Chân dung 12 phi công huyền thoại trong lịch sử không chiến Việt Nam

Hãy cùng nhìn lại chân dung 12 phi công huyền thoại đã đi vào lịch sử với lòng quả cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

1. Đại tá phi công MiG-17, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy 

Đại tá phi công MiG-17, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy sinh năm 1936 tại Lai Vung, Đồng Tháp. Ông là phi công lái MiG-17 duy nhất trên thế giới bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất, 7 chiếc. Cuộc đời của huyền thoại Nguyễn Văn Bảy gắn liền với con số 7. 

Năm 17 tuổi, ông trốn đám cưới theo yêu cầu của gia đình để đi bộ đội và tập kết ra Bắc, bắt đầu học để trở thành phi công. Tuy nhiên, để có thể học lái máy bay thì trình độ học xong phải là 10/10 (tương đương với lớp 12 hiện nay) trong khi đó ông mới chỉ học hết lớp 3. Vì vậy ông Bảy chỉ có 7 ngày để hoàn thành xong chương trình của 7 lớp còn lại.

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-0-1456
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy 

Theo các chuyên gia, đẳn cấp "Ace" của các phi công lái MiG-17 đáng nể hơn phi công MiG-21 sau này. Bởi MiG-17 là dòng máy bay "cổ lỗ sĩ", chênh lệch về công nghệ với máy bay Mỹ lên tới 20 năm. Dòng máy bay này chỉ đạt tốc độ cận âm (chưa vượt âm), vũ khí trang bị nghèo nàn với súng máy 37mm và 23mm, ngắm bắn thủ công, không có tên lửa.

Trong thế hệ phi công lái MiG-17, có 3 Ace đạt thành tích cao nhất là phi công Nguyễn Văn Bảy (bắn rơi 7 máy bay), phi công Lê Hải và phi công Lưu Huy Chao (mỗi người bắn rơi 6 máy bay). 

Ông Bảy từng đảm nhận nhiều vị trí: Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.

Năm 1975, ông tiếp quản sân bay Cần Thơ, tham gia điều hành sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa và chỉ huy các nhiệm vụ tại Campuchia. Những năm cuối đời, ông rời xa phố thị, gắn bó với cuộc sống bình dị sông nước: Nuôi cá, trồng lúa, chăn heo... 

Ông qua đời tháng 9/2019, hưởng thọ 83 tuổi.

2. Trung tướng phi công MiG-21, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân

Trung tướng phi công MiG-21, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân sinh năm 1947 tại Thái Bình. Năm 1971, khi đang làm phi công thuộc Trung đoàn 921 "Sao Đỏ", ông nằm trong số 12 phi công ưu tú được tuyển chọn huấn luyện bay đêm, chuẩn bị cho nhiệm vụ đặc biệt: Bắn hạ máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-9-1458
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân

Năm 1977, ông được cử sang Liên Xô học tại Học viện Không quân Gagarin, sau đó chuyển sang chương trình huấn luyện bay vũ trụ. Năm 1980, ông trở thành người Việt Nam, cũng là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ trong khuôn khổ chương trình Interkosmos.

Trung tướng Phạm Tuân cũng là người Việt Nam duy nhất đến nay được trao tặng cả ba danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động và Anh hùng Liên Xô.

3. Trung tướng, phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Cốc

Trung tướng, phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Cốc sinh năm 1942 tại xã Bích Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông từng đối đầu với đại tá Ace Robin Olds - phi công xuất sắc nhất của Hoa Kỳ trên bầu trời thung lũng sông Hồng. Ở tuổi 25, ông đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ và trở thành phi công Việt Nam bắt rơi nhiều máy bay nhất. 

Năm 1961, ông trúng tuyển phi công và được huấn luyện tại trường dự khóa bay ở Hải Phòng. Sau chuyến huấn luyện phi công tại Liên Xô, năm 1964, ông về nước, lái máy bay MiG-17 tham gia chiến đấu. Đến năm 1965, ông được chọn học chuyển loại lái máy bay MiG-21 và trở về nằm trong biên chế Trung đoàn không quân 921 (Đoàn Sao Đỏ).

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-8-1458
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Cốc

Trong đội hình biên đội máy bay MiG-21, ông thường được phân công bay vị trí số 2, với nhiệm vụ bảo vệ số 1 công kích đối phương. Tuy nhiên, ông đã cải tiến chiến thuật, cùng tham gia tấn công máy bay đối phương, nhờ đó, hiệu suất chiến đấu của phi đội tăng lên rõ rệt. Vì thế, đồng đội gọi ông bằng biệt danh "Chim cắt số 2".

Chiếc MiG-21PF số hiệu 4326 gắn liền với tên tuổi và những chiến công của ông cùng đồng đội Trung đoàn 921 trước khi ông đảm nhiệm các vị trí cao như: Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 371, quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, phó Tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam (1997-1998) và Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng (1998-2002).

4. Thiếu tướng, phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Mai Văn Cương

Thiếu tướng, phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Mai Văn Cương sinh năm 1941 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Năm 1967, ở tuổi 26, ông bắn hạ 5 máy bay Mỹ. Cũng trong năm này, ông trải qua trận không chiến ác liệt nhất sự nghiệp, chiếc MiG-21 do ông điều khiển bị bắn rơi. Ông nhảy dù từ độ cao 6.000m và bị thương nặng, mất hoàn toàn thính lực tai trái.

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-7-1459
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Mai Văn Cương

Dù mang thương tật, ông không lùi bước, tiếp tục chiến đấu, bắn rơi thêm 3 máy bay địch. Với 8 chiến công, năm 1969, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 28 tuổi. Ông nghỉ hưu năm 2006 với quân hàm Thiếu tướng.

5. Đại tá phi công MiG-21 - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thanh Đạo

Đại tá phi công MiG-21 - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thanh Đạo sinh năm 1944. Ông là phi công MiG-21 Trung đoàn 927 và là một trong 16 phi công đạt cấp Ace (danh hiệu dành cho phi công đã bắn hạ được ít nhất 5 máy bay đối phương).

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-6-1500
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thanh Đạo

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đạt thành tích bắn rơi 6 máy bay.

6. Đại tá, phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Ngọc Đỉnh

Đại tá, phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Ngọc Đỉnh thuộc Đoàn Không quân Sao Đỏ - tham gia 8 trận không chiến, bắn rơi 6 máy bay Mỹ.

Thành tích của ông gồm: 3 chiếc F-105D, 1 chiếc F-4D, 1 trực thăng MH-53 và 1 máy bay tác chiến điện tử EB-66. Năm 1970, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-5-1502
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Ngọc Đỉnh

Sau năm 1975, ông giữ chức Phó Tư lệnh Sư đoàn Không quân 371, sau đó làm Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Không quân cho đến năm 1989.

Từ năm 1989 đến 2003, ông là Tổng Giám đốc Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam (nay là Tổng công ty Trực thăng Việt Nam), đồng thời giữ chức Giám đốc Công ty Bay Vasco - thuộc Hãng hàng không Việt Nam. Ông nghỉ hưu năm 2003.

7. Đại tá, phi công MiG-17 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Hải

Đại tá, phi công MiG-17 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Hải sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi, trong gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 19 tuổi, ông thoát ly ra Bắc và được đào tạo trở thành phi công chiến đấu. 

Giai đoạn 1966-1975, ông là phi công tiêm kích MiG-17, phục vụ tại Trung đoàn Không quân 923. Đại tá Lê Hải là một trong số hơn 10 phi công đầu tiên tốt nghiệp Trường Không quân Việt Nam trên loại máy bay MiG-17.

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-4-1502
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Hải

Giai đoạn 1967-1972, phi công MiG-17 Lê Hải đã trực tiếp bắn rơi 6 máy bay Mỹ, gồm: 1 chiếc F-8, 4 chiếc F-4, 1 chiếc F-105 trên bầu trời Hà Nội, Nghệ An, Hải Phòng. Ông cũng yểm trợ đồng đội bắn rơi nhiều máy bay.

Không chỉ là phi công tiêm kích, ông còn điều khiển máy bay cường kích A-37, giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937 (năm 1975), sau đó chuyển sang lái Su-22 và trở thành Sư đoàn trưởng Sư đoàn 372.

Từ năm 1992 đến 2002, ông chuyển ngành, giữ chức Phó Tổng giám đốc Cụm cảng Hàng không miền Nam.

Đại tá Lê Hải từ trần ngày 30/3/2024, sau nhiều năm sống với căn bệnh tuổi già.

8. Trung tướng phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Hanh

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Hanh (1932-2024) - Trung tướng phi công MiG-21 - là một trong những nhân vật được vinh danh trong sách 108 phi công chiến đấu Việt Nam, dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND)  Trần Hanh quê ở Nam Định, là phi công đầu tiên dùng MiG-17 bắn rơi máy bay Mỹ F-105D Thần Sấm trên vùng trời miền Bắc.

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-3-1504
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Hanh

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975, ông là 1 trong những người chỉ huy trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết Thắng. Vào tháng 3/1986, ông được bổ nhiệm là Từ lệnh Quân chủng Không quân. Ông giữ cương vị Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1989), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1996) cho đến khi về hưu năm 2000.

9. Thiếu tướng phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đăng Kính

Thiếu tướng phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đăng Kính sinh năm 1941 tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tháng 10/1961, ông được chọn làm học viên trong lớp phi công tiêm kích đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô.

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-2-1505
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đăng Kính

Ông là một trong những phi công có số giờ bay nhiều nhất trong chiến tranh, ba lần bị thương khi tham gia chiến đấu. Tháng 10/1968, khi là Phi đội trưởng tiêm kích thuộc Đoàn Không quân Sao Đỏ, ông đã là một trong 16 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp Ace trong chiến tranh.

Sau chiến tranh, ông từng giữ các chức vụ: Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương và Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.

10. Thượng tướng phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Thanh Ngân

Thượng tướng phi công MiG-21 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Thanh Ngân sinh năm 1939 tại Phú Bình, Thái Nguyên. Ông là phi công MiG-17, MiG-21 tại Trung đoàn 921, bắn rơi 8 máy bay Mỹ trước khi đảm nhiệm vị trí Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 371.

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-1-1507
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Thanh Ngân

Ông giữ cương vị Tư lệnh Quân chủng Không quân năm 1989-1996; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trước khi nghỉ hưu năm 2002.

11. Đại tá phi công MiG-17 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Văn Quỳ

Đại tá phi công MiG-17 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Văn Quỳ là một trong những anh hùng của biên đội MiG-17 huyền thoại Lan - Túc - Quỳ - Phương, đã đối đầu với máy bay F-8U của Không quân Hải quân Mỹ vào ngày 3/4/1965 trên vùng trời Thanh Hóa. 

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-09-1507
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Văn Quỳ

Sau khi đất nước thống nhất, ông  tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam. Năm 1979, ông nghỉ bay, chuyển sang công tác chỉ huy, huấn luyện với cương vị Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 370. Sau đó, ông chuyển sang lĩnh vực dân sự, trở thành Tổng Giám đốc Cụm cảng hàng không miền Trung cho đến khi nghỉ hưu tại Đà Nẵng.

12. Trung tướng phi công Su-27 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Soát

Trung tướng phi công Su-27 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Soát sinh năm 1946 tại Phú Xuyên, Hà Nội. Ông gia nhập quân đội năm 1965. Trong sự nghiệp, ông bắn rơi 6 máy bay Mỹ.

chan-dung-12-phi-cong-huyen-thoai-trong-lich-su-khong-chien-viet-nam-08-1508
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Soát

Ông tốt nghiệp Trường Không quân Krasnodar Liên Xô (1965-1968), Học viện Không quân I. Gagarin (1977-1980), và Học viện Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô (1982-1984). Ông cũng là Tiến sĩ Khoa học Quân sự (2002).

Là phi công tiêm kích MiG-21, Su-22, và Su-27, ông đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng: Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân và Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bên trên là 12 trong số 108 phi công anh hùng được vinh danh trong cuốn sách "108 phi công chiến đấu Việt Nam" - công trình tâm huyết do tác giả Từ Phương Thảo, con gái của Đại tá, phi công - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Từ Đễ, phối hợp cùng nhiếp ảnh gia Ngô Nhật Hoàng thực hiện.

Suốt 9 năm, từ 2016 đến 2025, hai tác giả đã sưu tầm, ghi lại hình ảnh, câu chuyện của những phi công từng làm nên những trận không chiến oanh liệt, góp phần viết nên trang sử vàng của không quân Việt Nam.

Xem thêm: Đợi ngày duyệt binh năm nay nhớ về những cuộc duyệt binh năm xưa

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Cựu binh U80 Trần Văn Thanh đã vào đến TP. HCM và được mọi người đón chào rất nồng nhiệt. Ấm lòng hơn, ông được hỗ trợ chi phí ăn ở, tham quan và được tặng cả thư mời xem diễu binh, diễu hành. 

Ấm lòng: Cựu binh U80 chạy xe máy 1.300km vào TP.HCM được hỗ trợ chi phí ăn ở, tham quan và được trao tay cả thư mời xem diễu binh, diễu hành 30/4
0 Bình luận

Để có buổi "concert Quốc gia" trọn vẹn, ngay từ bây giờ, các bạn hãy tranh thủ học thuộc các ca khúc diễu hành trong đại lễ 30/4. Học thuộc rồi thì lễ này phải tự tin hòa giọng chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước nhé!

Đã đi 'concert Quốc gia' là phải có 'fanchant': Tổng hợp lời các ca khúc diễu hành trong đại lễ 30/4
0 Bình luận

Năm nay, chúng ta liên tục thấy từ "diễu binh, duyệt binh" xuất hiện trên báo đài truyền thông, trên mạng xã hội... nhưng có mấy ai thực sự hiểu diễu binh, duyệt binh là gì và mang ý nghĩa như thế nào?

Vì sao '10 năm diễu binh một lần, 40 năm duyệt binh 1 lần'?
0 Bình luận


Bài mới

Cá voi xuất hiện liên tục hơn 1 tháng, Gia Lai phát cảnh báo bảo vệ

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai phát đi cảnh báo, yêu cầu các tour du lịch, tàu đánh cá phải giữ khoảng cách, tắt động cơ, không hoạt động quá 3 tàu khi đi vào khu vực cá voi đang bơi lội, săn mồi. 

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Cặp du khách lớn tuổi bị AI 'lừa' đến điểm du lịch không tồn tại ở Malaysia

Cặp du khách lớn tuổi sống tại Kuala Lumpur đã di chuyển hơn 300km đến điểm du lịch được giới thiệu trong video do AI tạo. Khi đến nơi, họ ngã ngửa vì phát hiện điểm đến không có thật.

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Vì sao khách Hàn đổ xô đến Nha Trang du lịch?

Các trang thông tin Hàn Quốc mô tả, Nha Trang là điểm đến số 1 của du khách nước này. Đây là "thiên đường biển đảo với nhiều bãi tắm đẹp".

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Du khách quốc tế và thương vụ mua nhà giá 1 euro ở Italy: Tưởng món hời hóa ra là 'canh bạc nhiều ràng buộc'

Nhiều khách du lịch đến từ Anh, Mỹ đã "vỡ mộng" sau thương vụ mua nhà giá 1 euro ở Italy. Thoạt nghe tưởng như một món hời, nhưng thực tế là một "canh bạc với nhiều ràng buộc".

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Những mốc thời gian quan trọng ở trước, trong Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 2/9

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 2/9 được giới trẻ gọi là "concert quốc gia" lần thứ 2 năm 2025. Và để "đu concert" thành công, các bạn cần nhớ chính xác các mốc thời gian dưới đây. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Lịch trình chi tiết lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch chương trình Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách Mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. 

Quynh Anh
Quynh Anh 3 ngày trước
Thảm kịch kinh hoàng trên hòn đảo xinh đẹp bậc nhất Đông Nam Á: Người đàn ông 61 tuổi bị con trăn dài gần 9 mét nuốt chửng

Ngày 8/7, trên hòn đảo du lịch xinh đẹp của Indonesia xảy ra vụ việc kinh hoàng - người đàn ông 61 tuổi bị con trăn dài gần 9 mét nuốt chửng.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
6 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón hơn 6,2 triệu lượt khách: Nha Trang vẫn là 'đầu tàu' hút khách 

Nha Trang được đánh giá là "đầu tàu" hút khách của du lịch Khánh Hòa (cũ). Qua nhiều năm, đô thị vịnh biển thường đóng góp khoảng 80% trong bức tranh du lịch địa phương. 

Quynh Anh
Quynh Anh 3 ngày trước
Ngỡ ngàng với cửa hàng tiện lợi 'bất tiện nhất thế giới'

Để đến được với cửa hàng tiện lợi nằm trong công viên tỉnh Hồ Nam, du khách phải leo lên vách núi cao 120m. Vậy là "tiện lợi dữ chưa"?

Quynh Anh
Quynh Anh 3 ngày trước
Mục sở thị bức tượng Phật dát vàng nặng 100 tấn ở chùa Bái Đính vừa xác lập kỷ lục châu Á

Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Bái Đính được đúc bằng đồng dát vàng, cao 10m, nặng 100 tấn đã xác lập kỷ lục tượng Phật dát vàng lớn nhất châu Á. 

Quynh Anh
Quynh Anh 4 ngày trước
Từ vụ du khách t:ử v:o:ng khi chơi dù lượn: Lực lượng chức năng khuyến cáo các đơn vị tổ chức không bay dù lượn trên bán đảo Sơn Trà quá muộn

Vụ tai nạn dù lượn vào chiều muộn ngày 8/7 khiến 1 du khách t:ử v:o:ng. Từ sự việc này, lực lượng chức năng khuyến cáo các đơn vị không tổ chức bay dù lượn trên bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) quá muộn.

Quynh Anh
Quynh Anh 4 ngày trước
Từ nay sẽ không còn điểm check-in tàu mắc cạn ở Ninh Thuận cũ 

Tàu Thành Hưng 06 tải trọng hơn 4.500 tấn mắc cạn hơn 2 năm ở bãi rêu biển xã Phước Dinh, tỉnh Khánh Hòa (Ninh Thuận cũ) đang được tháo dỡ để trả lại mặt bằng làm dự ám điện hạt nhân. 

Quynh Anh
Quynh Anh 4 ngày trước
Thực khách phản ánh gia đình 8 người ăn quán ốc ở Hạ Long hết gần 6 triệu, chủ quán nói gì?

Biết là ăn uống ở điểm du lịch sẽ đắt đỏ hơn, nhưng gia đình chị Hương vẫn bất ngờ khi phải chi đến gần 6 triệu cho bữa ăn tại quán ốc thuộc phường Bãi Cháy, Hạ Long.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Khách Tây 19 lần đến Việt Nam: 'Việt Nam là điểm đến tôi chưa bao giờ thấy chán...'

Nhà báo Australia Ronan O’Connell đã có 19 lần đến Việt Nam và mỗi lần đến là một trải nghiệm đầy mới mẻ. Việt Nam là điểm đến không biết chán.

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Mất mát to lớn của vịnh Nha Trang

Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam để mất 191 ha rạn san hô trong giai đoạn 2002-2024. Điều này dấy lên nhiều câu hỏi về mức độ hiệu quả trong công tác bảo vệ hệ sinh thái ven biển. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Sắp có đường bay thẳng từ Singapore đến Cam Ranh 

Hãng hàng không Scoot (Scoot Air) sẽ chính thức khai thác đường bay thẳng từ Singapore đến Cam Ranh (Khánh Hòa) từ ngày 21/11/2025. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Đề xuất