Tham quan Thủ đô có khi nào bạn thắc mắc: Hà Nội có bao nhiêu cửa ô?

Thăng Long - Hà Nội trong quá khứ từng có rất nhiều Cửa ô - không phải 5 Cửa ô như hiện tại mà nhiều người biết. Vậy xưa kia, Thủ đô có bao nhiêu cửa ô?

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Trong ca khúc "Tiến về Hà Nội", nhạc sĩ Văn Cao có những lời ca: "Năm cửa ô đón mừng/Khi đoàn quân tiến về...". Sức lan tỏa của ca khúc đã trải dài, rộng khắp đất nước, thế nên không nghĩ người nghĩ: Hà Nội chỉ có 5 cửa ô. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Hà Nội xưa có nhiều hơn 5 cửa ô. 

Cửa ô của Hà Nội là gì?

Thành Thăng Long - Hà Nội xưa được xây dựng theo kiểu “tam trùng thành quách” (nghĩa là có ba vòng thành bao bọc lẫn nhau). Vòng thành ngoài cùng rộng lớn nhất được gọi là Đại La thành. Đây vốn là một lũy đất mượn thế theo dòng chảy của các con sông (sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu) mà các triều đại phong kiến Việt Nam dựng lên với chức năng vừa chống ngập lụt vừa làm chức năng quân sự. 

thang-long-ha-noi-co-bao-nhieu-cua-o-1503
Cửa Ô Quan Chưởng

Tuy nhiên, đến đầu thời kỳ nhà Mạc (do bối cảnh lịch sử) vòng thành Đại La được xây dựng một cách kiên cố hơn với thành đất, lũy tre và hào nước bảo vệ. Theo ghi chép, năm 1749, chúa Trịnh Doanh đã cho phép đắp một tòa thành đất bao bọc khu hoàng thành Thăng Long, xung quanh bên ngoài có hào nước sâu cắm chông bảo vệ. Trên thân thành đất mở ra 8 cửa để cho người dân qua lại. Kiến trúc của mỗi cửa được thiết kế gồm một cửa chính và hai cửa phụ hai bên, trên cửa có vọng lâu canh gác. Tất cả 8 cửa đều có kích thước, hình dạng giống nhau.

Từ "cửa ô" trong tiếng Việt được dịch từ Ô môn (塢門) trong tiếng Hán. Từ "môn' có nghĩa là "cửa". Từ "ô" được cấu tạo bởi hai bộ phận: bộ phận chỉ ý (là bộ thổ) và bộ phận chỉ âm (ô). 

thang-long-ha-noi-co-bao-nhieu-cua-o-0-1504
Tờ Sức của Nha huyện Thọ Xương ngày 21 tháng 2 nhuận năm Thành Thái 2 (1890) về việc lập các trạm phu để tuần tra, canh gác ở các Cửa ô/TTLTQGI

Theo các từ điển Khang Hi tự điển, Từ nguyên, Từ hải, Hán ngữ từ điển đều giải thích ý nghĩa của từ "ô", còn âm đọc là "ổ" là: khu đất trũng, xung quanh đắp cao tạo thành vật che chắn; là nơi cư trú của các loại vật (như ổ gà, ổ chó); là lũy đất bao vây làng xóm để ngăn chặn sự xâm phạm từ bên ngoài vào (thôn ổ, trúc ổ). Từ “ô” còn có ý nghĩa là cửa giao tiếp từ bên trong với bên ngoài.

Tên gọi các cửa ô căn cứ vào tên các thôn xã có cửa ô đặt vào. Mỗi cửa ô lại có đặc trưng riêng biệt nên cạnh đó còn có tên gọi dân gian như Cửa ô Thịnh Quang, còn gọi là ô Cầu Dừa. 

thang-long-ha-noi-co-bao-nhieu-cua-o-9-1504
Bản đồ Hà Nội năm 1873 với phần chú giải rõ tên 15 cửa ô Hà Nội

Thời xưa, đây là các cửa ô vào kinh thành, ban đêm có tuần phiên canh gác. Một điểm đặc biệt là phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng và sông Tô Lịch. Phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa ra sông Tô Lịch; lối ra sông Hồng có 11 cửa. Lý do là bởi, vào thời đó, đường giao thông nối Thăng Long với các vùng khác chủ yếu là đường sông. Dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài tập trung ở đây.

Không phải 5, Thăng Long - Hà Nội từng có 21 cửa ô

Dưới thời nhà Nguyễn, Thăng Long - Hà Nội nhiều lần được điều chỉnh uy hoạch.Theo "Bắc thành dư địa chí" soạn vào đầu thế kỷ 19, Hà Nội có 21 cửa ô. Khi nhà Nguyễn hạ cấp kinh thành Thăng Long xuống chỉ còn là Bắc thành thuộc tỉnh Hà Nội thì số cửa ô chỉ còn 16. Trong bản đồ Tòa thành Hà Nội 1831 có ghi vị trí và tên của 16 cửa ô này. 

thang-long-ha-noi-co-bao-nhieu-cua-o-8-1505
Ô Cầu Dền cuối thế kỷ 19, hiện là khu vực ngã tư phố Bạch Mai - Đại Cồ Việt - Phố Hu

Ngoài ra, trên tòa thành đất bao bọc vòng ngoài còn xác định được 2 cửa ô là Trung Hiền (ngã tư Bạch Mai - Đại La - Trương Định - Minh Khai) và cửa ô Tây Dương (trước cây cầu Giấy bắc qua sông Tô). Đến năm 1866, bản đồ “Tỉnh thành Hà Nội” vẽ đời vua Tự Đức chỉ còn 15 cửa ô và không còn cửa ô Nhân Hòa.

Sang năm 1873, số lượng 15 cửa ô vẫn được giữ nguyên. Các cửa ô được đánh số từ 1 đến 15 và được thể hiện bằng hai ngôn ngữ trên bản đồ. Năm 1888, Pháp ép vua Đồng Khánh cắt đất lập khu nhượng địa và gọi là thành phố Hà Nội. Như vậy ngoài tỉnh Hà Nội lập thời Minh Mạng còn có thành phố Hà Nội thuộc Pháp.

thang-long-ha-noi-co-bao-nhieu-cua-o-7-1506
Hình ảnh Ô Cựu Lâu (Tây Luông) năm 1873 trong cuốn Hà Nội giai đoạn 1873-1888 của André Masson, nay là vị trí Nhà hát Lớn

Địa giới thành phố Hà Nội hẹp hơn địa giới kinh thành Thăng Long cũ, bắt đầu từ dốc Yên Hoa (nay là Yên Phụ) theo chiều kim đồng hồ xuống Cơ Xá Nam (cảng Hà Nội hiện nay), vòng ra cửa ô Thanh Bảo (khu vực bến xe Kim Mã) rồi vòng trở lại dốc Yên Hoa.

Vào năm 1889, chính quyền thực dân Pháp thành lập khu ngoại giao thành Hà Nội từ Yên Phụ vòng ra Nhật Tân chạy ra Cầu Giấy theo sông Tô Lịch đến khu vực Lương Yên ngày nay. Từ khi lập khu ngoại thành, chính quyền Pháp cũng lập thêm đồn chốt tại chợ Bưởi, Cầu Giấy, đầu phố Yên Hoa, ngã tư Vọng, đầu phố Bạch Mai, và chỉ cho những người có thẻ ra vào.

thang-long-ha-noi-co-bao-nhieu-cua-o-6-1507
Buổi chợ nhỏ trước cổng Ô Quan Chưởng

Theo Trung tâm Lưu trữ quốc gia, các cửa ô của Thăng Long - Hà Nội đến nay gần như không còn dấu tích, chỉ còn lại duy nhất ô Quan Chưởng (tên chữ Hán là “Đông Hà môn”). Cổng được xây dựng vào năm 1749 để phòng thủ kinh thành mặt sông Hồng. Cổng có một cửa chính, trên có tháp canh và hai cửa phụ. Trên tường cửa chính gắn tấm bia đề năm Tự Đức thứ 34 (1882) cấm lính gác đòi tiền người qua lại.

Những cửa ô xưa như ô Đông Mác, Yên Phụ, Cầu Dền, Đồng Lâm, Chợ Dừa, Cầu Giấy... nay đã trở thành các nút giao thông hoặc những khu vực quan trọng của Thủ đô. 

Xem thêm: Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả, lễ hội chùa Láng là "hội vui nhất vùng" (vùng Tây Thăng Long), được tổ chức vào dịp mùng 7 tháng 3, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân từ 9 làng lân cận... 

Linh thiêng chùa Láng - nơi tổ chức lễ hội làng đặc sắc nhất Hà Nội
0 Bình luận

Có thể bạn chưa biết, khách sạn 124 tuổi - Metropole Hà Nội chính là nơi ra đời món cà phê trứng biểu tượng của Việt Nam. Cho đến bây giờ, khách sạn này vẫn giữ được nguyên công thức pha chế từ năm 1946.

Giải mã lịch sử trường tồn mang tính biểu tượng của cà phê trứng trong khách sạn lâu đời nhất Hà Nội
0 Bình luận

Hòa chung không khí kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng loạt di tích, bảo tàng ở Hà Nội mở cửa trưng bày, tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc.

Hừng hực không khí 30/4 ở đầu cầu Hà Nội: Hàng loạt di tích, bảo tàng cùng tái hiện hành trình thống nhất qua hàng trăm hiện vật lịch sử
0 Bình luận


Bài mới

Bãi Thùng - điểm camping lý tưởng ở Ninh Thuận

Bãi Thùng là "tọa độ" khá mới mẻ trên bản đồ du lịch Việt Nam nhưng rất đáng đến. Đặc biệt, camping Bãi Thùng là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi tới vùng biển xinh đẹp này.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 17 giờ trước
Dốc Vạn Long - 'Ai Cập cổ đại' giữa lòng phố núi Gia Lai

Sở hữu hình dạng đẹp lạ, dốc Vạn Long (huyện Chư Sê, Gia Lai" khiến du khách gần xa liên tưởng đến vùng đất Ai Cập cổ đại...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Top 6 ngôi chùa thanh tịnh linh thiêng ở Việt Nam nên ghé thăm trong tuần lễ Phật đản 2025

Phật Đản là dịp lễ quan trọng bậc nhất của Phật giáo được tổ chức để tưởng nhớ ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra. Trong tuần lễ Phật Đản, nếu sắp xếp được thời gian, bạn nên ghé qua 6 ngôi chùa thanh tịnh linh thiêng dưới đây nhé.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Cặp vợ chồng 9x bật mí kinh nghiệm “săn” ảnh máy bay hạ cánh “tuyệt đối điện ảnh” ở bãi Đầm Trầu

Đứng ở bãi Đầm Trầu (Côn Đảo) bạn có thể dễ dàng "săn" được loạt ảnh cực đẹp với khoảnh khắc máy bay đang hạ cánh.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Lịch trình khám phá Bà Nà Hills Đà Nẵng trong 1 ngày cực chi tiết

Bạn có chỉ 1 ngày ở Đà Nẵng và muốn tận hưởng trọn vẹn Bà Nà Hills? Đừng lo! Dưới đây là lịch trình và kinh nghiệm cực chi tiết để bạn có chuyến đi hoàn hảo nhất!

Hồng Anh
Hồng Anh 3 ngày trước
Hè rồi đi Quy Nhơn thôi bạn thân ơi!

Dưới đây là những địa điểm siêu xinh đẹp, đáng trải nghiệm khi đến Quy Nhơn. Mùa hè này, đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Bãi Đá Đen, một nơi siêu chill ở Đà Nẵng

Ở Đà Nẵng không thiếu những bãi đá, nhưng Bãi Đá Đen lại khác, khung cảnh nơi đây tựa như ‘”viên ngọc xanh’’ ẩn mình giữa biển khơi… đẹp và thơ vô cùng.

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
2 ngày 1 đêm khám phá “đất lửa” Quảng Trị - Mảnh đất anh hùng

Quảng Trị – nơi mà mỗi tấc đất đều thấm đẫm máu và nước mắt của cha ông trong hai cuộc kháng chiến, là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu mến lịch sử và muốn hiểu sâu hơn về bản lĩnh dân tộc Việt Nam. Hành trình 2 ngày 1 đêm dưới đây sẽ dẫn bạn đi qua những dấu mốc quan trọng nhất của mảnh đất anh hùng này.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
9 ngôi làng đẹp như tranh vẽ tại Hà Giang

Hà Giang – mảnh đất địa đầu Tổ quốc không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp, mà còn khiến du khách nhớ mãi không quên bởi những ngôi làng đẹp như tranh vẽ, nơi lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao.

Hồng Anh
Hồng Anh 7 ngày trước
48 giờ ý nghĩa ở 'đất thiêng' Quảng Trị

"Đất thiêng" Quảng Trị với thành cổ, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải... trở thành điểm đến ý nghĩa trong hành trình về nguồn, tìm hiểu thời kỳ đau thương nhưng oai hùng của dân tộc ta.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Về Côn Đảo thắp nén tâm hương tưởng nhớ cô Sáu - nữ chiến sĩ huyền thoại

Côn Đảo không chỉ là hòn đảo biệt lập từng chứng kiến bao thăng trầm lịch sử mà còn là vùng đất thiêng thu hút du khách bởi những câu chuyện huyền bí. Trong đó, mộ cô Sáu là điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất, nơi lưu giữ ký ức về một nữ anh hùng bất khuất.

Có thể bạn chưa biết: 18.683500, 105.485750 - tọa độ tự hào của người Việt

Bạn chỉ cần gõ tọa độ "18.683500, 105.485750" vào bản đồ Google Maps sẽ thấy xuất hiện dòng chữ "ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ VĨ ĐẠI"

Top 5 nhà vườn ở Huế nên ghé thăm một lần trong đời

Nhà vườn ở Huế là nơi chứa dựng hồn cốt chốn kinh kỳ, nơi người ta có cơ hội được hoài niệm về một thời ngai vàng, bệ ngọc... 

Gợi ý các điểm du lịch gần TP HCM cho du khách kết hợp dịp xem diễu binh 30/4

Đến TP HCM tham gia các hoạt động kỷ niệm 50 ngày thống nhất đất nước, bạn có thể kết hợp du lịch tại các địa danh lân cận trong 2-3 ngày để “tận dụng” hết những ngày nghỉ lễ đáng quý.

Cẩm nang khám phá Hòn Khô Quy Nhơn – Viên ngọc thô giữa lòng biển khơi

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi vừa hoang sơ, vừa trong lành, không ồn ào như những điểm du lịch nổi tiếng, thì Hòn Khô Quy Nhơn chính là thiên đường dành cho bạn!

Đề xuất