Điểm lại các vụ lăng mộ vua, chúa ở Việt Nam từng bị xâm hại
Mới đây, thông tin lăng mộ vua Lê Túc Tông bị xâm phạm tìm cổ vật đã khiến rất nhiều người bức xúc. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên các lăng mộ vua chúa, hoàng thân quốc thích ở Việt Nam từng bị xâm hại.
Nạn đào trộm lăng mộ vua chúa từng diễn ra ở Huế vào những năm 80- 90 thế kỷ trước, như lăng Thái hậu Từ Dũ bị đào trộm năm 1980; lăng Vĩnh Mậu (mẹ chúa Nguyễn Phúc Chu) bị đào trộm ngày 22/1/1990; vào 4/3/1990 lăng Vĩnh Thái (vợ chúa Nguyễn Phúc Khoát, bà nội vua Gia Long) cũng bị đào trộm, xâm hại,…
Một số lăng vua như Kiến Phúc, An Lăng của vua Dục Đức, lăng Kiên Thái vương và lăng Trường Phong của chúa Nguyễn Phúc Chú…đều đã bị đào trộm.

Gần đây nhất là lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát vào ngày 5/1/2025 cũng bị đào trộm mộ phần. Và đây không phải lần đầu tiên lăng mộ này bị xâm hại, trước đó khu lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát cũng từng bị kẻ xấu đào trộm dưới thời chiến tranh để tìm kiếm vàng bạc, châu báu.
Việc mộ cổ bị xâm hại không chỉ diễn ra ở Thừa Thiên - Huế mà còn có một số tỉnh, thành khác. Tháng 6 năm 2012, một nhóm người lạ mặt đã giả giấy tờ của UBND phường, tiến hành đào trộm một ngôi mộ cổ hàng trăm năm tại khối phố 8, phường An Sơn, Tam Kỳ, Quảng Nam. Ngôi mộ hơn 300 tuổi bị đào được xây dựng theo kiến trúc cổ, xung quanh được xây thành kiên cố, tứ trụ có hình búp sen lớn, bia mộ được khắc bằng văn tự cổ. Tuy nhiên, những tảng đá hàng tấn đã bị hất tung khỏi ngôi mộ, hoa văn trong ngôi mộ cũng bị đập phá.

Di chỉ Làng Vạc nằm tại hai khu vực thuộc xã Nghĩa Hòa và Ðông Hiếu, huyện Nghĩa Ðàn (Nghệ An) cũng bị những kẻ đào bới tìm cổ vật trái phép xâm hại. Năm 1999, Làng Vạc được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia. Vào cuối tháng 3/2006, tại đây bắt đầu xuất hiện nạn đào bới tìm cổ vật. Mặc dù chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành chức năng tổ chức lực lượng bảo vệ nhưng hàng trăm người vẫn tràn vào ngang nhiên đào bới.
Sở dĩ những ngôi mộ cổ hay bị xâm hại, đào bới bởi kẻ gian thường nghĩ mộ cổ nhất là mộ vua chúa, quan, dòng tộc hay có vàng bạc, đá quý, cổ vật quý hiếm. Chỉ vì vật chất, kẻ gian sẵn sàng lật tung mộ, phá hoại xương cốt người đã khuất gây đau lòng các dòng tộc, hậu duệ, con cháu nạn nhân.
Theo Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt:
Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
- Vì động cơ đê hèn;
- Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Như vậy, đào mộ người khác là hành vi vi phạm pháp luật và người đào mộ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.
Xem thêm: Phẫn nộ lăng mộ vua Lê Túc Tông xâm hại: Kẻ xấu nghi là 2 người mang quốc tịch Trung Quốc
Tin liên quan
Hòa chung không khí kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng loạt di tích, bảo tàng ở Hà Nội mở cửa trưng bày, tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc.
Phú Thọ là vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam; là nơi tọa lạc của nhiều đình cổ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia như: Đình Đào Xá, Đình Do Nghĩa, đình Hùng Lô...
Đền Cấm Lào Cai tồn tại gần 200 năm gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ duy của vua tôi nhà Trần, đặc biệt là vai trò của Trần Quốc Tuấn.