Linh thiêng đền Cổ Loa - Nơi lưu giữ hai bảo vật quốc gia

Đền Cổ Loa không chỉ là di tích lịch sử mà còn là biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt, gắn liền với truyền thuyết vua An Dương Vương xây thành và Mỵ Châu - Trọng Thủy.

Quynh Anh
Quynh Anh 27/01
Theo dõi

Đền Cổ Loa ở đâu? 

Thành Cổ Loa là tòa thành có niên đại cổ nhất tại Việt Nam. Thành được xây dựng từ thế kỷ III trước Công nguyên để làm kinh đô cho nước Âu Lạc (nay là huyện Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa gắn với câu chuyện vua An Dương Vương định đô xây thành, về chiếc nỏ thần Kim Quy và mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy. Từ bao đời nay, dấu vết của thành Cổ Loa cùng các nhân vật đã được huyền thoại hóa và đi ăn sâu bám rễ vào trong tiềm thức của người Việt. 

den-co-loa-o-dau-va-den-co-loa-tho-ai-0
Đền Cổ Loa hay còn gọi là đền An Dương Dương hoặc đền Thượng Cổ Loa

Đền Cổ Loa (đền An Dương Vương hay đền Thượng) là một phần của khu di tích thành Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Đền nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 24km. Du khách có thể di chuyển đến đền qua quốc lộ 1A, sau đó qua cầu Huống và thị trấn Yên Viên. Khi đến thị trấn, du khách đi theo hướng bên trái theo quốc lộ 3 khoảng 5km sẽ thấy lối rẽ vào đền Cổ Loa.

Nếu du khách di chuyển đến đền Cổ Loa bằng phương tiện công cộng thì có thể xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, bắt xe bus số 46. Còn nếu xuất phát từ bến xe Long Biên thì bắt xe bus số 15 hoặc 17.

Đền Cổ Loa thờ ai?

Đền Cổ Loa là nơi thờ tự vua An Dương Vương - người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam, sau nhà nước Văn Lang (thời các Vua Hùng). Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi lại khác nhau. Những bộ sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua nước Âu Lạc kéo dài 50 năm, từ năm 257 trước Công nguyên đến năm 208 trước Công nguyên. Các sử gia hiện đại thì căn cứ vào Sử ký Mã Thiên (tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất) cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng năm 208 trước Công nguyên đến năm 179 trước Công nguyên (gần 30 năm). Sau khi ông mất được lập đền thờ tại thành Cổ Loa. 

den-co-loa-o-dau-va-den-co-loa-tho-ai-9

Hiện nay, đền Cổ Loa không chỉ là biểu tượng, nơi lưu giữ giá trị văn hóa lâu đời của người Việt mà còn thể hiện tinh thần tôn thờ các vị thần, lòng kính trọng với các vị vua, anh hùng có công dựng nước, giữ nước. Khi đến tham quan khu di tích thành Cổ Loa nói chung và đền Cổ Loa nói riêng, du khách sẽ cảm nhận sâu sắc về chiều sâu văn hóa, lịch sử của thời kỳ An Dương Vương.

Với những giá trị to lớn về văn hóa và lịch sử, năm 1962, di tích Cổ Loa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Cổ loa là di tích quốc gia đặc biệt. Và đền Cổ Loa là một phần trong đó.

Đền Cổ Loa có điều gì đặc biệt

Đền Cổ Loa là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiên nhiên và lịch sử. Đền được bao bọc bởi cây cối xanh mát, đồng ruộng rộng lớn tạo nên không gian thanh bình. Bên trong đền Cổ Loa còn ẩn chứa nét đẹp kiến trúc, là lưu giữ bảo vật quốc gia...

Kiến trúc đặc biệt của đền Cổ Loa

Tương truyền, đền Cổ Loa được xây dựng dưới thời Âu Lạc, có đến 9 vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ theo dấu tích còn lại sau hàng nghìn năm thì đền hiện có 3 vòng với chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km và vòng trong là 1,6km. Diện tích trung tâm của vòng xoáy lên đến 2km2. 

Đền Cổ Loa có diện tích khoảng 19.138m2, tọa lạc trên một quả đồi mà theo truyền thuyết đó là vị trí cung thất của nhà vua. Mỗi kiến trúc bên trong ngôi đền đều được xây dựng trên trục Thần đạo. Đó là tuyến không gian thẳng hay còn gọi là trục chủ đạo của công trình. Theo phong thủy xưa, điều này thể hiện sự chính trực, ngay thẳng của người chính nhân quân tử. 

den-co-loa-o-dau-va-den-co-loa-tho-ai-6

Ở phía trước đền có đôi rồng làm bằng đá, sân đền được lát bằng đá xanh. Đi qua cổng ngoài của đền sẽ thấy cổng tam quan cổ kính với kiến trúc 2 lầu thượng, hai bên là hai giống mắt rồng nằm đối xứng nhau. Phía trong cổng tam quan là sân đền, hai bên có nhà khách cho du khách thập phương dừng chân sửa lễ.

Đền thờ vua An Dương Vương gồm hạ điện và thượng điện. Hạ điện là ngôi đền được xây dựng theo kiến trúc cổ với 3 gian lớn có cột bằng gỗ lim, tám mái cong vút. Hai bên của hạ điện có hai dãy nhà được xây liền với thượng điện. Ở phần giữa là một nhà chồng diêm có 8 mái cao. Khu đền chính có đặt tượng thờ vua An Dương Vương mặc triều phục được đúc bằng đồng nặng 255kg.

Ở phía Tây của đền Cổ Loa là một công trình kiến trúc nhỏ được xây trên khu đất cao và hướng mặt vào đền, được gọi là nhà Bia. Đây là nơi ghi lại sự kiện, công tích đã xảy ra ở thời phong kiến, có dạng Phương đình, 2 tầng 8 mái trúc gỗ.

Giếng Ngọc và chuyện tình bi thương của Mỵ Châu - Trọng Thủy

Ngay phía sau khu đền Cổ Loa là một hồ nước tương đối lớn, hình cung tròn, bờ hồ được kè bằng đá, xung quanh có lối đi dạo. Khu vực này được trồng rất nhiều cây xanh, ở giữa chính là giếng Ngọc.

den-co-loa-o-dau-va-den-co-loa-tho-ai-5
Giếng Ngọc gắn liền với câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy

Tương truyền, đây chính là hồ nước mà công chúa Mỵ Châu cùng chồng là Trọng Thủy thường đi thuyền du ngoạn trước khi Triệu Đà sang xâm lược nước ta. Sau chinh chiến, Trọng Thủy vì quá ân hận khi đã gây ra cái chết của nàng Mỵ Châu nên đã nhảy xuống giếng để kết liễu đời mình.

Dân gian còn tương truyền, dòng máu của công chúa Mỵ Châu khi bị vua cha An Dương Vương chém đầu đã rơi xuống biển và biến thành ngọc trai. Ngọc trai đem về rửa ở hồ nước này trở nên sáng và đẹp hơn. Chính vì thế mà người ta gọi nơi đây là giếng Ngọc.

Cặp rồng đá - Bảo vật quốc gia

Hiện nay, trong khu di tích Cổ Loa còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đền thờ tượng Cao Lỗ, am thờ công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn. Trong các đền có nhiều hiện vật khảo cổ đã được khai quật như tượng đồng mũi tên đồng, các đồ sứ, đá được chạm khắc tinh tế. Đặc biệt có cặp rồng đá thành bậc đền Cổ Loa thời Lê Trung Hưng.

Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng được đặt trước nghi môn ngoại đền Cổ Loa. Đôi rồng được chạm khắc bằng đá nguyên khối. Hai bên thành bậc có cấu trúc và hoa văn trang trí tương đối giống nhau. Đề tài chủ đạo là hình rồng được chạm ở tư thế vận động từ trên xuống dưới theo chiều dọc của thành bậc. Đầu rồng ngẩng cao, trán dô, tạo thành u, má hóp, mũi sư tử, mắt tròn, tai thú, đôi sừng có nhánh dài, chạm tới cả khúc thân thứ nhất; miệng rộng, ngậm ngọc, lưỡi ngắn, nanh nhọn, viền quanh hàm rồng dưới trang trí họa tiết dải mây xoắn nhỏ, râu mép uốn lượn trải dài từ mắt tới thân lượn sóng bay về phía sau gáy. 

den-co-loa-o-dau-va-den-co-loa-tho-ai-7
Cặp rồng đá ở cổng đền Cổ Loa đã được công nhận là bảo vật quốc gia

Nét đặc biệt của cặp rồng đá ở đền Cổ Loa đó là sự kết hợp với ba cây hương đá ở phía trước (thiên thạch trụ - ba trụ chuyển nguồn sinh học của tầng trời xuống đất). Theo quan niệm tâm linh và triết học, cây hương đá ngoài chính là sự kết hợp giữa trời và đất hay cõi âm - cõi dương - là cột thông thiên giữa trời và đất, cao hơn, chính là ý nghĩa vô cùng nhân văn, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu những điều tốt đẹp sẽ đến với người dân nước Việt.

Bên cạnh đó, cặp rồng đá ở đền Cổ Loa còn là biểu tượng cho năng lượng của trời đất, là hình ảnh thể hiện sự biểu trưng cho Nhà nước và quyền lực của Nhà vua - Đức vua An Dương Vương, là vật thiêng mang lại sinh khí cho chốn linh thiêng như ngôi đền thờ vua.

Cặp rồng đá ở đền Cổ Loa còn là minh chứng cho nghệ thuật chạm khắc điêu liệu của thời Lê Trung Hưng đầu thế kỷ 18.

Bức tượng vua An Dương Vương được đúc từ "kho đồng thiêng"

Tượng thánh tổ hoàng đế An Dương Vương được thờ tại hậu cung đền Cổ Loa, thuộc di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa. Vào năm 2023, tượng này đã được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia

Vào năm 1893, khi trùng tu đền, người dân làng Cổ Loa đã đào được kho đồng và xem là "kho đồng thiêng của nhà vua". Đồng từ kho này được mang đi đúc thành tượng An Dương Vương để thờ tự, lễ bái. Sau 4 năm đúc, tượng được hoàn thành, cao 1,26 mét và nặng 160kg.

Tượng vua An Dương Vương có lẫn phần nhỏ kẽm nên Cục Di sản văn hóa đặt hai giả thiết về kho đồng. Kho đồng là nguyên liệu từ những mũi tên thành Cổ Loa thời An Dương Vương. Khi đúc tượng, quá trình nấu đồng có lẫn kẽm từ nồi và gáo múc. "Khả năng này phù hợp với truyền tục dân gian tại Cổ Loa từ đời này sang đời khác về chuyện đào được kho đồng thiêng của nhà vua tại nền đền thượng", nội dung được ghi trong hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật. Giả thiết thứ hai cho rằng hợp kim đúc tượng thuộc giai đoạn 1658 - 1720, với kỹ nghệ trích kẽm từ quặng lẫn than, nung trong bình gốm. Kẽm thoát ra khỏi quặng, nhỏ vào nồi đồng - chì - thiếc nấu đỏ, để kẽm kết lắng tạo thành hợp kim bốn thành phần. 

den-co-loa-o-dau-va-den-co-loa-tho-ai-4
Tượng thờ vua An Dương Vương bằng đông cũng đã được công nhận là bảo vật quốc gia

Tượng vua An Dương Vương ngồi trên bệ liền khối, hai tay cầm hốt với phong tháy đường bệ, uy nghi. Đầu đội mũ bình thiên hai cấp, phía trước đúc nổi ba bông hoa cúc mãn khai và hoa văn "lưỡng long chầu nhật" (rồng chầu mặt trời). Đây là biểu tượng vương quyền.

Mặt vua An Dương Vương chữ điền, đường nét phương phi, phúc hậu.Trán ngài cao, lông mày cong. Mắt điểm vàng lấp lánh với ánh nhìn hiền từ, tinh anh. Sống mũi dọc dừa cao, miệng dát vàng, mỉm cười đức độ. Râu dài xuống ngực. Hai tai to, dài, dái tai dày, chảy xuống, đậm chất tu hành. 

Vua khoác long bào, trang trí rồng cuộn, trăng sao, chim phượng, công, cỏ cây, sóng nước. Điểm xuyến trên áo là những đám mây cuộn có đuôi, kế thừa phong cách thời Trần. Long bào tượng trưng cho 3 tàng vũ trụ và vua là thánh nhân.

Trên ngực tượng là đôi tay kết ấn, dưới là đai ngọc biểu tượng uy quyền bậc đế vương. Hai đầu gối vua có bốn vòng tròn trên to, dưới nhỏ, đúc nổi chữ Á và hoa văn rồng ổ, biểu trưng cho "người phò tá Phật". Ngài đi hài mũi cong, đúc hình hoa cúc mãn khai. 

Bụng tượng có khắc chữ Hán dát vàng: Thánh tổ An Dương vương hoàng đế; Đinh Dậu niên, ngũ nguyệt thập lục nhật chú (đúc ngày 16/5/1897). Mặt sau tượng khắc chữ Đồng tượng nhị bách ngũ thập ngũ cân (tượng đồng nặng 255kg).

Trải qua 126 năm, tượng An Dương Vương vẫn được giữ nguyên vẹn. Những chi tiết tượng thể hiện tinh thần Phật đạo "khiến tác phẩm vừa gần gũi, vừa tôn nghiêm, linh thiêng, giao hòa giữa đời và đạo".

Lễ hội đền Cổ Loa - sự kiện linh thiêng mang ý nghĩa lớn lao

Lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức tại đền Cổ Loa từ ngày mùng 6 đến ngày 18 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh công lao lập quốc, xây dựng đất nước chống giặc ngoại xâm của vua An Dương Vương. Bên cạnh đó còn mang ý nghĩa truyền bá tinh thần đoàn kết, sự hi sinh của các bậc tiền nhân cho đất nước.

den-co-loa-o-dau-va-den-co-loa-tho-ai-3
Lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức từ ngày mùng 6 đến 18 tháng Giêng hằng năm

Giống như hầu hết các lễ hội khác, lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức với 2 phần chính là: phần Lễ và phần Hội. Trong đó có rất nhiều nghi thức độc đáo cũng như các trò chơi dân gian thú vị.

Xem thêm: Lên đỉnh Tản Viên chiêm bái đền Thượng Ba Vì - nơi thờ tự 1 trong 4 vị "Tứ bất tử" của Việt Nam

Đọc thêm

Chùa Phật Quang Hà Nam là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại miền Bắc, được nhiều Phật tử, người dân và du khách ghé tới tham quan, dâng hương lễ lãi hàng năm.

Chùa Phật Quang Hà Nam – Tìm về chốn bình yên linh thiêng nơi cổ tự trăm năm tuổi
0 Bình luận

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh linh thiêng và nổi tiếng nhất tại miền Bắc. Hằng năm nơi đây đón hàng nghìn lượt khách đến để cầu tài lộc, may mắn và bình an.

Đền Bà Chúa Kho và nghi lễ tâm linh linh thiêng 'sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện'
0 Bình luận

Không chỉ là quần thể danh thắng tâm linh đẹp tự chốn bồng lai tiên cảnh, chùa Tam Chúc còn là nơi nuôi dưỡng, phát triển và truyền bá những giá trị văn hóa Phật giáo mang tầm quốc tế...

Chùa Tam Chúc - nơi đất Phật giữa cõi trần gian
0 Bình luận

Tin liên quan

Chùa Ngâu là ngôi cổ tự linh thiêng được Lệ Thiên Hoàng hậu cho xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông. Đây là nơi thờ Phật và đức tổ Mẫu Ngâu.

Xuân Ất Tỵ ghé chùa Ngâu chiêm ngưỡng kiến trúc nghìn năm tuổi
0 Bình luận

Đền Cô Tân An tọa lạc bên bờ sông Hồng đối diện với đền Bảo Hà (thờ quan Hoàng Bảy). Đền Cô Tân An đã được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 2016.

Kinh nghiệm đi lễ đền Cô Tân An chi tiết nhất
0 Bình luận

Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả, lễ hội chùa Láng là "hội vui nhất vùng" (vùng Tây Thăng Long), được tổ chức vào dịp mùng 7 tháng 3, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân từ 9 làng lân cận... 

Linh thiêng chùa Láng - nơi tổ chức lễ hội làng đặc sắc nhất Hà Nội
0 Bình luận


Bài mới

15 điểm check-in có view đẹp nhất Hà Giang: Đến là quên lối về!

Hà Giang khiến du khách đê mê bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng trùng điệp và những con đèo uốn lượn. Nếu đã đặt chân đến Hà Giang, bạn đừng bỏ lỡ 12 điểm có view siêu đẹp này nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Đổi gió về Vũng Tàu tận hưởng cuộc sống bình dị giữa suối rừng

Suối Tiên Vũng Tàu được ví như Đà Lạt thu nhỏ bởi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn. Đây là điểm đến lý tưởng trong những ngày hè nóng bức.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Tổng hợp các địa điểm check-in hoa siêu xinh tại Hà Nội: “Đi đi em… không hoa tàn mất”

Nếu là người yêu thích những loài hoa, muốn lưu giữ lại những bức ảnh đẹp khi Thủ đô bước vào mùa rực rỡ nhất trong năm thì đừng bỏ qua những địa điểm checkin hoa siêu xinh được tổng hợp dưới đây nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 4 ngày trước
Ngẩn ngơ trước cánh đồng điện gió Đầm Nại – Bản hòa tấu giữa đất trời Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió Đầm Nại (Ninh Thuận) gần đây đã trở thành địa điểm check-in thu hút những bạn trẻ đam mê du lịch với phong cảnh bình yên, hữu tình.

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Tiêu Dao 2025 từ A đến Z

Chùa Tiêu Dao là ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột 2025 từ A đến Z

Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) tựa như đóa liên hoa nở trên mặt nước, tượng trưng cho sự tinh khiết, cao quý của Phật pháp. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Check-list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế

Được đi du lịch đã vui mà còn miễn phí nữa thì vui gấp 10 lần. Các “đồng chill” nhớ lưu lại list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế để dùng khi cần nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
Về chùa Tiêu Dao lễ Phật, chiêm bái hồn cốt nghề gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao - ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm Bát Tràng là điểm đến không thể bỏ qua tại Thủ đô Hà Nội. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Cô Tô - “Nàng thơ” xinh đẹp giữa biển cả mênh mông

Đảo Cô Tô đang bước vào mùa đẹp nhất, chần chờ gì mà không xách vali khám phá hết những địa điểm xinh đẹp, thưởng thức những món ngon và tận hưởng quãng thời gian vui chơi thoải mái tại hòn đảo xinh đẹp này!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Giới trẻ đổ xô check–in “tàu ma” mắc cạn ven biển Ninh Thuận

Tại Bãi Thông xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận một con"tàu ma" nghìn tấn mắc cạn bị bỏ hoang bỗng trở thành địa điểm check-in cực hot, thu hút giới trẻ bởi sự “hoang tàn và ma mị”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Có màu trời nào đẹp bằng màu trời Vĩnh Hy?!

Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 vịnh đẹp nhất Việt Nam với màu nước xanh ngọc bích đặc trưng. Vì chưa bị khai thác quá nhiều nên Vĩnh Hy vẫn là một vùng biển hoang sơ đáng để khám phá.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Phú Quý – Nơi thiên nhiên hoang sơ chữa lành

Đảo Phú Quý là một trong những hòn đảo được “dân du lịch” yêu thích nhất hiện nay bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, thuần khiết. Nếu có dịp du lịch Bình Thuận thì đừng bỏ qua “tọa độ hot hit” này bạn nhé!

Hà Nội, chỉ trong một tháng...

Có một Hà Nội tháng 3 đẹp như tranh vẽ đã được ghi lại bởi ống kính máy ảnh của Quang Anh.

Hồ Ba Bể đẹp mê hồn qua ống kính khách du lịch

Dẫu là điểm đến nổi tiếng nhưng Hồ Ba Bể vẫn giữ được nét bình yên, nguyên bản giữa đại ngàn Bắc Kạn.

Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, đi chơi đâu?

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 này người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ 3 ngày liên tục. Nếu chưa biết đi đâu chơi thì bạn có thể tham khảo một số địa điểm mà Người du lịch gợi ý dưới đây!

Tín hiệu từ Hòn Tằm: Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Hòn Tằm (Nha Trang) đã vào mùa đẹp như tranh vẽ. Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Đề xuất