Chiêm bái đền ông Hoàng Bảy nghe truyền thuyết về "Thần Vệ quốc" họ Nguyễn

Đền ông Hoàng Bảy (đền Bảo Hà) là nơi thờ tự "Thần Vệ quốc" Hoàng Bảy - người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ bình yên vùng biên cương.

Quynh Anh
Quynh Anh 03/02
Theo dõi

Đền ông Hoàng Bảy ở đâu?

Đền ông Hoàng Bảy (hay đền Bảo Hà) thuộc "Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy" (Khu di tích hiện có diện tích vùng lõi là 8,36ha) tọa lạc trên địa phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 60km về phía đông nam; cách ga Bảo Hà khoảng 800m; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 220km về phía tây bắc. Đền được xây dựng ở phía chân đồi Cấm, cạnh bên dòng sông Hồng tạo nên khung cảnh nên thơ, trữ tình.

Đền được công nhận là di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 3457-QĐ/VH ngày 5 tháng 11 năm 1997 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Để đến lễ và vãn cảnh đền ông Hoàng Bảy, du khách thập phương có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau:

- Tàu hỏa: Nếu di chuyển từ Thủ đô Hà Nội, du khách đến ga Hà Nội mua vé đến ga Bảo Hà. Sau đó thuê taxi hoặc xe ôm đi đến đền Bảo Hà (cách 800 mét).

den-ong-hoang-bay-o-dau-va-di-den-ong-hoang-bay-cau-gi-0-1650
Đền ông Hoàng Bảy thuộc "Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy", là nơi thờ tự "Thần Vệ quốc" Nguyễn Hoàng Bảy

- Xe ô tô: Du khách có thể di chuyển bằng ô tô khách (mua vé và di chuyển từ bến xe Mỹ Đình) hoặc đi lại bằng xe ô tô cá nhân. 

- Xe máy: Nếu đi chuyển bằng xe máy, du khách đi theo quốc lộ 32 đến thành phố Yên Bái, lái xe dọc theo ĐT 136 để đến xã Bảo Hà.

Được biết, đền ông Hoàng Bảy mở cửa cả ngày và không thu phí. Vì thế, du khách có thể thoải mái đến đây lễ và chiêm bái phong cảnh. Tuy nhiên, vào ngày Mùng 1, ngày rằm hằng tháng, Rằm tháng Giêng, lễ tiệc Quan Tuần Tranh (Ngày 25/5 âm lịch), lễ hội Đền Bảo Hà (Từ 15 - 17/7 âm lịch), giỗ Tướng Nguyễn Hoàng Bảy (Ngày 27/7 âm lịch), lễ tất niên (cuối năm)... đền ông Hoàng Bảy rất đông nên du khách nếu đi du lịch tâm linh, chiêm bái vãn cảnh thì có thể tìm thời điểm vắng khách để tránh xô bồ, đông đúc.

Đền ông Hoàng Bảy xây dựng năm, theo kiến trúc gì?

Đền ông Hoàng Bảy Bảo Hà là một trong những địa điểm văn hóa lịch sử quan trọng của miền núi phía Bắc Việt Nam. Đồng thời, nơi đây cũng có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. 

Được biết, đền ông Hoàng Bảy được xây dựng từ thế kỷ XVII. Đây là nơi thờ phụng quan Hoàng Bảy - một vị tướng có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc. 

Đền ông Hoàng Bảy được xây dựng tựa lưng vào núi, mặt hướng về phía sông Hồng tạo nên khung cảnh sơn thủy hữu tình. Đền được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Việt Nam. 

den-ong-hoang-bay-o-dau-va-di-den-ong-hoang-bay-cau-gi-9-1703
Đền ông Hoàng Bảy được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Việt Nam 

Đền ông Hoàng Bảy gồm cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, tòa đại bái, cung cấm, cung nhị, cung cộng đồng. Mỗi công trình không chỉ mang chức năng riêng mà còn có câu chuyện gắn liền với các nhân vật được thờ tự. Đi sâu vào bên trong là hệ thống các pho tượng uy nghi biểu trưng cho quan Hoàng Bảy, Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Tranh...

Ôm ấp lối kiến trúc cổ kính của đền ông Hoàng Bảy là tiểu cảnh "trên bến, dưới thuyền" vô cùng uy nghi. Cảnh vật xung quanh đền ông Hoàng Bảy tạo cho du khách thập phương cảm giác bình yên, an lành, nhẹ nhõm.

Đền ông Hoàng Bảy và truyền thuyết về "Thần Vệ quốc"

Đền ông Hoàng Bảy là nơi thờ tự danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy. Tương truyền, ông là người có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng biên ải Lào Cai, bảo vệ lãnh thổ Đại Việt.

Trong lịch sử, vùng Bảo Hà có vị trí quan trọng trong phòng thủ biên giới. Đây là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Bắc Tây Bắc. Từ thời nhà Trần, ở Lào Cai đã đặt hai cửa trấn là Bảo Thắng và Bảo Hà. Trong đó, Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng quan, Ở đây có hỏa đài, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện vùng phía dưới.

Giữa niên hiệu Cảnh Hưng (1740–1786), Bảo Hà là trung tâm của châu Văn Bàn. Khi ấy, các châu Thủy Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hóa (gồm Yên Bái và Lào Cai ngày nay) thường bị giặc phương Bắc quấy nhiễu. Xã Khẩu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng thành lũy chống giặc. Trước tình hình đó, triều đình nhà Lê cử tướng họ Nguyễn lên trấn thủ Quy Hóa, dẹp loạn biên ải.

den-ong-hoang-bay-o-dau-va-di-den-ong-hoang-bay-cau-gi-1644
Tương truyền, quan Hoàng Bảy là vị danh tướng có công bảo vệ vùng biên cương Lào Cai

Vị tướng họ Nguyễn đã đưa quân đội tiến dọc sông Thao đánh đuổi giặc cỏ, giải phóng Khẩu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Ở đây, ông tổ chức các thủ ty, tù trưởng luyện tập binh sĩ... Sau đó, ông thống lĩnh thủy quân và bộ quân tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa.

Sau này giặc phương Bắc do tướng Tả Tủ Vàng Pẹt lại đưa quan sang càn quấy lãnh thổ Đại Việt, danh tướng họ Nguyễn lần nữa đưa quân tham chiến. Song do trận chiến không cân sức nên ông đã hi sinh. Thi thể của ông bị giặc vứt xuống sông Hồng và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng đã vớt thi thể ông lên an táng và lập miếu thờ tự. 

Đến thời nhà Nguyễn, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị đã ban sắc phong tặng cho ông danh hiệu "Trấn an hiển liệt". Đền thờ của ông cũng được cấp sắc phong là "Thần vệ quốc". Nhân dân trong vùng tôn thờ ông là ông Hoàng Bảy - 1 trong 10 Ông Hoàng thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu. Ông thường hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng.

Ông Hoàng Bảy trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Ông Hoàng Bảy là 1 trong 10 vị quan hoàng nổi bật thuộc Tứ phủ Quan Hoàng, hay còn được biết đến với tên gọi là Tứ phủ Thánh Hoàng (hoặc Thập vị Quan Hoàng). Những vị thánh này thường được tôn thờ như con cái của Đức vua cha Bát Hải Động Đình - một trong những nhân vật linh thiêng quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Sự hiện diện của ông Hoàng Bảy và các vị quan hoàng khác không chỉ mang ý nghĩa tôn thờ mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong việc thờ tự, cầu xin sự che chở của các bậc thánh linh.

Trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam, Tứ phủ Quan Hoàng có vị trí rất quan trọng. Các vị quan hoàng đứng ngay sau Ngũ vị Tôn Ông và Tứ phủ Thánh Chầu, cho thấy sự kính trọng và vị thế cao của các ngài trong lòng nhân dân. Hệ thống này cũng thể hiện sự phân chia vai trò, chức năng của từng vị thần, từ cai quản các lĩnh vực khác nhau đến việc thực hiện các nghi lễ thờ tự. Trong đó, Tứ phủ Thánh Cô và Tứ phủ Thánh cậu đứng ở dưới, tạo nên hệ thống chặt chẽ và hài hòa giữa các tầng lớp thánh linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

den-ong-hoang-bay-o-dau-va-di-den-ong-hoang-bay-cau-gi-7-1714
Ông Hoàng Bảy là 1 trong 10 vị quan hoàng nổi bật thuộc Tứ phủ Quan Hoàng

Sự tôn kính ông Hoàng Bảy được thể hiện ở các nghi lễ thờ cúng cũng như các hoạt động văn hóa, phong tục trong nhân dân. Hằng năm, tại đền ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà có rất nhiều lễ hội để tưởng nhớ công ơn của vị thánh này. Trong số đó có những ngày lễ chính rất được trông đợi, như Lễ Thượng Nguyên diễn ra vào Rằm tháng Giêng, lễ Tiệc Quan Tuần Tranh vào ngày 25/05 âm lịch, lễ Giỗ Quan Hoàng Bảy vào ngày 17/07 âm lịch, và lễ Tết Muộn vào dịp Tết Tất Niên.

Ngày lễ chính tưởng nhớ quan Hoàng bảy là 17/07 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, rất đông người về đền dâng lễ như ngựa xám, thuốc cống, kéo lạc... thể hiện sự tôn kính, lòng thành tâm đến quan Hoàng Bảy.

Giá ngự ông Hoàng Bảy và tín ngưỡng chấm lính bắt đồng

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, hầu đầu là nghi lễ trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ (Thiên, Địa, Thoải và phủ Thượng Ngàn hay còn gọi là Nhạc Phủ).  Nghi lễ này thường mang đặc điểm cũng như các sắc thái khác nhau và được thể hiện trong việc thờ các vị thánh trong đền. Và ông Hoàng Bảy cũng là một vị thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu nên cũng có các giá hầu lớn nhỏ khác nhau tại đền ông Hoàng Bảy.

Tương truyền, ông Hoàng Bảy hay ngự về đồng nhất, cũng bởi trong hàng Tứ phủ ông Bảy rất hay chấm lính bắt đầu. Có quan niệm, những người nào mà sát căn ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh xóc đĩa, tổ tôm...

den-ong-hoang-bay-o-dau-va-di-den-ong-hoang-bay-cau-gi-6-1719
Ông Hoàng Bảy hay ngự về và hay chấm lính bắt đồng

Khi ngự về giá đồng, ông Bảy thường mặc áo tím chàm hoặc lam (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu có đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng.

Đến gái ông Bảy về ngự ông thường ném cây hèo vào người nào thì coi như người đó đã bị chấm đồng. Lúc ông giá ngự đa phần thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá. 

Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì và cách sắm lễ đền ông Hoàng Bảy thế nào?

Đi đền ông Hoàng Bảy cầu gì?

Dân gian có câu "cầu tài ông Bảy - cầu quan ông Mười". Vì thế, đi lễ ông Hoàng Bảy thường là để cầu tài lộc, cầu may mắn, cầu làm ăn thuận lợi.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người dân đi đền ông Hoàng Bảy để cầu sức khỏe, cầu bình an cho bản thân và cho gia đình. 

Đi đền ông Hoàng Bảy cần sắm lễ như thế nào?

Đại đa số người đi đền ông Hoàng Bảy để cầu làm ăn thuận lợi, may mắn nên lễ vật dâng lên thường được sắp như sau:

Lễ đầu năm:

- Lễ mặn: Xôi, thịt gà trống nguyên con hoặc giò lụa.

- Lễ chay: Trái cây, chè, thuốc, trầu cau, rượu; có thể mua thêm bánh, kẹo lạc, oản, hương, nến, vàng lá, tiền trần, giấy sớ cầu tài, cầu công danh, cầu phúc riêng...

den-ong-hoang-bay-o-dau-va-di-den-ong-hoang-bay-cau-gi-5-1723

Lễ tại cuối năm:

- Lễ mặn: Xôi, gà trống luộc nguyên con.

- Lễ chay: Hoa quả tươi, thuốc lá, trà, nước ngọt, nước suối, bia, rượu, bánh, kẹo lạc, oản, vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu; có thể sắm thêm 1000 vàng Tứ Phủ, 1000 vàng tím, sớ tạ lễ, cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.

Có một lưu ý quan trọng: Việc sắp lễ đi đền ông Hoàng Bảy sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính của mỗi người. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng. Thêm nữa, nên chọn các lễ vật có màu tím chàm hoặc xanh lam - màu áo mà ông Hoàng Bảy mặc khi về ngự đồng. Ngoài ra, khi lễ tạ không nhất thiết phải dâng thập nhị tiên nàng. Và đặc biệt, không dâng chất cấm.

Văn khấn đền ông Hoàng Bảy chi tiết nhất

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)!

Con lạy chín phương Trời mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy toàn bộ chư Phật Chư Tiên, Chư Thánh

Con lạy Thánh Hoàng Bảy tối linh

Đệ tử con tên là…. … Ngụ tại……..

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (âm lịch). Đệ tử con thành tâm đọc bài khấn Ông Hoàng Bảy và sửa soạn hương hoa lễ vật, gọi chút lễ bạc lòng thành.

Con xin cúi lạy kính dâng lên các vị chư tiên, chư thánh, xin cảm tạ ơn đức của các Ngài đã phù hộ độ trì cho con trong thời gian qua luôn được bình an vô sự.

Hôm nay, đệ tử con đến đây trước là kính lễ tạ ơn, sau là cúi đầu kính lạy cúi xin các Ngài thương xót, phù hộ cho tín chủ con….(nêu các điều nguyện ước ra). Một lần nữa, thay mặt toàn thể gia đình chúng con, để tự con xin được các Ngài dang tay cứu giúp.

Con xin cảm tạ ơn đức của Thánh Hoàng Bảy và các vị Chư Thánh, Chư Thần.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)!

Lễ hội đền ông Hoàng Bảy - Tinh hoa văn hóa tâm linh 

Hằng năm, từ ngày 15 - 17/7 âm lịch, lễ hội đền ông Hoàng Bảy được tổ chức. Đây là lễ hội được tổ chức vào đúng ngày giỗ của danh tướng Hoàng Bảy. Lễ hội đền ông Hoàng Bảy không chỉ là dịp để tưởng nhớ, tôn vinh danh tướng Hoàng Bảy mà còn là cơ hội để du khách thập phương có thể khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. 

den-ong-hoang-bay-o-dau-va-di-den-ong-hoang-bay-cau-gi-4-1726

Lễ hội đền ông Hoàng Bảy gồm các phần chính là lễ rước kiệu, tế thần, dâng hương, ngoài ra còn có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc. Lịch trình thông thường sẽ là:

- 15/7 Âm lịch: Tổ chức lễ cầu an, thả đèn hoa đăng, tế thần

- Đêm 16/7 Âm lịch: Các chương trình nghệ thuật

- Sáng 17/7 Âm lịch: Rước kiệu, lễ hội đường phố.

Xem thêm: Du lịch tâm linh Lào Cai và những điều ít người biết

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh linh thiêng và nổi tiếng nhất tại miền Bắc. Hằng năm nơi đây đón hàng nghìn lượt khách đến để cầu tài lộc, may mắn và bình an.

Đền Bà Chúa Kho và nghi lễ tâm linh linh thiêng 'sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện'
0 Bình luận

Đền Thượng Ba Vì là điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Hà Nội. Đây là nơi thờ tự 1 trong 4 vị "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Lên đỉnh Tản Viên chiêm bái đền Thượng Ba Vì - nơi thờ tự 1 trong 4 vị 'Tứ bất tử' của Việt Nam
0 Bình luận

Chùa Ngâu là ngôi cổ tự linh thiêng được Lệ Thiên Hoàng hậu cho xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông. Đây là nơi thờ Phật và đức tổ Mẫu Ngâu.

Xuân Ất Tỵ ghé chùa Ngâu chiêm ngưỡng kiến trúc nghìn năm tuổi
0 Bình luận


Bài mới

Dốc Lết có gì đẹp?

Đốc Lết là điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn tránh xa sự ồn ào, tìm về với bình yên của biển xanh, cát trắng, nắng vàng...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 giờ trước
Làng Hà Liên - 'ốc đảo' thơ mộng giữa đầm Nha Phu, Khánh Hòa

Tọa lạc giữa đầm Nha Phu, làng Hà Liên hơn 300 tuổi tựa như một ốc đảo thơ mộng thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Quynh Anh
Quynh Anh 4 giờ trước
Cá voi xuất hiện ở Vĩnh Hy, người trẻ háo hức rủ nhau đi xem

Nghe tin cá voi trồi lên trên mặt biển ở vịnh Vĩnh Hy, nhiều bạn trẻ rủ nhau xách vali lên đường với hy vọng một lần được nhìn thấy cá voi giữa đại dương. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Du lịch dọc Việt Nam với những tỉnh '2 trong 1' sau sáp nhập

Sau sáp nhập, bản đồ du lịch Việt Nam sẽ xuất hiện những tỉnh "2 trong 1". Đó là những nơi có biển xanh, đảo xa, núi rừng hùng vĩ, khí hậu mát mẻ. 

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Tìm về chốn bình yên đẹp như cổ tích nhưng cực ít lượt check-in ở Sa Pa

Khu du lịch sinh thái Suối Vàng - Thác Tình Yêu chính là chốn bình yên đẹp như cổ tích nhưng lại có rất ít lượt check-in ở Sa Pa. 

Quynh Anh
Quynh Anh 3 ngày trước
Nếu Vĩnh Hy đã quá đông đúc thì Ninh Vân luôn chào đón bạn

Nếu bạn e ngại sự đông đúc ở Vĩnh Hy thì hãy thử "rẽ trái" tìm đến làng chài Ninh Vân - thiên đường thầm lặng, nép mình bên bờ vịnh xanh thẳm thuộc bán đảo Hòn Hèo, cách trung tâm TP Nha Trang chừng 60km.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Sau sáp nhập, 4 điểm cực của Việt Nam thay đổi như thế nào?

Sau sáp nhập, Việt Nam từ 63 tỉnh thành xuống còn 34 tỉnh, thành (6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh). Vậy 4 điểm cực của Việt Nam có thay đổi gì không?

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Tháng 7 nên đi đâu chơi?

Tháng 7 là thời điểm giữa mùa hè - nắng vàng rực rỡ, biên xanh, thiên nhiên đầy sức sống... Đây là dịp lý tưởng cho chuyến du lịch khám phá, nghỉ dưỡng.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Hòn Trứng - 'Sân chim biển' hoang sơ và kỹ vĩ của Côn Đảo 

Hòn Trứng là nơi không có người ở, chỉ có đá gồ ghề, hình dạng tựa như quả trứng lấp ló trên mặt biển. Nơi đây là sân chim biển có mặt độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam với 4,88  trứng trên mỗi m2. 

Quynh Anh
Quynh Anh 4 ngày trước
Gợi ý 4 bãi biển ở miền Nam nước xanh như ngọc bích

Dưới đây là 4 bãi biển ở miền Nam nổi bật với làn nước trong xanh như ngọc bích, du khách có thể lựa chọn cho chuyến đi trong mùa hè 2025.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Chùa Hang Châu Đốc - cổ tự linh thiêng bên sườn núi nổi tiếng với đôi rắn thần khổng lồ

Tọa lạc ở lưng chừng sườn núi Sam, chùa Hang Châu Đốc (Phước Điền Tự) là điểm du lịch tâm linh nổi bật vùng Tây Nam Bộ, hấp dẫn bởi lịch sử huyền bí và phong cảnh nên thơ. 

Du lịch Bản Liền 'hot' rần rần sau chương trình Gia Đình Haha

Sau khi chương trình "Gia Đình Haha" lên sóng, Bản Liền (xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bất ngờ trở thành điểm đến hút khách, nhiều homestay kín phòng...

Tân Phụng - làng chài hơn 300 tuổi nằm nép mình dưới chân núi, mặt hướng ra biển ở Bình Định 

Nép mình dưới chân núi, cong con như hình lưỡi liềm chạy sát ra biển, làng chài Tân Phụng hiện lên giữa bãi cát mịn, vách đá phủ rêu... tạo nên cảnh sắc thơ mộng như tranh vẽ...

Đảo Bích đầm trong mắt du khách: Điện 'chập chờn' nhưng góc cảnh nào cũng 'tuyệt đối điện ảnh'

Đảo Bích Đầm không dành cho số đông, mà là nơi lý tưởng cho những ai đang tìm về sự tĩnh lặng, mộc mạc và chân thật. Dẫu còn thiếu tiện nghi nhưng mỗi góc ở đây đều mang đến cảm giác thần khiết và điện ảnh đến lạ...

Mục tiêu của thanh xuân: Phải check-in bằng hết “tứ đại” điểm đến của đất nước mình!

"Tứ đại" điểm đến của nước mình là: 4 kỳ đài lịch sử (Huế - Hà Nội - Nam Định - Bắc Ninh); 4 đèo hùng vĩ (Ô Quy Hồ - Mã Pí Lèng - Pha Đin - Khau Phạ); 4 cực Tổ quốc (Bắc - Nam - Đông - Tây); 4 thung lũng mùa vàng (Mường Thanh - Mường Lò - Mường Tấc - Mường Thau).

Lân Đặt - bản làng 'bị bỏ quên': Không điện - đường - trường - trạm, không sóng điện thoại nhưng vẫn đón nườm nượp khách ghé thăm

Không điện, không đường nhựa, không trạm y tế, không sóng điện thoại, tưởng chừng như Lân Đặt đã bị lãng quên trên bản đồ du lịch. Ấy vậy mà, mỗi năm, nơi đây vẫn đón hàng ngàn bước chân tìm về — những con người khao khát được sống chậm, sống thật và sống gần thiên nhiên.

Đề xuất