Trẩy hội chùa Hương – Hành trình về miền đất Phật

Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, hàng triệu Phật tử, du khách thập phương lại cùng nhau tham dự lễ hội chùa Hương, chiêm bái miền đất Phật để cầu may mắn, bình an.

Diệu Nguyễn Theo dõi

Lễ hội chùa Hương được tổ chức ở đâu?

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội xuân lớn nhất khu vực miền Bắc, được tổ chức hằng năm ở khu danh thắng chùa Hương hay còn gọi là Hương Sơn, thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

le-hoi-chua-huong-dien-ra-khi-nao-va-le-hoi-chua-huong-co-gi-dac-sac-3-1724
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch

Khu danh thắng chùa Hương được ví như khu phức hợp giữa tôn giáo và văn hóa vì tập trung rất nhiều ngôi chùa Phật giáo, đền thờ các thần long nhãn cũng và tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của nơi đây là chùa Hương trong động Hương Tích hay còn được gọi với cái tên là chùa Trong.

Lễ hội chùa Hương diễn ra khi nào?

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Ngày khai hội chính thức là vào mùng 6 âm tháng giêng. Lễ hội kéo dài trong 3 tháng, nhưng thời điểm được nhiều Phật tử và người dân thập phương ghé đến đông đảo nhất là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng Chạp âm lịch.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

Nói đến nguồn gốc của lễ hội chùa Hương phải nói đến mối quan hệ gắn kết giữa chùa Hương với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ nhất ở vùng đất có công chúa Diệu Thiện – tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Sau 9 năm tu hành, công chúa đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh vào một ngày mùa xuân trăm hoa đua nở, đó cũng là ngày Phật Đản hiện nay (được xác định là ngày 19/2 âm lịch). Nên cứ đến độ xuân về, người dân và Phật tử khắp nơi sẽ tìm về đây để dâng lễ Bà Chúa Ba, hành hương lễ chùa, chiêm bái, cầu bình an và thưởng ngoạn danh thắng Hương Sơn.

le-hoi-chua-huong-dien-ra-khi-nao-va-le-hoi-chua-huong-co-gi-dac-sac-1-1724
Đến năm 1896 lễ hội chùa Hương mới chính thức được tổ chức với quy mô lớn

Ngoài sự tích trên, nguồn gốc của lễ hội chùa Hương còn liên quan đến chuyến tuần du Trấn Sơn Nam của Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm vào tháng 3 năm 1770 (năm Canh Dần). Khi ấy, Chúa đã vào động Hương Tích để thắp hương, vãn cảnh. Sau khi chiêm ngưỡng vẽ đẹp của nơi đây, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã đề lên vách đá trước cửa động Hương Tích 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Vốn dĩ đây đã là nơi linh địa, nay lại được Chúa ca ngợi nên càng thêm phần đắc địa, cũng từ đó nơi đây trở thành địa điểm tôn giáo lớn của người Việt xưa, là nơi nhân dân tìm đến để cầu bình an, may mắn. Tuy nhiên, thời ấy người dân chỉ đến vãn cảnh chùa nhỏ lẻ chứ không mở lễ hội lớn. Mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức được tổ chức với quy mô lớn sau ngày khai sơn của làng Yến Vỹ vào mùng 6 tháng Giêng.

Không chỉ được biết đến như một lễ hội du xuân thông thường của vùng đất “linh sơn phức đại”, lễ hội chùa Hương còn mang đậm nét đẹp văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương được thể hiện rõ nét thông qua 2 hoạt động chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ là nghi thức giao tiếp, thể hiện sự tôn kính đối với thần linh, mang đậm nét tín ngưỡng thờ cúng của tổng thể tôn giáo Việt Nam bao gồm cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Còn phần hội là sự giao thoa của văn hóa dân tộc và sự hòa hợp của con người đối với thiên nhiên, cũng như tinh thần đoàn kết, đồng lòng của người dân ở khắp mọi miền đất nước.

Kinh nghiệm trẩy hội chùa Hương

Cách di chuyển đến chùa Hương

Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 62 km về phía Tây Nam, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Bạn có thể di chuyển đến chùa Hương bằng nhiều phương tiện như xe máy, ô tô, xe bus.

le-hoi-chua-huong-dien-ra-khi-nao-va-le-hoi-chua-huong-co-gi-dac-sac-4-1725
Sơ đồ tham quan chùa Hương
  • Nếu lựa chọn di chuyển bằng xe máy, bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi, đi thẳng đến Hà Đông rồi đến ngã ba Ba Lan, sau đó rẽ trái sang Vân Đình và tiếp tục đi tiếp 40km đến Tế Tiêu rồi rẽ trái để đến chùa Hương. Khi đi, bạn có thể tra Google maps để di chuyển dễ dàng hơn.
  • Nếu lựa chọn di chuyển bằng ô tô, bạn có thể đi theo tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ đến Đồng Văn, rồi tiếp tục đến quốc lộ 38 qua chợ Dầu để đến chùa Hương.
  • Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn có thể bắt các tuyến 211 (bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu), tuyến 78 (bến xe Mỹ Đình đi Tế Tiêu), tuyến 75 (bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu).

Giá vé tham quan chùa Hương

Giá vé tham quan thắng cảnh: 80.000 đồng/người (giá vé bao gồm vé vào chùa Hương và tham quan 21 địa điểm di tích tại chùa).

le-hoi-chua-huong-dien-ra-khi-nao-va-le-hoi-chua-huong-co-gi-dac-sac-5-1725
Các loại giá vé khi đến chùa Hương tham quan

Vé đò chùa Hương: 50.000 đồng/người (giá vé khứ hồi áp dụng cho tuyến tham quan Đền Trình – chùa Thiên Trù – động Hương Tích)

Vé cáp treo đến chùa Hương: 180.000 đồng/người lớn và 120.000 đồng/người đối với trẻ em (giá vé khứ hồi).

Các tuyến tham quan chùa Hương

Căn cứ theo sự phân bố các điểm di tích thắng cảnh, đến tham quan lễ hội chùa Hương, du khách có thể đi theo 3 tuyến sau:

le-hoi-chua-huong-dien-ra-khi-nao-va-le-hoi-chua-huong-co-gi-dac-sac-2-1726
Tuyến tham quan quần thể chùa Hương là được du khách lựa chọn nhiều nhất
  • Tuyến thứ nhất: Tuyến tham quan quần thể chùa Hương – Hương Tích

Sẽ bao gồm: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải  Oan - Đền Cửa Võng - Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh. Đây là tuyến tham quan được nhiều du khách lựa chọn nhất khi đến  lễ hội chùa Hương, bởi với tuyến này du khách có thể đi hết được những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất tại chùa Hương.

  • Tuyến thứ hai: Tuyến Thanh Sơn Hương Đài

Sẽ bao gồm: Chùa Thanh Sơn - động Hương Đài - chùa Vân Động Long Vân - chùa Cây Khế

  • Tuyến thứ ba: Tuyến Tuyết Sơn

Sẽ bao gồm: Đền Trình - Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài - Động Ngọc Long – Chùa Cá

Nghi thức lễ hội chùa Hương

Nghi thức khai sơn (lễ mở cửa rừng)

Nghi thức khai sơn là một trong những phần quan trọng nhất của lễ hội chùa Hương. Vào sáng sớm ngày khai hội (mùng 6 tháng Giêng), các vị sư trong chùa sẽ tiến hành lễ khai mở cửa rừng, báo hiệu mùa lễ hội chính thức bắt đầu. Nghi thức này là để cho mọi người cầu nguyện và tạ ơn các vị thần núi, mong ước cho một năm mới mùa màng bội thu, thuận lợi, an lành.

le-hoi-chua-huong-dien-ra-khi-nao-va-le-hoi-chua-huong-co-gi-dac-sac-6-1726
Nghi thức lễ  khai sơn tại chùa Hương được diễn ra rất trang trọng

Nghi thức lễ được diễn ra trang trọng, sau khi dâng lên một số lễ vật gồm đền, hoa, nến, đồ chay, trái cây sẽ có hai tăng ni được cử mặc áo cà sa, mang đồ lễ dâng đàn và cúng kiếng. Tiếng chuông chùa réo rắt, hòa với khung cảnh khói hương nghiêm trang, tạo nên bầu không khí linh thiêng đầy uy nghiêm. Trong không gian tâm linh ấy, các nhà sư, ban tổ chức, Phật tử và người dân sẽ gửi gắm lời nguyện cầu bình an cho năm mới.

Nghi lễ dâng hương

Nghi lễ dâng hương được xem là hoạt động mang tính tâm linh sâu sắc trong lễ hội chùa Hương. Mỗi Phật tử, du khách khi ghé đến chùa Hương vào dịp lễ hội đều mong muốn được thực hiện nghi lễ này để bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật và các vị thần linh.

le-hoi-chua-huong-dien-ra-khi-nao-va-le-hoi-chua-huong-co-gi-dac-sac-7-1727
Người dân tham gia nghi lễ dâng hương tại chùa Hương

Mọi người sẽ chuẩn bị những bó hương thật đẹp cùng với lễ vật như hoa quả, đèn, nến,… dâng lên để thê rhienej lòng thành, sự tôn kính đối với các vị thật, đồng thời cũng là để cầu nguyện cho một năm mới tốt lành, bình an đến với bản thân và gia đình.

Hoạt động trẩy hội trong lễ hội chùa Hương

Sau các nghi lễ chính, các tín đồ và khách du lịch có thể tham gia vào các hoạt động trẩy hội rộn ràng, sôi nổi và đầy màu sắc tại lễ hội chùa Hương. Có rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian thú vị ở phần lễ hội để du khách có thể tham quan và tham gia như múa lân, múa rồng, múa rối nước, hát chèo, diễn xướng,…

le-hoi-chua-huong-dien-ra-khi-nao-va-le-hoi-chua-huong-co-gi-dac-sac-9-1728
Lễ hội chùa Hương có rất nhiều hoạt động thú vị để du khách tham gia

Ngoài tham gia các hoạt động, du khách còn có thể ghé đến các gian hàng ẩm thực để thưởng thức đặc sản vùng miền và ghé đến các gian hàng đặc sản địa phương, sản phẩm thủ công mỹ nghệ để tham quan, mua sắm.

Những lưu ý khi đi trẩy hội chùa Hương

Để có cho mình một chuyến trẩy hội chùa Hương ý nghĩa, trọn vẹn du khách nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Trang phục: Đền chùa là chốn linh thiêng nên khi đến đây du khách nên lựa chọn những trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với văn hóa đền chùa để tránh phản cảm. Ngoài ra, việc trẩy hội tại chùa Hương cũng phải đi bộ, leo bậc nhiều vì thế du khách nên lựa chọn cho mình những đôi giày, dép thoải mái, phù hợp với việc di chuyển.
  • Để tránh trường hợp bị ép giá, chặt chém du khách nên chủ động chuẩn bị lễ vật tại nhà để không bị cập rập khi đến cúng viếng tại chùa Hương.
  • Chùa Hương vào mùa lễ hội rất đông đúc, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Hy vọng với những thông tin Người du lịch chia sẻ trên đây, du khách sẽ có cho mình một chuyến trẩy hội chùa Hương đầu năm thật nhiều niềm vui và trải nghiệm thú vị!

Xem thêm: Lễ hội Bắc Ninh – Về vùng Kinh Bắc trẩy hội mùa xuânLễ hội Bắc Ninh – Về vùng Kinh Bắc trẩy hội mùa xuân

Tin liên quan

Lễ hội xuân đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Phú Thọ. Các lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm nhằm tôn vinh các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước...

Du xuân 2025: Về miền di sản Phú Thọ hòa mình vào các lễ hội truyền thống đặc sắc 
0 Bình luận

Lễ hội chùa Hàm Long Bắc Ninh diễn ra từ ngày 23 đến 25 tháng Giêng, vì thế, đây là cơ hội lý tưởng để du khách thập phương đến du xuân vãn cảnh và giải mã thắc mắc về nơi được mệnh danh là "đệ nhất nhốt trùng".

Kinh nghiệm du xuân dự lễ hội chùa Hàm Long - cổ tự linh thiêng hơn 1000 năm tuổi
0 Bình luận

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về là Phật tử, du khách thập phương lại nô nức tham dự lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) với mong cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.

Nô nức trẩy hội Yên Tử mùa xuân - “Kinh đô” Phật giáo của Việt Nam
0 Bình luận


Bài mới

15 điểm check-in có view đẹp nhất Hà Giang: Đến là quên lối về!

Hà Giang khiến du khách đê mê bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng trùng điệp và những con đèo uốn lượn. Nếu đã đặt chân đến Hà Giang, bạn đừng bỏ lỡ 12 điểm có view siêu đẹp này nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Đổi gió về Vũng Tàu tận hưởng cuộc sống bình dị giữa suối rừng

Suối Tiên Vũng Tàu được ví như Đà Lạt thu nhỏ bởi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn. Đây là điểm đến lý tưởng trong những ngày hè nóng bức.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Tổng hợp các địa điểm check-in hoa siêu xinh tại Hà Nội: “Đi đi em… không hoa tàn mất”

Nếu là người yêu thích những loài hoa, muốn lưu giữ lại những bức ảnh đẹp khi Thủ đô bước vào mùa rực rỡ nhất trong năm thì đừng bỏ qua những địa điểm checkin hoa siêu xinh được tổng hợp dưới đây nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 4 ngày trước
Ngẩn ngơ trước cánh đồng điện gió Đầm Nại – Bản hòa tấu giữa đất trời Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió Đầm Nại (Ninh Thuận) gần đây đã trở thành địa điểm check-in thu hút những bạn trẻ đam mê du lịch với phong cảnh bình yên, hữu tình.

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Tiêu Dao 2025 từ A đến Z

Chùa Tiêu Dao là ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột 2025 từ A đến Z

Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) tựa như đóa liên hoa nở trên mặt nước, tượng trưng cho sự tinh khiết, cao quý của Phật pháp. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Check-list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế

Được đi du lịch đã vui mà còn miễn phí nữa thì vui gấp 10 lần. Các “đồng chill” nhớ lưu lại list những địa điểm “check-in miễn phí” tại Huế để dùng khi cần nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
Về chùa Tiêu Dao lễ Phật, chiêm bái hồn cốt nghề gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao - ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm Bát Tràng là điểm đến không thể bỏ qua tại Thủ đô Hà Nội. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Cô Tô - “Nàng thơ” xinh đẹp giữa biển cả mênh mông

Đảo Cô Tô đang bước vào mùa đẹp nhất, chần chờ gì mà không xách vali khám phá hết những địa điểm xinh đẹp, thưởng thức những món ngon và tận hưởng quãng thời gian vui chơi thoải mái tại hòn đảo xinh đẹp này!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Giới trẻ đổ xô check–in “tàu ma” mắc cạn ven biển Ninh Thuận

Tại Bãi Thông xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận một con"tàu ma" nghìn tấn mắc cạn bị bỏ hoang bỗng trở thành địa điểm check-in cực hot, thu hút giới trẻ bởi sự “hoang tàn và ma mị”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Có màu trời nào đẹp bằng màu trời Vĩnh Hy?!

Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 vịnh đẹp nhất Việt Nam với màu nước xanh ngọc bích đặc trưng. Vì chưa bị khai thác quá nhiều nên Vĩnh Hy vẫn là một vùng biển hoang sơ đáng để khám phá.

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Cẩm nang du lịch đảo Phú Quý – Nơi thiên nhiên hoang sơ chữa lành

Đảo Phú Quý là một trong những hòn đảo được “dân du lịch” yêu thích nhất hiện nay bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, thuần khiết. Nếu có dịp du lịch Bình Thuận thì đừng bỏ qua “tọa độ hot hit” này bạn nhé!

Hà Nội, chỉ trong một tháng...

Có một Hà Nội tháng 3 đẹp như tranh vẽ đã được ghi lại bởi ống kính máy ảnh của Quang Anh.

Hồ Ba Bể đẹp mê hồn qua ống kính khách du lịch

Dẫu là điểm đến nổi tiếng nhưng Hồ Ba Bể vẫn giữ được nét bình yên, nguyên bản giữa đại ngàn Bắc Kạn.

Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, đi chơi đâu?

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 này người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ 3 ngày liên tục. Nếu chưa biết đi đâu chơi thì bạn có thể tham khảo một số địa điểm mà Người du lịch gợi ý dưới đây!

Tín hiệu từ Hòn Tằm: Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Hòn Tằm (Nha Trang) đã vào mùa đẹp như tranh vẽ. Đi đi em, do dự, trời tối mất...

Đề xuất