Lên đỉnh Tản Viên chiêm bái đền Thượng Ba Vì - nơi thờ tự 1 trong 4 vị "Tứ bất tử" của Việt Nam

Đền Thượng Ba Vì là điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Hà Nội. Đây là nơi thờ tự 1 trong 4 vị "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Đền Thượng Ba Vì nằm ở đâu?

Đền Thượng Ba Vì (xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) tọa lạc trên đình núi Tản Viên (hay núi Ba Vì) với thế dựa núi tạo nên khung cảnh vô cùng thanh bình. Đây là một trong những "tọa độ" tâm linh linh thiêng tại Hà Nội. 

Nơi tọa lạc của Đền Thượng Ba Vì là núi cổ vô cùng linh thiêng thuộc dãy núi Ba Vì (phần núi cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn và tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ. Đỉnh núi Tản Viên nằm ở độ cao 1.227m với các tên gọi như: Phượng Hoàng Sơn, Ngọc Tản, Tản Sơn. Chữ "Tản" ở đây để nói về hình dáng lạ của núi. Ở phần gần đỉnh thì thắt lại, đến đỉnh thì lại phình ra như một chiếc ô khổng lồ.

Theo quy luật phong thủy, núi Tản Viên và núi Tam Đảo đối xứng hai bên Nghĩa Lĩnh (núi Nghĩa Lĩnh xưa kia vốn là cố đô của nhà nước Văn Lang, thời Hùng Vương), tại thành thế tay ngai. Cùng với đó, thượng nguồn là nơi đổ về của 3 con sông lớn (sông Đà, sông Lô và sông Thao), tập trung ở Ngã Ba Bạch Hạc tạo nên vùng đồng bằng Bắc Bộ màu mỡ. Chân núi Tản Viên là nơi sinh sống của nhân dân trong vùng tạo nên các thôn làng ấm cúng. Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều nhân tài từ các danh tướng, các danh nhân quan lại cho đến các văn sĩ nổi tiếng của nước ta.

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-99
Đền Thượng Ba Vì tọa lạc trên đỉnh núi Tản Viên - ngọn núi rất linh thiêng

Dân gian có câu ca dao: "Nhất cao là núi Ba Vì, thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn". Trên thực tế, chiều cao của núi Tam Đảo còn hơn núi Ba Vì nhưng núi Ba Vì có một vị trí đặc biệt linh thiêng trong lòng người dân Việt. Vì thế, dù không phải là ngọn núi cao nhất về địa lý nhưng lại cao nhất trong tâm thức người Việt. Đỉnh Tản Viên (Ba Vì) là nơi ngự của thánh thần, là ngọn núi được nâng lên cao bởi sức mạnh của thánh thần theo truyền thuyết Sơn Tinh đắp núi ngăn lũ chống Thủy Tinh.

Núi Tản Viên còn được vũ Đường xem là đầu rồng mà thân rồng chính là dãy Trường Sơn ngày nay. Với âm mưu đô hộ nước ta vĩnh viễn, vua Đường lệnh cho Cao Bền sang nước Nam đào trăm cái giếng dưới chân núi, triệt long mạch, trấn yểm để nước ta không thể phát vương. Nhưng kế hoạch này đã bị thất bại. Sự linh thiêng và ý nghĩa của núi Tản Viên đối với sự trường tồn của dân tộc từ đó mà càng được củng cố cao hơn.

Trong ngôi đền cổ trên đỉnh Tản Viên có câu đối "Chân hình đẩu tiễn thiên hoành thông. Hạo khí quan mang vạn cổ tồn" (nghĩa là: “Dáng hình sừng sững ngang trời rộng. Hạo khí mênh mang vạn thuở còn”). Núi Tản Viên đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử tự như một niềm tin hữu hình, nhận được sự trọng vọng, tôn bái của lớp lớp thế hệ người Việt.

Quanh núi Tản Viên có đến gần 100 đình, đền thờ lớn nhỏ. Trong đó có đền Thượng Ba Vì - đây là ngôi đền được đánh giá rất linh thiêng, gắn liền với truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh.

Đền Thượng Ba Vì thờ ai, có từ thời nào?

Đền Thượng Ba Vì thờ Thánh Tản Viên, là 1 trong 4 vị "Tứ bất tử" của Việt Nam (Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử và Công chúa Liễu Hạnh). Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) là thần núi Tản Viên, núi tổ của các núi ở Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.

Đền Thượng Ba Vì (hay Chính Cung Thần Điện) có từ thời An Dương Vương. Khi ấy, nhân dân đã cùng nhau vận chuyển vật liệu từ sông Đà, leo lên núi cao hơn 1000 mét để xây dựng đền. 

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-0
Đền Thượng Ba Vì là nơi thờ tự 1 trong 4 vị "Tứ bất tử" của Việt Nam

Trước năm 1990, khi thành lập vườn quốc gia Ba Vì, phát hiện mái đá, 3 tượng nhỏ sứt mẻ. Khi ấy, bà Đặng Thị Mát đã tiến hành tu bổ. Đến năm 1993 tiến hành xây dựng đền và hoàn thành vào năm 1996.

Năm 2008, Bộ Văn hóa công nhận đền Thượng Ba Vì là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2010, UNESCO bảo trợ tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên tại đền. Năm 2011, tu bổ lần 2. Năm 2015, tượng Đức Thánh Tản được thờ cúng hoàn chỉnh.

Chiêm ngưỡng không gian kiến trúc của đền Thượng Ba Vì

500 bậc thang đá dẫn lên ngôi đền cổ linh thiêng

Bắt đầu từ cổng vườn quốc gia, du khách sẽ ngạc nhiên với cảnh quanh xanh mát, thôi thúc bước chân hành hương. Trên đường lên đền Thượng Ba Vì, du khách sẽ phải vượt qua 500 bậc thang đá. 

Vì được xây dựng từ nhiều năm nên các bậc thang đá ở đây đã nhuốm màu rêu phong, cổ kính. Đường đi lên các bậc thang đá tuy có dốc nhưng không khí vô cùng trong lành.

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-7
Để lên được đền Thượng Ba Vì, du khách đi bộ qua 500 bậc đá

Vượt qua 500 bậc thang đá, du khách sẽ đến đền chính. Chiêm bái xong, du khách sẽ đi tiếp hơn 200 bậc thang đá nữa để lên đến đỉnh với tầm nhìn toàn ảnh. Đây là địa điểm lý tưởng để thu chọn cảnh quan bên dưới chân núi Tản Viên vào tầm mắt. 

Không gian kiến trúc mang đậm dấu ấn Việt xưa

Kiến trúc của đền Thượng Ba Vì được chia thành hai gian và mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt xưa. Gian bên ngoài là Nhà Đại Bái. Đây là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tâm kinh thường nhật của nhân dân khi đến chiêm bái.

Gian bên trong là phần hậu cung và chính cung. Đây là nơi  thờ phụng các nhân vật quan trọng như Đức Thánh Tản và tượng của hai anh em họ để hai bên. Không gian bên tả của ngôi đền là nơi thờ bà Đinh Thị Đen (thân mẫu của ngài) và bà Ma Thị Cao Sơn (dưỡng mẫu của ngài) cùng Công chúa Ngọc Hoa. Bên hữu của đền thờ đức Thái Bạch Kim Tinh, vị thần đã được trao cho Đức Thánh Tản chiếc gậy thần để cứu giúp dân nhân.

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-6

Khi đặt chân lên đỉnh Tản Viên và vào đền Thượng Ba Vì, du khách thập phương có cơ hội được chiêm ngưỡng mái đá cổ kính bao phủ bởi không gian mất của các cây cổ thụ. Vẻ rêu phong cổ kính, gân guốc bám chặt trên tường, trên mái tạo nên không gian linh thiêng, trầm mặc của ngôi đền.

Lễ hội đền Thượng Ba Vì

Lễ hội đền Thượng Ba Vì diễn ra tại vườn quốc gia Ba Vì từ Tết cho đến tháng 3. Đây là thời điểm đền Thượng trở nên đông đúc du khách đến chiêm bái, vãn cảnh. 

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-5

Khi đến đến Thượng vào thời gian này, du khách không chỉ được hòa chung trong không khí lễ hội mà còn có cơ hội được tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây. Vì là đi vào mùa xuân đầu năm nên cảnh trí vô cùng đẹp.

Đi đền Thượng Ba Vì cầu gì và chuẩn bị lễ thế nào?

Đi đền Thượng Ba Vì cầu gì?

Khi đến đền Thượng chiêm bái vào dịp đầu xuân năm mới, du khách thường cầu may mắn, sức khỏe, bình an, tài lộc. Bên cạnh đó là cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 

Đền Thượng Ba Vì đóng vai trò quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, vì thế ai đến đây cũng mang trong tâm trí lòng thành kính sâu sắc và mong ước được các vị thần kinh che chở, ban phước lành.

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-4

Đi đền Thượng Ba Vì chuẩn bị lễ như thế nào?

Đền Thượng Ba Vì là nơi ngự của các thánh. Vì thế việc chuẩn bị lễ dâng khá đa dạng. Du khách thập phương có thể chuẩn bị cả lễ mặn và lễ chay để dâng lên các bạn:

- Lễ mặn gồm các món: Xôi gà, bánh chưng, bánh giầy, giò và thịt luộc.

- Lễ chay là các loại hoa quả, bánh trái. 

Trong quá trình sắp lễ, du khách thập phương nhớ chuẩn bị đủ hương và hoa. Bên cạnh đó, quãng đường di chuyển lên đền Thượng khá dài và dốc nên du khách có thể thuê người gánh lễ hoặc sắp lễ gọn gàng để tiện bê lễ lên đền.

Nên đi đền Thượng Ba Vì vào mùa nào và đường đi ra sao?

Như đã chia sẻ, lễ hội đền Thượng Ba Vì diễn ra từ Tết đến tháng 3 Âm lịch, vì thế, đây là thời điểm lý tưởng nhất để hành hương về vùng núi thiêng này. Thêm nữa, đây là thời điểm thời tiết rất dễ chịu cho việc đi hành hương, tham quan đền chùa.

Việc di chuyển đến đền Thượng Ba Vì không quá khó khăn vì nơi đây nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 60km về phía Tây. Du khách có thể di chuyển đến đây bằng xe bus, xe ô tô cá nhân, xe máy... 

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-3

Nếu di chuyển bằng xe bus, du khách bắt chuyến xe 107 khởi hành từ Kim Mã và chuyến 74 khởi hành từ bến xe Mỹ Đình đến trạm dừng cuối cùng. Tiếp đó, du khách bắt xe ôm hoặc taxi vào đến chân núi Thượng. 

Còn nếu du khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì nên đi theo hướng đường Đại lộ Thăng Long qua Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam hoặc qua quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây, qua Xuân Khanh là đến đền Thượng Ba Vì. 

Chiêm bái đền Thượng Ba Vì có mất phí không?

Khi du khách vào vườn quốc gia Ba Vì sẽ mất vé. Giá vé được áp dụng từ năm 2019 đến nay không thay đổi. Khi du khách lên đền Thượng thì không mất vé (vì đền Thượng nằm trong vườn quốc gia Ba Vì). 

Giá vé vào cổng vườn quốc gia Ba Vì được tính như sau:

- Vé người lớn: 60.000đ/lượt

- Vé Sinh viên: 20.000 đ/lượt

- Vé Học sinh: 10.000đ/lượt

- Vé ưu tiên: 30.000đ/lượt

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-2

- Vé gửi ô tô dưới 10 chỗ có giá: 20.000đ/xe

- Vé gửi ô tô trên 10 chỗ có giá: 25.000đ/xe

- Vé gửi xe máy: 3.000đ/chiếc/điểm.

- Vé gửi xe đạp: 2.000 đ/xe

Phí thuê hướng dẫn viên: 300.000 - 500.000đ/1 HDV.

Một số lưu ý quan trọng khi chiêm bái đền Thượng Ba Vì

Đền Thượng Ba Vì là nơi linh thiêng nên khi đến chiêm bái, du khách cần lưu ý một vài điều sau:

- Lựa chọn trang phục kín đáo, gọn gàng; tuyệt đối không mặc đồ hở hang, thiếu vải.

- Du khách đi nhẹ, nói khẽ, không làm mất trật tự nơi công cộng.

- Du khách đảm bảo vệ sinh, cảnh quan tại đền và xung quanh đền bằng cách vứt rác đúng nơi quy định. 

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-1

- Du khách nên đeo giày thể thao đi đền Thượng vì phải leo rất nhiều bậc đá; nên mang theo nước lọc để uống dọc đường.

Trước khi đến đền Thượng Ba Vì, du khách nên tìm hiểu kỹ về thời gian mở cửa, giá vé và các quy định liên quan.

- Du khách hạn chế chạm vào các hiện vật, kiến trúc tôn giáo cổ.

- Du khách nếu thực hiện dâng hương, lễ bái thì cần tuân thủ các bước, quy tắc của đền...

Gợi ý một vài điểm đến gần đền Thượng Ba Vì

Bên cạnh việc chiêm bái đền Thượng Ba Vì, du khách thập phương cũng có thể dành thời gian đến một vài địa điểm tâm linh, di tích lịch sử quan trọng dưới đây:

- Đền Hạ (hay Tây Cung) tọa lạc ở chân núi Tản Viên ven sông Đà, là một điểm đến tâm linh và du lịch thu hút hàng ngàn người tham quan mỗi năm. Nơi đây mang vẻ đẹp tâm linh, huyền bí, độc đáo. Đền này được xây dựng để thờ tự tam vị Đức Thánh Tản.

den-thuong-ba-vi-tho-ai-va-di-den-thuong-ba-vi-cau-gi-00

- Đền thờ Bác Hồ Ba Vì: Đây là địa điểm tâm linh, lịch sử quan trọng. Đền được xây dựng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đền thờ là biểu tượng của tình yêu, lòng thành kính, biết ơn của nhân dân dành cho Bác Hồ. Đền thờ Bác Hồ nằm giữa không gian thiên nhiên hùng vĩ nhưng vô cùng trang nghiêm.

- Khu di tích lịch sử K9: Đây là khu di tích được bảo tồn và bảo vệ cẩn thận. Nơi đây tự như một bức tranh sống động về quá trình đấu tranh và những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta. Đến tham quan nơi đây sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh của nhân dân ta để bảo vệ độc lập tự do. Khu di tích K9 còn là nơi tưởng niệm những đã hi sinh vì đất nước...

Xem thêm: Du lịch tâm linh Lào Cai và những điều ít người biết

Đọc thêm

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh linh thiêng và nổi tiếng nhất tại miền Bắc. Hằng năm nơi đây đón hàng nghìn lượt khách đến để cầu tài lộc, may mắn và bình an.

Đền Bà Chúa Kho và nghi lễ tâm linh linh thiêng 'sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện'
0 Bình luận

Nhắc đến quê hương Kinh Bắc ngoài làn điệu quan họ vào lòng người thì còn là “tọa độ” nổi tiếng linh thiêng với những công trình, di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng đặc biệt. Cùng khám phá du lịch tâm linh Bắc Ninh với lịch trình, địa điểm cực chi tiết nhé!

Du lịch tâm linh Bắc Ninh: Hành hương về miền “đất Phật người Tiên”
0 Bình luận

Trong hành trình khám phá dải đất hình chữ S xinh đẹp, bạn đừng bỏ qua chuyến hành hương về đất Tổ trải nghiệm du lịch tâm linh Phú Thọ...

Du lịch tâm linh Phú Thọ: Hành hương về với cội nguồn, chạm sâu vào giá trị văn hóa Lạc Việt
0 Bình luận


Bài mới

Cẩm nang du lịch đảo Quan Lạn – Hòn ngọc thô của vùng đất mỏ

Đảo Quan Lạn, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “thiên đường du lịch biển” của miền Bắc với nhiều bãi biển trong xanh, bờ cát trắng dài, tạo nên bức tranh phong cảnh cuốn hút.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 8 giờ trước
Cập nhật tình hình hoa gạo Hà Giang ở một số địa điểm nổi bật: Lưu ngay để xách balo lên và đi nào!

Hoa gạo Hà Giang đang bung nở khoe sắc khiến cho cảnh vật nơi đây càng thêm lung linh, rực rỡ như đang mời gọi du khách thập phương đến ngắm cảnh thưởng hoa...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 10 giờ trước
15 điểm check-in có view đẹp nhất Hà Giang: Đến là quên lối về!

Hà Giang khiến du khách đê mê bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng trùng điệp và những con đèo uốn lượn. Nếu đã đặt chân đến Hà Giang, bạn đừng bỏ lỡ 12 điểm có view siêu đẹp này nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Đổi gió về Vũng Tàu tận hưởng cuộc sống bình dị giữa suối rừng

Suối Tiên Vũng Tàu được ví như Đà Lạt thu nhỏ bởi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn. Đây là điểm đến lý tưởng trong những ngày hè nóng bức.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Tổng hợp các địa điểm check-in hoa siêu xinh tại Hà Nội: “Đi đi em… không hoa tàn mất”

Nếu là người yêu thích những loài hoa, muốn lưu giữ lại những bức ảnh đẹp khi Thủ đô bước vào mùa rực rỡ nhất trong năm thì đừng bỏ qua những địa điểm checkin hoa siêu xinh được tổng hợp dưới đây nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Ngẩn ngơ trước cánh đồng điện gió Đầm Nại – Bản hòa tấu giữa đất trời Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió Đầm Nại (Ninh Thuận) gần đây đã trở thành địa điểm check-in thu hút những bạn trẻ đam mê du lịch với phong cảnh bình yên, hữu tình.

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Tiêu Dao 2025 từ A đến Z

Chùa Tiêu Dao là ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Quynh Anh
Quynh Anh 6 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột 2025 từ A đến Z

Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) tựa như đóa liên hoa nở trên mặt nước, tượng trưng cho sự tinh khiết, cao quý của Phật pháp. 

Quynh Anh
Quynh Anh 6 ngày trước
Check-list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế

Được đi du lịch đã vui mà còn miễn phí nữa thì vui gấp 10 lần. Các “đồng chill” nhớ lưu lại list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế để dùng khi cần nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 7 ngày trước
Về chùa Tiêu Dao lễ Phật, chiêm bái hồn cốt nghề gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao - ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm Bát Tràng là điểm đến không thể bỏ qua tại Thủ đô Hà Nội. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Cô Tô - “Nàng thơ” xinh đẹp giữa biển cả mênh mông

Đảo Cô Tô đang bước vào mùa đẹp nhất, chần chờ gì mà không xách vali khám phá hết những địa điểm xinh đẹp, thưởng thức những món ngon và tận hưởng quãng thời gian vui chơi thoải mái tại hòn đảo xinh đẹp này!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Giới trẻ đổ xô check–in “tàu ma” mắc cạn ven biển Ninh Thuận

Tại Bãi Thông xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận một con"tàu ma" nghìn tấn mắc cạn bị bỏ hoang bỗng trở thành địa điểm check-in cực hot, thu hút giới trẻ bởi sự “hoang tàn và ma mị”.

Có màu trời nào đẹp bằng màu trời Vĩnh Hy?!

Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 vịnh đẹp nhất Việt Nam với màu nước xanh ngọc bích đặc trưng. Vì chưa bị khai thác quá nhiều nên Vĩnh Hy vẫn là một vùng biển hoang sơ đáng để khám phá.

Cẩm nang du lịch đảo Phú Quý – Nơi thiên nhiên hoang sơ chữa lành

Đảo Phú Quý là một trong những hòn đảo được “dân du lịch” yêu thích nhất hiện nay bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, thuần khiết. Nếu có dịp du lịch Bình Thuận thì đừng bỏ qua “tọa độ hot hit” này bạn nhé!

Hà Nội, chỉ trong một tháng...

Có một Hà Nội tháng 3 đẹp như tranh vẽ đã được ghi lại bởi ống kính máy ảnh của Quang Anh.

Hồ Ba Bể đẹp mê hồn qua ống kính khách du lịch

Dẫu là điểm đến nổi tiếng nhưng Hồ Ba Bể vẫn giữ được nét bình yên, nguyên bản giữa đại ngàn Bắc Kạn.

Đề xuất