Khách Tây và ký ức phượt khắp Việt Nam cách đây 31 năm: Cầm 1 triệu đồng ăn tiêu xả láng
Trong chuyến đi du lịch Việt Nam vào năm 1994, vị khách Tây này cầm 100 USD đổi sang tiền Việt và nhận về khoảng 1 triệu đồng. Số tiền này giúp anh chi tiêu xả láng.
Simon O'Reilly (du khách người Anh, hiện sinh sống và làm việc tại Hong Kong Trung Quốc) từng có chuyến du lịch Việt Nam rất đáng nhớ vào năm 1994. Mới đây, anh đã chia sẻ lại kỷ niệm này của mình.
Mở đầu bài viết, anh kể, khi máy bay di chuyển trên đường băng để tới sân ga ở sân bay Tân Sơn Nhất, anh và bạn quan sát thấy những xác máy bay cũ phần lớn là máy bay quân sự của Mỹ bỏ lại từ thời chiến. Chúng nằm im lìm ở đó.
Thời điểm đó, TP Hồ Chí Minh rất náo nhiệt. Anh và bạn lưu trú tại một khách sạn trong tòa nhà 6 tầng nhìn ra con đường đông đúc. Ở tầng 1 có quán bán cà phê pha phin và bia lon của Việt Nam.

Để thuận lợi cho việc chi trả các chi phí du lịch, Simon đã cầm 100 USD đổi sang tiền Việt. Ở thời điểm đó, 100 USD tương đương với khoảng 1 triệu đồng. Simon nói vui, anh thấy mình như trở thành triệu phú khi nhận về cả một xấp dày các tờ tiền mệnh giá 5.0000 đồng. Đây cũng là mệnh giá tiền cao nhất của Việt Nam thời bấy giờ.
Simon và bạn có kế hoạch xuyên Việt hướng Hà Nội bằng cả xe khách và tàu hỏ. Các chuyến tàu lúc bấy giờ không quá đông đúc và hỗn loạn. "Tôi vẫn nhớ tới cảnh tượng buổi sớm trên tàu, mọi người bắt đầu nướng mực khô trên bếp than nhỏ. Mùi thơm lan tỏa ra khắp khoang tàu", Simon nói.

Ở một chặng đường khác, Simon và bạn ngồi trên chiếc xe bus có tuổi đời còn lớn hơn cả tuổi của họ. Bên trong xe chật kín khách, đồ đạc và tiếng kêu của gà vịt. Xe bị hỏng giữa đường nên khách phải đi xuống đứng đợi ở bên lề đường để tài xế và phụ xe "nhập vai" thợ sửa chữa.
Trong chuyến đi này, Simon và bạn không chỉ tập trung cao độ khám phá cảnh quan của Việt Nam mà còn hỏi người dân bản địa về suy nghĩ của họ với người Mỹ. Câu trả lời khá giống nhau. Nội dung là: "Chúng tôi đã chiến đấu với người Pháp trong 60 năm còn người Mỹ cũng chỉ ở Việt Nam thời gian ngắn. Sau đó, chúng tôi cũng tiễn họ về nước".
Thời điểm đó, nếu như ở nhiều nơi trong khu vực như Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản ư chuộng hình thức giải trí như karaoke hay hộp đêm thì ở Việt Nam lại chuộng khiêu vũ. Simon và bạn bắt gặp những khu vực có mái che, mọi người ăn mặc chỉnh tề và cùng nhau khiêu vũ.
Trên đường đi, hai người thấy một chỗ cho thuê võng nên quyết định ngủ ngoài trời dưới những hàng dừa bên bãi biển vắng. Sau một đêm ngủ muốn vẹo cột sống, họ thuê xe tìm đường trở lại Đà Nẵng - một trong những vùng biển đẹp của Việt Nam.

Khi tới một ngôi làng nhỏ, xe máy hết xăng nên cả hai nghĩ rằng phải đi bộ vài giờ. Lúc này đãm trử trong làng thấy khách tây thì ùa ra xem. Mỗi bên nói chuyện bằng một ngôn ngữ riêng của mình nhưng vẫn hiểu ý nhau.
Tiếp đó, người lớn trong làng xuất hiện. Họ mang xăng tới cho khách, còn gửi thêm chút nước, vào món ăn nhẹ. Hai vị khách người Anh xin trả tiền, nhưng người làng quyết không nhận.
"Thời đó, người Việt Nam còn khó khăn nhưng họ vẫn thân thiện và hiếu khách đến kỳ lạ. Dù sống trong cảnh nghèo khó do gặp chiến tranh suốt hàng thập kỷ, nhưng họ vẫn sống hào sảng, thật thà, có niềm tự hào sâu sắc", Simon nhận xét.
Xuyên suốt chuyến phượt Việt Nam, cả hai thường xuyên được những người lạ mời ăn uống. Khi họ ngỏ ý muốn trả tiền đều bị người dân địa phương từ chối quyết liệt. Tuy nhiên cuối cùng, cả hai không đến được Hà Nội.
"Lúc này thời tiết miền Nam nhường chỗ cho những cơn mưa xối xả. Chúng tôi ở Huế vài ngày rồi lại quay về Đà Nẵng", anh nhớ lại.
Xem thêm: Loạt ảnh hiếm về Hà Giang đầu những năm 2000 từ “phượt thủ” đời đầu
Tin liên quan
"Ngày nhỏ mẹ chở mình đi chơi, bây giờ mình lớn mình chở mẹ" - đó là tâm sự của Mạnh Trường sau chuyến đi phượt Hà Giang cùng người đồng hành U70 - chính là người mẹ thân yêu của anh.
Nói về hành trình xuyên Việt đáng nhớ cùng vợ, ông Việt bày tỏ: “Đã lớn tuổi nhưng còn sức khỏe tôi phải tranh thủ đưa vợ đi để sau này không phải hối tiếc”.
70 ngày xuyên Việt là hành trình siêu đáng nhớ với vợ chồng anh Cường - chị Trân. Bởi, họ không chỉ được khám phá vùng đất mới mà còn có cơ hội tìm hiểu nguyên liệu, sáng tạo ra nhiều loại cocktail mới.