Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Tự hào nghìn năm đạo học nước Việt

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta; là nơi đào tạo ra nhiều danh nhân; là nơi vinh danh các nhà khoa bảng; là biểu tượng trường tồn, vĩnh cửu của tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Những thông tin du lịch cần biết về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở đâu Hà Nội?

Vào thế kỷ 15, sau khi Lê Lợi dẹp giặc Minh, trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh: "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu...". Biểu tượng cho nền văn hiến nghìn năm của nước Việt ta chính là di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (The Temple of Literature)  là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu Thủ đô. Di tích này tọa lạc ở số 58, phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội; ngay giữa 4 tuyến phố đông đúc là Nguyễn Thái Học, Văn Miếu, Quốc Tử Giám và Tôn Đức Thắng. 

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-0931
Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhìn từ trên cao xuống

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được hình thành từ thời nhà Lý và trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta. Hiện nay, di tích này đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 12/5/2012. Tháng 5/2011, UNESCO công nhận Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội là Di sản Tư liệu thế giới trong Danh mục ký ức thế giới toàn cầu. Đến ngày 14/1/2015, 82 bia Tiến sĩ được công nhận là Bảo vật Quốc gia. 

Những điều trên cho thấy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô và cả nước, mà còn trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại. Với những giá trị về tâm linh, văn hóa, kiến trúc, nhiều năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong nước và quốc tế. Trong các báo cáo hoạt động của Sở Du lịch Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn nằm trong danh sách những di tích có hoạt động ổn định, điểm đến hấp dẫn tại Thủ đô Hà Nội. 

Đặc biệt, Văn Miếu - Quốc Tử giám còn trở thành nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc, nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày Rằm tháng Giêng. Và là nơi các sĩ tử thường đến để "cầu may" trước các kỳ thi quan trọng. 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa lúc mấy giờ, giá vé tham quan thế nào?

Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần để phục vụ du khách đến tham quan, sĩ tử đến "cầu may". Giờ mở cửa của Văn Miếu - Quốc Tử Giám có sự thay đổi theo mùa. Cụ thể:

- Mùa hè: Mở cửa từ 7h30 - 17h30.

- Mùa đông: Mở cửa từ 8h00 - 17h00.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-0-0932
Du khách có thể di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám theo đường Tôn Đức Thắng, đường Văn Miếu hoặc đường Quốc Tử Giám

Để tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách cần phải mua vé vào cửa. Giá vé vào cửa được quy định theo từng đối tượng du khách như sau:

- Vé người lớn: 70.000 đồng/người

- Vé học sinh, sinh viên: 15.000 đồng/người (cần mang theo thẻ học sinh, sinh viên).

- Người khuyết tật nặng, người cao tuổi: 35.000 đồng/người (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, có căn cước công dân).

- Trẻ em dưới 15 tuổi, người khuyết tật và nhà giáo được miễn phí vé vào cửa. 

Ngoài ra, khi đăng ký tham quan nhóm từ 10 người trở lên, du khách sẽ được giảm giá vé vào cửa. Trong các ngày Lễ Tết và các sự kiện đặc biệt, giá vé cũng có thể được điều chỉnh.

Di chuyển đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám như thế nào?

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở khu vực trung tâm thành phố Hà Nội nên du khách có thể di chuyển đến di tích này bằng nhiều phương tiện khác nhau, tùy thuộc vào vị trí mà bạn đang lưu trú. Người Du Lịch xin giới thiệu đến bạn một số phương tiện di chuyển:

- Xe bus: Nếu bắt xe bus, du khách có thể lên tuyến xe 02, 23, 38, 41. Tất cả các tuyến xe này đều có điểm dừng ở gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

- Xe máy, xe đạp: Du khách di chuyển bằng xe máy đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ gửi xe ở gần cổng vào.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-9-0934
Du khách có thể di chuyển đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng xe công cộng hoặc xe cá nhân

- Xe taxi: Phương tiện này sẽ đưa du khách đến tận cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sau khi xuống xe, du khách bắt đầu thực hiện hành trình tham quan, khám phá "trường đại học đầu tiên của nước ta".

Có một lưu ý nhỏ là, du khách tránh di chuyển đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào giờ đi làm, vì lúc này đường sẽ khá đông, có một số cung đường dễ gặp tình trạng tắc khiến thời gian di chuyển bị kéo dài hơn.

Nên đi Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào mùa nào, tham quan trong bao lâu?

Du khách có thể đến tham quan, khám phá Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, nếu du khách đến vào mùa xuân thì có thể được tham gia nhiều hoạt động hơn. Bởi thời điểm này là dịp lễ Tết, tại văn Miếu và các tuyến phố quanh đó sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa, nhất là hoạt động xin chữ thư pháp từ các ông đồ.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-1-0944
Du khách có thể đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào bất kỳ mùa nào trong năm

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một quần thể di tích đa dạng, phong phú nên du khách có thể mất khoảng từ 1 - 2 tiếng để tham quan trọn vẹn các khu vực. Nếu du khách có ý định chụp ảnh tại "tọa độ" du lịch này thì thời gian có thể kéo dài hơn từ 2 - 3 tiếng hoặc 3 - 4 tiếng. 

Một số lưu ý quan trọng khi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng nghìn năm đạo học của dân tộc Việt Nam, là nơi linh thiêng nên trước khi đến tham quan, du khách cần nắm cahwcs được một số lưu ý quan trọng sau:

- Du khách nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng, trang nghiêm.

- Du khách không nên đội nón, mũ, hút thuốc hay mang các vật dễ gây cháy nổ vào trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-2-0945

- Khi dâng lễ thắp hương chỉ thắp một nén hương ở đúng nơi quy định.

- Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, lừa đảo trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

- Du khách tham quan cần giữ vệ sinh chung, đi nhẹ nói khẽ.

- Không xâm hại đến các hiện vật, không vẽ, không đứng ngồi, không xoa đầu rùa, bia Tiến sĩ và các hiện vật được trưng bày trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục

Nghìn năm đạo học nước Việt

Năm 1010, vương triều nhà Lý rời đô ra Thăng Long và đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng một quốc gia hùng cường. Để có đất nước hùng mạnh, tất cần người học cao, hiểu rộng. Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Năm ấy, Văn Miếu được tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng các bậc tiên Nho, tiền hiền. 6 năm sau, vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu làm trường học cho hoàng gia và các bậc đại thần trong triều.

Cùng với sự ra đời của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, những khoa thi Nho học bắt đầu được tổ chức. Nhờ các khoa thi này mà triều đình tuyển chọn được những nhân tài cho đất nước. Đây chính là nền móng cho truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng của nước Đại Việt.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-3-0952
Hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời xưa

Sang đến thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc. Từ đây, Quốc Tử Giám trở thành cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước. Từ thời Hậu Lê, Nho giáo trở thành dòng tư tưởng chủ đạo của các triều đại. Các khoa thi được tổ chức quy củ hơn. 

Vào năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khóa thi năm 1442 trở đi. Trong tấm bia đầu tiên được, Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã viết: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp". "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" đã trở thành chân lý không chỉ trong thời đại phong kiến mà vẫn còn nguyên tính thời sự cho đến tận hôm nay. 

Tới triều nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập thêm ở Huế. Văn Miếu Thăng Long được sửa sang, trùng tu lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đó được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

Bằng chứng lịch sử về nền văn hiến của dân tộc

Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là nơi thờ tự các bậc thánh hiền và hiền tài của dân tộc mà còn là trung tâm giáo dục, khoa bảng đầu tiên của nước Việt Nam, là bằng chứng lịch sử về một nền văn hiến của dân tộc.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi khuyến khích học tập, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần hiếu học, trân trọng hiền tài. Từ đó góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. 

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-4-0953

Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn là nơi bảo tồn, lưu giữa các hiện vật quý giá của ông cha ta. Nhiều triết lý, đạo học vẫn còn nguyên giá trị. Hình thức nghệ thuật viết thư pháp chữ Hán, hay kỹ thuật chạm khắc tinh xảo được thể hiện rõ nét qua các tấm bia đá, hoành phi...

Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là chốn tâm linh của bản thế hệ học trò hiện đại. Trước các kỳ thi quan trọng, các sĩ tử thường đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để dâng hương với mong muốn đi thi thuận lợi, đỗ đạt cao.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Nơi thờ tự vị tổ Nho học Việt Nam

Có thể nhiều du khách chưa biết, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là nơi thờ tự thầy Chu Văn An (1292 - 1370)  - vị tổ Nho học Việt Nam. Theo Đại Việt Sử ký (bản kỷ toàn thư quyển 7), thầy Chu Văn An có tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, giữ vững tiết tháo, không cầu lợi lộc, phú quý. Từ khi còn nhỏ đã nổi tiếng thần đồng hiểu chuyện, biết chữ rất sớm, thông thạo Tứ thư, Ngũ kinh, Luận văn, Mạnh tử, Kinh truyện, sử sách, cầm thư, phong thủy đều giỏi. 

Sách “Đăng khoa lục bổ dị”, từ năm 14 tuổi, ông Chu Văn An đã thi đậu Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) nhưng không ra làm quan. Ông ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo ông rất đông, có lúc đến 3.000 người, trong đó có nhiều người sau này đỗ đạt, làm quan to trong triều như: Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Trần Nguyên Đán...

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-5-0955
Ban thờ và tượng thờ Chu Văn An ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thời nhà Trần rất thượng tôn Nho học, cần thầy có tài năng, có đức độ để đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì thế, ua Trần Minh tông đã mời thầy An ra làm quan. Đại Việt sử ký toàn thư có chép: "Minh Tông mời ông ra làm Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, dạy Thái tử học". Chức Quốc Tử Giám Tư Nghiệp tương đương với chức vụ hiệu trưởng đại học hiện nay. Tư nghiệp là chức quan chịu trách nhiệm về các hoạt động của Quốc Tử Giám và trực tiếp dạy cho Thái tử và các hoàng tử khác. Theo tài liệu lưu ở Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ở Việt Nam vào thời nhà Trần, chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám là học quan đứng đầu Quốc Tử Giám, phụ trách quản lý giáo dục tại trường Giám (Trường đại học duy nhất thời phong kiến).

Có thể xác định, thầy Chu Văn An được mời vào làm Tư nghiệp khoảng năm Trần Vượng được chọn làm Thái tử để kế vị vua Trần Minh Tông. Cho đến khi dâng “thất trảm sớ” không thành đã từ quan dưới thời Trần Dụ Tông...

Thầy Chu Văn An là người mẫu mực, thẳng thắn và nghiêm khắc. Kẻ nào xấu đều bị ông trách mắng, thậm chí la hét cho không cho vào gặp. Thậm chí, khi vua Dụ Tông ham chơi, lười chính sự, thầy An đã khuyên can nhưng không nghe. Thầy bèn dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần (sợ trảm). Sớ dâng lên không được trả lười, thầy liền treo mũ quan về quê ở ẩn. Sử chép, thầy về khu vực núi Chí Linh (Hải Dương) ở, mở trường dạy học, viết sách. Khi triều đình có hội lớn thì thầy về kinh sư. 

Khi vua Dụ Tông đem chính sự, việc nước giao cho thầy, thầy kiên quyết từ chối. Vua lại sai Nội thần đem quần áo ban cho thầy, thầy lễ tạ xong khi sứ giả ra khỏi nhà, thầy đem cho người khác mặc. Người đương thời đều cho thầy là bậc cao thượng, không ham phú quý, giàu sang.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-6-0957
Tượng danh nhân, thầy giáo Chu Văn An trong khuôn viên trường THPT Chu Văn An (Hà Nội)

Khi vua Dụ Tông mất ((năm 1369), Dương Nhật Lệ lên làm vua, nhà Trần suýt mất nước. Năm 1370, tôn thất họ Trần, khởi binh dẹp được họ Dương, nghe tin triều thần lập vua mới (Nghệ Tông), thầy Chu Văn An mừng lắm. Mặc dù tuổi hạc đã cao, thầy vẫn chống gậy về kinh sư bái yết vua, xong lại xin về quê, không nhận chức tước gì cả.

Thầy Chu Văn An tạ thế vào năm Canh Tuất (1370), được truy tặng tước Văn Trinh Công, ban phối thờ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đời sau, thời Lê sơ, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao thầy An trong sách Đại Việt sử ký: "Những nhà Nho nước ta được dùng ở đời không phải không nhiều, nhưng kẻ thì chỉ nghĩ đến công danh, kẻ thì chuyên lo về phú quý, kẻ lại a dua với đời, kẻ thì chỉ cốt ăn lộc giữ thân, chưa có ai chịu để tâm đến đạo đức, suy nghĩ tới việc giúp vua nêu đức tốt cho dân được nhờ ơn như Tô Hiến Thành đời Lý, Chu Văn Trinh thời Trần. Nhưng Hiến Thành gặp vua sáng suốt cho nên công danh sự nghiệp được thấy đương thời. Văn Trinh không gặp vua anh minh, nên chính học của ông đời sau mới thấy được”.

Thầy Chu Văn An, sinh thời dám thẳng thắn can ngăn cái sai, hướng vua đi theo con đường sáng vì nước vì dân. Quốc Tử Giám nơi ông làm Tư nghiệp và trường Huyền Cung là lò đào tạo nhân tài, công khanh triều đình đều từ lò đào tạo của thầy Chu Văn An mà ra, thi thố tài năng, giữ nước yên dân.

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: “Ngàn năm sau, nghe phong độ của ông, há không làm cho kẻ điêu ngoa thành liêm chính, người yếu hèn biết tự lập được hay sao!? Nếu không tìm hiểu nguyên cớ, thì ai biết thụy hiệu của ông xứng đáng với con người của ông. Ông thực đáng được coi là ông tổ của các nhà nho nước Việt ta mà thờ vào Văn Miếu”.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong thiết kế kiến trúc

Bố cục tổng thể của Văn Miếu - Quốc Tử 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương. Thời Pháp thuộc cũng như nay thuộc khu trung tâm nội thành Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. 

Quần thể kiến trúc của khu di tích này nằm trên diện tích 54331m2 bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ tự Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam. 

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-8-1000

Văn Miếu Quốc Tử Giám được thiết kế theo trục thẳng đường thần đạo (Nguồn ảnh: vanmieu.gov.vn)

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố trí theo trục Bắc - Nam, chia thành 5 khu vực chính, mỗi khu vực có một chức năng riêng, phản ánh từng giai đoạn của con đường khoa cử phong kiến. Cụ thể:

- Khu vực thứ nhất: Hồ Văn và Tam Quan - không gian dẫn vào khu di tích.

- Khu vực thứ hai: Khuê Văn Các - biểu tượng của Hà Nội, nơi vinh danh tri thức.

- Khu vực thứ ba: Sân bia Tiến sĩ - nơi đặt 82 bia đá ghi danh những người đỗ đạt.

- Khu vực thứ tư: Đại Thành Điện - khu vực thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết.

- Khu vực thứ năm: Khu Thái Học - nơi đào tạo và tôn vinh giáo dục Nho học.

Các khu vực này được ngăn cách bởi tường gạch cổ và cổng lớn, tạo thành một lớp không gian. Tổng thể kiến trúc thể hiện rõ sự trang nghiêm của môi trường giáo dục danh tiếng nghìn năm.

Giải mã triết lý Âm Dương - Ngũ Hành trong thiết kế kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được thiết kế theo triết lý Âm Dương - Ngũ Hành, thể hiện sự cân bằng giữa các yếu tố. Các yếu tố này không chỉ giúp không gian trở nên cân đối, mà còn thể hiện tư tưởng nho giáo về sự ổn định và phát triển bền vững. 

Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành được thể hiện rõ nét trong các công trình ở khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám như:

- Âm - Dương hài hòa: Hồ Văn (nước - âm) đối lập với công trình kiến trúc (đất - dương), tạo sự cân bằng trong không gian.

- Ngũ Hành phối hợp: Mộc (gỗ lim làm cột, xà nhà), hỏa (mái ngói đỏ, màu sắc chủ đạo trong trang trí), thổ (gạch Bát Tràng lát nền, xây tường), kim (hoa văn trang trí, chuông đồng), thủy (hệ thống hồ, giếng nước, tạo nên thế "tụ thủy tàng phong"). 

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-9-1007
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được thiết kế theo triết lý Ngũ Hành - Âm Dương

Các công trình trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám chủ yếu được làm từ gỗ lim - loại gỗ quý có độ bền cao, mang lại sự vững chãi cho cả kiến trúc. Mái ngói mũi hài được thiết kế kiểu uốn cong, mang nét đặc trưng của kiến trúc cung đình Việt Nam:

- Mái đình, đền có đầu đao cong vút: Thể hiện sự bay bổng, thanh thoát nhưng vẫn uy nghiêm.

- Cột gỗ lim đồ sộ: Chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự vững chãi, trường tồn của nền Nho học.

- Nền lát gạch Bát Tràng: Có độ bền chắc cao, tạo cảm giác mát mẻ, hài hòa với thiên nhiên, 

Với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kiến trúc và phong thủy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử quan trọng mà còn là tuyệt tác kiến trúc cổ. Di tích này thể hiện rõ nét tinh thần hiếu học và truyền thống ton vinh thức, đạo đức tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trong khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám có một số công trình kiến trúc ấn tượng mà du khách nên tham quan, tìm hiểu thật kỹ:

Hồ Văn

Hồ Văn (hồ Giám) nằm ở phía cổng chính của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hồ không chỉ góp phần điều hòa không khí mà còn tạo nên cảnh quan thơ mộng, bình yên giữa lòng Hà Nội. Giữa hồ có một hòn đảo nhỏ mang tên Kim Châu - nơi trước đây từng dựng một tòa lâu để các sĩ tử, nho sinh hội họp, ngâm thơ, bàn luận về học thuật.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-10-1059
van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-10-1059

Hiện nay, hồ Giám giữ vai trò quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hồ mang ý nghĩa phong thủy quan trọng. Theo quan niệm phương Đông, nước đại diện cho tài lộc và trí tuệ, giúp Văn Miếu có thế "tụ thủy", tượng trưng cho sự hội tụ tinh hoa và sự trường tồn. Ngoài ra, khu vực quanh hồ thường xuyên được sử dụng cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Khuê Văn Các

Khuê Văn Các là một trong những công trình tiêu biểu nhất của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Công trình này được xây dựng vào năm 1805, dưới triều vua Gia Long.

Khuê Văn Các gồm 2 tầng, thiết kế hài hòa với tổng thể kiến trúc truyền thống, thể hiện sự thanh thoát, tinh tế của nghệ thuật xây dựng thời Nguyễn. Công trình gồm 4 trụ gỗ lim vững chắc đỡ mái ngói đỏ. Hệ thống họa tiết trang trí tinh xảo, đặc biệt là hình hoa văn chạm khắc ở phần mái và khung gỗ, thể hiện sự tỉ mỉ, điêu luyện của nghệ nhân xưa. Điểm nhấn của Khuê Văn Các là bốn mặt có cửa tròn hình mặt trời, tượng trưng cho sự tỏa sáng của trí thức, tinh thần hiếu học.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-11-1109


Theo quan niệm của Nho giáo, "Khuê Văn" là 1 trong 28 chòm sao trên bầu trời, biểu trưng cho ánh sáng của sự thông tuệ, sự lan tỏa của văn hóa. Việc đặt công trình này ngay trên trục chính trong hệ thống Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ nằm mục đích đề cao tri thức mà còn nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong xã hội xưa.

Khu bia Tiến sĩ

Khu bia Tiến sĩ là nơi ghi danh, vinh danh những bậc hiền tài của đất nước. Nơi đây lưu giữ 82 tấm bia đá khắc tên các Tiến sĩ đỗ đạt trong các kỳ thi Tiến sĩ Nho học từ năm 1442 (triều Lê sơ) đến năm 1779 (triều Nguyễn). Những tấm bia này không chỉ là chứng tích của nền giáo dục phong kiến Việt Nam mà còn phản ánh tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo trong nhiều thế kỷ qua.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-12-1113

Mỗi bia đá đều được đặt trên lưng rùa - biểu tượng cho sự trường tồn, trí tuệ, sức mạnh bền vững. Trên mặt bia có khắc các thông tin về ky thi, danh sách những người đỗ Tiến sĩ cùng những lời răn dạy về sự học, về đạo đức. Với những giá trị về lịch sử và nghệ thuật độc đáo, năm 2010, UNESCO đã công nhận 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thế giới. Đây không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là minh chứng cho truyền thống hiếu học lâu đời của dân tộc.

Giếng Thiên Quang

Giếng Thiên Quang nằm cạnh khu vực bia Tiến sĩ và ngay sau Khuê Văn Các. Giếng có hình vuông, tượng trưng cho mặt đất. 

Giếng còn có tên gọi khác là Ao Văn. Người xưa xây dựng công trình này với dụng ý là nơi nhận mọi tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức.

Đại Thành Môn

Đại Thành Môn là cổng chính dẫn vào khu thờ tự của kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mang đậm phong cách truyền thống Việt Nam. Cổng được xây dựng với mái cong đặc trưng, hệ thống cột gỗ lim bề thế và các chi tiết trang trí rất công phu.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-13-1114

Bên trong cổng là khoảng sân rộng dẫn đến khu điện thờ, nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử của Văn Miếu. Đại Thành Môn không chỉ là công trình kiến trúc tiêu biểu mà còn thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính đối với nền giáo dục nước nhà và các bậc hiền nhân. 

Khu nhà Thái Học

Khu nhà Thái Học nằm ở vị trí sâu nhất trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là nơi trước đây dùng để đào tạo nhân tài cho đất nước. Công trình này gồm tòa Thái Học và Nhà Tiền Đường, được xây dựng vào năm 2000 sau khi bị phá hủy trong thời kỳ kháng chiến. 

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-14-1115

Hiện nay, khu nhà Thái Học là nơi thờ tự thầy Chu Văn An - người thầy mẫu mực của nền giáo dục Việt Nam. Nơi đây còn trưng bày nhiều tư liệu quý về giáo dục thời phong kiến giúp du khách có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử khoa cử Việt Nam.

Trống Sấm

Trống Sấm là chiếc trống lớn nhất Việt Nam năm 2000, đang được lưu giữ tại Lầu Trống, khu nhà Thái Học thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trống Sấm cao 2,65m, mặt trống có đường kính 2,01m, thể tích 10m3, nặng 700kg, trống Sấm do các nghệ nhân thuộc dòng họ Phạm Chí, thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nội chế tạo. 

Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thông tin chung về tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thời gian mở cửa tour đêm: 18h30 - 22h30 (Đón khách: thứ 4, thứ 6, thứ 7, chủ nhật hàng tuần)

Giá vé:

- Người lớn: 199.000 VNĐ

- Trẻ em dưới 1m: 99.000 VNĐ (có chỗ ngồi riêng)

- Trẻ nhỏ ngồi chung với người lớn đi cùng: Miễn phí

Liên hệ tour:

- Số điện thoại: 19008124 - 0336441838

- Email: contact@vanmieunighttour.com

Lịch trình tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Tinh hoa đạo học

Hành trình tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám được dẫn dắt qua 5 khu vực theo bản đồ. Cụ thể:

Khi bước vào cổng chính (Văn Miếu Môn), du khách được chìm đắm trong không gian nhẹ nhàng, thư thái của màu sắc, âm thanh trong khu Nhập đạo. Dọc theo trục đường chính từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trưng, bốn chữ "Tinh Hoa Đạo Học" được xếp thành hàng dọc, thể hiện thông điệp về con đường dẫn đến tinh hoa đạo học của người Việt.

Hai bên trục đường chính là khu Nhập đạo, hình ảnh bốn bức phù điêu "Tứ linh huấn tử" (Lão Long huấn tử, Kỳ Lân huấn tử, Lão Quy huấn tử và Phượng Hoàng huấn tử) gợi lên hình ảnh những người cha đang dạy con dưới mái nhà yên ấm. Bên trái khu Nhập đạo là hình ảnh người mẹ hát ru con được trình diễn bằng công nghệ chiếu mapping ngay ở gốc cây đề cổ thụ.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-16-1120

Ở khu Thành đạt, du khách sẽ được trải nghiệm công nghệ Leap Motion (điều khiển chuyển động 3D).  Du khách sẽ được tương tác bằng tay với cảm biến không chạm, di chuyển từ trái qua phải hoặc ngược lại, để khám phá nội dung các cuốn sách ở khu di tích. Cũng trong khu vực này, du khách được "mục sở thị" tổ hợp hình ảnh thể hiện 4 giai đoạn trong quá trình phấn đấu, trưởng thành và đỗ đạt của các nho sinh xưa. Từ nét chữ đầu tiên khi còn là những cậu bé để tóc trái đào nằm ra để tập viết cho đến khi đạt trình độ có thể ngồi đọc sách Thánh hiền và lên đường về kinh ứng thí và đỗ đạt thành quan được ban ngựa vinh quy bái tổ. Mỗi tư thế của nho sinh qua từng giai đoạn sẽ gợi nhớ về quá trình tiến hoá của loài người, nhưng trong trường hợp này là “sự tiến hoá” về trí tuệ và tri thức.

Khi vào đến Vườn bia Tiến sĩ, du khách sẽ thấy giếng Thiên Quang được thay đổi diện mạo so với ban ngày, Giếng được thắp sáng bằng dải đèn led hai gam màu trang nhã, in bóng xuống mặt nước nước thanh bình. Toàn bộ các tán cây viền quanh khuôn viên khu vực này đều được chiếu sáng đổi màu khiến cho các dãy nhà che bia bên giếng trở nên đầy kỳ ảo. Ở vườn bia Tiến sĩ, du khách được tìm hiểu cơ bản về mỗi tấm bia Tiến sĩ nhờ sự hỗ trợ của công nghệ trình chiếu mapping tiên tiến.

van-mieu-quoc-tu-giam-va-kinh-nghiem-tham-quan-tu-a-den-z-17-1120

Tiếp đến là khu vực Đại thành hay gọi là khu Bái đường. Nội dung chính được giới thiệu tại khu vực này chính là không gian trưng bày Quốc Tử Giám – ngôi trường đầu tiên của nền quốc học Việt Nam. Tại sân Bái đường, khách tham quan sẽ được trải nghiệm sản phẩm công nghệ kính thực tế ảo, mới lạ và thú vị.

Điểm chạm nhất trong tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám có lẽ là phần trình chiếu mapping 3D theo chủ đề “Tinh hoa đạo học”. Toàn bộ mặt tiền của nhà Tiền đường trên sân Thái học sẽ biến thành một màn hình khổng lồ giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt.

Có lẽ, không có gì chân thực hơn là được đến và cảm nhận trực tiếp những công trình kiến trúc, hiện vật đang hiện hữu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thấy đạo học của người Việt cao xa như thế. Nếu có dịp đến Hà Nội, đừng bỏ qua điểm tham quan ý nghĩa này nhé!

Xem thêm: Nhà hát Lớn Hà Nội - biểu tượng của kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật Thủ đô

Tin liên quan

Cầu Long Biên không chỉ là "chứng nhân lịch sử" của một thời đạn bom mà còn là kiệt tác kiến trúc với kết cấu thép đồ sộ nhất khu vực Đông Nam Á...

Cầu Long Biên: 'Chứng nhân lịch sử' của 'một thời đạn bom, một thời hòa bình'
0 Bình luận

Xưa kia, hồ Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm là điểm du lịch nổi tiếng, mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Hồ Hoàn Kiếm - 'trái tim' của Thủ đô ngàn năm văn hiến
0 Bình luận

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu phản ánh tiến trình lịch sử của nước Việt trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ 11 - thế kỷ 18)... Giờ đây, nơi này trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam.

Giải mã Hoàng thành Thăng Long: Từ kinh đô Đại La đến Thủ đô Hà Nội
0 Bình luận


Bài mới

15 điểm check-in có view đẹp nhất Hà Giang: Đến là quên lối về!

Hà Giang khiến du khách đê mê bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng trùng điệp và những con đèo uốn lượn. Nếu đã đặt chân đến Hà Giang, bạn đừng bỏ lỡ 12 điểm có view siêu đẹp này nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Đổi gió về Vũng Tàu tận hưởng cuộc sống bình dị giữa suối rừng

Suối Tiên Vũng Tàu được ví như Đà Lạt thu nhỏ bởi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn. Đây là điểm đến lý tưởng trong những ngày hè nóng bức.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Tổng hợp các địa điểm check-in hoa siêu xinh tại Hà Nội: “Đi đi em… không hoa tàn mất”

Nếu là người yêu thích những loài hoa, muốn lưu giữ lại những bức ảnh đẹp khi Thủ đô bước vào mùa rực rỡ nhất trong năm thì đừng bỏ qua những địa điểm checkin hoa siêu xinh được tổng hợp dưới đây nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 4 ngày trước
Ngẩn ngơ trước cánh đồng điện gió Đầm Nại – Bản hòa tấu giữa đất trời Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió Đầm Nại (Ninh Thuận) gần đây đã trở thành địa điểm check-in thu hút những bạn trẻ đam mê du lịch với phong cảnh bình yên, hữu tình.

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Tiêu Dao 2025 từ A đến Z

Chùa Tiêu Dao là ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột 2025 từ A đến Z

Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) tựa như đóa liên hoa nở trên mặt nước, tượng trưng cho sự tinh khiết, cao quý của Phật pháp. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Check-list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế

Được đi du lịch đã vui mà còn miễn phí nữa thì vui gấp 10 lần. Các “đồng chill” nhớ lưu lại list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế để dùng khi cần nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
Về chùa Tiêu Dao lễ Phật, chiêm bái hồn cốt nghề gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao - ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm Bát Tràng là điểm đến không thể bỏ qua tại Thủ đô Hà Nội. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Cô Tô - “Nàng thơ” xinh đẹp giữa biển cả mênh mông

Đảo Cô Tô đang bước vào mùa đẹp nhất, chần chờ gì mà không xách vali khám phá hết những địa điểm xinh đẹp, thưởng thức những món ngon và tận hưởng quãng thời gian vui chơi thoải mái tại hòn đảo xinh đẹp này!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Giới trẻ đổ xô check–in “tàu ma” mắc cạn ven biển Ninh Thuận

Tại Bãi Thông xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận một con"tàu ma" nghìn tấn mắc cạn bị bỏ hoang bỗng trở thành địa điểm check-in cực hot, thu hút giới trẻ bởi sự “hoang tàn và ma mị”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Có màu trời nào đẹp bằng màu trời Vĩnh Hy?!

Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 vịnh đẹp nhất Việt Nam với màu nước xanh ngọc bích đặc trưng. Vì chưa bị khai thác quá nhiều nên Vĩnh Hy vẫn là một vùng biển hoang sơ đáng để khám phá.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Phú Quý – Nơi thiên nhiên hoang sơ chữa lành

Đảo Phú Quý là một trong những hòn đảo được “dân du lịch” yêu thích nhất hiện nay bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, thuần khiết. Nếu có dịp du lịch Bình Thuận thì đừng bỏ qua “tọa độ hot hit” này bạn nhé!

Hà Nội, chỉ trong một tháng...

Có một Hà Nội tháng 3 đẹp như tranh vẽ đã được ghi lại bởi ống kính máy ảnh của Quang Anh.

Hồ Ba Bể đẹp mê hồn qua ống kính khách du lịch

Dẫu là điểm đến nổi tiếng nhưng Hồ Ba Bể vẫn giữ được nét bình yên, nguyên bản giữa đại ngàn Bắc Kạn.

Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, đi chơi đâu?

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 này người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ 3 ngày liên tục. Nếu chưa biết đi đâu chơi thì bạn có thể tham khảo một số địa điểm mà Người du lịch gợi ý dưới đây!

Tín hiệu từ Hòn Tằm: Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Hòn Tằm (Nha Trang) đã vào mùa đẹp như tranh vẽ. Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Đề xuất