Nhà thờ đá Sa Pa và kiến trúc Gothic La đậm chất Châu  Âu: Kiệt tác giữa đại ngàn Tây Bắc

Nhà thờ đá Sa Pa là công trình kiến trúc duy nhất của người Pháp tồn tại trên mảnh đất mùa sương. Đây là công trình chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử...

Thu Nga Đỗ Theo dõi

Nhà thờ đá nằm ở đâu Sa Pa?

Sa Pa là điểm du lịch nổi tiếng của Lào Cai nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó, Kinh, Hoa. Vùng đất này ẩn chứa rất nhiều điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên cùng kiến trúc cổ mang hơi thở phong cách khác.

Ở bài viết này, Người Du Lịch muốn giới thiệu đến du khách một "tọa độ" tham quan không thể bỏ lỡ khi đến vùng đất mờ sương, đó là: Nhà thờ đá Sa Pa.

Nhà thờ đá Sa Pa tọa lạc ở gần quảng trường trung tâm thị xã Sa Pa, thuận lợi trong việc tham quan và di chuyển. Khi đến đây, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thiêng liêng, tôn nghiêm và kiến trúc cổ.

kinh-nghiem-tham-quan-nha-tho-da-sa-pa-tu-a-den-z-moi-nhat-1-1632
Một số hình ảnh về nhà thờ đá Sa Pa

Đến Sa Pa, du khách có cơ hội tham quan "tam giác" di tích. Đó là nhà thờ đá Sa Pa, căn biệt thự Chủ Cầu (hiện là khách sạn Hoàng Liên) và cuối cùng là huyện Ủy Xưa (hiện nay là trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai). Tất cả những "tọa độ" này đều mang nét kiến trúc độc đáo, đậm phong cách Pháp.

Nhà thờ đá Sa Pa nằm trên một bãi đất rộng, bằng phẳng, là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa của địa phương. Mặc dù nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng từ chiến tranh nhưng đã được chính quyền địa phương thường xuyên đưa ra các chính sách tu sửa, làm mới để phục vụ hoạt động tham quan, du lịch.

Nhà thờ đá Sa Pa ra đời năm nào và do ai xây dựng?

Nhà thờ đá Sa Pa còn có tên khác là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi. Công trình này được xây dựng vào năm 1926 và được khánh thành vào năm 1935. Nhà thờ đá được coi là biểu tượng của thị xã Sa Pa mờ sương. Đây là công trình kiến trúc duy nhất của người Pháp tồn tại trên mảnh đất Sa Pa mù sương. Trải qua trăm năm lịch sử, nhà thờ đá trở thành nhân chứng của nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam. 

Nhà thờ đá Sa Pa được xây dựng  theo phong cách kiến trúc Gothic La Mã cổ, có những đường nét bay bổng, thanh thoát thể hiện rõ qua mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn và cửa sổ. Nhà thờ có diện tích 600m2, được chia thành nhiều gian như khu nhà thờ, nhà thiên thần, nhà xứ, vườn thánh... Khuôn viên nhà thờ rộng hơn 500m2 gồm 7 gian với tháp chuông cao 20m. Đặc biệt, trong tháp chuông có một quả chuông nặng 500kg đã hơn 80 năm tuổi nhưng vẫn nguyên vẹn, chưa hề bị hư hại gì.

Trong thời kỳ chiến tranh, nhà thờ đá Sa Pa bị hư hại nặng nề, sau đó phải bỏ hoang nhiều năm không có người quản lý. Đến tháng 10/1991, tỉnh Lào Cai được tái thành lập và đến năm 1995, chính quyền địa phương đã cho phép sửa chữa, khôi phục lại nhà thờ. Từ đó, nhà thờ đá Sa Pa không chỉ là nơi phục vụ giáo dân địa phương mà còn trở thành điểm tham quan, chụp ảnh hấp dẫn thu hút đông đảo du khách gần xa.

Nhà thờ đá Sa Pa được xây dựng bằng chất liệu gì?

Chất liệu xây dựng nhà thờ đá Sa Pa là điểm nhấn độc đáo. Được biết, toàn bộ công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá đẽo nguyên khối, liên kết với nhau bằng hỗn hợp cát, vôi và mật mía. 

kinh-nghiem-tham-quan-nha-tho-da-sa-pa-tu-a-den-z-moi-nhat-0-1632

Ngay cả các khung cửa cũng được chạm khắc từ đá, sắp đặt uốn lượn theo hình vòm cong, thể hiện sự tỉ mỉ và công phu của những người thợ đá. Phía trước nhà thừo sử dụng các phiến đá vuông vức, trong khi phía sau có nhiều hình thù đa dạng. Trần thánh đường bên trong được làm từ hỗn hợp vôi, sắt, rơm, tạo nên độ bền vững đáng kinh ngạc. Đặc biệt, khu vực trần phía gác chuông vẫn còn bền vững cho đến tận ngày nay.

Không gian bên trong nhà thờ đá được sơn màu trắng tôn lên vẻ đẹp sang trọng, tạo cảm giác rộng rãi và thông thoáng. Hai bên tường được ốp gỗ để vệ sinh dễ dàng hơn. 

Khuôn viên nhà thờ đá Sa Pa có gì ấn tượng?

Như đã chia sẻ bên trên, nhà thờ đá Sa Pa rộng đến 6000m2, được chia thành nhiều khu vực nhỏ như: khu nhà thờ, khu nhà ở của thầy tu, khu chăn nuôi, nhà thiên, sân trước, hàng rào và khu Vườn Thánh. Dãy nhà được xây dựng song song với khu nhà thờ 5 gian khác nhau.

Nhà thiên thần có một tần hầm với ba tầng trên, nơi đây chuyên cứu chữa bệnh người, đón tiếp khách lữ hành, khu vệ sinh, khu bếp...

Khu Vườn Thánh có 2 ngôi mộ với 5 cây Kháo Vàng với tuổi đời lâu năm. Trong đó có 4 cây mọc trên những tảng đá.

kinh-nghiem-tham-quan-nha-tho-da-sa-pa-tu-a-den-z-moi-nhat-2-1635
Một số góc bên ngoài nhà thờ

Khu nhà thờ 7 gian sở hữu diện tích rộng lớn đến 500m2, với tháp chuông cao khoảng 20m, bên trong quả tháp là quả chuông có độ cao 1,5m, nặng 500kg được đúc vào năm 1932. Âm thanh của nó có thể vang lên trong phạm vi bán kính 1km. Bề mặt chuông cso ghi lại những dữ liệu liên quan đến nó, giá đỡ chuông được làm từ gỗ Pơmu và còn khá nguyên vẹn tới thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, khu vực sân trước là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, tôn giáo và cũng là nơi giao lưu văn hóa, buôn bán đồ lưu niệm. Cứ thứ 7 hàng tuần, nơi đây sẽ diễn ra phiên chợ Tình nổi tiếng.

Thời điểm lý tưởng nhất để đi tham quan nhà thờ đá Sa Pa?

Nhà thờ đá Sa Pa sở hữu vẻ đẹp huyền bí, là nơi thu hút đông đảo du khách thập phương. Tuy nhiên, có không ít du khách phương xa vẫn phân vân nên đến Sa Pa vào thời điểm nào để có thể tận hưởng trọn vẻ vẻ đẹp của nhà thờ đá cổ này. 

kinh-nghiem-tham-quan-nha-tho-da-sa-pa-tu-a-den-z-moi-nhat-3-1635

Theo kinh nghiệm du lịch được chia sẻ từ người dân địa phương và các tín đồ du lịch lâu năm thì, du khách có thể đến tham quan nhà thờ đá vào bất kỳ tháng nào, mùa nào trong năm. Ở mỗi thời điểm, nhà thờ đá sẽ mang một nét đẹp riêng biệt. Cụ thể:

Tham quan nhà thờ đá Sa Pa từ tháng 1 đến tháng 4 hằng năm

Mùa xuân (khoảng tháng 1 đến tháng 4), Sa Pa được phủ bằng tiếng hót của chim rừng, dần gỡ bỏ lớp áo đông trắng xóa. Đặc biệt, đây là khoảng thời gian sau tết, nhiều người lựa chọn ghé nhà thờ đá để du xuân. Đây cũng là khoảng thời gian du lịch đỉnh điểm nhất của Sa Pa. Du khách đến đây có thể kết hợp tham gia các lễ hội xuân độc đáo của người dân địa phương.

Tham quan nhà thờ đá Sa Pa từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm

Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng để đi du lịch và Sa Pa là địa điểm tránh nóng được các tín đồ lựa chọn rất nhiều. Nếu du lịch đến Sa Pa vào mùa hè sẽ được tận mắt mục sở thị vẻ đẹp tinh tế, bình yên của Sa Pa.

Tham quan nhà thờ đá Sa Pa từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm

Nếu du khách du lịch Sa Pa khoảng tháng 8 đến tháng 10 hằng năm thì sẽ được ngắm màu sắc vàng ươm của lúa chín bao phủ. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để tận hưởng không khí mát mẻ bên cạnh nhà thờ đá Sa Pa.

Tham quan nhà thờ đá Sa Pa từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau

Đây là khoảng thời gian Sa Pa lạnh nhất, nếu may mắn, du khách còn có thể được ngắm tuyết rơi. Vào mùa đông, nhà thờ đá Sa Pa được phủ lên mình lớp áo của sương mù, tạo nên khung cảnh vô cùng huyền bí, đẹp tựa trời Âu. 

Di chuyển đến nhà thờ đá Sa Pa thế nào?

Nhà thờ đá Sa Pa nằm ở trung tâm thị xã Sa Pa nên du khách không cần tốn thời gian và tốn sức để tìm kiếm. Du khách chỉ cần nắm chắc cung đường từ điểm xuất phát lên đến Sa Pa là có thể tìm được. 

Nếu chọn địa điểm xuất phát là Thủ đô Hà Nội, du khách có thể lựa chọn di chuyển như sau:

- Tàu hỏa: Du khách đi tàu hỏa từ ga Hà Nội lên đến ga Lào Cai, sau đó bắt xe taxi hoặc thuê xe máy để đi lên trung tâm thị xã Sa Pa. Nhà thờ đá tọa lạc ở giữa trung tâm thị xã.

- Đi ô tô giường nằm: Từ Hà Nội có rất nhiều xe khách giường nằm lên bến xe khách Sa Pa. Từ đây, du khách xuống xe, đi bộ theo hướng đường Thạch Sơn là đến nhà thờ.

- Ngoài ra, du khách có thể đi du lịch tự túc bằng xe ô tô cá nhân. Du khách đi theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đến thành phố Lào Cai thì rẽ sang đường đi Sa Pa.

Một số hoạt động không thể bỏ qua khi đến tham quan nhà thờ đá Sa Pa

Ngắm kiến trúc và chụp ảnh

Nhà thờ đá Sa Pa sở hữu không gian vô cùng đẹp nên du khách đến đây có thể tìm hiểu về kiến trúc của nhà thờ và lưu lại những bức ảnh đẹp. 

Vì nhà thờ đá Sa Pa nằm ở sát quảng trường Sa Pa nên du khách cũng có thể chọn di chuyển xuống phía dưới quảng trường để chụp các bức hình đậm chất vintage mà không hề bị ảnh hưởng bởi nhiều ở xung quanh.

kinh-nghiem-tham-quan-nha-tho-da-sa-pa-tu-a-den-z-moi-nhat-9-1636
kinh-nghiem-tham-quan-nha-tho-da-sa-pa-tu-a-den-z-moi-nhat-9-1636

Và cuối cùng, du khách không thể bỏ qua việc tham quan nhà thờ đá Sa Pa khi màn đêm buông xuống. Lúc nào, ánh sáng của điện hòa cùng lớp sương mù sẽ tạo nên không gian vô cùng huyền ảo.

Một số hoạt động khác

Khi đến Sa Pa, ngoài việc tham quan kiến trúc và chụp ảnh ở nhà thờ đá, du khách còn có thể hòa mình vào một số hoạt động đặc sắc sau:

- Khám phá phiên Chợ Tình nổi tiếng: Chợ Tình diễn ra vào tối thứ 7, du khách đến đây có thể mua các món đồ lưu niệm, khám phá nét đẹp trong văn hóa của người dân bản địa.

kinh-nghiem-tham-quan-nha-tho-da-sa-pa-tu-a-den-z-moi-nhat-66-1637
Chợ Tình Sa Pa

- Xem văn nghệ: Song song với phiên Chợ Tình là hoạt động văn văn nghệ đặc sắc mang đậm dấu ấn của các dân tộc đang sinh sống tại Sa Pa.

- Thưởng thức ẩm thực: Sau khi tham quan nhà thờ đá, du khách có thể di chuyển đến khu chợ hoặc phố ẩm thực tại Sa Pa để thưởng thức các món ăn như cá hồi, thịt lợn cắp nách, gà bản, cá suối chiên...

Kinh nghiệm bỏ túi cho người lần đầu đi du lịch nhà thờ đá Sa Pa

Để có chuyến du lịch Sa Pa, tham quan nhà thờ đá Sa Pa trọn vẹn, du khách lần đầu đến đây cần ghi chú lại một số lưu ý quan trọng này nhé:

- Du khách không cần chuẩn bị quá nhiều tiền mặt như xưa, bởi các nhà hàng dịch vụ xung quanh nhà thờ đá Sa Pa hầu như đều có thanh toán chuyển khoản.

- Giày dép: Du khách nên mang cho mình giày thể thao thảo mái để di chuyển cho thuận lợi ở Sa Pa.

- Trang phục: nên mang đủ quần áo ấm vì Sa Pa về đêm rất lạnh.

- Giấy tờ tùy thân: Du khách nên mang đầy đủ giấy tờ tùy thân như căn cước công nhân, bằng lái xe. Chúng hữu ích khi bạn muốn thuê xe máy, đặt khách sạn.

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Sa Pa từ A đến Z cập nhật mới nhất

Tin liên quan

Bản Cát Cát là 1 trong những tọa độ du lịch nhất định phải ghé thăm khi đến du lịch Sa Pa. Ở bài viết này, hãy cùng Người Du Lịch khám phá những điều thú vị về ngôi làng H'Mông nép mình dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ nhé!

Ghé thăm bản Cát Cát - ngôi làng cổ nép mình dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ
0 Bình luận

Ở độ cao 2.300m so với mực nước biển, Ngải Thầu Thượng là bản làng cao nhất Việt Nam; là nơi du khách có thể ngắm mùa đông với băng giá đẹp tựa trời tây.

Chênh vênh Ngải Thầu Thượng: Bản làng cao nhất Việt Nam, nơi chạm núi, chạm mây
0 Bình luận

Không chỉ là hồ nước nhân tạo cao nhất Việt Nam, hồ Hồ Séo Mý Tỷ còn lọt top những hồ nước cao nhất Đông Dương.

Gợi ý trải nghiệm cắm trại 'cực chill' ở Séo Mý Tỷ - hồ ước cao nhất Việt Nam
0 Bình luận


Bài mới

Chàng trai khuyết tật chạy xe 3 bánh vượt 1.500km vào TP HCM xem diễu binh

Chia sẻ về hành trình của mình, chàng trai khuyết tật – Nguyễn Viết Quân, nói: “Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những vùng đất thiêng liêng mà cha ông ta đã hy sinh máu xương để giữ lấy tự do. Tôi cũng muốn được thấy sự phát triển, hòa bình của đất nước mình, không qua màn hình mà qua đôi mắt và trái tim đầy cảm xúc”.

Hồng Anh
Hồng Anh 2 ngày trước
Trượt patin xuyên Việt: Từ phương tiện mưu sinh đến những cộc mốc đáng nhớ

Tôi đã sử dụng hơn 100 ngày trong quỹ thời gian của cuộc đời mình để thực hiện hành trình trượt patin xuyên Việt từ Cà Mau địa đầu Tổ quốc Hà Giang...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Chàng trai 23 tuổi đạp xe Phượng Hoàng của ông nội từ Thanh Hóa vào TP HCM với mong ước “tận mắt ngắm hòa bình rất đẹp”

Cùng với người bạn đồng hành – chiếc xe thồ của ông nội, tôi nhất định sẽ dừng bánh tại TP.HCM đúng ngày 30/4, tận mắt xem diễu binh, mừng 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hồng Anh
Hồng Anh 3 ngày trước
Chân dung Tiktoker đạp xe Thống Nhất từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh xem lễ diễu binh 30/4

Anh chàng Tiktoker Đào Quang Hà đang đạp xe Thống Nhất xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh xem lễ diễu binh 30/4, mang theo ký ức về ông ngoại và thông điệp yêu nước, kết nối cộng đồng.

Ký ức Hà Giang sau một chuyến đi vô cùng ý nghĩa

"Khi đặt chân đến Hà Giang, mình không kìm nén được cảm xúc mà phải hét lên: Hà Giang đẹp đ.i.ê.n....".

Khách Tây và ký ức phượt khắp Việt Nam cách đây 31 năm: Cầm 1 triệu đồng ăn tiêu xả láng

Trong chuyến đi du lịch Việt Nam vào năm 1994, vị khách Tây này cầm 100 USD đổi sang tiền Việt và nhận về khoảng 1 triệu đồng. Số tiền này giúp anh chi tiêu xả láng.

Hành trình đi tìm “thần mặt trời” tại Cực Đông Tổ quốc

Niềm sung sướng chiến thắng bản thân chảy rần rần trên mặt cùng ánh bình minh ấm áp chồm qua vạn con sóng bạc tới đây. Đó là một sự tưởng thưởng khiến tâm-thân-ý ngập tràn trong cảm xúc hạnh phúc.

9X Hà Nội lái VinFast VF3 đưa vợ con thực hiện ước mơ xuyên Việt

30 ngày rong ruổi trên con ô tô điện VinFast VF3 màu vàng với gần 8.000km, tiêu tốn 60 triệu đồng là những con số “khủng” mà 9X Hà Nội đã làm để thực hiện giấc mơ xuyên Việt, chinh phục 4 cực cùng vợ con.

70 ngày vừa xuyên Việt vừa pha chế cocktail 

70 ngày xuyên Việt là hành trình siêu đáng nhớ với vợ chồng anh Cường - chị Trân. Bởi, họ không chỉ được khám phá vùng đất mới mà còn có cơ hội tìm hiểu nguyên liệu, sáng tạo ra nhiều loại cocktail mới. 

Ngôi làng kỳ lạ bậc nhất Việt Nam: ăn chung, dùng đồ chung, tiền kiếm được cho vào quỹ chung

Tôi không thể tin có một ngôi làng kỳ lạ như thế tồn tại giữa thế kỷ 21 cho tới khi trực tiếp ghé thăm làng Thái Hải, được đi tham quan và nghe những câu chuyện thú vị về nơi này.

Phượt Hà Giang 4 ngày 3 đêm: Chuyến đi ý nghĩa nhất đời vì phía sau tay lái là người đồng hành U70

"Ngày nhỏ mẹ chở mình đi chơi, bây giờ mình lớn mình chở mẹ" - đó là tâm sự của Mạnh Trường sau chuyến đi phượt Hà Giang cùng người đồng hành U70 - chính là người mẹ thân yêu của anh.

Sa Pa – Vùng đất nuôi dưỡng tâm hồn!

Bạn có nghĩ rằng, một vùng đất có thể nuôi dưỡng một tâm hồn không? Câu trả lời của tôi là: có đó! Như cái cách mà Sapa đã nuôi dưỡng tâm hồn của tôi vậy.

Chạm Hà Giang đúng mùa gieo ngô giữa đá tai mèo

Trên những triền đá lởm chởm của cao nguyên đá Hà Giang, những bàn tay lao động của đồng bào Mông vẫn đang miệt mài gieo mầm sự sống từ năm này qua năm khác, mùa nối mùa...

Bỏ 22 triệu xuyên Việt bằng xe máy mừng sinh nhật tuổi 34, tại sao không?

Đánh dấu cột mốc tuổi 34 với hành trình xuyên Việt dài 34 ngày, anh Nguyễn Duy (Hà Nội) đã có những kỷ niệm đáng nhớ khi được thỏa sức ngắm nhìn cảnh đẹp, gặp gỡ những con người đáng mến dọc mảnh đất hình chữ S.

Lang thang một tuần ở Huế

Thêm một lần nữa trở lại Huế, tôi quyết định băng qua đèo Hải Vân thêm lần nữa, để chạm đến cây cầu đã mong chờ bấy lâu...

3 ngày 2 đêm ở Cao Bằng - chuyến đi của người ít tiền

Có những chuyến đi phải để vui, không phải để chụp hình mà là để bước ra khỏi vùng an toàn, rời xa phố xá ồn ào... để tìm về nơi có núi rừng, có thác đổ rì rào, để mình lắng nghe chính mình.

Đề xuất