Kinh nghiệm du xuân dự lễ hội chùa Hàm Long - cổ tự linh thiêng hơn 1000 năm tuổi

Lễ hội chùa Hàm Long Bắc Ninh diễn ra từ ngày 23 đến 25 tháng Giêng, vì thế, đây là cơ hội lý tưởng để du khách thập phương đến du xuân vãn cảnh và giải mã thắc mắc về nơi được mệnh danh là "đệ nhất nhốt trùng".

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Chùa Hàm Long ở đâu Bắc Ninh?

Bắc Ninh ngày nay từng là vùng đất trung tâm vùng châu thổ Bắc Bộ với đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Bắc Ninh còn là vùng đất hiếu học và khoang bảng, nơi cung cấp nhiều bậc hiền tài cho sự nghiệp kinh bang, xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, Bắc Ninh là quê hương của chùa tháp, với những đại danh cổ tự như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bách Môn, chùa Bút Tháp... Và nổi tiếng top đầu với những câu chuyện linh thiêng kỳ bí là chùa Hàm Long. 

Trong dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025, du khách thập phương có thể thực hiện chuyến hành hương về với vùng đất của chùa tháp để chiêm bái vẻ đẹp của ngôi cổ tự Hàm Long cũng như khám phá, giải mã những thắc mắc về nơi được mệnh danh là "đệ nhất nhốt trùng".

Chùa Hàm Long (hay Long Hạm tự) là ngôi cổ tự tọa lạc ở khu phố Thái Bảo, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 7km về phía Đông Nam. 

kinh-nghiem-du-xuan-du-le-hoi-chua-ham-long-bac-ninh-1-1427
Cổng vào chùa Hàm Long Bắc Ninh

Chùa Hàm Long được xây dựng trên địa thế phong thủy tốt, ở chính Hàm con rồng tại núi Long Lĩnh, xung quanh có núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân và núi Rùa. Đây là điểm đến tâm linh mang đậm kiến trúc cổ với những tòa tháp rêu phong cổ kính. Khung cảnh ở ngôi cổ tự này hoàn toàn đối lập với những ngôi chùa đông đúc, nổi tiếng khác. 

Chùa Hàm Long Bắc Ninh thường gắn liền với những câu chuyện đầy màu sắc tâm linh huyền bí. Người ta thường gọi nơi đây là "chùa nhốt vọng", "đệ nhất nhốt trùng", "chùa cắt trùng tang" hay "nơi nhất Thần trùng tang lớn nhất nước Nam"... 

Để di chuyển đến dâng hương vãn cảnh và dự lễ hội chùa Hàm Long, du khách có thể xuất phát từ điểm gốc là Thủ đô Hà Nội. Chùa nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km nên việc di chuyển cũng khá dễ dàng. 

Du khách có thể di chuyển bằng phương tiện là ô tô cá nhân, xe máy cá nhân hoặc xe khách, xe bus. Du khách đi theo cung đường: Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy - Phạm Hùng - Quốc lộ 1A. Sau đó di chuyển theo quốc lộ thêm 23km thì rẽ phải, gặp phòng xuyến thì rẽ sang QL18. Du khách tiếp tục đi qua công ty Kính Nổi khoảng 2km thì hỏi người dân địa phương để đến đúng vị trí của chùa.

Lịch sử và sự tích về chùa Hàm Long Bắc Ninh

Theo ghi chép được lưu giữ tại chùa, chùa Hàm Long được khởi lập vào năm 1158 bởi Lý Quốc sư Nguyễn Minh Không dưới triều vua Lý Anh Tông. Thời phong kiến chùa nằm ở xã Lam Sơn Dương, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Chùa được xây dựng sau chùa Dạm (xã Lãm Sơn Trung) gần một thế kỷ. Song xét về quy mô và diện tích lúc đó thì chùa không được to lớn như chùa Dạm và chùa Phật Tích. 

Như đã chia sẻ, chùa nằm trên một khu đất có hình thể như 6 hiền sĩ hội tụ, thế từ linh (long, ly, quy, phụng). Phía đông nam và tây nam là hình thể của phượng châu, quy bái. Phía tây bắc là quy phục uy nghi một dải Thần Long rủ đầu xuống ngôi chùa, vì thế nên mới có tên là chùa Hàm Long. Nhưng thời Lý - Trần, chùa Hàm Long chưa có quy mô kiến trúc lớn. Trải qua thăng trầm thời gian, chùa được tu bổ nhiều lần và trở nên uy nghi như ngày hôm nay. 

kinh-nghiem-du-xuan-du-le-hoi-chua-ham-long-bac-ninh-2-1428
kinh-nghiem-du-xuan-du-le-hoi-chua-ham-long-bac-ninh-2-1428

Hiện nay chùa còn lưu giữ được một số tượng Phật cổ cùng 14 tháp mộ cổ từ thời Trần, Hậu Lê và Nguyễn. Trong số đó bao gồm 4 pho tượng bằng đồng có thủ pháp nghệ thật và kỹ thuật đúc đặc sắc: tượng Phật Thích Ca cao cao 2,10m; tượng A-nan và Ca-diếp cao 1,86m; tượng Hoàng hậu Maya cao 1,58m (mẹ của đức Phật). Những pho tượng này được đúc ở tại địa phương, có thần thái tiêu dao tự tại mang đến cho Phật tử cảm giác thanh thản khi ngắm nhìn. 

Vào năm 1988, chùa Hàm Long được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Cuối năm 2000, UBND Bắc Ninh ra Quyết định thành lập Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bắc Ninh, trường đặt trụ sở tại khuôn viên chùa Hàm Long. Hiện nay, Thượng tọa Thích Thanh Trung đang là Hiệu trưởng của ngôi trường này. 

Vì sao chùa Hàm Long được gọi là "đệ nhất nhốt trùng"?

Chùa Hàm Long được biết đến nhiều với cái tên "chùa nhốt vong", "chùa cắt vong" hay "chùa nhốt Thần trùng lớn nhất trời Nam". Từ xưa đến nay, người dân vẫn tiếp tục lan truyền câu chuyện huyền bí về ngôi chùa này: "Khi đến gửi vong, người ta chỉ cần mang đến một bức ảnh và những thông tin: Tên, tuổi, giờ mất, giờ liệm, giờ chôn cất người quá cố và nhà chùa sẽ ghi lại thông tin đó. Nhà sư cho lá bùa để gia đình đeo trong 3 năm tránh tai họa. Người đem vong đi gửi, kiêng người cùng huyết thống trực hệ. Khi đi gửi vong thì cứ lẳng lặng mà đi, không được bàn ở nhà trước vì vong rất tinh khôn, biết là đi gửi vong thì vong sẽ không đi theo nữa...".

Theo các tư liệu, chùa được thành lập vào thời nhà Lý bởi Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác. Sở dĩ chùa được dân gian cho là nơi có khả năng "nhốt trùng" là vì chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháo danh Như Trừng Lân Giác.

Sinh thời, thấy chúng sinh quá lo sợ những cái chết liên tục trong gia đình, dòng họ mà nay gọi là "trùng tang", ngài đã tạo ra kinh "Thập nguyện cứu sinh" và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn được siêu linh. 

kinh-nghiem-du-xuan-du-le-hoi-chua-ham-long-bac-ninh-3-1432
Lối đi vào Tổ đình chùa Hàm Long

Vì sao nhân dân thường mang vong đến chùa Hàm Long để nhốt? Kỳ thực việc "nhốt vong" ở đây là dùng kinh kệ hồi hướng cho vong hồn được siêu sinh. Sau này, có nhiều cao tăng đến chùa tu tập, trong đó có thiền sư Dương Không Lộ - người này nổi tiếng với khả năng hóa giải các loại trùng. Vì lẽ đó, chùa Hàm Long trở thành ngôi cổ tự nổi tiếng trong việc nhốt trùng. 

Hàng ngày, vào buổi sáng, các nhà sư thường tụng kinh niệm Phật cúng vong cẩn thận. Đến buổi chiều, các nhà sư sẽ nấu một nồi cháo to, cúng thí thực cho trùng và vong đang bị nhốt ở đây. Các gia đình có người chết trùng sẽ đem vong đến gửi tại chùa, nhờ nhà chùa cúng cho vong linh người quá cố. 

Cho đến nay, trong khuôn viên chùa vẫn còn hai ngọn tháp cổ. Tương truyền, hai ngọn tháp này có tuổi đời gần bằng tuổi chùa. Tháp gạch là tháp chứa xá lợi của sư tổ Như Trừng Lân Giác, tháp đá là nơi cất giữ công phu tu tập của sư tổ, còn được gọi là tháp Cứu Sinh - tháp tổ Như Trừng Lân Giác. 

Mê mẩn kiến trúc của ngôi cổ tự Hàm Long linh thiêng

Chùa Hàm Long sở hữu kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam với mái chùa mang đậm phong cách thời Lý. Chùa tọa lạc trên diện tích đất rộng hơn 9.000m2 với cảnh quan ấn tượng. Các công trình trong khuôn viên chùa được thiết kế theo kiểu truyền thống, được chạm khắc tinh xảo và nghệ thuật. 

Khuôn viên chùa có các công trình đặc trưng như: Tam Quan, Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Tăng, nhà khách... và những công trình phụ trợ đậm nét cổ kính. Tam Bảo chùa làm bằng gỗ lim với kết cấu chữ Đinh, gồm tiền đường 7 gian cùng kết cấu vì nóc "chồng rường giá chiêng", vì nách "kẻ ngồi cốm mê" và 3 gian Thượng điện kết cấu vì nóc "chồng rường giá chiêng", vì nách "kẻ ngồi".

kinh-nghiem-du-xuan-du-le-hoi-chua-ham-long-bac-ninh-4-1434
Một góc linh thiêng trong chùa Hàm Long

Bàn thờ 7 vị Tổ, thờ Mẫu được đặt trong chùa, ngoài ra chùa Hàm Long còn thờ ông Đỗ Văn Vỹ, một người vốn nổi tiếng về sự trượng nghĩa, thông minh và hiếu học của làng. Ngày nay, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của nhân dân địa phương và là điểm chiêm bái linh thiêng của du khách thập phương.

Linh thiêng lễ hội chùa Hàm Năm vào tháng Giêng

Lễ hội chùa Hàm Long diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25 tháng Giêng. Đây là lễ hội chùa của Đạo Phật nên công tác chuẩn bị cũng như rước tế hầu như không có. Trước khi vào hội chính một đến hai ngày, nhà chùa đã làm một số công việc như quét dọn, vệ sinh cảnh chùa. Việc quan trọng nhất là tắm cho các pho tượng. Tham gia vào công việc này là những người trong sạch, có phẩm chất tốt, không có tang gia. Vào những năm đượck mùa, nhân dân công đức nhiều thì nhà chùa sẽ tổ chức tô tượng, đồ thờ và các trang trí trong kiến trúc chùa. 

Vào ngày lễ hội, trước phật điện chùa Hàm Long, sư trụ trì tụng kinh gõ mõ, dưới sân chùa các đệ tử làm lễ theo kinh Nam Hoa. Ngược lên phía trước theo độ dốc của núi Vân Ô, có một ngôi chùa nhỏ, đó là chùa Cao, phật điện của chùa Cao chỉ duy nhất có một pho tượng Quan âm Nam Hải tạc theo phong cách "Thiên thủ thiên nhỡn". Nơi đây thu hút người dân làm nghề sông nước thuộc các xã như Tam Hưng, Phục Lễ, Phả Lễ, An Lư, Minh Đức... đến làm lễ cầu mong sóng yên biển lặng và sự bình an cho người thân trong gia đình  khi lênh đênh trên các cửa sông, cửa biển.

kinh-nghiem-du-xuan-du-le-hoi-chua-ham-long-bac-ninh-5-1440

Vào buổi tối của ngày diễn ra lễ hội, các hoạt động văn hóa sẽ được tổ chức như hát chèo, kể hạnh mà nội dung chủ yếu kể về công đức của nhà Phật, khuyên răn dạy dỗ các Phật tử tu nhân tích đức, chăm lo việc thiền. Đặc biệt là sự tích ông tổ Non Đông được chuyển thể thành thơ lục bát với kiểu lối kể truyền miệng nên được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 

Ngoài các nghi lễ diễn ra trước các Phật diện, tòa thờ tổ của khu di tích chùa Hàm Long, nơi đây hầu như không có các trò chơi dân gian. Người trẻ đến với lễ hội chủ yếu mong cầu cuộc sống tốt đẹp... 

Lễ hội chùa Hàm Long không ồn ào náo nhiệt như các lễ hội khác nhưng lại chứa đựng tinh thần lớn lao nên đã có sức hút với những người tham gia cũng như phật tử, du khách thập phương. Lễ hội chùa Hàm Long là một trong những lễ hội mà du khách nên tham gia ít nhất một lần trong đời vào dịp đầu năm mới.

Xem thêm: Kinh nghiệm du xuân tham quan chùa Non Nước Sóc Sơn, Hà Nội

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Đi lễ chùa đầu năm là phong tục không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt. Tết Ất Tỵ 2025, Người Du Lịch xin gợi ý đến du khách 5 ngôi chùa linh thiêng cầu bình an ở Hà Nội.

5 cổ tự linh thiêng cầu bình an ở Hà Nội nên đi vào dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025
0 Bình luận

Đền Cổ Loa không chỉ là di tích lịch sử mà còn là biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt, gắn liền với truyền thuyết vua An Dương Vương xây thành và Mỵ Châu - Trọng Thủy.

Linh thiêng đền Cổ Loa - Nơi lưu giữ hai bảo vật quốc gia
0 Bình luận

Chùa Bà Đanh hay còn được gọi là Bảo Sơn Nữ là ngôi chùa cổ linh thiêng nổi tiếng tại Hà Nam, được mọi người biết đến với câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”.

Tích xưa chùa Bà Đanh: Ngôi cổ tự 300 năm tuổi được mệnh danh “Đệ nhất vắng khách”
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 7 homestay ở Huế giá dưới 1 triệu đồng

Để tối ưu chi phí du lịch Huế, xin gửi đến các bạn gợi ý về 7 homestay giá dưới 1 triệu đồng nhưng sở hữu không gian rất ổn. 

Quynh Anh
Quynh Anh 18 giờ trước
Dốc Lết có gì đẹp?

Dốc Lết là điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn tránh xa sự ồn ào, tìm về với bình yên của biển xanh, cát trắng, nắng vàng...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Làng Hà Liên - 'ốc đảo' thơ mộng giữa đầm Nha Phu, Khánh Hòa

Tọa lạc giữa đầm Nha Phu, làng Hà Liên hơn 300 tuổi tựa như một ốc đảo thơ mộng thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Cá voi xuất hiện ở Vĩnh Hy, người trẻ háo hức rủ nhau đi xem

Nghe tin cá voi trồi lên trên mặt biển ở vịnh Vĩnh Hy, nhiều bạn trẻ rủ nhau xách vali lên đường với hy vọng một lần được nhìn thấy cá voi giữa đại dương. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Du lịch dọc Việt Nam với những tỉnh '2 trong 1' sau sáp nhập

Sau sáp nhập, bản đồ du lịch Việt Nam sẽ xuất hiện những tỉnh "2 trong 1". Đó là những nơi có biển xanh, đảo xa, núi rừng hùng vĩ, khí hậu mát mẻ. 

Quynh Anh
Quynh Anh 3 ngày trước
Tìm về chốn bình yên đẹp như cổ tích nhưng cực ít lượt check-in ở Sa Pa

Khu du lịch sinh thái Suối Vàng - Thác Tình Yêu chính là chốn bình yên đẹp như cổ tích nhưng lại có rất ít lượt check-in ở Sa Pa. 

Quynh Anh
Quynh Anh 4 ngày trước
Nếu Vĩnh Hy đã quá đông đúc thì Ninh Vân luôn chào đón bạn

Nếu bạn e ngại sự đông đúc ở Vĩnh Hy thì hãy thử "rẽ trái" tìm đến làng chài Ninh Vân - thiên đường thầm lặng, nép mình bên bờ vịnh xanh thẳm thuộc bán đảo Hòn Hèo, cách trung tâm TP Nha Trang chừng 60km.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Sau sáp nhập, 4 điểm cực của Việt Nam thay đổi như thế nào?

Sau sáp nhập, Việt Nam từ 63 tỉnh thành xuống còn 34 tỉnh, thành (6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh). Vậy 4 điểm cực của Việt Nam có thay đổi gì không?

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Tháng 7 nên đi đâu chơi?

Tháng 7 là thời điểm giữa mùa hè - nắng vàng rực rỡ, biên xanh, thiên nhiên đầy sức sống... Đây là dịp lý tưởng cho chuyến du lịch khám phá, nghỉ dưỡng.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Hòn Trứng - 'Sân chim biển' hoang sơ và kỹ vĩ của Côn Đảo 

Hòn Trứng là nơi không có người ở, chỉ có đá gồ ghề, hình dạng tựa như quả trứng lấp ló trên mặt biển. Nơi đây là sân chim biển có mặt độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam với 4,88  trứng trên mỗi m2. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Gợi ý 4 bãi biển ở miền Nam nước xanh như ngọc bích

Dưới đây là 4 bãi biển ở miền Nam nổi bật với làn nước trong xanh như ngọc bích, du khách có thể lựa chọn cho chuyến đi trong mùa hè 2025.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Chùa Hang Châu Đốc - cổ tự linh thiêng bên sườn núi nổi tiếng với đôi rắn thần khổng lồ

Tọa lạc ở lưng chừng sườn núi Sam, chùa Hang Châu Đốc (Phước Điền Tự) là điểm du lịch tâm linh nổi bật vùng Tây Nam Bộ, hấp dẫn bởi lịch sử huyền bí và phong cảnh nên thơ. 

Du lịch Bản Liền 'hot' rần rần sau chương trình Gia Đình Haha

Sau khi chương trình "Gia Đình Haha" lên sóng, Bản Liền (xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bất ngờ trở thành điểm đến hút khách, nhiều homestay kín phòng...

Tân Phụng - làng chài hơn 300 tuổi nằm nép mình dưới chân núi, mặt hướng ra biển ở Bình Định 

Nép mình dưới chân núi, cong con như hình lưỡi liềm chạy sát ra biển, làng chài Tân Phụng hiện lên giữa bãi cát mịn, vách đá phủ rêu... tạo nên cảnh sắc thơ mộng như tranh vẽ...

Đảo Bích đầm trong mắt du khách: Điện 'chập chờn' nhưng góc cảnh nào cũng 'tuyệt đối điện ảnh'

Đảo Bích Đầm không dành cho số đông, mà là nơi lý tưởng cho những ai đang tìm về sự tĩnh lặng, mộc mạc và chân thật. Dẫu còn thiếu tiện nghi nhưng mỗi góc ở đây đều mang đến cảm giác thần khiết và điện ảnh đến lạ...

Mục tiêu của thanh xuân: Phải check-in bằng hết “tứ đại” điểm đến của đất nước mình!

"Tứ đại" điểm đến của nước mình là: 4 kỳ đài lịch sử (Huế - Hà Nội - Nam Định - Bắc Ninh); 4 đèo hùng vĩ (Ô Quy Hồ - Mã Pí Lèng - Pha Đin - Khau Phạ); 4 cực Tổ quốc (Bắc - Nam - Đông - Tây); 4 thung lũng mùa vàng (Mường Thanh - Mường Lò - Mường Tấc - Mường Thau).

Đề xuất