sáng và chiều tối, vì thế cần đi sớm để ổn định chỗ ngồi, nhất là trong ngày đầu và cuối.
Xá lợi Đức Phật -bảo vật quốc gia của Ấn Độ
Theo kinh điển Phật giáo, sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không ngừng truyền bá giáo pháp, ban ngày thuyết pháp độ sinh, ban đêm nhập thiền định. Công phu tu tập của Ngài tích thành nguồn năng lượng lớn. Khi viên tịch ở tuổi 80, nhục thân được hỏa táng, để lại vô số xá lợi - đó là những tinh thể rắn, nhiều màu sắc.
Về xá lợi Đức Phật, giới nghiên cứu cho biết, hiện tượng này giống như quá trình kết tinh trong tự nhiên. Cây cổ thụ lâu năm có lõi gỗ rắn chắc hay lòng đất hình thành kim cương. Đó là kết quả của áp lực và thời gian. Với con người, quá trình tu tập, rèn luyện tâm linh bằng giới - định - tuệ cũng có thể kết tinh thành xá lợi.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xá lợi Đức Phật được chia thành 8 phần và ạn trí trong các bảo tháp tại nhiều địa phương của Ấn Độ. Song trải qua nhiều thế kỷ cùng với sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ và các biến cố lịch sử, nhiều bảo tháp đã bị phá hủy hoặc rơi vào quên lãng.
Năm 1898, nhà khảo cổ học người Anh William Claxton Peppe khai quật được xá lợi tại khu đất Birdpur Estate, làng Piprahwa, huyện Siddharthnagar, bang Uttar Pradesh - gần khu vực được xác định là Kapilavastu cổ đại, quê hương của Đức Phật. Xá lợi trong đó có một phần xương đầu của người sáng lập Phật giáo được tôn trí tại Bảo tàng quốc gia New Delhi.
Ban đầu, xá lợi được để chung với các cổ vật khác nhau nhưng mỗi ngày người đến chiêm bái đông và bày tỏ niềm tôn kính nên sau đó được đặt ở vị trí tôn kính trong Viện bảo tàng quốc gia Ấn Độ. Năm 1997, cộng đồng Phật giáo Thái Lan và các nghệ nhân đã làm một tháp mạ vàng, trên đỉnh có 109 gam vàng tặng cho Ấn Độ để bày tỏ lòng tôn kính và đặt xá lợi Đức Phật trưng bày cho đến nay.
Xá lợi Đức Phật là bảo vật quốc gia của Ấn Độ, được quản lý nghiêm ngặt. Theo quy định ngoại giao, mỗi lần xuất ngoại của xá lợi tương đương một chuyến công du cấp nguyên thủ quốc gia.
Xem thêm: Top 6 ngôi chùa thanh tịnh linh thiêng ở Việt Nam nên ghé thăm trong tuần lễ Phật đản 2025
Tin liên quan
Chùa Hà Hà Nội là địa điểm cầu duyên không còn xa lạ đối với người dân thủ đô. Không chỉ quen thuộc với những bạn trẻ tới dâng hương, xin quẻ cầu may, Chùa Hà còn là ngôi chùa cổ gắn với nhiều huyền tích, thu hút phật tử và du khách ghé thăm.
Cây hoa gạo cổ thụ trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã nở rực rỡ, nhuộm đỏ cả một khoảng trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần mơ mộng.
Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả, lễ hội chùa Láng là "hội vui nhất vùng" (vùng Tây Thăng Long), được tổ chức vào dịp mùng 7 tháng 3, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân từ 9 làng lân cận...