Kinh nghiệm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Tam Chúc tự túc

Sau khi rời khỏi chùa Quán Sứ, xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước về chùa Tam Chúc (Hà Nam) và được tôn trí ở đây từ ngày 17/5 đến 20/5. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Theo dõi

Lịch trình cung rước xá lợi Đức Phật về chùa Tam Chúc

Cung rước và tôn trí xá lợi Đức Phật là sự kiện văn hóa tôn giáo, ngoại giao quốc tế quan trọng. Không chỉ là vinh dự mà còn là dấu chỉ thiêng liêng nhắc nhở mỗi người sống từ bi, trí tuệ, tinh tấn làm các điều thiện này. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để người dân và Phật tử được trở về các ngôi chùa ở  Việt Nam để vãn cảnh, chiêm bái.

Hiện tại, xá lợi Đức Phật đang được tôn trí ở chùa Quán Sứ (Hà Nội) để nhân dân đến chiêm bái, lễ Phật. Dự kiến, ngày 17/5/2025, xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước về chùa Tam Chúc (Hà Nam). Chùa Tam Chúc sẽ mở cửa cho nhân dân, phật tử đến chiêm bái, đảnh lễ trong 4 ngày từ 17/5 đến 20/5/2025. 

kinh-nghiem-chiem-bai-xa-loi-duc-phat-tai-chua-tam-chuc-tu-tuc-4-1212
Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước về chùa Tam Chúc vào ngày 17/5

Để chuẩn bị cho sự kiện tôn giáo quan trọng này, ngày 13/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thông báo sự kiện cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Tam Chúc (phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) sẽ diễn ra từ ngày 17 đến ngày 20/5. Theo ban tổ chức, lịch trình cung rước xá lợi từ chùa Quán Sứ về chùa Tam Chúc sẽ diễn ra như sau: 

- Dự kiến từ 6h - 10h ngày 17/5, đoàn xe rước xá lợi Đức Phật sẽ xuất phát từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tới Trạm thu phí Liêm Tuyền (Hà Nam).

- Từ 10 – 11h 30, đoàn rước sẽ đi qua các tuyến đường trung tâm của thành phố Phủ Lý. Từ 11h30 – 13h cung rước xá lợi vòng quanh hồ Tam Chúc vào Tam quan nội.

- Từ 13h - 14h cung rước xá lợi từ Tam quan nội lên điện Tam Thế và làm lễ an vị. Sau lễ cung rước và tôn trí xá lợi, lễ cầu an, tụng kinh và chiêm bái sẽ được diễn ra.

kinh-nghiem-chiem-bai-xa-loi-duc-phat-tai-chua-tam-chuc-tu-tuc-3-1212
Chùa Tam Chúc

Khi xá lợi Đức Phật đã được tôn trí, chùa Tam Chúc sẽ tổ chức hoạt động cầu an, chiêm bái. Bên cạnh đó, chùa còn tổ chức kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Trung tâm hội nghị quốc tế Vesak (ngày 18/5), trồng cây Từ Tâm ươm mầm trí tuệ tại Vườn ươm Từ Bi chùa Tam Chúc (ngày 19/5), đêm hoa đăng cầu quốc thái dân an và tri ân tưởng niệm tại Tam Quan nội (đêm 19/5).

Đáng chú ý, trong những ngày diễn ra sự kiện, chùa Tam Chúc sẽ miễn phí toàn bộ vé tàu, xe điện nội khu cho phật tử và du khách. Bên cạnh đó, phật tử và du khách cũng được cung cấp các suất ăn chay miễn phí. 

Kinh nghiệm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Tam Chúc

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường - đơn vị tổ chức sự kiện cho biết: Công tác chuẩn bị cho sự kiện cung rước và tôn trí xá lợi Đức Phật đã được tiến hành từ sớm với một kế hoạch tổng thể chi tiết. Hàng nghìn nhân sự từ các bộ phận hậu cần, an ninh, y tế, hướng dẫn viên đến thiện nguyện viên đã được huy động và tập huấn kỹ càng để bảo đảm lễ cung nghinh diễn ra an toàn, chu đáo và trang nghiêm. Bên cạnh đó, các hạng mục cơ sở hạ tầng phục vụ khách hành hương như bến xe, nhà chờ, trạm nghỉ, nhà vệ sinh công cộng đã được nâng cấp, bổ sung trang thiết bị và kiểm tra nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn.

Sự kiến, trong thời gian tổ chức lễ, chùa Tam Chúc sẽ đón từ 30.000-50.000 lượt khách mỗi ngày. Chính vì thế, nếu bạn có dự định đến chùa Tam Chúc vào dịp cung rước và tôn trí xá lợi Đức Phật thì nên nắm chắc được một vài kinh nghiệm dưới đây:

Kinh nghiệm chọn thời điểm đến chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Đức Phật

Sự kiện rước xá lợi thường tổ chức vào các dịp lễ lớn như:

  • Đại lễ Phật Đản (Vesak) – tháng 4 Âm lịch.
  • Lễ Vu Lan (rằm tháng 7).
  • Các sự kiện đặc biệt do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức.

Khuyến nghị: Đến sớm (trước 7h sáng) để kịp tham dự lễ rước và chiêm bái.

Kinh nghiệm chuẩn bị trước chuyến đi

Trang phục:

  • Gọn gàng, lịch sự, ưu tiên màu nhã nhặn (trắng, xám, nâu), giày đế thấp dễ đi.

Đồ dùng cần mang:

  • Khẩu trang, nước uống, mũ/nón.
  • Tiền lẻ để công đức.
  • Nếu đi lễ dài, có thể mang theo đồ ăn nhẹ chay.
kinh-nghiem-chiem-bai-xa-loi-duc-phat-tai-chua-tam-chuc-tu-tuc-5-1213
Khi xá lợi được tôn trí tại chùa Tam Chúc, nơi đây sẽ đón rất nhiều phật tử, du khách về chiêm bái

Kinh nghiệm di chuyển từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc

  • Ô tô cá nhân: theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Đồng Văn → quốc lộ 38 → chùa Tam Chúc.
  • Xe khách: Bắt xe đi Phủ Lý, sau đó taxi về chùa.
  • Xe máy: ~1,5 giờ đi đường QL1A hoặc cao tốc.

Tham khảo lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Tam Chúc

Buổi sáng:

  • Đến Tam Chúc từ sớm (6h30 – 7h30).
  • Mua vé vào khu du lịch (nếu có yêu cầu), đi xe điện hoặc thuyền vào chùa.
  • Dự lễ rước xá lợi, chiêm bái Tam Bảo, Phật điện Ngọc, và đảnh lễ xá lợi Phật.

Buổi trưa:

  • Ăn trưa tại nhà ăn chay của chùa (đồ ăn rất sạch sẽ, đúng nghi lễ Phật giáo).
kinh-nghiem-chiem-bai-xa-loi-duc-phat-tai-chua-tam-chuc-tu-tuc-6-1214

Buổi chiều:

  • Tham quan tiếp khu Vọng Lâu, Đình Tam Chúc, khu điện Tam Thế.
  • Rời chùa trước khi trời tối.

Một số lưu ý quan trọng khi chiêm bái xá lợi Đức Phật

  • Không chen lấn, xô đẩy: Giữ sự trang nghiêm, tôn kính trong không gian lễ Phật.
  • Chụp ảnh có giới hạn: Một số khu vực không cho phép chụp ảnh (như nơi an vị xá lợi).
  • Không đốt vàng mã, không mang đồ mặn: Tuân thủ quy định của nhà chùa.

 Gợi ý cầu nguyện khi chiêm bái xá lợi Đức Phật

“Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hôm nay con về Tam Chúc chiêm bái xá lợi Như Lai, cầu nguyện cho thân tâm an lạc, gia đạo bình an, tịnh tín Phật pháp, gieo duyên lành với Tam Bảo".

Xem thêm: Chùa Tam Chúc - nơi đất Phật giữa cõi trần gian

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Hành trình cung nghinh xá lợi Đức Phật đi qua 4 địa điểm là chùa Thanh Tâm (TP. HCM), chùa Bà Đen (Tây Binh), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật chi tiết nhất
0 Bình luận

Biết tin núi Bà Đen là nơi đặt xá lợi Đức Phật từ ngày 8/5 đến 13/5, tôi đã gác lại mọi công việc để dành trọn một ngày hành hương lên núi chiêm bái, lễ Phật...

Một ngày ở núi Bà Đen: Chiêm bái xá lợi Đức Phật, gieo trồng hạt giác ngộ
0 Bình luận

Hành trình cung nghinh xá lợi Đức Phật đi qua 4 địa điểm là chùa Thanh Tâm (TP. HCM), chùa Bà Đen (Tây Binh), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật chi tiết nhất
0 Bình luận


Bài mới

Những lưu ý sống còn khi đi du lịch Măng Đen vào mùa mưa

Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch Măng Đen vào mùa mưa này thì đây là những lưu ý quan trọng để chuyến đi an toàn, đáng nhớ.

Quynh Anh
Quynh Anh 3 ngày trước
Nha Trang và 15 trải nghiệm 'đáng đồng tiền'

Nha Trang không chỉ là điểm đến, mà là trải nghiệm trọn vẹn cho cả tâm hồn lẫn cơ thể. Dù bạn đến để nghỉ dưỡng, khám phá hay “ăn cho đã đời” – nơi này đều chiều lòng bạn.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Gợi ý top 6 homestay Cát Bà nhận được 'feedback' tốt từ khách du lịch

Dưới đây là đánh giá chi tiết về 6 homestay Cát Bà nổi bật, dựa trên phản hồi tích cực từ du khách và các nguồn uy tín. 

Quynh Anh
Quynh Anh 4 ngày trước
Cách phân biệt khách sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao theo tiêu chuẩn phổ biến tại Việt Nam và quốc tế

Dưới đây là bảng so sánh ngắn gọn, dễ hiểu giúp bạn phân biệt dễ dàng khách sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao theo tiêu chuẩn phổ biến tại Việt Nam và quốc tế. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Nghệ thuật mặc cả khi đi du lịch nội địa: Trả giá thông minh, du lịch tiết kiệm, trải nghiệm sâu sắc!

Du lịch không chỉ là việc ngắm nhìn cảnh đẹp, thưởng thức ẩm thực mà còn là một "nghệ thuật về chi tiêu thông minh". Để tiết kiệm tài chính trong 1 chuyến đi, bạn nhất định phải nắm chắc được nghệ thuật mặc cả dưới đây. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Hà Nội cách Cát Bà bao nhiêu km, di chuyển mất mấy tiếng?

Cát Bà là điểm đến lý tưởng cho du khách ở Hà Nội vào mùa hè này. Vậy, Hà Nội cách Cát Bà bao nhiêu km, di chuyển mất mấy tiếng?

Quynh Anh
Quynh Anh 6 ngày trước
Kinh nghiệm tự đặt phòng giá rẻ ở Cát Bà vào cuối tuần

Tự đặt phòng là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí cho chuyến du lịch Cát Bà vào dịp cuối tuần. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm đặt phòng hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Tips chụp ảnh 'một phát ăn ngay' với cây cô đơn ở Phú Quý

Cây cô đơn là điểm check in nổi tiếng tại Phú Quý, nếu muốn có những bức hình đẹp, hãy lưu ngay tips chụp ảnh "một phát ăn ngay" này nhé!

3 ngày 2 đêm ở Quảng Bình: Đi rồi mới biết Việt Nam mình đẹp cỡ nào!

Bạn đang tìm một điểm đến vừa có biển xanh, núi non kỳ vĩ, vừa có những hang động kỳ quan thì Quảng Bình chính là lựa chọn hoàn hảo! Dưới đây là lịch trình khám phá Quảng Bình 3 ngày 2 đêm cực chi tiết bạn có thể tham khảo!

Hà Mốc gợi ý lịch trình 3N4Đ tìm về mảnh đất Điện Biên anh hùng

Lịch trình du lịch Điện Biên 3N4Đ siêu chi tiết của Hà Mốc chắc chắn sẽ trở thành "tài liệu tham khảo" xịn cho những bạn trẻ đang muốn đến vùng đất anh hùng trong tháng 5 này.

8 lưu ý sống còn khi chèo SUP trên biển mùa hè này

Chèo SUP (chèo ván đứng) là bộ môn thể thao đơn giản, chỉ cần 15 phút là bạn có thể làm chủ được chiếc ván và tận hưởng cảm giác thật “yomost” trên mặt biển. Tuy là bộ môn đơn giản như trước khi chèo SUP bạn cần nắm được một vài lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Lang thang Mộc Châu 2 ngày 1 đêm: Chơi gì, ăn gì, ở đâu?

Bạn đang cần "nạp lại năng lượng" sau những ngày làm việc mệt mỏi? Hãy tạm gác phiền lo, đến Mộc Châu lang thang 2 ngày 1 đêm – nơi thiên nhiên mát lành, cảnh đẹp mê hồn và con người thân thiện đang chờ bạn!

Xách balo “vivu” Cô Tô 3 ngày 2 đêm

Bạn đang cần một nơi thật chill, thật trong lành để “nạp pin” sau những ngày làm việc căng thẳng? Hãy cùng xách balo lên và đi Cô Tô – hòn đảo xinh đẹp của Quảng Ninh, nơi vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, mộc mạc mà quyến rũ đến lạ!

Gợi ý lịch trình Hà Giang 4N3Đ kết hợp tham quan 9 ngôi làng đẹp như tranh vẽ

Dưới đây là gợi ý lịch trình Hà Giang 4N3Đ kết hợp tham quan các ngôi làng đẹp xinh đẹp giúp du khách trải nghiệm trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa bản địa.

Đề xuất