Đình cổ Đào Xá - nơi hội tụ giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Tổ

Đình cổ Đào Xá là một kiến trúc cổ, nằm trong không gian văn hóa của vùng đất cội nguồn dân tộc. Đình cổ Đào Xá mang trong mình những yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc...

Quynh Anh
Quynh Anh 06/03
Theo dõi

Đình cổ Đào Xá ở đâu Phú Thọ?

Phú Thọ là vùng đất cổ, nơi phát tích của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã để lại những truyền thống vô cùng quý giá, những di tích lịch sử in đậm dấu ấn thời gian. Một trong những điểm đến văn hóa, lịch sử không thể bỏ qua ở nơi đất Tổ đó chính là đình Đào Xá. 

dinh-co-dao-xa-o-dau-va-le-hoi-dao-xa-dien-ra-vao-ngay-nao-2-1452
Đình cổ Đào Xá là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng tại Phú Thọ

Đình cổ Đào Xá tọa lạc ở xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Đây là ngôi đình cổ, nằm trong gian văn hóa của vùng đất cội nguồn dân tộc, mang trong mình những yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc.

Với những giá trị văn hóa lịch sử của mình, năm 1990. đình Đào Xá được cấp Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và tháng 11/2016.

Đình cổ Đào Xá xây dựng năm nào, có kiến trúc gì?

Đình Đào Xá được khởi công xây dựng vào thời vua Lê Gia Tông, niên hiệu Đức Nguyên (1674 - 17675). Đình mang kiến trúc kiểu chữ Nhất với 1 tòa, 3 gian, 2 dĩ, là theo hướng chính Nam. Sân đình trước kia lát toàn bằng gỗ, chiều dài của đình là 24m25, chiều rộng của đình là 13m22. Gian chính giữa có một bàn thờ làm theo kiểu long án (Giường bầu) cách nền đình hơn 2m, bên trên có bốn cánh cửa sơn son thiếp vàng, chạm trổ tứ linh và long chầu nguyệt với đường nét tinh vi. Hai bên tả hữu đình cũng có bàn thờ bố cục cũng như gian thờ chính.

Xung quanh đình được xây tường hoa bằng đá ong bao bọc cao hơn 2m. Đáng chú ý, trước sân đình được xây một cổng chính và hai cổng phụ ở hai bên, mỗi bên đều xây một cổng trụ cao to và một cổng đồng trụ nhỏ, trên đỉnh cao đồng trụ đắp quả dành, bốn mặt của cột đồng trụ đều đắp tứ linh và long cuốn thủy. Ở hai bên đắp voi và ngựa đứng trầu. Hai bên đầu đình đắp rồng, ở bốn đầu đao đắp nghê, hai bên đầu đốc của đình mỗi bên đầu đắp một con kìm.

dinh-co-dao-xa-o-dau-va-le-hoi-dao-xa-dien-ra-vao-ngay-nao-3-1455
Kiến trúc bên trong của đình cổ Đào Xá được trạm trổ vô cùng tinh tế; tuy nhiên sự bào mòn của thời gian khiến công trình này đang xuống cấp trầm trọng

Phía bên trong đình cổ Đào Xá được thiết kế trạm trổ vô cùng tinh tế, tổng cộng có 12 cái kẻ: Đa số là chạm trổ hai mặt, cách bố trí chạm trổ thường chia làm 2 tầng trên và dưới. Các kẻ được chạm khắc một cách rất công phu với nhiều nội dung phong phú như: long mã phụng đồ, lá sen, người cưỡi ngựa, diều bay lơ lửng (bức chạm có điển tích Cao Bền tầm địa) hay chạm 2 rồng con và rồng mẹ, tay mỗi con rồng cầm một quyển sách (điều này gọi là mẫu long huấn tử)...

Đây là một ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật đẹp, tiêu biểu của thế kỷ 17. Ngoài ra, trong đình còn lưu giữ nhiều bức chạm lộng trên các câu đầu, đạt trình độ nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian và tính tư tưởng cao như bức Ngũ lão đăng sơn, Vân Vương xuất hiệp, Quần long tụ hội, phượng cặp thư...

Đình cổ Đào Xá đã có gần 350 năm tuổi, đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Tuy nhiên, đình làng Đào Xá cũng đang trong báo động "đỏ" khi nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Vào thời điểm năm 2022, có nhiều cột đình hư hỏng nghiêm trọng, có cái mọt ruỗng gần như đứt hẳn chân trụ. Các xà ngang, kèo, mộng, con rường, xà nối đã long gãy, vỡ rữa khiến nhiều bức chạm khắc bị biến dạng. Toàn bộ mái âm phía sau võng trũng, mái trước ngói trôi lệch xôi đỗ, cả bốn mái đao nứt... Hiện nay, chính quyền địa phương cũng có những phương pháp cải tạo để đảm bảo an toàn và kiến trúc cho ngôi đình cổ này. 

Đình cổ Đào Xá thờ ai?

Đình cổ Đào Xá là nơi thờ tự Hùng Hải Công, con thứ 19 của Lạc Long Quân và Âu Cơ. 

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Bọc trăm trứng nở ra trăm người con. Người con cả theo mẹ về đất Phong Châu, lên ngôi vua Hùng, lập ra nhà nước Văn Lang. 

Truyền thuyết về Hùng Vương ở Phong Châu thường nhắc tới nhân vật mang tên Hùng Hải đại vương. Vị thần này được thờ ở nhiều làng tại Phú Thọ, như ở tại đình Đào Xá. Sự tích của Hùng Hải được tóm tắt như sau (theo thần tích Cấn thủy thần chi bộ của làng Đào Xá):

"Lạc Long Quân xuống biển giao nước lại cho con trai là Hùng Quốc Vương. Miền Hưng Hóa các châu, trang, động, sách thường bị loài thủy quái dâng nước làm cho mất người mất của. Vua Hùng sai em là Hùng Hải (con trai thứ 19 của Lạc Long Quân) về Hưng Hóa chủ giữ các sông. Đức Hải Công sau gọi là "Hải Vân Long Vương Động Đình thủy tề". Hùng Hải nhận mệnh xong liền thả hịch xuống các đầu sông ngọn nguồn, các thác ghềnh hiểm dữ. Trong ba ngày nước vỡ thành khe ngòi chảy đi hết.

dinh-co-dao-xa-o-dau-va-le-hoi-dao-xa-dien-ra-vao-ngay-nao-4-1456
Đình cổ Đào Xá là nơi thờ tự Hùng Hải Công

Mùa xuân Hùng Hải lấy Trang Hoa làm vợ. Trang Hoa rất xinh đẹp, quê ở Châu Mai, là con gái Lạc hầu. Hùng Hải thường đi tuần thú xem xét các sông từ sông Đà, sông Thao tới sông Lô, sông Hát, thấy chỗ nào khuyết lở thì truyền sức cho nhân dân bồi đắp.

Một hôm Hùng Hải cùng vợ từ đầm Thọ Xương sang Đào Xá, dựng lầu nghỉ ở đây một đêm. Sau đó, bà Trang Hoa có thái, sinh ra ba bọc trứng, nở ra 3 con rồng, rồi hóa thành 3 người con trai đặt tên là Đạt Công Long Vương, Mãn Công Long Vương và Uyên Công Long Vương. Bà Trang Hoa hóa ở cửa sông Nhị sau này.

Hùng Hải dạy dân trị thủy làm ăn và nuôi dạy các con khôn lớn. Rồi ông giao miền đất này cho 3 con cai quản, còn mình về trông nom cửa sông Nhị tỉnh Hải Dương. Vua Hùng thấy ông là người có công lớn ban thưởng cho 2 thớt voi chiến làm phương tiện đi lại...

Ba vị Long hầu, con trai của Hùng Hải được trị nhậm ở vùng sông Đà, sông Thao, chia nhau ở các khu Thọ Xuyên, Ngọc Tháp, Đào Xá". 

Làng Đào Xá lập đức Hải Công làm thành hoàng thờ tại đình làng. Trong làng còn có đền Tam công thờ ba con của Hải Công. Đến ngày hội thường có tục rước voi hướng về phía Đông, hướng Hùng Hải đi ra Hải Dương trị nhậm và tục bơi chải trên 2 thuyền rồng lớn trong vùng đầm Đào Xá. 

Tại đình cổ Đào Xá vẫn còn câu đối: 

興化千秋秀氣凝髙配天厚配地

平原一境財源湊浩如泉暴如邱

Hưng Hóa thiên thu, tú khí ngưng cao, phối thiên hậu phối địa

Bình nguyên nhất cảnh, tài nguyên thấu hạo, như tuyền bộc như khâu.

Dịch:

Hưng Hóa ngàn thu, khí đẹp tụ cao, hợp trời cùng hợp đất

Bình nguyên một cảnh, nguồn tài hội sáng, như suối mạnh như đồi.

Lễ hội Đào Xá - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Để tưởng nhớ công ơn dạy dân trị thủy, trồng cấy, chăn nuôi và xây dựng xóm làng trù phú của Hải Hùng Công, dân làng đã lập đình thờ và tôn ông làm Thành Hoàng. Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, dân làng lại tổ chức hội rước voi để tưởng nhớ công ơn của ông. Lễ hội Đào Xá (lễ hội đình, đền Đào Xá) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 11 năm 2016. 

Lễ hội Đào Xá được tổ chức vào những ngày âm lịch trong năm: Ngày mùng 3 tháng Giêng mở lễ hội múa "Xuân Ngưu" (gọi là múa trâu), là điệu múa dân gian mang tính tín ngưỡng, mô phỏng lại trò mua vui (mang tính khôi hài) của bà Quế Hoa cho phu nhân Hùng Hải;  Ngày 27, 28, 29 tháng Giêng là Lễ hội rước voi; tháng 3 tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức thánh Phụ hóa và lễ kết chạ với làng Dậu Dương; tháng 4 làm lễ cầu yên; ngày mùng 5 tháng 5 kỷ niệm ngày sinh đức Thánh Phụ. 

dinh-co-dao-xa-o-dau-va-le-hoi-dao-xa-dien-ra-vao-ngay-nao-5-1458
Một số hình ảnh về lễ rước voi trong lễ hội Đình Xá

Đặc biệt, ở Đào Xá có lễ hội cầu tháng 7 được tổ chức từ ngày mùng 9 đến ngày 15 được gọi tên là: "Hiến thần phù vua Lý đánh giặc Tống" với lễ hội bơi chải vào lúc nửa đêm diễn lại cảnh quân Lý Thường Kiệt đón quan quân thuyền của thần linh vào đền làm lễ cầu thần mang đậm dấu ấn thời Hùng Vương. Ngày mùng 10 tháng 12, làng mở hội tế xuân, lễ t6aij đền thờ bà Quế Hoa và cũng là lễ thượng điền kết thúc vụ lúa chiêm duy nhất ở làng Đào Xá. 

Có thể thấy, lễ hội Đào Xá đã phản ánh những giá trị lịch sử, những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, tín ngưỡng thờ thủy thần của cư dân vùng đất Tổ gắn liền với không gian văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Những tín ngưỡng đó được thể hiện rõ nét qua việc chuẩn bị lễ vật, các nghi lễ, các trò chơi trong lễ hội.  Nếu có cơ hội về đất Tổ Phú Thọ dâng hương, tham quan vãn cảnh, du khách đừng nên bỏ qua địa chỉ văn hóa lịch sử ấn tượng như đình cổ Đào Xá nhé.

Xem thêm: Làng cổ Hùng Lô - điểm chạm văn hóa truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Cột cờ Hưng Hóa là 1 trong 5 cột cờ lớn nhất cả nước, có lịch sử lâu đời; là biểu tượng hùng thiêng về tinh thần quật cường chống Pháp của Nguyễn Quang Bích và nghĩa quân Cần Vương vùng Tây Bắc.

Cột cờ Hưng Hóa - Biểu tượng về ý chí quật cường chống thực dân Pháp của người đất Tổ
0 Bình luận

Búp khoai kho có thể là món ăn lạ đối với du khách thập phương nhưng lại là món ăn thân thuộc, mang đậm vị đồng đất của người dân đất Tổ.

Búp khoai kho - món ăn bình dị mang đậm hương vị của đồng đất ven sông
0 Bình luận

Trong tâm thức người dân đất Tổ, miếu Lãi Lèn không chỉ là chốn linh thiêng thờ Vua Hùng mà còn là nơi lưu giữ tinh hoa và giá trị của những làn điệu Xoan cổ.

Mục sở thị miếu Lãi Lèn - nơi phát tích, lưu giữ hồn Xoan và diễn xướng hát Xoan nơi đất Tổ
0 Bình luận


Bài mới

'Buồn, bực, bụi, bẩn' - 4 chữ gắn mác xấu xí cho một vùng đất từ 'tỉnh nhỏ và nghèo' lột xác thành điểm đến thân thiện nhất thế giới

Từ vùng đất bị lãng quên, gắn liền với "4B" -"buồn, bực, bụi, bẩn", Ninh Bình mạnh mẽ trỗi dậy trở thành điểm đấn tuyệt vời nhất thế giới. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 8 giờ trước
Chuyện ít biết về hòn đảo du lịch duy nhất được đặt tượng Bác Hồ khi Người còn sống

Ít ai biết rằng giữa muôn trùng sóng nước của vùng biển Đông Bắc, trên huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) có một tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng đặc biệt - tượng Bác duy nhất được dựng khi Người còn sống. Và bức tượng đã trở thành niềm tự hào thiêng liêng của người dân vùng đảo biên cương.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 13 giờ trước
Vì sao nên đến các làng chài Bình Định vào mùa không?

Nếu bạn từng ao ước rời nhịp sống hối hả để "sống chậm" với mỗi sớm mai thức dậy cùng tiếng sóng, mỗi chiều thong dong ngắm hoàng hôn cuối chân trời... thì hãy thử đến với các làng chài Bình Định vào mùa khô (tháng 3 đến tháng 8) - thời điểm đẹp nhất trong trong năm.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Đêm Cúc Phương - cả khu rừng hóa thành dải ngân hà

Có những đêm không nằm trong ký ức, mà nằm sâu trong tâm trí - như một ngôi sao nhỏ lặng lẽ sáng mãi. Với tôi, đó là một đêm đầy trải nghiệm ở rừng Cúc Phương.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Vịnh Lan Hạ: 'Thiên đường ngủ quên' chờ được đánh thức

Dẫu không nổi tiếng như "người hàng xóm" vịnh Hạ Long nhưng vịnh Lan Hạ lại sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, bình yên đến lạ - là báu vật thiên nhiên mà bất kỳ ai yêu biển cả cũng muốn ghé thăm một lần.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Đèo Mã Pì Lèng – Huyền thoại trên đá, biểu tượng của ý chí Việt

Người ta gọi Mã Pì Lèng là “huyền thoại trên đá” – bởi chính nơi đây đã viết nên một phần sử thi hiện đại của dân tộc Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan Vườn Quốc gia Cát Bà từ A đến Z năm 2025

Vườn quốc gia Cát Bà không chỉ là khu bảo tồn sinh thái quý giá mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, trekking, khám phá hệ sinh thái rừng - biển độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Mùa nước đổ Tây Bắc: Khi bàn tay con người hóa thành kiệt tác

Người Tây Bắc không chỉ gieo lúa, họ gieo cả sự sống, hy vọng và niềm tin lên những sườn núi đá khô cằn... 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Chuyện ở hòn 2m2/người: Nơi có nhà thổ, 2 nước đánh nhau vì... cá rô

Hòn đảo Migingo có diện tích bằng một nửa sân bóng đá, nằm trong hồ Victoria ở giữa biên giới Uganda và Kenya. Hòn đảo bé tí này có quán bar, hiệu cắt tóc và cả nhà thổ.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao chùa Quán Sứ được chọn làm nơi tôn trí xá lợi Đức Phật?

Chùa Quán Sứ là địa điểm thứ 3 tại Việt Nam được cung nghinh xá lợi Đức Phật. Đây là ngôi cổ tự linh thiêng hơn 500 năm tuổi và từng đón nhiều nguyên thủ quốc tế đến thăm. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Top 10 hòn đảo Việt Nam nhất định phải đến một lần trong đời

Dưới đây là danh sách TOP 10 hòn đảo đẹp nhất Việt Nam mà bạn nhất định phải đến một lần trong đời, từ những thiên đường biển hoang sơ cho đến những điểm nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Vượt Trung Quốc, tượng Phật cao nhất thế giới dự kiến được xây dựng tại Thanh Hóa

Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai được xây dựng trên đỉnh núi Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dự kiến đây sẽ là tượng Phật lớn nhất thế giới, vượt qua cả tượng Phật ở Trung Quốc.

Sealand - Những chuyện lạ kỳ quặc từ quốc gia tự xưng nhỏ nhất thế giới

Sealand nhỏ bé có rất nhiều chuyện lạ khiến người ta phải tò mò như: Quốc gia tự phong trên pháo đài bỏ hoang; đảo chính "quốc tế" giữa biển khơi; bán tước hiệu quý tộc và quốc tịch qua... internet...

Ninh Đảo – Bình yên vẫy gọi giữa lòng biển xanh

Giữa hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ ven bờ miền Trung, Ninh Đảo – một cái tên còn xa lạ với nhiều người – lại đang âm thầm trở thành điểm đến dành cho những ai tìm kiếm sự tĩnh lặng và nguyên sơ giữa lòng biển xanh.

Gợi ý top 20 bãi biển đẹp nhất Việt Nam nên ghé thăm vào mùa hè 2025

Dưới đây là 20 bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam nên ghé thăm vào mùa hè 2025, được lựa chọn dựa trên cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm du lịch, và độ nổi tiếng hoặc hoang sơ phù hợp với nhiều kiểu du khách.

Chợ Lùi, Hà Giang: Nơi thời gian hóa đá, văn hóa thành linh hồn

Hà Giang không chỉ có những cung đường uốn lượn, những triền đồi tím rịm màu tam giác mạch... Hà Giang còn có chợ Lùi - một phiên chợ không có ngày cố định, nơi thời gian hóa đá, văn hóa thành linh hồn.

Đề xuất