Khám phá văn hóa dân tộc Pu Péo - một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam

Dân tộc Pu Péo sinh sống ở Hà Giang với số lượng dân cư ít ỏi. Theo điều tra dân số, hiện dân tộc Pu Péo có 903 người và là một trong 5 dân tộc thiểu số dưới 1000 người ở Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 9 giờ trước
Theo dõi

Mình vừa có cơ hội ghé thăm một ngôi làng của người Pu Péo (ở Hà Giang) và được chiêm ngưỡng chiếc cổng đá độc đáo.

Các cụ trong làng bảo không biết chiếc cổng có từ bao giờ, nhưng nó đã tồn tại qua nhiều đời. Chiếc cổng này từng là một phần của kiến trúc bao gồm tường rào bao quanh, nhưng theo thời gian, tường rào đã không còn, chỉ còn lại chiếc cổng đá vững chãi. Dù vậy, nó vẫn là một biểu tượng của sự kiên cường của người Pu Péo. Chiếc cổng được dựng lên từ những viên đá to được đục đẽo thẳng thớm, hoàn toàn làm bằng tay với dụng cụ thô sơ. Không có chất kết dính nào, nhưng nó vẫn đứng vững qua thời gian.

Nếu đến Hà Giang bạn hãy cho bản thân mình nhiều thời gian hơn để khám phá thêm về Hà Giang và những nét đặc sắc của dân tộc Pu Péo - một trong số những dân tộc ít người nhất tại Việt Nam!

Pu Péo là dân tộc gì?

Theo Wikipedia, Pu Péo (tên khác là Ka Beo, Pen ti lô (Lô Lô bản địa), La quả - trong tiếng Trung) là 1 trong 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Pu Péo sinh sống lâu đời ở miền cực bắc Việt Nam, họ cư trú tại Hà Giang từ thế kỷ 18. Có một bộ phận khác đến muộn hơn, khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, người Pu Péo có 903 người. Trong đó, nam là 467 người, nữ 436 người. Dân tộc Pu Péo có mặt tại 20/63 tỉnh, thành phố của nước ta. Đồng bào Pu Péo cư trú tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Cụ thể, Hà Giang có 580 người, chiếm 84,4% tổng số người Pu Péo tại Việt Nam; Tuyên Quang có 48 người; TP Hồ Chí Minh có 15 người; Đồng Nai có 11 người. 

pu-peo-la-dan-toc-gi-va-dan-toc-pu-peo-song-o-dau-8-1016
Người dân tộc Pu Péo chủ yếu sinh sống ở Hà Giang

Tại tỉnh Hà Giang, người Pu Péo cư trú phần lớn ở xã Phố Là (huyện Đồng Văn) và xã Sủng Tráng, Phú Lũng (huyện Yên Minh); một số ít thì cư trú tại xã Yên Cường (huyện Bắc Mê). 

Về ngôn ngữ, người Pu Péo chủ yếu nói tiếng Tày - Thái nhưng gần với tiếng Tày - Nùng hơn. Trong tiếng Tày - Nùng, "Pu" có nghĩa là người", "Péo" là cách gọi chệch đi của tên tự gọi là "Ka Bao" trước đây.

Với người Pu Péo, chủ làng là người cao tuổi nhất làng, có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong ứng xử, thông hiểu phong tục, tập quán và có thể giữ luôn vai trò là thầy cúng chủ trì các buổi lễ cúng của bản. Chủ làng được nhân dân tín nhiệm bầu lên. Chủ làng không chỉ đóng vai trò quản lý mọi công việc từ đời sống hằng ngày đến lao động sản xuất, mà còn có vai trò tâm linh đối với người dân trong trong bản.

Dân tộc Pu Péo và trang phục truyền thống

Trang phục của dân tộc Pu Péo ở Bắc Mê (Hà Giang) không có quá nhiều họa tiết hoa văn cầu kỳ, rực rỡ như dân tộc Lô Lô hay mang màu sắc nổi bật như dân tộc H'Mông, Dao... Người Pu Péo chủ yếu mặc trang phục có màu chủ đạo là đỏ và xanh.

Người Pu Péo quan niệm, màu đỏ tượng trưng cho người đàn ông, cũng đồng thời là sự tôn trọng của phụ nữ dành cho cha, chồng - người trụ cột trong gia đình. Ngay cả trong quá trình may trang phục, màu đỏ cũng luôn được ưu tiên khâu trước. Còn màu xanh đại diện cho phụ nữ, là nét nhẹ nhàng, tinh tế, thướt tha. 

pu-peo-la-dan-toc-gi-va-dan-toc-pu-peo-song-o-dau-6-1018
Trang phụ của phụ nữ Pu Péo

Phụ nữ Pu Péo mặc áo dài, bên ngoài có yếm, trang trí trên y phục được ghép bằng các miếng vải màu lại với nhau, tóc vấn trước được gài bằng chiếc lược gỗ, bên ngoài phủ tấm khăn vuông, có trang trí hoa văn. Y phục của phụ nữ Pu Péo có 3 phần: áo (bọc), váy (dong), yếm (pươi).

Đàn ông Pu Péo mặc quần áo nhuộm màu chàm. Áo của đàn ông Pu Péo được may dài đến quá đầu gối, vạt áo trước ngắn hơn vạt áo sau khoảng 15cm. Y phục của đàn ông đặc biệt ở chỗ, ống cổ tay được may rộng khoảng 30-40cm. Chiếc áo này được mặc vào các dịp lễ, tết, cưới xin, ma chay. Giày của đàn ông thường tự khâu bằng vải màu đen và vỏ mo nang từ cây nứa, cây mai.

pu-peo-la-dan-toc-gi-va-dan-toc-pu-peo-song-o-dau-7-1020

Nhìn vào kiểu tóc của người Pu Péo, du khách sẽ biết được những người phụ nữ này có chồng hay chưa. Các thiếu nữ thường vấn tóc quanh đầu, bên ngoài là vành khăn màu tím sẫm. Còn các thiếu phụ thì búi tóc trước trán, có giắt thêm một chiếc lược gỗ bên trên, lược cong cong như hai chiếc sừng. Ngoài ra trong các dịp lễ tết thiếu phụ cũng có thể đội khăn màu sắc hơn để tiếp khách, với các hoa văn xếp liền nhau. 

Về trang sức, người Pu Péo ở Bắc Mê dùng trang sức bằng bạc, đi chung với những bộ trang phục truyền thống. Trên trang sức cũng có những nét hoa văn đặc trưng của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, phụ nữ còn sử dụng thêm hạt cườm các màu, mài nhãn bằng kim loại tạo thành vòng tay, dây truyền, nhân.

Dân tộc Pu Péo và đời sống tập quán thường nhật

Dân tộc Pu Péo ở vùng Bắc Mê (Hà Giang) chủ yếu làm nghề thủ công truyền thống. Họ đã lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời nghề dệt, đồ mộc, mây tre đan, làm ngói và cả chăn nuôi. Đối với các gia đình người Pu Péo, con trâu, con bò được xem là tài sản lớn. Nó được nuôi để lấy sức kéo và cũng là vốn tích lũy của mỗi gia đình. 

Người Pu Péo trồng lúa và ngô. Từ 2 loại lương thực này, người dân chế biến thành nhiều món khác nhau như cơm, cháo, chè, mèm mén...Ngoài ra, họ còn trồng các loại cây khác như dong riềng, tam giác mạch.

Thực phẩm dùng trong các bữa ăn hằng ngày của người Pu Péo chủ yếu là rau, đậu, bầu, bí. Người Pu Péo đặc biệt thích ăn các món luộc chấm nước mắm hoặc muối ớt và các món canh rau. 

pu-peo-la-dan-toc-gi-va-dan-toc-pu-peo-song-o-dau-3-1022
Người Pu Péo chủ yếu sống bằng nghề nông và thủ công truyền thống

Về đồ uống, người Pu Péo có các loại nước uống kết hợp với thảo mộc (rễ, lá cây rừng, lá chè) và rượu. Loại rượu đặc trưng nhất là rượu ngô (pâu hú) nấu bằng men lá.

Với người Pu Péo, ngôi nhà đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của họ. Các ngôi nhà thường được xây dựng theo hướng Nam hoặc Đông Nam. Nhà thường nằm dưới chân các ngọn đồi. Khi chọn đất xây nhà, người dân tập trung đào một cái hố nhỏ ở giữa khu đất rồi bỏ xuống vài hạt ngũ cốc xong úp một cái bát lên. Nếu sau 3 ngày hạt vẫn còn nguyên thì nơi đây phù hợp để cất nhà. 

Nhà của dân tộc Pu Péo thường có một cửa chính, thêm một cửa phụ bên gian bếp. Bếp cũng được chia làm 2 phần, một bếp thờ tổ tiên gọi là "bếp thiêng"; bếp còn lại để nấu ăn hằng ngày. Bếp thiêng sẽ đặt một ấm đồng đun nước để dùng trên bàn thờ gia tiên, mỗi ngày nổi lửa lên một lần, nằm ở phía đông căn nhà.

Pu Péo và chế độ phụ hệ, cho phép hôn nhân cận huyết

Trong các mối quan hệ gia đình, dòng họ và bản làng, người Pu Péo không quá chú trọng hình thành khu vực riêng mà sống xen kẽ, gần gũi với các dân tộc khác. Mặc dù có lịch sử định cư lâu đời nhưng bản làng của dân tộc Pu Péo thường xuyên phân tán, chỉ bao gồm khoảng 5 - 7 hộ. Điều này cho thấy tính cố kết làng xã của người dân tộc này không cao. 

Tuy nhiên, mối quan hệ trong dòng họ đối với người Pu Péo ở Bắc Mê (Hà Giang) lại rất gắn kết, lấy huyết thống của người cha để kết nối với người thân. Các dòng họ phổ biến của người Pu Péo như Củng, Tráng, Lù, Lèng, Vàng, Thào, Chúng, Lùng, Pủ, Pề... Mô hình gia đình của họ cũng là một vợ một chồng, có thể chung sống từ 2 - 3 thế hệ, người cha là người trụ cột và nắm giữ quyền quyết định trong gia đình. 

pu-peo-la-dan-toc-gi-va-dan-toc-pu-peo-song-o-dau-1-1024

Dân tộc Pu péo chấp nhận hôn nhân cận huyết giữa con cô - con cậu. Ví dụ, con trai của chị hoặc em gái có thể lấy con gái của anh em trai. Song con trai của anh, em trai lại không được kết hôn với con gái của chị em gái. 

Bên cạnh đó, nếu vợ chết thì chồng có thể lấy chị hoặc em gái của vợ nhưng lại không cho phép hai anh em trai kết hôn với hai chị em gái.Đến hiện nay, một số vấn đề ép hôn, tảo hôn để duy trì "nội hôn tộc người" cũng đã được hạn chế bởi nỗ lực của Đảng, Nhà nước nhằm thay đổi quan niệm và các hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số. 

Dân tộc Pu Péo và đặc sắc tôn giáo, tín ngưỡng

Dân tộc Pu Péo được biết đến là chủ nhân của những chiếc trống đồng từ thời xa xưa vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Song hiện thời, văn hóa trống đồng của dân tộc này đã bị mai một, không còn được sử dụng trong các lễ hội. Chỉ còn một vài lễ hội nổi bật như lễ cúng Thần Rừng và những loại vật linh thiêng mang ý nghĩa phổ biến trong các gia đình đó là những chiến ấn đồng, nồi đồng, chậu đồng hay đầu sư tử khắc bằng đá để ở cổng ra vào.

Với người Pu Péo, thế giới gồm 3 tầng: tầng trời, mặt đất và dưới mặt đất. Trong đó ở mỗi tầng, diện mạo con người khác nhau. Họ cho rằng, linh hồn tổ tiên luôn ở phía trên, còn người sống ở phía dưới.

pu-peo-la-dan-toc-gi-va-dan-toc-pu-peo-song-o-dau-2-1023
Người Pu Péo làm lễ cúng thần rừng

Dân tộc Pu Péo cũng tin rằng, các vật thể còn sống, linh hồn tồn tại trong thể xác. Nó chính là năng lượng tạo ra hình thể và sự sống. Linh hồn của con người có phần phức tạp hơn linh hồn của muôn loài. Nó không chỉ là yếu tố tạo ra hình thể và sự sống mà còn hình thành nên tính cách, hành vi, tình cảm, tinh thần... của con người. người Pu Péo cũng quan niệm, mỗi người có 8 hồn (m’rư vân ngóa) và 9 vía (m’xia vân au).

Theo truyền thuyết, linh vật thiêng liêng của người Pu Péo là quả bầu - vật đã cứu sống tổ tiên họ. Vì thế, khi hành lễ, thầy cúng sẽ cầm trên tay một quả bầu để thể hiện lòng thành kính.

Xem thêm: 9 ngôi làng đẹp như tranh vẽ tại Hà Giang

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Bên bờ vịnh Bái Tử Long (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) 500 em học sinh đã xếp hình bản đồ Việt Nam và cờ Tổ Quốc với mong muốn lan tỏa niềm tự hào dân tộc và tình yêu Tổ quốc.

TỰ HÀO DÂN TỘC: 500 học sinh ở Quảng Ninh xếp hình bản đồ Việt Nam và cờ Tổ quốc
0 Bình luận

Gần đây, video ghi lại khoảnh khắc rực rỡ của lá cờ Tổ quốc nhìn từ trên cao được tạo thành bởi hàng nghìn bóng đèn trong vườn thanh long ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng và tạo nhiều hiệu ứng tích cực.

TỰ HÀO DÂN TỘC: “Hô biến” vườn thanh long ở Vĩnh Phúc thành lá cờ Tổ quốc rộng gần 9.000m2
0 Bình luận

Năm 2022, gần 1700 xe ô tô khắp mọi miền tổ quốc đã tham gia chương trình “Xếp xe kỷ lục hình bản đồ Việt Nam” tại Khu Du lịch Quốc tế Đồi Rồng, Đồ Sơn, TP.Hải Phòng.

TỰ HÀO DÂN TỘC: Gần 1700 xe ô tô tham gia xếp hình bản đồ Việt Nam
0 Bình luận


Bài mới

Ông Tây và ký ức 'dẫn lối' du khách nước ngoài đến Việt Nam thời mở cửa

Sau lần đầu tiên đến Việt Nam cách đây 30 năm, Mark Bowyer đã si mê mảnh đất đang ôm trong mình nhiều vết thương hậu chiến tranh. Ông bất mọi lời khuyên từ người thân để tìm cách đưa du khách Australia đến thăm Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Tôi tự hào khi phượt đủ 3 nước Đông Dương, trekking được 39 đỉnh núi

Đối với tôi, đam mê dịch chuyển là không có tuổi. Tôi bắt đầu hành trình đi thật xa của mình khi bước sang ngưỡng 50 tuổi và hiện tại, ở tuổi 60, tôi đã phượt đủ 3 nước Đông Dương, trekking 39 ngọn núi.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Trải nghiệm nhớ đời: Tôi bị đánh thuốc mê và cướp tiền bạc ở Philippines

Những tưởng 24 giờ quá cảnh ở Manila (Philippines), tôi sẽ có những kỷ niệm đẹp. Nhưng không, thay vào đó là trải nghiệm nhớ đời: Tôi bị đánh thuốc mê và cướp tiền bạc.

Trải nghiệm khó quên: 20 tuổi, một mình đi xuyên Việt và trải nghiệm qua đêm ở nghĩa địa

Trong chuyến hành trình xuyên Việt ở tuổi 20, tôi đã làm một điều mà chắc có lẽ ít người dám làm: Ngủ qua đêm ở nghĩa địa. Nghĩa lại vẫn thấy rợn da gà.

Chàng trai khuyết tật chạy xe 3 bánh vượt 1.500km vào TP HCM xem diễu binh

Chia sẻ về hành trình của mình, chàng trai khuyết tật – Nguyễn Viết Quân, nói: “Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những vùng đất thiêng liêng mà cha ông ta đã hy sinh máu xương để giữ lấy tự do. Tôi cũng muốn được thấy sự phát triển, hòa bình của đất nước mình, không qua màn hình mà qua đôi mắt và trái tim đầy cảm xúc”.

Trượt patin xuyên Việt: Từ phương tiện mưu sinh đến những cộc mốc đáng nhớ

Tôi đã sử dụng hơn 100 ngày trong quỹ thời gian của cuộc đời mình để thực hiện hành trình trượt patin xuyên Việt từ Cà Mau địa đầu Tổ quốc Hà Giang...

Chàng trai 23 tuổi đạp xe Phượng Hoàng của ông nội từ Thanh Hóa vào TP HCM với mong ước “tận mắt ngắm hòa bình rất đẹp”

Cùng với người bạn đồng hành – chiếc xe thồ của ông nội, tôi nhất định sẽ dừng bánh tại TP.HCM đúng ngày 30/4, tận mắt xem diễu binh, mừng 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chân dung Tiktoker đạp xe Thống Nhất từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh xem lễ diễu binh 30/4

Anh chàng Tiktoker Đào Quang Hà đang đạp xe Thống Nhất xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh xem lễ diễu binh 30/4, mang theo ký ức về ông ngoại và thông điệp yêu nước, kết nối cộng đồng.

Ký ức Hà Giang sau một chuyến đi vô cùng ý nghĩa

"Khi đặt chân đến Hà Giang, mình không kìm nén được cảm xúc mà phải hét lên: Hà Giang đẹp đ.i.ê.n....".

Khách Tây và ký ức phượt khắp Việt Nam cách đây 31 năm: Cầm 1 triệu đồng ăn tiêu xả láng

Trong chuyến đi du lịch Việt Nam vào năm 1994, vị khách Tây này cầm 100 USD đổi sang tiền Việt và nhận về khoảng 1 triệu đồng. Số tiền này giúp anh chi tiêu xả láng.

Hành trình đi tìm “thần mặt trời” tại Cực Đông Tổ quốc

Niềm sung sướng chiến thắng bản thân chảy rần rần trên mặt cùng ánh bình minh ấm áp chồm qua vạn con sóng bạc tới đây. Đó là một sự tưởng thưởng khiến tâm-thân-ý ngập tràn trong cảm xúc hạnh phúc.

9X Hà Nội lái VinFast VF3 đưa vợ con thực hiện ước mơ xuyên Việt

30 ngày rong ruổi trên con ô tô điện VinFast VF3 màu vàng với gần 8.000km, tiêu tốn 60 triệu đồng là những con số “khủng” mà 9X Hà Nội đã làm để thực hiện giấc mơ xuyên Việt, chinh phục 4 cực cùng vợ con.

70 ngày vừa xuyên Việt vừa pha chế cocktail 

70 ngày xuyên Việt là hành trình siêu đáng nhớ với vợ chồng anh Cường - chị Trân. Bởi, họ không chỉ được khám phá vùng đất mới mà còn có cơ hội tìm hiểu nguyên liệu, sáng tạo ra nhiều loại cocktail mới. 

Ngôi làng kỳ lạ bậc nhất Việt Nam: ăn chung, dùng đồ chung, tiền kiếm được cho vào quỹ chung

Tôi không thể tin có một ngôi làng kỳ lạ như thế tồn tại giữa thế kỷ 21 cho tới khi trực tiếp ghé thăm làng Thái Hải, được đi tham quan và nghe những câu chuyện thú vị về nơi này.

Phượt Hà Giang 4 ngày 3 đêm: Chuyến đi ý nghĩa nhất đời vì phía sau tay lái là người đồng hành U70

"Ngày nhỏ mẹ chở mình đi chơi, bây giờ mình lớn mình chở mẹ" - đó là tâm sự của Mạnh Trường sau chuyến đi phượt Hà Giang cùng người đồng hành U70 - chính là người mẹ thân yêu của anh.

Đề xuất