Ghé thăm bản Cát Cát - ngôi làng cổ nép mình dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ

Bản Cát Cát là 1 trong những tọa độ du lịch nhất định phải ghé thăm khi đến du lịch Sa Pa. Ở bài viết này, hãy cùng Người Du Lịch khám phá những điều thú vị về ngôi làng H'Mông nép mình dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ nhé!

Quynh Anh
Quynh Anh 27/01
Theo dõi

Bản Cát Cát ở đâu?

Tại vùng đất du lịch Sa Pa có một bản làng xinh đẹp nằm nép mình dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, cách trung tâm thị xã khoảng 3km, đó là bản Cát Cát của người dân tộc H'Mông. So với các bản làng khác như Tả Van, Tả Phìn thì bản Cát Cát gần trung tâm thị xã Sa Pa và dễ di chuyển đến nhất. Chính vì thế, bản Cát Cát luôn là địa điểm rất hút du khách trong nước và quốc tế.

Bản Cát Cát tự như một viên ngọc quý của Sa Pa, hấp dẫn du khách bởi cảnh thiên nhiên xinh đẹp cùng tầng tầng lớp lớp văn hóa đậm đà bản sắc của người dân tộc H'Mông. Sự tồn tại hàng trăm năm của những nếp nhà H'Mông truyền thống với vách gỗ và mái bằng ván gỗ pơ mu đã góp phần khiến khung cảnh của cả bản làng nên thơ, cổ kính hơn. 

ban-cat-cat-o-dau-va-ban-cat-cat-co-gi-thu-vi-0
Bản Cát Cát nhìn từ trên cao

Những năm qua, do yêu cầu của sự phát triển mở rộng khu du lịch ở địa phận bản Cát Cát nên nơi đây có khá nhiều công trình được cải tạo, xây dựng mới. Tuy nhiên, các công trình được thực hiện 100% bằng nguyên vật liệu là gỗ, gắn liền với văn hóa của người H'Mông. Đồng thời, bản Cát Cát cũng chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề, phi vật thể để du khách đến có thể trải nghiệm cùng đồng bảo.

Chính sự bảo tồn không ngừng nghỉ này đã giúp cho bản Cát Cát không rơi vào vòng xoáy đô thị hóa, luôn giữ được vẻ đẹp mộc mạc vốn có của mình. Và cũng nhờ đó mà Cát Cát trở thành một trong những "tọa độ" du lịch nổi tiếng nhất tại Sa Pa.

Vì sao bản làng dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn được gọi là "Cát Cát"?

Từ giữa thế kỷ XIX, đồng bào dân tộc H'Mông đã lập bản làng, cùng nhau sinh sống tại Cát Cát. Ở nơi này, cư dân bản địa đã phát triển nghề rèn để tự làm nên những nông cụ hữu dụng như dao, cuốc, xẻng... với bề mặt sắc bén và cán sừng trâu chắc chắn. Bên cạnh đó, phụ nữ dân tộc H'Mông còn dạy cho nhau nghề dệt vải lanh, thêu thổ cẩm cũng như phụ giúp việc nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Đầu thế kỷ XX, người Pháp phát hiện ra Sa Pa là vùng đất sở hữu khí hậu vô cùng mát mẻ cùng khung cảnh nên thơ. Một số quan chức thực dân đã ghé lại nơi đây nghỉ dưỡng, chiêm ngưỡng sắc đẹp. Bên cạnh đó, họ còn cho xây dựng nhiều công trình lớn nhỏ ở vùng đất này. Và đương nhiên, bản Cát Cát cũng là một trong những nơi mà người Pháp tận dụng để xây nhà máy thủy điện, đưa hơi thở hiện đại đến vùng đất hiểm trở này.

ban-cat-cat-o-dau-va-ban-cat-cat-co-gi-thu-vi-9

Tên gọi bản Cát Cát cũng có liên quan đến người Pháp. Và từ trước đến nay có hai cách lý giải như sau:

Đầu tiên: Do ấn tượng với ngọn thác thơ mộng của bản làng, người Pháp đã đặt tên cho nơi đây là "cascade" (có nghĩa là thác nước). Về sau người dân địa phương đã Việt hóa gọi thành "Cát Cát" như hiện nay.

Thứ hai: Cái tên "Cát Cát" bắt nguồn từ tiếng H'Mông, có nghĩa là "dưới chợ", ý chỉ thác nước dưới chợ. Bản Cát Cát nằm ở dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.

Du lịch bản Cát Cát vào mùa nào đẹp nhất?

Nên đi du lịch bản Cát Cát vào tháng mấy?

Nếu là tín đồ du lịch của vùng đất Sa Pa thì chắc hẳn bạn cũng biết, Sa Pa sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, nên mùa nào cũng có thể đến đây du lịch được. Đặc biệt, mỗi mùa, Sa Pa lại có những nét đặc trưng riêng những trải nghiệm riêng. Cát Cát nằm trong lòng Sa Pa nên cũng là "tọa độ" du lịch có thể đến vào các mùa trong năm. Người Du Lịch xin phép gợi ý một vài đặc trưng của từng mùa để du khách có góc nhìn tổng quan hơn nhé:

Mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 5): Đây là thời điểm đầu năm, những cánh rừng hoa mận, hoa đào ở bản Cát Cát nở rộ. Khung cảnh bản làng Tây Bắc đẹp đến nao lòng hòa cùng sắc váy áo thổ cẩm sặc sỡ. Đây là là thời điểm lý tưởng để bạn đến du lịch Sa Pa và ghé thăm bản Cát Cát.

ban-cat-cat-o-dau-va-ban-cat-cat-co-gi-thu-vi-7
Bản Cát Cát đẹp nhất có lẽ là vào mùa thu

Mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8): Thời điểm này một ngày Sa Pa có đến 4 mùa, sáng se lạnh, trưa nắng nóng, chiều dịu mát và tối nhiệt độ giảm xuống như đầu đông. Đây là thời điểm lý tưởng cho du khách đến Sa Pa tránh nắng nóng của mùa hè. Và thời điểm này, bản Cát Cát cũng trở nên vô cùng xinh đẹp với những ruộng lúa xanh mát, con suối nước trong veo tạo nên khung cảnh mùa hè vô cùng dễ chịu.

Mùa thu (tháng 9 đến tháng 11): Lúc này Sa Pa đã chuyển sang thu, những cánh đồng lúa ở bản Cát Cát đã ngả vàng. Núi rừng Tây Bắc cũng dần dần thay màu áo xanh thành vàng óng. Du khách đến thăm bản Cát Cát như được ghé vào ngôi làng cổ xinh đẹp và ấm cúng. Theo nhiều du khách, đây là thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm bản Cát Cát.

Mùa đông (tháng 12 đến tháng 2): Lúc này Sa Pa đã bước vào đông, nếu may mắn, khi đến du lịch, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác ngắm tuyết rơi trắng xóa. Bản Cát giống như một ngôi làng cổ châu Âu được tuyết bao phủ trở nên rất đẹp. Nhưng thời điểm này thời tiết Sa Pa rất khắc nghiệt nên du khách có thể tham khảo để tìm thời điểm đi phù hợp nhất.

Thời điểm nào trong ngày bản Cát Cát đẹp nhất?

Khi đã đặt chân đến Sa Pa và chọn bản Cát Cát làm 1 trong những điểm đến không thể bỏ qua thì bạn nhất định phải nắm được thời điểm bản làng này trở nên đẹp nhất trong ngày để săn được những bức hình đẹp nhất nhé. Theo một số người dân địa phương thì:

Vào buổi sáng: Bản Cát Cát có nắng tương đối dịu dàng, chan hòa. Đây là thời điểm lý tưởng để du khách chụp hình và tham gia các hoạt động ngoài trời. Song vào buổi sáng, du khách ghé thăm bản làng khá đông, có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn.

ban-cat-cat-o-dau-va-ban-cat-cat-co-gi-thu-vi-8

Buổi chiều: Lúc này ánh nắng có phần gay gắt hơn nhưng nhiệt độ ở bản Cát Cát vẫn khá mát mẻ. Tuy nhiên, vào buổi chiều dễ có những cơn mưa bất chợt, ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách.

Nếu muốn trải nghiệm trọn vẹn một ngày ở bản Cát Cát, du khách cũng có thể chọn homestay ở đây để nghỉ lại, ngắm bản về đêm, thưởng thức đặc sản bên bếp lửa.

Di chuyển đến bản Cát Cát như thế nào?

Du chuyển lên thị xã Sa Pa

Du khách có nhiều cách để di chuyển đến Sa Pa như: đi tàu hỏa, ô tô khách, xe máy.

- Tàu hỏa: Du khách di chuyển bằng tàu hỏa từ ga Hà Nội đến ga Lào Cai; sau đó bắt xe khách hoặc taxi đến thị xã Sa Pa.

- Ô tô khách: Du khách bắt xe khách ở bến xe Mỹ Đình để di chuyển thẳng lên bến xe trung tâm thị xã Sa Pa.

- Xe máy: Du khách di chuyển theo cung đường Hà Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì - Phong Châu - Đoan Hùng - Yên Bái - Lào Cai - Sa Pa. 

Di chuyển từ trung tâm thị xã Sa Pa đến bản Cát Cát

Từ trung tâm thị xã Sa Pa, du khách di chuyển theo hướng tây nam đường Xuân Viên rồi qua phố Cầu Mây, phố Mường Hoa. Sau đó đi tiếp 1,5km nữa, rẽ trái vào đường Violet và tiếp tục rẽ chếch sang trái vào đường Fansipan tại cửa hàng trang phục truyền thống Sa Pa. Khi gặp quán Cafe View and Bar, du khách rẽ trái rồi đi thẳng đến cổng soát vé số 1 của khu du lịch bản Cát Cát. Nếu muốn tiếp tục khám phá bản Cát Cát, du khác đi thêm một đoạn đường nữa để đến cổng soát vé số 2. 

Từ cổng soát vé, du khách gửi lại phương tiện và đi bộ vào trong bản. Đường đi trong bản là đường đá đơn sơ, cầu gỗ nhỏ nên đi bộ là cách khám phá, tham quan bản làng hay nhất. 

ban-cat-cat-o-dau-va-ban-cat-cat-co-gi-thu-vi-6
Bản đồ đường đi đến bản Cát Cát

Di chuyển từ bản Cát Cát trở về trung tâm thị xã Sa Pa

Sau khi khám phá hết một vòng bản Cát Cát, du khách di chuyển ngược theo hướng bên trên để trở lại trung tâm thị xã Sa Pa. Tuy nhiên, đoạn đường từ khu du lịch đến cổng soát vé khá dốc nên tốn nhiều sức lực. Để không mất quá nhiều sức, du khách có thể di chuyển bằng xe ôm do người dân trong bản chở. Chi phí dao động từ 20.000 đồng - 50.000 đồng tùy vị trí điểm đón. 

Vé tham quan bản Cát Cát có đắt không?

Khu du lịch Bản Cát Cát thường mở cửa từ 5h đến 22h hằng ngày. Tuy nhiên, du khách nên rời khỏi bản Cát Cát về trung tâm thị trấn trước khi trời tối để tránh nguy hiểm và bị lạnh do sương đêm. Còn nếu muốn ở lại, hãy đặt phòng homestay hoặc khách sạn trước ở bản Cát Cát nhé.

Vì bản Cát Cát nằm trong khu du lịch Cát Cát nên du khách đến đây sẽ phải mua vé vào cổng. Giá vé mới nhất có sự thay đổi theo độ tuổi của du khách:

- Trẻ em từ 1,4m và người lớn: 90.000 đồng/người

- Trẻ em từ 1m - dưới 1,4m: 50.000 đồng/người

- Trẻ em cao dưới 1m: Miễn phí. 

Khi đến bản Cát Cát, nếu bạn muốn hóa thân thành những chàng trai, cô gái dân tộc H'Mông thì có thể thuê trang phục ngay tại cổng vào bản. Chi phí thuê trang phục chỉ từ 100.000 đến 150.000 đồng/bộ.

Gợi ý một vài điểm tham quan ấn tượng ở bản Cát Cát

Khi ghé thăm bản Cát Cát, du khách có thể xe qua sơ đồ khu du lịch để nắm bắt được cung đường đi và các điểm tham quan. Dưới đây là một vài điểm thăm quan ấn tượng nhất định nên ghé qua khi tới bản Cát Cát:

Con đường đá dẫn vào bản

Để vào sâu bên trong bản Cát Cát, du khách phải đi qua con đường bậc thang được lát bằng đá. Dọc hai bên đường, du khách sẽ được ngắm những ngôi nhà gỗ pơ mu, trước nhà bày bán đủ loại hàng hóa lưu niệm như thổ cẩm, trang sức, giỏ mây tre đan... Càng đi xuống sâu vào trong bản, du khách sẽ thấy hiện ra là suối vàng, suối Bạc và suối Tiên Sa tung bọt trắng xóa.

Thác Tiên Sa

Thác Tiên Sa (thác cát Cát) là một trong những điểm nổi tiếng ở bản Cát Cát. Từng dòng thác từ trên núi đổ xuống phát ra tiếng ào ào vô cùng sinh động. Du khách sẽ cảm nhận được không khí của vùng núi rừng một cách hoang sơ nhất. Xung quanh thác hoa cỏ bung nở rất nên thơ.

ban-cat-cat-o-dau-va-ban-cat-cat-co-gi-thu-vi-5

Vườn hồng cổ - tổ chim

Vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 là thời điểm hoa hồng nở rộ, du khách sẽ tìm đến đây để chụp ảnh. Khu vườn không quá rộng nhưng gây ấn tượng bởi những bụi hồng phấn kiêu sa, hương thơm ngọt ngào. Đi sâu  vào bên trong, du khách sẽ gặp khu tiểu cảnh tổ chim được tạo hình bằng cành cây khô vô cùng đẹp. Đây là một trong những địa điểm chụp ảnh lý tưởng ở bản Cát Cát.

Ruộng bậc thang

Tuy không rộng lớn như ở thung lũng Mường Hoa nhưng ruộng bậc thang bản Cát Cát cũng vô cùng nên thơ. Vào mỗi thời điểm trong năm, nơi đây lại có những nét đẹp riêng.

Trung tâm bản Cát Cát

Trung tâm bản Cát Cát là nơi quy tụ những căn nhà gỗ được xây dựng san sát nhau theo lối kiến trúc nhà ba gian, kèo ba cột ngang và mái lá giản dị. Chính giữa bản là dòng suối thác chảy xiết, ba chiếc cối xay nước khổng lồ và những chiếc cầu tre mộc mạc. Trung tâm bản Cát Cát mang khung cảnh sơn thủy hữu tình, là điểm chụp ảnh đẹp nhất.

Cầu Si

Ở trung tâm bản Cát Cát có nhiều cây cầu được xây dựng để nối liền hai bờ suối. Trong đó có một con cầu cực nên thơ mang tên "cầu Si". Công trình này bắc ngang suối Tiên Sa. Đây cũng là một vị trí chụp ảnh rất thơ ở bản Cát Cát.

Nhà văn hóa bản Cát Cát

Nhà văn hóa bản Cát Cát được xây dựng trên nền ngôi nhà văn hóa cũ có tường được sơn màu vàng rực. Trên nền tường vàng nổi bật lên dòng chữ đỏ đậm "Nhà văn hóa thôn Cát Cát, xã Hoàng Liên" với phông chữ cổ điển tựa như tiệm bánh Cối xay gió ở Đà Lạt. Du khách có thể đến đây để chụp ảnh.

Nhà hát Cát Cát

Nhà hát Cát Cát nằm đối diện dòng thác Tiên Sa thơ mộng. Đây là nơi biểu diễn các tiết mục nghệ thuật mang bản sắc của người dân tộc H'Mông. Sức chứa của nhà hát không quá lớn, khoảng 80 người. Các nghệ sĩ sẽ mặc trang phục truyền thống, sử dụng các nhạc cụ dân tộc như khèn lá, đàn môi, sáo trúc để thể hiện.

Gợi ý một vài trải nghiệm thú vị tại bản Cát Cát

Đến bản Cát Cát, du khách không chỉ được tham quan cảnh trí mà còn được hòa mình vào thiên nhiên, văn hóa của người bản địa với những trải nghiệm thú vị sau đây:

Chèo thuyền trên suối

Có một con suối khá rộng chảy qua bản Cát Cát, đây là nơi du khách có thể trải nghiệm thử sức chèo thuyền, cảm nhận không khí trong lành và làn nước trong vắt. Những chiếc thuyền thô sơ được tạo ra từ những thanh ống tre dài có thể chịu được trọng lượng của 3 - 4 người trưởng thành. 

Trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống

Ngoài phát triển du lịch, bản Cát Cát còn chú trọng việc bảo tồn các nghề thủ công truyền thống như dệt vải lanh, nhuộm chàm, rèn nông cụ, chạm trang sức bạc... Du khách đến đây cũng có thể trải nghiệm nghề dệt thủ công, nhuộm chàm và mua các sản phẩm thủ công về làm quà cho người thân, bạn bè.

ban-cat-cat-o-dau-va-ban-cat-cat-co-gi-thu-vi-4

Trải nghiệm vẽ sáp ong trên trang phục truyền thống

Trong quy trình tạo ra một bộ trang phục truyền thống có công đoạn vẽ sáp ong. Công đoạn này đòi hỏi người làm khéo léo, tỉ mỉ. Nghệ nhân sử dụng bút ống tre/gỗ nhúng đầu bút vào sáp ong đã nung chảy, sau đó nắn nót vẽ từng đường hoa lá, động vật, mặt trời... lên tấm vải lanh... Người dân trong bản cũng tạo ra khoảng không gian khá rộng để du khách được tận tay trải nghiệm vẽ sáp ong trên các tấm vải lanh mới được dệt.

Tham dự lễ hội Gầu Tào

Nếu du khách đến bản Cát Cát vào dịp đầu năm mới sẽ có cơ hội được tham gia vào lễ hội Gầu Tào - đây lễ hội truyền thống của người H'Mông diễn ra từ ngày 1 đến 15 tháng Giêng.

Tương truyền, khi một gia đình không có con hoặc con cái bị bệnh thì lên đồi Gầu Tào để cầu nguyện với thần núi. Nếu lời cầu nguyện trở thành hiện thực thì sẽ làm lễ hội náo nhiệt để tạ hơn. Cho đến nay, lễ hội Gầu Tào vẫn được duy trì để cúng tạ trời đất, khấn nguyện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu...

Một số đặc sản nhất định nên thử khi ghé thăm bản Cát Cát

Bản Cát Cát không chỉ khiến du khách mê mẩn bởi cảnh sắc bình yên, thơ mộng mà mang đến trải nghiệm ẩm thực vô cùng hấp dẫn. Dưới đây là một vài đặc sản mmà du khách nên thưởng thức khi ghé thăm bản Cát Cát:

Thịt trâu gác bếp

Đặc sản ở bản Cát Cát chính là thịt trâu gác bếp. Thịt trâu tươi được người dân địa phương tẩm ướp gia vị rồi treo lên gác bếp trong thời gian dài. Mùi khói bếp bện vào từng thớ thịt tạo nên món ăn rất hấp dẫn. 

Rượu ngô

Đây là đặc sản của bà con dân tộc H'Mông ở bản Cát Cát. Rượu được nấu bằng phương pháp truyền thống với các loại men lá đặc trưng nên có hương vị thơm ngon.

ban-cat-cat-o-dau-va-ban-cat-cat-co-gi-thu-vi-3

Trái cây

Ở bản Cát Cát trồng nhiều loại trái cây như mận, đào, lê, táo mèo... Du khách đến đây có thể thưởng thức những loại quả này.

Ngoài ra, bản Cát Cát cũng có một số món ăn như: Thịt lợn cắp nách, xôi ngũ sắc, thắng cố, bánh hạt dẻ, mèn mén, cơm lam... 

Quán cafe view đẹp

Ở bản Cát Cát có một số quán cafe view đẹp mà du khách có thể dừng chân để thưởng thức như: Quán cafe Nhà Của Mị, quán cafe A Phủ, quán cafe homestay Gem Valley.

Gợi ý địa điểm ăn uống tại bản Cát Cát

Nếu ở lại qua đêm tại bản Cát Cát, du khách có thể ghé thưởng thức ẩm thực tại các quán ăn sau: Nhà hàng Hoa Của Núi với các món ăn đặc trưng như canh măng lợn, gà tiềm hạt dẻ, ngựa xào lăn...; ngoài ra, du khách cũng có thể thưởng thức ẩm thực tại chợ phiên bản Cát Cát với các món ăn như: cơm lam, thịt nướng, thắng cố...

Một số lưu ý khi ghé thăm bản Cát Cát

Như đã chia sẻ, bản Cát Cát là một địa điểm ấn tượng và nhất định nên ghé qua khi đến Sa Pa du lịch. Tuy nhiên, trước khi ghé thăm, du khách cũng nên tìm hiểu và lưu lại số lưu ý quan trọng dưới đây nhé:

Đầu tiên, không trả giá quá mức khi mua hàng của bản địa: Bạn nên giữ thái độ hòa nhã, trả giá hợp lý để mua được món đồ mình mong muốn.

Thứ hai, tham khảo trước các dịch vụ và chi phí ở bản Cát Cát: Việc này nhằm giúp bạn nắm bắt được giá cả và tránh việc bị người bán hàng báo đội giá.

Thứ ba, bảo quản đồ tư trang cẩn thận: Cuối tuần, du khách đến bản Cát Cát rất đông nên bạn cần bảo quản kỹ các tư trang có giá trị như trang sức, điện thoại, tiền bạc...

Cuối cùng, tránh mặc trang phục vải lanh thuần trắng: Theo người bản địa, sắc trắng vải lanh chưa nhuộm chàm chỉ sử dụng trong tang lễ; hơn nữa, mặc đồ trắng dễ bị bất, bất tiện di chuyển.

Xem thêm: Cẩm nang kinh nghiệm du lịch Lào Cai từ A đến Z cập nhật mới nhất

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Du lịch Sa Pa là cụm từ khóa được du khách trong nước và quốc tế tìm kiếm thường nhật. Bởi đây là một trong những vùng đất hiếm hoi của Việt Nam có thể đến du lịch tham quan, nghỉ dưỡng quanh năm.

Cẩm nang du lịch Sa Pa từ A đến Z cập nhật mới nhất
0 Bình luận

Du lịch tâm linh Sa Pa là những đền, chùa tựa vào thế núi, nép giữa non ngàn tạo nên khung cảnh linh thiêng, huyền bí...

Du lịch tâm linh Sa Pa: Giải mã tín ngưỡng thờ Mẫu và chiêm bái kiệt tác tâm linh trên 'nóc nhà Đông Dương'
0 Bình luận

Cơm lam Sa Pa có cách nấu chỉ đơn giản là cho gạo vào ống nứa rừng với nước suối nguồn và chút muối tinh, vậy mà thành phẩm lại ngon đến lạ khiến người ta xao xuyến khi nghĩ về...

Cơm lam Sa Pa: Tinh túy của ẩm thực Tây Bắc
0 Bình luận

Tin liên quan

Giá vé tham quan du lịch Sa Pa 2025 là thông tin quan trọng để người du lịch có thể chủ động chuẩn bị kinh phí trước khi thực hiện chuyến đi của mình.

Cập nhật chi tiết: Giá vé tham quan du lịch Sa Pa 2025
1 Bình luận

Cơm lam Sa Pa có cách nấu chỉ đơn giản là cho gạo vào ống nứa rừng với nước suối nguồn và chút muối tinh, vậy mà thành phẩm lại ngon đến lạ khiến người ta xao xuyến khi nghĩ về...

Cơm lam Sa Pa: Tinh túy của ẩm thực Tây Bắc
0 Bình luận

Du lịch tâm linh Sa Pa là những đền, chùa tựa vào thế núi, nép giữa non ngàn tạo nên khung cảnh linh thiêng, huyền bí...

Du lịch tâm linh Sa Pa: Giải mã tín ngưỡng thờ Mẫu và chiêm bái kiệt tác tâm linh trên 'nóc nhà Đông Dương'
0 Bình luận


Bài mới

Lần đầu đến Pù Luông - chạm vào sự bình yên giữa đại ngàn

Có những nơi, ta chỉ cần đặt chân đến lần đầu là đã đủ để nhớ cả đời. Với tôi, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) chính là một nơi như thế.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 giờ trước
Một sáng ở làng chài Nhơn Lý - lát cát bình yên giữa vùng đất Quy Nhơn rực nắng

Khi nhiều người vẫn còn say giấc giữa phố thị, làng chài Nhơn Lý đã rộn rã âm thanh của ngày mới. Nơi đây, bình minh không cần tiếng chuông báo thức. Biển cả với nhịp điệu của mình chính là người "đánh thức" sớm nhất, sớm hơn cả mặt trời. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Sủng Là - Viên ngọc ẩn giữa lòng cao nguyên đá

“Có những nơi không cần quá nhiều lời, chỉ cần một lần đặt chân đến là đã ghi dấu mãi trong tim. Với tôi, Sủng Là chính là một nơi như thế".

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Cặp vợ chồng gốc Việt bán nhà tiền tỷ, dắt 3 con thơ đi thưởng thức đời sống 'du mục'

Anh Vũ và chị Ngọc - một gia đình gốc Việt đang có cuộc sống dư dả tại Mỹ đã đưa ra quyết định đầy táo bạo: Bán hết nhà cửa, dắt con thơ đi sống đời du mục trên chiếc RV.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Tôi dành một năm đi xuyên Việt và sống du mục

Hành trình xuyên Việt và sống du mục của tôi bắt đầu từ khoảnh khắc tôi rời khỏi bàn làm việc, rời khỏi phố xá  xô bồ, hướng về phương Nam, băng qua những cung đường ven biển, rừng xanh thẳm và những con suối róc rách chảy quanh đồi...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Trở lại Cát Bà sau 5 năm: Vẫn là biển xanh ấy, nhưng mình đã khác

Không phải một kế hoạch từ trước, chỉ là một buổi chiều ngồi nhìn thành phố mệt nhoài, tôi bỗng nhớ đến mùi biển mằn mặn, nhớ đến những vách đá sừng sữa, nhớ đến đôi dép lê mòn gót chạy tung tăng ở bãi Cát Cò năm nào. Và thế là tôi xách balo lên và đi... 

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Một ngày ở núi Bà Đen: Chiêm bái xá lợi Đức Phật, gieo trồng hạt giác ngộ

Biết tin núi Bà Đen là nơi đặt xá lợi Đức Phật từ ngày 8/5 đến 13/5, tôi đã gác lại mọi công việc để dành trọn một ngày hành hương lên núi chiêm bái, lễ Phật...

Măng Đen - Lần đầu gặp gỡ mà ngỡ như đã thương nhau từ lâu

Mình vừa có một chuyến đi 3 ngày 2 đêm đến Măng Đen - nơi mà mình phải thốt lên: Tại sao đến giờ mới biết đến chốn thần tiên này?

Cô gái Việt độc hành chinh phục bộ đôi núi lửa sát thủ Ijen và Bromo ở Indonesia

Độc hành chinh phục bộ đôi núi lửa sát thủ Ijen và Bromo ở Indonesia là một hành chinh đáng nhớ trong thanh xuân tươi đẹp của Ly Phuong Thanh. 

5 'day' đầy thử thách và thú vị trên đường Trường Sơn Tây không bóng người

29 tuổi, tôi chính thức chinh phục được cung đường Trường Sơn Tây. Hành trình của tôi bắt đầu từ Hà Nội đến Khe Sanh (Quảng Trị) kéo dài trong "5 day" (5 ngày) với nhiều thử thách nhưng cũng đầy những trải nghiệm thú vị.

Khám phá văn hóa dân tộc Pu Péo - một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam

Dân tộc Pu Péo sinh sống ở Hà Giang với số lượng dân cư ít ỏi. Theo điều tra dân số, hiện dân tộc Pu Péo có 903 người và là một trong 5 dân tộc thiểu số dưới 1000 người ở Việt Nam.

Ông Tây và ký ức 'dẫn lối' du khách nước ngoài đến Việt Nam thời mở cửa

Sau lần đầu tiên đến Việt Nam cách đây 30 năm, Mark Bowyer đã si mê mảnh đất đang ôm trong mình nhiều vết thương hậu chiến tranh. Ông bất mọi lời khuyên từ người thân để tìm cách đưa du khách Australia đến thăm Việt Nam.

Tôi tự hào khi phượt đủ 3 nước Đông Dương, trekking được 39 đỉnh núi

Đối với tôi, đam mê dịch chuyển là không có tuổi. Tôi bắt đầu hành trình đi thật xa của mình khi bước sang ngưỡng 50 tuổi và hiện tại, ở tuổi 60, tôi đã phượt đủ 3 nước Đông Dương, trekking 39 ngọn núi.

Trải nghiệm nhớ đời: Tôi bị đánh thuốc mê và cướp tiền bạc ở Philippines

Những tưởng 24 giờ quá cảnh ở Manila (Philippines), tôi sẽ có những kỷ niệm đẹp. Nhưng không, thay vào đó là trải nghiệm nhớ đời: Tôi bị đánh thuốc mê và cướp tiền bạc.

Trải nghiệm khó quên: 20 tuổi, một mình đi xuyên Việt và trải nghiệm qua đêm ở nghĩa địa

Trong chuyến hành trình xuyên Việt ở tuổi 20, tôi đã làm một điều mà chắc có lẽ ít người dám làm: Ngủ qua đêm ở nghĩa địa. Nghĩa lại vẫn thấy rợn da gà.

Chàng trai khuyết tật chạy xe 3 bánh vượt 1.500km vào TP HCM xem diễu binh

Chia sẻ về hành trình của mình, chàng trai khuyết tật – Nguyễn Viết Quân, nói: “Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những vùng đất thiêng liêng mà cha ông ta đã hy sinh máu xương để giữ lấy tự do. Tôi cũng muốn được thấy sự phát triển, hòa bình của đất nước mình, không qua màn hình mà qua đôi mắt và trái tim đầy cảm xúc”.

Đề xuất