Độc đáo lễ hội Chợ tình Khâu Vai Hà Giang – Bản vọng tình yêu nơi cao nguyên đá

Lễ hội chợ tình Khâu Vai tồn tại hơn 100 năm nay như một bản tình ca từ xa xưa vọng về, nơi ấy chất chứa cả nụ cười lẫn những giọt nước mắt của những mối tình dang dở. Nếu có dịp ghé đến Hà Giang vào những ngày cuối tháng 3 âm lịch thì đừng bỏ qua phiên chợ đặc biệt này nhé!

Diệu Nguyễn Theo dõi

Lễ hội chợ tình Khâu Vai Hà Giang là gì?

Lễ hội chợ tình Khâu Vai hay còn được gọi là chợ Phong Lưu Khâu Vai là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Gọi là chợ nhưng thay vì buôn bán, người dân khắp các bản làng sẽ những bộ trang phục dân tộc đẹp mắt, hòa mình vào dòng chảy lễ hội để tìm giao lưu, trò chuyện, kết bạn.

cho-tinh-khau-vai-la-gi-va-cho-tinh-khau-vai-to-chuc-khi-nao-o-dau-2-1706
Chợ tình Khâu Vai là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc tại Hà Giang

Ban đầu chợ tình Khâu Vai là phiên chợ dành cho những mối tình trắc trở, để những người có duyên không nợ, không đến được với nhau đến để trò chuyện, chia sẻ trong sáng, thể hiện cảm xúc nhớ nhung, quyến luyến của mình. Nhưng từ năm 1991 trở lại đây, đến chợ có rất nhiều thanh niên  nam nữ các dân tộc trong vùng cũng đến chợ để vui xuân, tìm bạn tình và đã có rất nhiều người nên vợ nên chồng từ dịp lễ hội đặc sắc này.

Chợ tình Khâu Vai được tổ chức khi nào?

Theo thông lệ, cứ vào 27 tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân Hà Giang và du khách thập phương lại cùng nhau hò hẹn họp Chợ tình Khâu Vai. Ban đầu, chợ tình Khâu Vai chỉ được tổ chức một ngày duy nhất trong năm, nhưng ngày nay hướng đến việc quảng bá văn hóa địa phương, chợ tình đã được tổ chức kéo dài thêm 2 ngày để tiện cho mọi người ghé đến tham quan, trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của người đồng bào trong hành trình du lịch Hà Giang.

cho-tinh-khau-vai-la-gi-va-cho-tinh-khau-vai-to-chuc-khi-nao-o-dau-3-1706
Chợ tình Khâu Vai được tổ chức từ 27/3 âm lịch hằng năm

Chợ tình Khâu Vai Hà Giang đã tồn tại hơn 100 năm nay kể từ ngày đầu tiên được tổ chức vào năm 1919. Cứ đến độ mùa xuân, người đồng bào dân tộc sinh sống quanh khu vực huyện Mèo Vạc nói riêng và cao nguyên đá Đồng Văn nói chung lại háo hức nhắc nhau về phiên chợ tình độc đáo này bằng những câu thơ:

“Đợi anh hết mùa lanh

Đợi anh qua mùa đào

Vượt đỉnh Mã Pí Lèng

Ta tìm về chợ tình Khâu Vai”

Chợ tình Khâu Vai được tổ chức ở đâu?

Lễ hội chợ tình Khâu Vai được tổ chức trên một quả đồi thuộc địa phận bản Khâu Vai, xã Khâu Vai, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

cho-tinh-khau-vai-la-gi-va-cho-tinh-khau-vai-to-chuc-khi-nao-o-dau-1-1707
Chợ tình Khâu Vai được tổ chức tại bản Khâu Vai, TT. Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Với lịch sử hơn 100 năm hình thành, lễ hội chợ tình Khâu Vai đã được vinh dự công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trở thành thỏi nam châm thu hút người dân trong tỉnh và du khách khắp nơi ghé đến tham quan, trải nghiệm. Sự tồn tại của phiên chợ đặc biệt này không chỉ giúp cho du lịch Hà Giang phát triển mà còn góp phần bảo tồn, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống dân gian đặc sắc của nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc.

Nguồn gốc ý nghĩa của lễ hội chợ tình Khâu Vai

Theo tương truyền, chợ tình Khâu Vai Hà Giang bắt nguồn từ câu chuyện tình của chàng Ba – một chàng trai người Nùng và nàng Út – một cô gái người Giáy.

Ở vùng đất Khâu Vai khi xưa có một gia đình nông dân nghèo với 3 người con trai khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú, rất giỏi săn bắt. Biết gia đình khó khăn nên 3 chàng trai hằng ngày ra sức làm việc, khai thác song mây đem sang vùng Bảo Lạc để đổi lấy vải, dầu, muối về dùng. Trong 3 chàng trai, chàng trai thứ ba sở hữu giọng hát rất hay, tài thổi sáo cũng rất tốt, lại còn tốt bụng hay giúp đỡ mọi người nên được dâng làng rất yêu quý, trìu mến gọi với cái tên Chàng Ba. Các cô gái trẻ trong làng đều đem lòng yêu mến chàng, trong đó có cả cô thiếu nữ con nhà tộc trưởng ở làng người Giáy gần đấy.

Mỗi khi nghe Chàng Ba cất tiếng sáo, nàng lại ngồi bên núi mê say hát theo. Tiếng hát của nàng quyện với tiếng sáo của chàng tạo thanh âm đẹp đẽ giữa núi rừng, làm mê đắm lòng người. Họ yêu nhau say đắm nhưng do không cùng dân tộc, không cùng tổ tiên, chàng lại là con nhà nghèo, trong khi nàng là con gái tộc trưởng nên mối tình của cả hai đã bị ngăn cấm dữ dội.

cho-tinh-khau-vai-la-gi-va-cho-tinh-khau-vai-to-chuc-khi-nao-o-dau-4-1707
Chợ tình Khâu Vai bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu đầy bi thương, cảm động

Vì quá yêu nhau, họ đã trốn gia đình đưa nhau lên hang trên núi Khâu Vai để sống qua ngày. Nhưng ở bên dưới bản, họ hàng tộc cô Út đã vác cung vác nỏ sang mắng chửi nhà trai vì đã làm cô bỏ nhà đi. Nhà trai nghe vậy cũng mang gậy, mang dao ra đánh chửi nhà gái. Từ trên hang núi nhìn xuống, hai người thấy vì mình mà hai gia đình mâu thuẫn, đâm chém nhau. Nên dù không nỡ, dù lòng đau như cắt, họ vẫn đành chia tay, trở về nhà làm tròn bổn phận với gia đình, dòng tộc. Trước khi chia tay, chàng Ba và cô Út đã hẹn nhau hằng năm sẽ lại đến Khâu Vai vào ngày 27 tháng 3 âm lịch để hát cho nhau nghe, tâm sự về những chuyện đã xảy ra trong suốt một năm xa cách.

Sau khi hai người qua đời, người dân trong làng vì thương tiếc cho mối lương duyên trắc trở đã dựng lên 2 miếu thờ Ông thờ Bà và lấy ngày 27/3 âm lịch hằng năm làm ngày họp chợ cho các đôi trai gái lỡ duyên có cơ hội gặp nhau.

Cũng từ đấy chợ tình Khâu Vai đã trở thành ngày lễ dành cho những gặp đôi có duyên không phận. Cứ vào ngày 27/3 âm lịch, các cặp đôi lại tụ hội về Khâu Vai, gạt bỏ hết những ràng buộc lễ giáo phong kiến, những tập tục lạc hậu, cùng nhau ngồi lại trò chuyện, tâm sự, kể cho nhau nghe những vui buồn, thương nhớ và cất lên những giai điệu dân ca quen thuộc để gửi gắm những yêu thương, nhớ nhung. Cũng vì đặc tính này mà vào ngày họp chợ có rất nhiều cặp vợ chồng cùng đến chợ để gặp lại người cũ. Ở họ không có sự ghen tuông, họ tôn trọng nhau, tôn trọng quá khứ của nhau, coi đó là trách nhiệm đối với đời sống tinh thần. Hết phiên chợ tình, họ lại quay về với cuộc sống thường ngày, hẹn nhau đến phiên chợ năm sau lại tới.

Trước đây, chợ tình Khâu Vai là chợ của những mối tình trắc trở, nhưng nhiều năm trở lại nay đã có nhiều thanh niên nam nữ các dân tộc ghé đến để vui xuân, tìm bạn đời. Cũng do bản sắc ca ngợi tình yêu đôi lứa trong sáng mà nay chợ tình Khâu Vai Hà Giang đã được tổ chức như một lễ hội, ,một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc để người dân và du khách ghé đến tham quan, tìm hiểu văn hóa.

Chợ tình Khâu Vai có gì đặc sắc?

Phần lễ chợ tình Khâu Vai

Lễ hội chợ tình Khâu Vai bắt đầu với việc chủ lễ - già làng trong xã cùng đại diện chính quyền sẽ dâng hương xin phép được tổ chức lễ hội. Sau đó, mọi người sẽ dâng lễ lên miếu Ông miếu Bà nhằm thể hiện đạo lý nhớ nguồn, tưởng nhớ đến những người đã có công khai phá mảnh đất Khâu Vai.

cho-tinh-khau-vai-la-gi-va-cho-tinh-khau-vai-to-chuc-khi-nao-o-dau-5-1708
Phần lễ tại chợ tình Khâu Vai được tổ chức trang nghiêm, hoành tráng

Thông qua đó cũng tôn vinh sự thủy chung, trong sáng của tình yêu đôi lứa, dù gặp nhiều trắc trở, không thể nên duyên vợ chồng nhưng họ vẫn giữ cho nhau một mình cảm đẹp, không làm trái với đạo lý, văn hóa xã hội.

Phần hội chợ tình Khâu Vai

Phần hội chợ tình Khâu Vai Hà Giang được tổ chức vô cùng nhộn nhịp, đặc sắc với nhiều tiết mục nghệ thuật, ca múa nhạc đặc sắc như: trình diễn thổi Khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng, múa kéo nhị, múa kiếm, múa trống của dân tộc Giáy, hát dân ca dân tộc Nùng, hát đối giao duyên, điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô,…

cho-tinh-khau-vai-la-gi-va-cho-tinh-khau-vai-to-chuc-khi-nao-o-dau-6-1709
Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động, trò chơi đặc sắc

Đối với chợ tình Khâu Vai, ngoài việc xem những mà trình diễn đặc sắc, du khách còn có thể tham gia những trò chơi dân gian thú vị như ném còn, gánh nước bằng ống tre, thi đánh yến, ném pao, thit bịt mắt bắt vịt,… Ngoài ra, khi đến với chợ tình du khách còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản Hà Giang như thắng cố, lẩu dê,…

Những lưu ý khi tham gia lễ hội chợ tình Khâu Vai

Nếu là du khách ghé đến chợ tình Khâu Vai để tham quan, trải nghiệm thì tránh mặc trang phục của người dân tộc. Bởi chợ tình là địa điểm hẹn hò của nam thanh nữ tú người đồng bào, nếu không muốn trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của tập tục “bắt vợ” thì không nên mặc quần áo của người đồng bào tham gia và lễ hội này.

Tiếng huýt sáo trong phiên chợ tình Khâu Vai được xem là một trong những tín hiệu để các chàng trai tìm người bạn đời. Du khách nên tránh huýt sáo để không gây ra những hiểu lầm.

Trong phiên chợ các sạp bán hàng quà lưu niệm thường riêng việc mặc cả hay trả giá. Đến tránh phiền phức, rắc rối không đáng có bạn nên tránh mặc cả khi mua hàng.

Trong hành trình khám phá Hà Giang mùa xuân, nếu có cơ hội bạn đừng quên ghé đến chợ tình Khâu Vai để khám phá, tìm hiểu về nét văn hóa đặc sắc của người đồng bào nơi đây nhé!

Xem thêm: Đặc sắc hội Lim Bắc Ninh - nơi tôn vinh một di sản văn hóa quan trọng của người Việt

Tin liên quan

Lễ hội đền Hùng (Giỗ Tổ Hùng Vương) là ngày lễ thiêng liêng của người Việt, là nơi kết tinh những giá trị quan trọng của dân tộc. Để có mùa lễ hội đền Hùng 2025 ý nghĩa, du khách đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Lễ hội đền Hùng 2025: Thời gian, địa điểm, kinh nghiệm đi lễ từ A đến Z
0 Bình luận

Lễ hội xuân đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Phú Thọ. Các lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm nhằm tôn vinh các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước...

Du xuân 2025: Về miền di sản Phú Thọ hòa mình vào các lễ hội truyền thống đặc sắc 
0 Bình luận

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức vào dịp đầu năm mới, cầu mong mưa thuận gió hòa, con cháu khỏe mạnh, gia đình ấm no. Theo thời gian, Gầu Tào trở thành dịp để nhân dân các dân tộc cùng giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau...

Lễ hội Gầu Tào - ngày hội xuân lớn nhất của đồng bào H'Mông ở chốn núi non Tây Bắc
0 Bình luận


Bài mới

Top 10 tour du lịch 'độc nhất vô nhị' chỉ có ở Việt Nam

Du lịch Việt Nam đang hấp dẫn du khách bằng rất nhiều tour độc đáo như: Thăm mộ cô Sáu lúc nửa đêm; thám hiểm hang Sơn Đoòng; vớt rác ở Hội An, Vịnh Hạ Long, Lý Sơn... 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Hành trình khám phá Lạng Sơn 3 ngày 2 đêm - Vùng biên thơ mộng

Nếu bạn đang tìm một điểm đến vừa gần Hà Nội, vừa có thiên nhiên hoang sơ, lịch sử hào hùng và ẩm thực độc đáo thì Lạng Sơn chính là lựa chọn hoàn hảo cho kỳ nghỉ 3 ngày 2 đêm.

Hồng Anh
Hồng Anh 2 ngày trước
Review Cát Bà 2 ngày 1 đêm – Lịch trình cho hệ nghèo thích “trốn nóng”

Cuối tháng ví rỗng, nhưng lòng lại đầy nắng và thèm “vitamin sea”? Vậy thì làm một chuyến Cát Bà 2 ngày 1 đêm siêu tiết kiệm mà vẫn có đủ: biển xanh, đồ ăn ngon và ảnh đẹp sống ảo cháy máy thôi các ní ơi!

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Kinh nghiệm lặn ngắm san hô ở Nha Trang cho người mới đi lần đầu

Lặn ngắm san hô ở Nha Trang là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua. Nhưng những người mới trải nghiệm lần đầu thì đừng bỏ qua kinh nghiệm này nhé.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Cao Bằng 2N3Đ có gì hay ho?

Mình chưa bao giờ nghĩ Cao Bằng đẹp đến vậy cho đến khi tự mình đặt chân đến vùng đất lịch sửu này. 

Quynh Anh
Quynh Anh 6 ngày trước
Review nhanh chuyến Nha Trang - Vĩnh Hy 3N2Đ: Không cháy nắng không chịu về

Với chi phí 5.9 triệu đồng, mình đã có chuyến đi Nha Trang - Vĩnh Hy đầy thú vị. Cùng tham khảo nhé!

Tips khám phá cố đô Huế với hầu bao hạn hẹp

Tips khám phá cố đô Huế siêu tiết kiệm này được lập ra dành cho các bạn sinh viên, những người có thu nhập thấp nhưng đam mê xê dịch. Cùng tìm hiểu nhé!

Phú Quý mùa này: Ai có ý định đi nhất định phải đọc hết cái này rồi hãy book vé!

Mình vừa đi Phú Quý về, không nói điêu - đây là cái đảo mà lúc ở thì nhớ nhà, nhưng lúc về rồi thì nhớ đảo. Ai đang có ý định đi NHẤT ĐỊNH PHẢI đọc hết cái này rồi hãng book vé.

Cầm 500k “công phá” bản đồ du lịch Pleiku 2 ngày 1 đêm

Đối với mình Pleiku là một địa điểm khá thú vị, với thời thiết dễ chịu không nóng bức, đường xá rộng rãi đi thoải mái, điểm chơi không có nhiều nhưng với 50k tiền xăng thì đi những điểm trên là khá đủ cho 2 ngày 1 đêm rồi.

5 'KHÔNG' cần nhớ khi đi du lịch Phú Quốc

Sau chuyến đi du lịch Phú Quốc đầy lý thú của mình, Minh Châu đúc rút được 5 "không" quan trọng. Đây là tips du lịch xịn sò mà bạn nên lưu ngay lại để tham khảo. 

Review trekking Tả Liên Sơn 2 ngày 1 đêm – Chinh phục khu rừng cổ tích

Tả Liên Sơn nằm ở tỉnh Lai Châu,  đỉnh núi cao 2996M nằm trong Top 6/15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Nếu bạn yêu thích cảnh rừng núi thiên nhiên đa dạng thì đừng bỏ lỡ cung trek này nha.

Cùng em bé 16 tháng “vi vu” Đà Nẵng – Hội An 4 ngày 3 đêm

Gia đình mình vừa có chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm siêu dễ thương tại Đà Nẵng – Hội An cùng với em bé 16 tháng tuổi nên muốn chia sẻ chút kinh nghiệm để các gia đình có con nhỏ tham khảo nhé!

Đủ nắng hoa sẻ nở, đủ tiền phải đi ngay Nam Du

Nam Du đang vào mùa đẹp nhất, tranh thủ làm một chuyến đến đảo để tận hưởng biển xanh, cát trắng, nắng vàng và thưởng thức hải sản tươi ngon nào!

Đi Măng Đen mấy ngày là đủ?

Măng Đen được mệnh danh là "Đà Lạt thu nhỏ" với rừng nguyên sinh, hồ nước, rừng thông, khí hậu mát mẻ. Đây là địa điểm lý tưởng để 1 chuyến du lịch trải nghiệm. Vậy nên đi Măng Đen mấy ngày là đủ?

Bỏ túi kinh nghiệm khám phá Phan Thiết - Mũi Né 2 ngày 2 đêm

Bạn đang tìm một chuyến đi ngắn ngày để “nạp năng lượng”? Hãy cùng khám phá Phan Thiết – Mũi Né trong 2 ngày 2 đêm, nơi hội tụ đầy đủ biển xanh, cát trắng và nắng vàng!

Cầm 5 triệu đồng “phá đảo” Lý Sơn 4 ngày 3 đêm

Với tiêu chí “Tối ưu phần cần thiết, cháy hết mình phần đáng giá”, cô nàng Hoàng Thương đã có một chuyến khám phá đảo Lý Sơn 4 ngày 3 đêm với vô vàn trải nghiệm tuyệt vời.

Đề xuất