Một hãng hàng không bán đồ lễ giá lên tới 6,4 triệu: Mua tại Côn Đảo, giá thế nào?
Việc một hãng hàng không bán đồ lễ Côn Đảo lên đến 6,4 triệu, nhiều dân mạng đặt ra câu hỏi: Mua đồ lễ ở đảo chi phí thế nào, đắt hay rẻ hơn của hãng hàng không kia?
Cách đây không lâu, một hãng hàng không Việt Nam công bố bán vé đường bay Hà Nội/TP Hồ Chí Minh - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) từ ngày 19/4. Đáng nói, trên website của hãng còn mở bán thêm dịch vụ đồ lễ Côn Đảo xanh "4 Phúc" nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách đến Côn Đảo dâng hương. Bốn bộ lễ xanh gồm: Phúc An, Phúc Cát, Phúc Tài, Phúc Thịnh, với mức giá dao động từ 450.000 - 6,4 triệu đồng.
Theo quy định của hãng, mỗi hành khách chỉ được mua tối đa 2 bộ đồ lễ Côn Đảo. Tuy nhiên, hãng bay này chưa công bố hình ảnh chi tiết của các bộ đồ lễ Côn Đảo.
Giá đồ lễ của các tiểu thương ở Côn Đảo giá bao nhiêu?
Côn Đảo nổi tiếng là hòn đảo hoang sơ với những bãi biển đẹp, thiên nhiên phong phú. Bên cạnh đó, nơi đây còn là biểu tượng của vùng đất du lịch tâm linh với các địa điểm linh thiêng. Nhắc đến Côn Đảo là nhắc đến nghĩa trang Hàng Dương và mộ phần của anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu. Người dân đảo và du khách thường xuyên đi lễ nghĩa trang Hàng Dương và mộ cô Sáu. Họ cho rằng, cô Sáu rất linh thiêng, nếu thành tâm cầu nguyện, khấn vái, cô Sáu sẽ phù hộ, che chở.
Chính sự linh thiêng của vùng đất này đã khiến Côn Đảo trở thành điểm đến tâm linh thu hút du khách gần xa. Cũng theo đó, thị trường đồ lễ Côn Đảo trở nên sôi động với đa dạng các nhà cung cấp, chủ yến tập trung ở khu vực chợ Côn Đảo. Một số chủ khách sạn cũng nhận đặt hộ khách khi có nhu cầu. Mức giá đồ lễ ở Côn Đảo cũng khá phong phú, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Đồ lễ cúng cô Sáu thường có: áo dài hoặc áo bà ba, bọc vàng thuyền, bộ trang sức tròn, bó nhang, khăn rằn, đôi guốc, cặp đèn cầy (nến), giỏ xách, túi bồ kết, bộ gương lược thường, nón lá thường, hoa cúc trắng và mâm ngũ quả theo mùa (táo, cam, xoài, thanh long và lê ki ma).
Tham khảo giá của nhà cung cấp T.P trên đường Nguyễn Huệ (huyện CôN Đảo), mức giá thấp nhất khoảng 1 triệu đồng; mức cao nhất khoảng 3 triệu đồng. Mức 3 triệu đồng bao gồm nhiều hoa hơn, trái cây cao cấp hơn.
Một dịch vụ đồ lễ Côn Đảo nằm trên đường Lê Văn Lương (Côn Đảo) cung cấp các mặt hàng viếng khác nhau: giỏ hoa cúc trắng có giá là 300.000 đồng, thêm ngũ quả là 350.000 - 500.000 đồng. Mâm lễ gồm hoa, quả và các phụ kiện đi kèm như nón lá, lược, gương... có giá dao động từ 950.000 đồng đến gần 3 triệu đồng.
Một cơ sở khác trên đường Nguyễn Hữu Tiến còn cung cấp các gói ưu đãi khi khách hàng mua đồ lễ Côn Đảo. Trong đó có khuyến mãi 1-2 ngày thuê xe máy miễn phí, giảm giá khách sạn, tặng phiếu mua hàng... Giá đồ lễ Côn Đảo tại cơ sở này gần như tương tự các cơ sở trên.
Một cơ sở khác nữa ở đường hồ Thanh Tòng báo giá mâm lễ VIP gần 1,2 triệu đồng, bao gồm: bộ mã nhang, đèn, bộ trang sức, túi xách, giày dép, nước hoa, nước suối, bánh, kẹo, gương lược. Cùng đó là hoa sen, cúc trắng, hoa đệm đi kèm và trái cây ngũ quả.
Với bộ đồ lễ Côn Đảo cao cấp hơn, hoa sẽ được thay thế bằng hoa sen, giá khoảng 1,3 triệu đồng. Giá bộ đồ lễ thấp nhất khoảng 300.000 - 400.000 đồng.
Có một số cơ sở kinh doanh đồ lễ Côn Đảo còn cho khách đặt cọc trước 50%, khi nào đến lễ, nhận hàng thì sẽ thanh toán phần còn lại.
Du lịch tâm linh có nhất thiết phải mang đồ lễ cầu kỳ?
Trên tờ Dân trí, Nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ (TS) Nguyễn Ánh Hồng cho rằng, du lịch tâm linh được nhiều người Việt lựa chọn bởi gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng. Trong văn hóa tâm linh, quý nhất chính là lòng thành, một trái tim trong sáng và những ước nguyện hướng thiện. Đây chính là sính lễ cao quý nhất.
TS Hồng cũng cho rằng mỗi cá nhân khi tham gia hoạt động tâm linh nói chung và du lịch tâm linh nói riêng, không nhất thiết phải chuẩn bị mâm cao cỗ đầy, lễ vật cầu kỳ, nặng về vật chất mà nên chú trọng vào giá trị tinh thần.
"Hãy đi lễ với một cái tâm thanh tịnh, đẩy lùi tham - sân - si. Đó chính là cách mỗi người đến với các địa điểm tâm linh hoàn mỹ nhất. Khi tâm không thanh tịnh, không hướng thiện thì mọi vật chất bên ngoài đều trở nên phù phiếm và vô nghĩa", TS Nguyễn Ánh Hồng nói.
Cũng theo nhà nghiên cứu này, từ nhận thức đến hành động tồn tại khoảng cách lớn, vì vậy mới dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị vẫn cung cấp các dịch vụ sính lễ dâng cúng. Không chỉ dừng lại ở những dịch vụ tại chỗ mà cả đơn vị vận tải hàng không cũng tham gia. Việc các đơn vị bán đồ lễ không vi phạm pháp luật bởi không ép buộc khách hàng mà chỉ đưa ra dịch vụ dựa trên nhu cầu. Người đi du lịch mua lễ trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, TS Ánh Hồng cho rằng, không nên đưa ra những dịch vụ này.

"Có thể thấy ở đây sự mâu thuẫn giữa giá trị về mặt kinh doanh, lợi ích vật chất với giá trị về mặt tinh thần mà văn hóa tâm linh đem lại", TS Ánh Hồng nêu quan điểm.
Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, khi đến với Côn Đảo hay bất cứ địa điểm tâm linh nào, mỗi du khách hãy cầu mong sự bình an cho cá nhân, cho cộng đồng, quốc gia, cho thế giới hòa bình hòa hợp.
Mỗi cá nhân không cần phải mang theo bất cứ lễ vật gì ngoài sự thành tâm, sự trong sáng của tâm hồn, khát vọng hướng thiện trong mỗi người.
Ngoài ra, hãy chung tay cùng địa phương hướng đến du lịch xanh, xây dựng môi trường và không gian du lịch văn minh nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa địa phương.
Xem thêm: Vietjet mở đường bay tới Côn Đảo, bán vé máy bay kèm sớ khấn, bộ lễ
Tin liên quan
Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Để khỏi bỡ ngỡ khi đi du lịch, các bạn cập nhập dần thông tin tên gọi, diện tích, dân số... và cả đặc sản nữa nhé!
Ngày 14/4, Amanda Nguyễn - nữ phi hành gia người Mỹ gốc Việt đầu tiên, đã cùng phi hành đoàn của Blue Origin mang theo 169 hạt sen giống bay vào không gian, thực hiện hành trình khám phá vũ trụ.
Hôm nay (17/4/2025), nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất chính thức đưa vào hoạt động, khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên. Vậy, du khách khi đến đây sẽ đi đường nào cho nhanh và tiện nhất?
Bài mới

Khi những chùm phượng vĩ rực đỏ khắp các con đường báo hiệu mùa hè về, cũng là lúc thành phố Hải Phòng khoác lên mình chiếc áo mới – tươi tắn, trẻ trung và tràn đầy năng lượng! Và đó cũng là thời điểm Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – một trong những sự kiện văn hóa du lịch lớn nhất của thành phố Cảng, chính thức diễn ra!