Cập nhật kinh nghiệm viếng thăm lăng Bác chi tiết từ A đến Z

Lăng Bác là nơi lưu giữ di hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là điểm đến mà mỗi thế hệ người Việt đều mong mỏi được một lần viếng thăm để bày tỏ lòng biết ơn với vị cha già dân tộc.

Quynh Anh
Quynh Anh 22/03
Theo dõi

Những thông tin du lịch cơ bản về lăng Bác?

Lăng Bác ở đâu Hà Nội?

Lăng Bác (lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hay lăng Hồ Chủ tịch) là nơi gìn giữ di dài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Bác nằm tại vị trí cũ giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử - nơi mà trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chủ trì các cuộc gặp mặt quan trọng (hiện nay là số 02, đường Hùng Vương, phường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội). 

trieu-phu-tu-than-va-5-thoi-quen-tiet-kiem-bat-di-bat-dich-8-1524
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong quần thể lăng gồm quảng trường Ba Đình, Phủ Chủ Tịch, ao cá Bác Hồ

Lăng Bác được xây dựng theo nguyện vọng của Đảng, nhà nước và nhân dân nhằm bày tỏ lòng thành kính của toàn Đảng, toàn dân với Người. Lăng Bác được khởi công vào ngày 2/9/1973, chính thức khánh thành vào ngày 29/7/1975.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nơi lưu giữ di hài của Bác Hồ mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc. Bởi vậy, bất kỳ dân Việt Nam cũng rất mong mỏi được một lần đến thăm lăng Bác, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với vị cha già dân tộc.

Viếng thăm lăng Bác mùa nào đẹp nhất?

Thủ đô Hà Nội là thành phố thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Khí hậu Hà Nội mang những đặc trưng rõ rệt của vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và mưa ít. Cũng giống như các tỉnh khác của miền Bắc, khí hậu Hà Nội được chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4; mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8, mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

trieu-phu-tu-than-va-5-thoi-quen-tiet-kiem-bat-di-bat-dich-7-1534
Du khách có thể đến viếng thăm và chụp ảnh ở lăng Bác vào bất kỳ mùa nào trong năm

Với nền khí hậu như vậy, Hà Nội là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Bởi vào mùa nào Hà Nội cũng có những nét đặc sắc riêng, thu hút du khách. Và lăng Bác nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội nên cũng là một điểm đến hút khách. Du khách có thể đến viếng thăm lăng Bác vào bất kỳ mùa nào trong năm. 

Tuy nhiên, lăng Bác sẽ thường rất đông khách vào những ngày cuối tuần. Bởi đây là thời điểm du khách nước ngoài, du khách ở các tỉnh lân cận và các đoàn học sinh, sinh viên sẽ về thăm lăng, viếng Bác rất đông. Vì thế, để có chuyến đi thăm lăng Bác trọn vẹn nhất, bạn cần lên lịch trình và chọn thời điểm phù hợp với bản thân mình.

Lịch mở cửa lăng Bác như thế nào?

Lịch mở cửa của Lăng Bác sẽ có sự thay đổi theo mùa. Cụ thể:

Các ngày trong tuần Mùa hè (từ 1/4 - 31/10) Mùa đông (1/11 - 31/3 năm sau)

Thứ 2

Đóng cửa Đóng cửa
Thứ 3 7h30 - 10h30  8h - 11h
Thứ 4 7h30 - 10h30  8h - 11h
Thứ 5 7h30 - 10h30  8h - 11h
Thứ 6 Đóng cửa Đóng cửa
Thứ 7 7h30 - 11h 8h - 11h30
Chủ nhật 7h30 - 11h 8h - 11h30

Một số lưu ý về lịch mở cửa - đóng cửa ở lăng Bác:

- Trong những dịp đặc biệt như ngày sinh nhật Bác (19/5), Quốc khánh (2/9) và mùng 1 Tết Nguyên đán nếu rơi vào thứ Hai hoặc thứ Sáu thì lễ viếng lăng Bác vẫn diễn ra.

- Mỗi năm lăng Bác sẽ đóng cửa, tạm ngừng tổ chức lễ viếng thăm khoảng 2 tháng để phục vụ việc duy tu.

Đối với khu vực khác trong lăng Bác sẽ có thời gian tham quan như sau:

Khu vực  Thời gian tham quan

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Bảy, Chủ Nhật

Thời gian: 8h00 – 12h00, 14h00 – 16h30

Chùa Một Cột 

Tất cả các ngày trong tuần

Thời gian: 7h00- 18h00

Chiêm ngưỡng nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ

Tất cả các ngày trong tuần

Thời gian Thượng cờ: 6h00 (mùa hè), 6h30 (mùa đông)Thời gian Hạ cờ: 21h00

Viếng thăm lăng Bác có phải mua vé không?

Công dân Việt Nam sẽ được miễn phí hoàn toàn vé vào cửa thăm lăng Bác và các khu vực lân cận như Bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. 

trieu-phu-tu-than-va-5-thoi-quen-tiet-kiem-bat-di-bat-dich-0-1535
Lăng Bác về đêm

Đối với du khách quốc tế sẽ được miễn phí vé vào cửa thăm lăng Bác Hồ. Ngoài lăng Bác thì các khu vực khác, du khách nước ngoài cần phải mua vé. Cụ thể:

- Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch: 40.000 đồng/khách nước ngoài.

- Bảo tàng Hồ Chí Minh: 40.000 đồng/du khách nước ngoài.

- Chùa Một Cột: 25.000 đồng/du khách nước ngoài.

(Thông tin giá vé được cập nhật đến tháng 12/2014 và chỉ mang tính chất tham khảo. Du khách cần truy cập vào website chính thức cuả từng điểm đến để cập nhật chi tiết nhất).

Di chuyển đến lăng Bác như thế nào?

Để đến viếng thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, du khách có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Cụ thể:

- Xe bus: Du khách đón xe bus số 09, 22, 33, 45, 50 chạy ngang Quảng trường Ba Đình.

- Xe bus 2 tầng Hanoi City Tour: Loại hình di chuyển này hiện có đi qua lăng Bác với lộ trình qua 25 tuyến phố, du lịch Hà Nội, bạn có thể chọn dịch vụ xe buýt 2 tầng để tham quan Lăng Chủ tịch và khám phá toàn cảnh Thủ đô từ trên cao.

- Xe đạp, xe máy, xe ô tô cá nhân: Du khách lái xe đến lăng Bác và giữ xe tại điểm giữ xe trên đường Ông Ích Khiêm (đối diện Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng) hoặc đường Ngọc Hà (cổng vào Bảo tàng Hồ Chí Minh).

trieu-phu-tu-than-va-5-thoi-quen-tiet-kiem-bat-di-bat-dich-5-1537
Xe bus 2 tầng là một trong những phương tiện di chuyển qua lăng Bác mà du khách có thể lựa chọn

Để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến thăm lăng Bác, Hà Nội đã bố trí sắp xếp phương tiện dừng, đỗ để đảm bảo trật tự giao thông. Theo đó, có 9 điểm dừng đỗ xe mà bạn nên biết:

- Gửi xe máy vào Lăng Bác ở đâu? Bạn có thể tìm đến khuôn viên bãi đỗ xe Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19A, 19B phố Ngọc Hà)

- Điểm trông giữ xe công cộng Ngọc Hà (đoạn đầu dốc Ngọc Hà, cạnh công viên Bách Thảo)

- Phố Ngọc Hà (đoạn từ Lê Hồng Phong đến 19C Ngọc Hà, bên dãy số lẻ)

- Chỗ gửi xe vào Lăng Bác ở đâu? Phố Hoàng Diệu (đoạn từ lòng đường mở rộng thiết kế bãi đỗ xe đối diện tượng đài Bắc Sơn đến Phan Đình Phùng)

- Phố Lê Hồng Phong (đoạn có dải phân cách từ Ông Ích Khiêm đến Ngọc Hà)

- Đường Hùng Vương (đoạn từ Lê Hồng Phong đến Trần Phú) ưu tiên xe 45 chỗ để tại đây

- Trong khuôn viên sân của nhà thi đấu thể thao Quần Ngựa

- Bãi đỗ xe ô tô vào Lăng Bác ở đâu? Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội (số 19C Hoàng Diệu)

- Hai bên đường trục Văn Cao (đoạn từ Liễu Giai đến Trích Sài)

Một số quy định quan trọng khi viếng thăm lăng Bác

Như đã chia sẻ, lăng Bác là điểm đến linh thiêng, là nơi lưu giữ di hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên du khách đến đây cần lưu ý và tuân thủ các quy định:

- Du khách đến lăng Bác với thái độ nghiêm túc (trẻ em 3 tuổi không được phép vào viếng lăng).

- Trước khi vào viếng lăng, du khách phải gửi hành lý, kiểm tra an ninh. Chỉ được mang theo ví, kim loại quý, điện thoại và máy ảnh đã tắt nguồn.

- Trong quá trình thăm lăng Bác, du khách tuân thủ theo chỉ dẫn của ban tổ chức, ban quản lý.

trieu-phu-tu-than-va-5-thoi-quen-tiet-kiem-bat-di-bat-dich-6-1538

- Khi đứng trước cửa lăng, nếu có mũ hoặc nón thì cần cầm bên tay phải, để phần lòng mũ, nón hướng ra ngoài. 

- Khi tham quan lăng bác cần giữ im lặng, trang nghiêm, không chạm tay vào tường, không hút thuốc, không để tay vào túi quần hay túi áo.

- Không quay phim, chụp ảnh hoặc vẽ bậy khi tham quan phòng đặt di hài Bác Hồ.

- Trang phục gọn gàng, chỉnh tề.

Lăng Bác - công trình được xây dựng theo ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân

Lịch sử hình thành và những sự kiện quan trọng

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, với ý nguyện thiết tha của toàn Đảng, toàn dân, trong phiên họp sáng ngày 29/11/1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã bàn và quyết định giữ gìn thi hài của Bác và xây dựng Lăng cho Người.

Ngày Ngày 19/01/1970, Thủ tướng Phạm Văn Đồng phê duyệt nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quyết định số 16/CP. Đây là cột mốc chính thức khởi đầu quá trình hiện thực hóa công trình.

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-3-1543
Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho Ban Phụ trách xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến tháng 3/1970, Đoàn kiến trúc sư Việt Nam sang Liên Xô để phối hợp thiết kế. Qua nhiều phiên làm việc, hai bên đã thống nhất phương án sơ bộ, phù hợp với văn hóa và ý nghĩa của Lăng.

Ngày 09/02/1971, Hiệp định hợp tác thiết kế và xây dựng Lăng được ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô, đánh dấu sự hỗ trợ chính thức từ phía Liên Xô.

Tháng 12/1971, thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh được Bộ Chính trị và Chính phủ Việt Nam phê duyệt.

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-1-1543
Một số hình ảnh về quá trình xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tháng 4/1972, dự án phải tạm dừng vì chiến tranh ác liệt khi Mỹ ném bom miền Bắc.

Đến tháng 6/1973, sau Hiệp định Paris, tình hình ổn định hơn, hai Chính phủ ký Nghị định thư về việc Liên Xô tiếp tục hỗ trợ xây dựng Lăng. Quá trình chuẩn bị được khẩn trương đẩy nhanh tiến độ.

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-4-1544
Lăng Bác những ngày gần hoàn thiện

Tháng 8/1974, các bản vẽ thi công cuối cùng được hoàn tất, đánh dấu sự sẵn sàng cho giai đoạn xây dựng hoàn thiện.

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-5-1545
Toàn cảnh lăng Bác và Quảng trường Ba Đình lịch sử

Vào ngày 29/08/1975, Đảng và Nhà nước tổ chức lễ khánh thành Lăng Chủ tịch, chính thức đưa Người về an nghỉ vĩnh hằng trong lòng Tổ quốc.

Kiến trúc đặc biệt của lăng Bác

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng với kiến trúc gồm 3 lớp có chiều cao 21,6m, chiều rộng 41,2 m; lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ được đánh bóng. Quanh 4 mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam giác. Ở mặt chính có dòng chữ "CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH" bằng đá hồng màu mận chín. Tiền sảnh của lăng được ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, có ghi thông điệp sâu sắc: "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký dát vàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là biểu tượng cho tâm huyết cũng như khát vọng của một quốc gia độc lập. Xung quanh lăng Bác là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực được đưa về từ khắp mọi miền Tổ quốc. 

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-7-1551

200 bộ cửa trong lăng Bác được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam - Đà Nẵng và bộ đội Trường Sơn gửi ra, do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, Nghệ An thực hiện. Bãi cỏ trước lăng Bác gồm 18000m2 cỏ gừng, một loại cỏ bản địa ở miền Nam do nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa trồng. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. 

Hai bên cửa chính là 2 cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch. 2 bên phía Nam và Bắc của lăng là 2 rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. 

Ở lăng Bác có một đội lính canh khoác lên mình bộ đồng phục trắng tinh khôi, với điểm nhấn đỏ và vàng, tượng trưng cho lá cờ Tổ quốc. Họ mang sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nơi yên nghỉ của vị cha già dân tộc. 

Những trải nghiệm đáng nhớ khi viếng thăm lăng Bác

Khi viếng thăm lăng Bác, du khách sẽ được hòa mình vào bầu không khí trang nghiêm, ngược dòng lịch sử trở về quá khứ để tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Để có buổi viếng thăm trọn vẹn, du khách có thể tham khảo lịch trình dưới đây:

Chứng kiến 2 nghi lễ trang trọng ở lăng Bác

Có 2 nghi lễ vô cùng trang trọng mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến thăm viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là Lễ thượng cờ và Lễ hạ cờ:

- Lễ thượng cờ thường tổ chức vào lúc 6h sáng mỗi ngày, đánh dấu một ngày mới ở lăng Bác. Sau lễ thượng cờ, đội tiêu binh sẽ tiến hành diễu hành trước cửa lăng Bác.

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-8-1554

- Lễ hạ cờ diễn ra vào lúc 21h mỗi ngày, khi lá cờ Tổ quốc được hạ xuống trong không khí đầy trang nghiêm. Sau đó, các chiến sĩ giơ tay chào nghiêm trang và kết thúc nghi lễ.

Viếng thăm lăng Bác

Để vào viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, du khách sẽ xếp hàng và đi lần lượt theo thứ tự. Tâm điểm của lăng là phòng đặt thi hài, một không gian linh thiêng và trang nghiêm. Phòng được ốp đá cẩm thạch toàn bộ, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo, sang trọng.

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-4-1556

Thi hài của Bác Hồ được đặt ở trung tâm lăng, thi hài của Người được bảo quản trong một hòm kính, đặt trên một chiếc giường, phía dưới là bệ đá. Trong các dịp đặc biệt, khi có người viếng thăm lăng, bốn người lính cảnh vệ sẽ đứng gác bên trong phòng đặt thi hài, tạo thêm không khí trang nghiêm cho sự kiện quan trọng này.

Tham quan Phủ Chủ Tịch

Phủ Chủ Tịch là một phần không thể thiếu trong quần thể lăng Bác. Phủ Chủ Tịch được xây dựng theo kiến trúc cổ điển Pháp, ban đầu là công trình dành cho Tổng đốc Đông Dương. Khi thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam, Bác đã đến nơi này làm việc từ năm 1954 cho đến khi Bác ra đi vào năm 1969.

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-3-1557

Hiện nay, Phủ Chủ Tịch đã trở thành nơi đón tiếp quan chức và tổ chức các sự kiện quan trọng cấp Nhà nước. Khuôn viên Phủ Chủ Tịch được trồng nhiều cây xanh, không khí trong lành, thư thái.

Dạo quanh Nhà sàn và ao cá Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống rất giản dị, sống trong nhà sàn đơn sơ. Nhà sàn Bác Hồ nằm cách Phủ Chủ Tịch không xa, nơi này hiện vẫn giữ nguyên những hiện vật lúc sinh thời của Người. Xây dựng bằng gỗ theo kiến trúc của nhà sàn dân tộc Tày - Thái ở Việt Bắc. Ngôi nhà tuy đơn sơ nhưng chứa đựng rất nhiều kỷ niệm về vị cha già dân tộc.

Nhà sàn được xây dựng dưới nguyện vọng của Bác, dựa trên cuộc trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh. Nhà có hai tầng với tầng 1 rộng rãi, tầng 2 chia thành hai phòng với vách ngăn được tận dụng để làm giá sách. Xung quanh ngồi nhà là hành lang, tạo nên không gian sống thoải mái. 

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-2-1558

Địa điểm tiếp theo du khách có thể tham quan là ao cá Bác Hồ. Ao cá Bác Hồ nằm ngay gần nhà sàn, là nơi Bác thường dành thời gian thư giãn. Trước những bữa ăn sáng, Bác đã để lại một ít bạn mì hoặc cơm dùng phơi khô làm thức ăn cho cá. Thời tiết lạnh, Bác luôn quan tâm, nhắc anh em kiếm bèo đặt ở góc hướng Bắc của ao để đảm bảo cho đàn cá có nơi trú ẩn. Dịp Tết đến, Bác cũng thường đem cá tặng cho các vị lãnh đạo cũng như đơn vị bảo vệ.

Tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến thăm viếng lăng Bác. Đây là tòa nhà có kiến trúc rất ấn tượng với khối vuông vát góc, cao gần 20m, đặt chéo tạo nên hình dáng thanh nhã của một bông sen trắng. Với diện tích sử dụng lên đến 18.000m2, bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành ngôi bảo tàng lớn nhất và hiện đại nhất cả nước.

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-1-1558

Không gian triển lãm của bảo tàng rộng gần 4000m2 với hơn 2000 tài liệu, hiện vật và hình ảnh, tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của Bác gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới.

Chiêm bái chùa Một Cột

Chùa Một Cột cũng thuộc khu di tích Lăng Bác. Chùa có nguồn gốc từ thời nhà Lý và là biểu tượng độc đáo của Thủ đô Hà Nội.

cap-nhat-kinh-nghiem-vieng-tham-lang-bac-chi-tiet-tu-a-den-z-00-1559

Kiến trúc của chùa Một Cột đặc biệt ở chỗ nó mô phỏng hình dáng của đóa sen, biểu tượng của sự thanh khiết, vững chãi. Chùa Một Cột ngày nay đã trở thành điểm đến đầy ý nghĩa cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, tâm linh của Hà Nội.

Xem thêm: Cầu Long Biên: "Chứng nhân lịch sử" của "một thời đạn bom, một thời hòa bình"

Tin liên quan

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ 11 - thế kỷ 18)... Giờ đây, nơi này trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội
0 Bình luận

Nhà hát Lớn Hà Nội được xem là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp còn lưu lại giữa lòng Thủ đô mà bất cứ ai cũng có thể đến tham quan và thưởng thức nghệ thuật.

Nhà hát Lớn Hà Nội - biểu tượng của kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Thủ đô
0 Bình luận

Chùa Hà Hà Nội là địa điểm cầu duyên không còn xa lạ đối với người dân thủ đô. Không chỉ quen thuộc với những bạn trẻ tới dâng hương, xin quẻ cầu may, Chùa Hà còn là ngôi chùa cổ gắn với nhiều huyền tích, thu hút phật tử và du khách ghé thăm.

Chùa Hà – Ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng bậc nhất Hà Nội
0 Bình luận


Bài mới

15 điểm check-in có view đẹp nhất Hà Giang: Đến là quên lối về!

Hà Giang khiến du khách đê mê bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng trùng điệp và những con đèo uốn lượn. Nếu đã đặt chân đến Hà Giang, bạn đừng bỏ lỡ 12 điểm có view siêu đẹp này nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Đổi gió về Vũng Tàu tận hưởng cuộc sống bình dị giữa suối rừng

Suối Tiên Vũng Tàu được ví như Đà Lạt thu nhỏ bởi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn. Đây là điểm đến lý tưởng trong những ngày hè nóng bức.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Tổng hợp các địa điểm check-in hoa siêu xinh tại Hà Nội: “Đi đi em… không hoa tàn mất”

Nếu là người yêu thích những loài hoa, muốn lưu giữ lại những bức ảnh đẹp khi Thủ đô bước vào mùa rực rỡ nhất trong năm thì đừng bỏ qua những địa điểm checkin hoa siêu xinh được tổng hợp dưới đây nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 3 ngày trước
Ngẩn ngơ trước cánh đồng điện gió Đầm Nại – Bản hòa tấu giữa đất trời Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió Đầm Nại (Ninh Thuận) gần đây đã trở thành địa điểm check-in thu hút những bạn trẻ đam mê du lịch với phong cảnh bình yên, hữu tình.

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Tiêu Dao 2025 từ A đến Z

Chùa Tiêu Dao là ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột 2025 từ A đến Z

Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) tựa như đóa liên hoa nở trên mặt nước, tượng trưng cho sự tinh khiết, cao quý của Phật pháp. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Check-list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế

Được đi du lịch đã vui mà còn miễn phí nữa thì vui gấp 10 lần. Các “đồng chill” nhớ lưu lại list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế để dùng khi cần nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Về chùa Tiêu Dao lễ Phật, chiêm bái hồn cốt nghề gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao - ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm Bát Tràng là điểm đến không thể bỏ qua tại Thủ đô Hà Nội. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Cô Tô - “Nàng thơ” xinh đẹp giữa biển cả mênh mông

Đảo Cô Tô đang bước vào mùa đẹp nhất, chần chờ gì mà không xách vali khám phá hết những địa điểm xinh đẹp, thưởng thức những món ngon và tận hưởng quãng thời gian vui chơi thoải mái tại hòn đảo xinh đẹp này!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Giới trẻ đổ xô check–in “tàu ma” mắc cạn ven biển Ninh Thuận

Tại Bãi Thông xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận một con"tàu ma" nghìn tấn mắc cạn bị bỏ hoang bỗng trở thành địa điểm check-in cực hot, thu hút giới trẻ bởi sự “hoang tàn và ma mị”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Có màu trời nào đẹp bằng màu trời Vĩnh Hy?!

Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 vịnh đẹp nhất Việt Nam với màu nước xanh ngọc bích đặc trưng. Vì chưa bị khai thác quá nhiều nên Vĩnh Hy vẫn là một vùng biển hoang sơ đáng để khám phá.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Phú Quý – Nơi thiên nhiên hoang sơ chữa lành

Đảo Phú Quý là một trong những hòn đảo được “dân du lịch” yêu thích nhất hiện nay bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, thuần khiết. Nếu có dịp du lịch Bình Thuận thì đừng bỏ qua “tọa độ hot hit” này bạn nhé!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hà Nội, chỉ trong một tháng...

Có một Hà Nội tháng 3 đẹp như tranh vẽ đã được ghi lại bởi ống kính máy ảnh của Quang Anh.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Hồ Ba Bể đẹp mê hồn qua ống kính khách du lịch

Dẫu là điểm đến nổi tiếng nhưng Hồ Ba Bể vẫn giữ được nét bình yên, nguyên bản giữa đại ngàn Bắc Kạn.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, đi chơi đâu?

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 này người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ 3 ngày liên tục. Nếu chưa biết đi đâu chơi thì bạn có thể tham khảo một số địa điểm mà Người du lịch gợi ý dưới đây!

Tín hiệu từ Hòn Tằm: Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Hòn Tằm (Nha Trang) đã vào mùa đẹp như tranh vẽ. Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Đề xuất