Khám phá Dinh thự Vua Mèo – Ngôi nhà quyền quý và bí ẩn bậc nhất Hà Giang

Dinh thự Vua Mèo hay còn còn gọi là Dinh thự họ Vương là công trình cổ được xây dựng từ thế kỷ 19. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với nét kiến trúc độc đáo mà còn gắn liền với nhiều câu chuyện huyền bí.

Diệu Nguyễn Theo dõi

Dinh thự Vua Mèo ở đâu?

Dinh thự Vua Mèo (Dinh thự họ Vương) là một căn nhà cổ tọa lạc tại thung lũng Sà Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Công trình này được xây dựng trên quả đồi hình con rùa, xung quanh có núi bao bọc, cách trung tâm thành phố khoảng 125km và cách cao nguyên đá Đồng Văn chỉ 15km.

dinh-thu-vua-meo-o-dau-va-dinh-thu-vua-meo-co-gi-dac-sac-1-1649
Dinh thự Vua Mèo nằm tại thung lũng Sà Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn

Dinh thự cổ này là của ông Vương Chính Đức, sinh năm 1865, được người H’Mông gọi là Vàng Dúng Lùng. Vương Chính Đức từng tham gia vào tổ chức Hươu nai của người H’Mông để chống lại quân Cờ Đen (Trung Quốc). Trong quá trình chiến đấu, ông được người H’Mông suy tôn làm thủ lãnh, gọi là Vua H’Mông hay Vua Mèo. Cũng vì thế mà nơi ở của ông được người dân gọi là Dinh thự Vua Mèo.

Lịch sử xây dựng dinh thự Vua Mèo

Dinh thự Vua Mèo được xây dựng vào năm 1898, mãi đến năm 1907 là 9 năm sau mới hoàn thành. Quá trình xây dựng dinh thự tiêu tốn một khoảng tiền khổng lồ khoảng 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 150 tỷ VNĐ ngày nay.

Không phải ngẫu nhiên mà Vua Mèo cho xây dựng dinh thự tại thung lũng Sà Phìn. Năm 1890, khi có ý định xây dựng dinh thự, Vương Chính Đức đã cho người đi mời thầy địa lý người Hán tên Trương Chiếu từ Trung Quốc sang. Sau khi đi khắp đất Đồng Văn, Trương Chiếu mới chốt chọn Sà Phìn làm nơi dựng nhà cho họ Vương. Theo lời Trương Chiếu nói, ở thung lũng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa tượng trưng cho thần kim quy, xung quanh là núi non bao bọc. Nếu xây dựng dinh thự trên mảnh đất ấy thì họ Vương nhất định sẽ giàu sang phú quý đời đời.

dinh-thu-vua-meo-o-dau-va-dinh-thu-vua-meo-co-gi-dac-sac-2-1650
Dinh thự Vua Mèo được xây dựng vào năm 1898

Khi Trương Chiếu chốt chọn nơi xây dựng xong, Vương Chính Đức liền giao cho ông Hoàng – mưu sĩ người kinh gốc Nam Đinh và ông Cử Chúng Lù – người phụ trách đội quân H’Mông, nghiên cứu, phác họa tòa tòa dinh thự. Sau đó, họ Vương tiếp tục cho mời Tống Bách Giao, một người Hà ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang thầu, thiết kế và thi công công trình. Vì thời ấy công cụ còn thô sơ nên công trình hoàn toàn được xây dựng bằng sức người.

Nhờ lịch sử lâu đời và giá trị văn hóa, năm 1993 sau gần 1 thế kỷ tồn tại, dinh thự Vua Mèo đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.

Khám phá dinh thự Vua Mèo

Nét kiến trúc độc đáo của Dinh thự Vua Mèo

Toàn bộ dinh thự Vua Mèo có diện tích gần 3.000m2, được xây dựng theo kiểu pháo đài phòng thủ, bao quanh bởi đường đá dày 60-70m. Trải qua hơn trăm năm tồn tại dinh thự vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, hòa trộn bởi 3 nền văn hóa Mông, Pháp và Trung Quốc. Dù được xây trên khu đất rộng lớn nhưng Dinh thự Vua Mèo không hề to lớn, đồ sộ như nhiều người vẫn hình dung. Bởi toàn bộ dinh thự được cấu tạo từ những phân khu nhủ, mang nét giản dị, mộc mạc của nét kiến trúc dân gian, uyển chuyển, nhịp nhàng. Được thiết kế theo nguyên tắc trong thấp ngoài cao càng khiến cho tổng thể dinh thự Vua Mèo càng trở nên gần gũi với cảnh vật thiên nhiên xung quanh.

Công trình dinh thự họ Vương gồm 4 căn nhà ngang, 6 căn nhà dọc chia làm 3 khu vực tiền dình (dành cho lính canh và người hầu), trung dinh và hậu dinh (nơi ở và nơi làm việc của các thành viên trong gia tộc họ Vương) với 64 buồng nhỏ chia thành 2 tầng.

dinh-thu-vua-meo-o-dau-va-dinh-thu-vua-meo-co-gi-dac-sac-3-1650
Nét kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa 3 nền văn hóa tại Dinh thự Vua Mèo

Trước cửa tiền dinh có 2 câu đối “Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập. Môn phong lưu quý khách vãng lai” (Nhà quý hiền, người vào ra. Cửa phong lưu, khách lui tới). Sân giữa tiền dinh có tấm biển sơn son thiếp vàng với dòng chữ hán “Biên chính khả phong” (Chính quyền biên cương vững mạnh),do vua Khải Định nhà Nguyễn phong tặng.

Tường của dinh thự được xây bằng đá xanh, mái vách được làm bằng gỗ thông, còn phần nói thì làm từ đất nung. Lối dẫn vào nhà được xây bằng những phiến đá hoa cương, chạm khắc hoa văn tỉ mỉ. Cho đến tận ngày nay, dinh thự Vua Mèo là một trong số ít những công trình đáp ứng tất cả yêu cầu về nơi ở, sinh hoạt, làm việc và là căn cứ phòng thủ khi có chiến sự xảy ra.

Nội thất đậm nét văn hóa trong dinh thự Vua Mèo

Tồn tại hơn 100 năm nay nhưng đa số nội thất, vật dụng gắn liền với Vua Mèo khi còn sống đều được lưu giữ, bảo quản tốt đến tận ngày nay. Duy chỉ có một số ghế và đồ gỗ được làm bằng thông đá đã được nhà nước thay đổi bằng gỗ lim và gỗ nghiến để không bị mai mọt, hư hỏng theo thời gian.

dinh-thu-vua-meo-o-dau-va-dinh-thu-vua-meo-co-gi-dac-sac-4-1651
Nội thất trong dinh thự Vua Mèo vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn

Bên trong dinh thự, các cấu kiện gỗ đều mang đậm bản sắc văn hóa địa phương với những chạm khắc hình hoa đào, hoa anh túc,… Trụ nhà cũng được chế tác sao cho giống nhất với quả cây thuốc phiện, loại cây đã nuôi sống, xây dựng nên cơ nghiệp của Vua Mèo ngày ấy.

Ngoài những nét văn hóa người Mông, trong dinh thự cũng có một số vật dụng bị ảnh hưởng bởi phương tây như bồn tắm sữa dê bằng đá, cửa sổ chớp kính bên cạnh lò sưởi hay lối ra vào cũng được làm bằng đá hoa cương kết nối bằng khung sắt mang đậm chất kiến trúc Pháp.

Những giai thoại bí ẩn xoay quanh dinh thự Vua Mèo

Không chỉ nổi tiếng với công trình kiến trúc độc đáo, những giai thoại bí ẩn xoay quanh dinh thự họ Vương cũng có sức hấp dẫn kỳ lạ với những du khách ghé đến.

dinh-thu-vua-meo-o-dau-va-dinh-thu-vua-meo-co-gi-dac-sac-5-1651
Hình ảnh gia đình Vua Mèo

Ngoài giai thoại về chuyện Vua Mèo cho người sang tận Trung Quốc để tìm thầy phong thủy xem đất để xây dựng dinh thự thì còn có một giai thoại bí ẩn liên quan đến Vua Mèo Vương Chí Sình (con trai Vương Chính Đức). Chuyện kể rằng, nhà họ Vương đời thứ 2 bị một thầy phong thủy người Hán yểm bùa suýt chút nữa thì không có người nối dõi tông đường, tuyệt tử tuyệt tôn. Một ngày nọ, Vương Chính Sình đang khỏe mạnh bỗng mắc chứng đau lưng, khiến việc vận động, đi lại hết sức khó khăn. Dù đã thử qua rất nhiều bài thuốc, được nhiều thần y thăm khám nhưng đều không khỏi.

Bỗng một hôm, ông thầy người Hán tới nhà chơi thì phán rằng hộ của cha ông đang chôn trên lưng rồng, có tội nên bị bề trên quở trách, gia đạo cũng vì thế mà không được bình yên. Tin lời, Vua Mèo đã cho người di dời mộ cha đến một địa điểm khác. Nhưng nào ngờ người Hán kia không hề có ý tốt, sử dụng lòng tin của Vương Chính Sình để yểm bùa, chơi xấu. Cũng vì thế mà những người vợ đầu tiên của Vua Mèo đều không thể sinh được con. Mãi đến khi Vương Chính Sình cao tuổi, lấy người vợ thứ 4 thì mới có được một người con trai duy nhất, đặt tên là Vương Duy Thọ.

Những lưu ý khi đến tham quan dinh thự Vua Mèo

Để có một chuyến tham quan dinh thự Vua Mèo tại Hà Giang thuận lợi, bạn hãy lưu ý một số điều sau:

dinh-thu-vua-meo-o-dau-va-dinh-thu-vua-meo-co-gi-dac-sac-6-1652
Dinh thự họ Vương là địa điểm check-in nổi tiếng tại Hà Giang
  • Không nên chạm vào hiện vật: Vì dinh thự Vua Mèo là di tích văn hóa thuộc quyền sở hữu của nhà nước nên khi đến tham quan bạn đừng nên sờ mó, động vào các hiện vật nhé.
  • Không gây ồn ào, náo loạn: Vì đây là khu di tích trang nghiêm, rất đông du khách ghé đến tham quan mỗi ngày nên việc cười nói quá to sẽ gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
  • Di chuyển cẩn thận trên đoạn đường đến dinh thự: Vì địa hình cao nguyên Đồng Văn khá dốc, có nhiều đoạn đường khúc khủy, quanh co. Nếu có ý định chạy xe máy đến dinh thự bạn nên kiểm tra xe trước khi xuất phát và chạy xe chậm qua những đoạn đường khó.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây bạn sẽ có cho mình một chuyến du lịch Hà Giang, khám phá Dinh thự Vua Mèo thật trọn vẹn và ý nghĩa nhé!

Xem thêm: Thắng dền Hà Giang – Đặc sản "ăn chơi" nơi cao nguyên đá

Tin liên quan

Thắng dền Hà Giang không đơn thuần là một món ăn, nó còn là văn hóa ẩm thực, là tình người nồng hậu, dung dị nơi cao nguyên đá. Một món đặc sản để du khách ăn một lần là nhớ mãi không quên.

Thắng dền Hà Giang – Đặc sản 'ăn chơi' nơi cao nguyên đá
0 Bình luận

Lễ hội Cấp sắc là một trong những lễ nghi độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao ở Hà Giang. Đây được xem là lễ trưởng thành của những nam nhân trong bản làng, người đã qua cấp sắc sẽ được tham gia vào các việc hệ trọng của gia đình và cộng đồng.

Khám phá lễ hội Cấp sắc độc đáo của người Dao ở Hà Giang
0 Bình luận

Lễ hội cầu an bản mường hay còn gọi là Xên bản Xên mường là nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào người Thái. Nghi thức tâm linh này không chỉ mang đậm tính nhân văn mà còn thể hiện khát vọng về một cuộc sống an lành.

Xên bản, Xên mường – Lễ hội cầu an đặc sắc của đồng bào Thái tại Mường Lò, Yên Bái
0 Bình luận


Bài mới

Kẻ lãng du “hồi sinh” giữa Du Già hoang vu dữ tợn

Giữa trong veo, tĩnh lặng và lạnh giá của Du Già Hà Giang, những kẻ lãng du thấy cơ thể mình được hồi sinh. Không còn nỗi sợ hãi về cơn lạnh nữa, chỉ còn một niềm khoái cảm được chìm đắm giữa núi rừng, suối thác nguyên sơ.

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
Thanh xuân sống ở Việt nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình…

Chris Wallace là nhà văn và nhiếp ảnh gia đến từ New York. Ông đã từng có một khoảng thời gian ở Việt Nam và với ông đây là quãng thanh xuân tơi đẹp nhất. “Nghe có vẻ lạ, nhưng thanh xuân sống ở Việt Nam là điều tôi tự hào nhất trong đời mình", Chris Wallace chia sẻ.

Hồng Anh
Hồng Anh 7 ngày trước
Nguyên và chuyến trekking xuyên đêm leo núi Chư Mư đón bình minh trên hòn Vọng Phu

Để có thể đón bình minh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Đắk Lắk, Nguyên đã phải một mình leo núi Chư Mư trong đêm...

Đường lên Yên Tử 

Đường lên Yên Tử là cung đường đầy khó khăn, tốn sức nhưng lòng cảm thấy thanh thản vì đã được gặp những con người bình dị nhưng tử tế...

Mê mẩn vẻ đẹp cổ kính ở tiểu chủng viện Làng Sông - 'cái nôi' của chữ Quốc ngữ

Tiểu chủng viện Làng Sông có lịch sử hơn 170 năm nhưng vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc Gothic đặc trưng, tạo nên vẻ đẹp cổ kính...

Phó Bảng Hà Giang – Thị trấn cổ tích ẩn mình giữa cao nguyên đá

Không quá đông đúc, nhộn nhịp như phố cổ Đồng Văn, thị trấn Phó Bảng Hà Giang mang đến vẻ đẹp của sự bình yên, rêu phong và cổ kính, tựa như một thước phim xưa quay chậm.

Cầu Long Biên: 'Chứng nhân lịch sử' của 'một thời đạn bom, một thời hòa bình'

Cầu Long Biên không chỉ là "chứng nhân lịch sử" của một thời đạn bom mà còn là kiệt tác kiến trúc với kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á...

Hồ Hoàn Kiếm - 'trái tim' của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Xưa kia, hồ Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm là điểm du lịch nổi tiếng, mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Hồ Noong Hà Giang – Đôi mắt của rừng 

Được mệnh danh như chốn bồng lai vùng biên viễn, Hồ Noong Hà Giang hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, như dải lụa mềm vắt giữa những khu rừng nguyên sinh rậm rạp.

Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ 11 - thế kỷ 18)... Giờ đây, nơi này trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Nhà tù Hỏa Lò và những câu chuyện lịch sử chân thực

Tọa lạc giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, Di tích Nhà tù Hỏa Lò như minh chứng của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam từng bị thực dân Pháp giam giữ tại đây.

Dốc Thẩm Mã Hà Giang – Dải lụa mềm uốn lượn giữa mây trời

Dốc Thẩm Mã là một trong những cung đường đèo đẹp nhất Hà Giang. Cung đường này không chỉ nổi tiếng với những đoạn cua khúc khuỷu mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Nhà hát Lớn Hà Nội - biểu tượng của kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Thủ đô

Nhà hát Lớn Hà Nội được xem là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp còn lưu lại giữa lòng Thủ đô mà bất cứ ai cũng có thể đến tham quan và thưởng thức nghệ thuật.

Top những đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở đất Tổ Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam; là nơi tọa lạc của nhiều đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia như: Đình Đào Xá, Đình Do Nghĩa, đình Hùng Lô...

Núi đôi Quản Bạ - Tuyệt tác thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc

Núi đôi Quản Bạ là một trong những cảnh đẹp mà du khách ghé đến Hà Giang ai cũng muốn được một lần chinh phục, khám phá. Thật không ngoa khi nói, đây là một tuyệt tác thiên nhiên của đất trời.

Hang động Tả Phìn - Tuyệt tác thiên nhiên ẩn mình sau những cánh rừng già

Trải qua hàng triệu năm kiến tạo trong lòng đá vôi và những biến thiên của thời cuộc, hang động Tả Phìn trở thành nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, nghiên cứu, khảo cổ. Nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn tại Sa Pa.

Đề xuất