Cô gái Việt độc hành chinh phục bộ đôi núi lửa sát thủ Ijen và Bromo ở Indonesia
Độc hành chinh phục bộ đôi núi lửa sát thủ Ijen và Bromo ở Indonesia là một hành chinh đáng nhớ trong thanh xuân tươi đẹp của Ly Phuong Thanh.
Mình bay từ TP Hồ Chí Minh sang Bali, sau đó ra đảo Nusa Penida chơi rồi quay về. Từ đó, mình ra bến xe Ubung ở Bali để đón xe buýt sang Gilimanuk. Giá vé xe buýt là 70k IDR, xe khá cũ, chỉ cần ra bến rồi hỏi, đủ người thì xe sẽ chạy. Một lựa chọn khác ngon - bổ - rẻ hơn là đi buýt của Sehaiti, giá rẻ hơn nhưng chỉ chạy vào một số khung giờ cố định trong ngày. Xe buýt chạy khoảng 4 tiếng sẽ đến bến phà. Tại đây, mình mua vé với giá 20k IDR để đi phà qua Ketapang. Phà chạy 24/24, không gian khá cũ kỹ, tầng trên có hàng ghế ngồi, tầng dưới để phương tiện giao thông. Lưu ý: từ Bali (GMT+8) sang Đông Java là đổi sang múi giờ GMT+7 nhé.

Vừa tới Ketapang, mình nhận xe máy do bên thuê giao sẵn tại bến phà (đã liên hệ trước đó). Giá thuê là 80k IDR/24h, chỉ cần chụp ảnh hộ chiếu, không giữ cọc hay giấy tờ gì cả. Sau đó mình đi ăn uống, khám phá Banyuwangi một chút rồi ghé hostel đã đặt trước để thuê mặt nạ (20k IDR, cọc 50k IDR) và làm giấy khám sức khoẻ để leo Ijen. Có hai cách làm giấy: ra phòng khám (tầm 40k–50k IDR) hoặc nhờ hostel làm giúp (30k IDR). Mình ngồi chờ ở sảnh hostel tới 0h để bắt đầu hành trình. Trong lúc chờ, mình gặp một nhóm 3 bạn người Mỹ cũng muốn leo Ijen. Mình rủ họ thuê thêm xe máy để đi cùng cho vui nhưng họ vừa đi Bromo về nên muốn đi tour cho khỏe. Thế là mình lại đi một mình. Nếu bạn nào sợ chạy xe lúc nửa đêm thì có thể đi từ chiều, vì trước cổng có nhiều hàng quán.
Núi lửa Ijen nằm ở độ cao 2.799 m so với mặt nước biển; là một trong 76 ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động tại Indonesia. Miệng núi lửa Ijen, hay còn gọi là hồ Kawah Ijen, có bán kính 361 m, diện tích bề mặt là 410 m2, độ sâu 200 m và có thể tích lên đến 3.600 m3, tạo nên một vẻ kỳ vĩ và tráng lệ.
Hồ này không phun trào ồn ào như các loại núi lửa khác mà chọn cách lặng lẽ với màu xanh ngọc bích. Chỉ cần đặt chân đến đây bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên kỳ vỹ bao la.
Gần 0h mình bắt đầu rời hostel, chạy theo Google Maps. Banyuwangi lúc này còn khá đông nhưng ra vùng ven thì đường bắt đầu vắng. Các ngôi nhà vẫn còn sáng đèn. Lúc này mình bắt đầu sợ, thấy xe ô tô hay xe máy là cố chạy theo nhưng không theo kịp tốc độ dân bản địa. Đến đoạn đèo vắng tanh, chỉ có ánh đèn xe máy, mình bắt đầu hối hận, nghĩ sao không đặt tour cho rồi. May mắn thay, có một chiếc xe máy khác chạy cùng tốc độ xuất hiện phía sau, mình vừa lo vừa mừng. Mình cố duy trì tốc độ để người đó đi cùng đến tận cổng bán vé Ijen. Gần đến nơi trời rất lạnh, mình vội vào chỗ đống lửa sưởi, đi vệ sinh và mua vé (150k IDR cho du khách quốc tế, 35k IDR cho người Indonesia). Giao giấy khám sức khỏe tại cổng rồi bắt đầu leo núi lúc gần 2h sáng. Nếu ai không leo nổi thì có dịch vụ xe kéo.

Trời đêm hôm ấy nhiều sao, thấy cả dải Ngân Hà. Mình mãi ngắm nên bị mọi người vượt hết. Đường lên khá đông người, không lo lạc, cứ đi theo dòng người là được. Đến miệng hồ, mình bắt đầu đi xuống khu vực có ngọn lửa xanh và xem người ta khai thác lưu huỳnh. Mùi lưu huỳnh rất nồng nên mình bắt đầu đeo mặt nạ. Đường xuống hẹp, nhiều đá, lại đông người nên phải đi rất cẩn thận. Khi xem người ta sản xuất lưu huỳnh, có một bạn hướng dẫn viên thuyết minh cho khách, mình len vào xem nhưng bị một cơn gió thổi khí độc vào khiến rất mệt, mình vội ra ngoài. Xuống đến khu vực ngọn lửa xanh, mùi khí nặng hơn, rất khó thở. Gió thổi làm khí bay thẳng vào mặt khiến mình ngộp, đành bỏ cuộc và leo ngược trở lại. Lúc lên đến miệng hồ thì trời bắt đầu sáng, bình minh ló dạng, để lộ hồ acid xanh ngắt tuyệt đẹp. Mình chụp ảnh đã đời rồi bắt đầu xuống núi. Lúc này vừa đi vừa buồn ngủ, mệt rã rời.


Mình có chuyến tàu lúc 11h15 từ ga trung tâm Banyuwangi đi Probolinggo. Nhưng do bận đổi tiền và trả mặt nạ nên không kịp giờ. Hostel mình gần ga Ketapang, nhưng mình lại đặt vé từ ga Banyuwangi. Lúc biết trễ giờ, mình chỉ biết nhắn cho bạn ở Probolinggo. Bạn mình nhanh trí tra được chuyến tàu đó có dừng ở ga Ketapang lúc 11h. Hostel cách ga vài trăm mét nên mình vội gọi bên thuê xe ra lấy xe máy. Sau đó vào văn phòng đổi vé online sang vé giấy để lên tàu từ Ketapang. Nhân viên rất dễ thương, không nói gì nhiều mà vẫn hỗ trợ mình lên tàu. Tàu sạch, chạy nhanh, mình tranh thủ ngủ và sạc điện thoại. Mình khuyên mọi người nên đi tàu tuyến này vì nhanh hơn xe buýt rất nhiều. Vừa đến Probolinggo thì bạn mình ra đón. Mọi người có thể thuê xe máy ở đây, giá khoảng 100k IDR/24h.

Mình và bạn đi ăn, thuê lều rồi vào Cemorolawang để ngắm hoàng hôn. Nhưng hôm đó sương mù dày, không thấy gì. May mắn là bọn mình cắm trại trên đồi và săn được dải Ngân Hà với sao băng. Có lúc trong vòng một phút mà thấy đến ba sao băng rơi luôn!
Nếu được chọn lại, mình sẽ không cắm trại vì lạnh và đồ đạc không đủ, ngủ không ngon. Khách sạn ở Cemorolawang tuy đắt nhưng cũng xứng đáng, và có nhiều lựa chọn giá mềm hơn. Ngủ ở Cemorolawang thì sáng dậy ngắm bình minh đỡ vất vả hơn so với các tour phải dậy từ 2h sáng ở Probolinggo hoặc Malang. Bọn mình cắm trại trên đồi đoạn đường leo lên King Kong Hill, view Bromo cực đẹp.
Núi lửa Bromo là điểm đến nổi tiếng ở Indonesia. Bromo cao khoảng 2.329m, nằm trong Khu du lịch quốc gia Bromo Tengger Semeru và được coi là một biểu tượng của Indonesia. Trekking là một trong những hoạt trải nghiệm lý thú nhất khi đến Bromo.
Điểm hấp dẫn nhất của núi lửa Bromo là cảnh bình minh tuyệt đẹp. Chính vì vậy, đa phần các "tín đồ du lịch" thường lựa chọn tham gia các chuyến trekking vào buổi tối để có thể đón bình minh hé rạng từ phía Đông.
Mặt trời lên, mình chụp ảnh chán chê rồi leo xuống để vào miệng núi lửa Bromo. Có hai cách đi: một là đi đường "bí mật" (người dân bản địa hay dùng để dẫn ngựa), nằm giữa đoạn khách sạn Cemara Indah. Khi đi ngang, sẽ có các "xe ôm" mời bạn đi vào Bromo không cần vé. Giá mình không rõ nhưng chắc chắn rẻ hơn vé chính thức. Tuy nhiên nếu bạn tự đi theo lối đó mà không thuê họ thì có thể bị quay phim và bị dọa báo cho Vườn quốc gia.

Cách thứ hai là đi qua cổng chính, giá vé 250k IDR cho khách quốc tế, 79k IDR cho người bản địa. Qua cổng rồi, bọn mình đi bộ băng qua đoạn cát dài đến đền Hindu, rồi leo lên miệng núi lửa bằng những bậc thang đã xây sẵn. Đoạn đường bụi và nắng nên có nhiều dịch vụ cưỡi ngựa, mình vẫn đi bộ, vừa đi vừa chụp ảnh. Lên đến miệng núi, nghe rõ tiếng sục sôi từ lòng đất, và thấy nhiều đồ cúng như hoa, nhang được thả xuống miệng núi. Mình đi một vòng rồi xuống núi, tiếp tục hành trình tới thác Tumpak Sewu.

Di chuyển mất 3–4 tiếng, khá buồn ngủ. Mình dừng lại ăn trưa rồi đi tiếp. Trên đường, bạn mình kể về những đợt phun trào dữ dội của núi Semeru, để lại dấu tích và vùng đất màu mỡ. Vé vào Tumpak Sewu là 100k IDR cho khách quốc tế, 20k IDR cho người bản địa. Muốn xuống chân thác để chụp ảnh thì phải trả thêm, khá đắt. Khu này còn có hang Goa Tetes và cảnh quan tuyệt đẹp với vách đá có nước đổ xuống. Chơi xong, bọn mình quay về Probolinggo, dọc đường mình ăn thử nhiều món đường phố.

Tối đó mình muốn đi Yogjakarta nhưng không có xe đêm nào bán online. May mắn bạn mình tìm được hãng xe khởi hành lúc 23h, đến Yogjakarta lúc 7h sáng. Hãng này chưa có bán vé online nên vẫn còn nhiều chỗ trống. Mình lên xe, có chuyến đi ngon lành. Sau đó, từ Yogjakarta mình đi tàu về Jakarta để bay về TP.HCM, kết thúc hành trình.
Giá xăng ở Indonesia rẻ hơn Việt Nam (10k IDR/lít)
Indonesia lái xe bên trái, lâu lâu quên, đâm qua bên phải =)))
Indonesia dùng whatsapp khá nhiều, các dịch vụ mình tìm trên google maps rồi lấy sđt nhắn qua whatsapp để thương lượng hết.
Ăn uống cũng rẻ, từ 10k IDR cho 1 bữa ăn
Khách sạn ở Probolinggo: Moshi Moshi Hostel
Thuê xe máy ở Ijen: whatsapp +6281259554372
Hostel ở Ijen: Ijen Backpacker hoặc Lidiya tour and homestay organizer.
(Chia sẻ của Ly Phuong Thanh)
Xem thêm: Trải nghiệm nhớ đời: Tôi bị đánh thuốc mê và cướp tiền bạc ở Philippines
-
Trường Harpertest0Ẩn bình luận Báo xấuThích · Phản hồi · 3 ngày trước
Tin liên quan
29 tuổi, tôi chính thức chinh phục được cung đường Trường Sơn Tây. Hành trình của tôi bắt đầu từ Hà Nội đến Khe Sanh (Quảng Trị) kéo dài trong "5 day" (5 ngày) với nhiều thử thách nhưng cũng đầy những trải nghiệm thú vị.
Dân tộc Pu Péo sinh sống ở Hà Giang với số lượng dân cư ít ỏi. Theo điều tra dân số, hiện dân tộc Pu Péo có 903 người và là một trong 5 dân tộc thiểu số dưới 1000 người ở Việt Nam.
Sau lần đầu tiên đến Việt Nam cách đây 30 năm, Mark Bowyer đã si mê mảnh đất đang ôm trong mình nhiều vết thương hậu chiến tranh. Ông bất mọi lời khuyên từ người thân để tìm cách đưa du khách Australia đến thăm Việt Nam.
Bài mới

Chia sẻ về hành trình của mình, chàng trai khuyết tật – Nguyễn Viết Quân, nói: “Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những vùng đất thiêng liêng mà cha ông ta đã hy sinh máu xương để giữ lấy tự do. Tôi cũng muốn được thấy sự phát triển, hòa bình của đất nước mình, không qua màn hình mà qua đôi mắt và trái tim đầy cảm xúc”.