Vì sao "10 năm diễu binh một lần, 40 năm duyệt binh 1 lần"?
Năm nay, chúng ta liên tục thấy từ "diễu binh, duyệt binh" xuất hiện trên báo đài truyền thông, trên mạng xã hội... nhưng có mấy ai thực sự hiểu diễu binh, duyệt binh là gì và mang ý nghĩa như thế nào?
Phân biệt diễu binh, diễu hành, duyệt binh
Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên có giải thích 3 từ diễu binh, diễu hành và duyệt binh như sau:
- Diễu binh: Lực lượng vũ trang lần lượt diễu qua lễ đài hoặc trên đường phố, hàng ngũ chỉnh tề, động tác thống nhất, để biểu dương sức mạnh.
- Diễu hành: Đoàn người đi thành hàng ngũ diễu qua trước lễ đài hoặc trên đường phố để biểu dương sức mạnh.
- Duyệt binh: kiểm tra một cách tượng trưng đội ngũ của lực lượng vũ trang tập hợp lại để biểu dương sức mạnh về quân sự trong buổi lễ long trọng.

Như vậy, diễu binh và duyệt binh đều nhằm mục đích thể hiện sức mạnh quân sự của đất nước. Song duyệt binh nhấn mạnh vào yếu tối nghi lễ và kiểm tra đội hình - đây là dụp để lãnh đạp cấp cao duyệt qua các lực lượng vũ trang, đánh giá sự chỉnh tề, trang bị và tổ chức của quân đội. Trong khi đó, diễu binh thiên về phần di chuyển, biểu dương sức mạnh, phô diễn đội ngũ và trang bị của quân đội trước công chúng.
Trong các cuộc diễu binh, lực lượng tham gia chủ yếu là các đơn vị quân sự mang theo vũ khí, khí tài cá nhân. Tính chất mang đậm yếu tố biểu dương lực lượng và có thể kết hợp với các lực lượng quần chúng. Còn duyệt binh, thành phần tham gia thường là các lực lượng quân sự tinh nhuệ nhiều quân, binh chủng khác nhau.
Ngoài vũ khí cá nhân, các đơn vị duyệt binh còn trình diễn nhiều loại khí tài hiện đại như xe tăng, pháo, tăng thiết giáp, máy bay... nhằm khẳng định tiềm lực quân sự và sức mạnh quốc phòng của quốc gia.
Vì sao "10 năm diễu binh một lần, 40 năm duyệt binh 1 lần"?
Không phải tự nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dặn dò Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "10 năm diễu binh một lần, 40 năm duyệt binh 1 lần". Nghe thì đơn giản nhưng đó là lời dặn mang tầm nhìn trăm năm, là bản lĩnh của một người suốt đời chỉ sống vì dân, vì nước.

Bác từng viết rằng:
DIỄU BINH không chỉ là để phô trương lực lượng, mà là lời tuyên bố với thế giới: Dân tộc này sẵn sàng đứng dậy, sẵn sàng chiến đấu, và không một thế lực nào được phép coi thường.
DUYỆT BINH không phải để vui mắt người xem, mà là để nhắc con cháu: Muốn có hoà bình, phải giữ lấy khí phách. Muốn có độc lập, phải cảnh giác từng giờ.
Vì Bác hiểu rằng: Nếu năm nào cũng phô diễn quân sự, dân sẽ mỏi mệt, ngân khố sẽ hao tổn. Nhưng nếu quá lâu không cho cả dân tộc thấy sức mạnh thật sự của mình, thế hệ sau sẽ dễ ngủ quên trên chiến thắng, dễ mơ hồ về máu xương cha ông.
- 10 NĂM DIỄU BINH - để trẻ biết Tổ quốc mình mạnh ra sao.
- 40 NĂM DUYỆT BINH - để cả dân tộc nhớ: Độc lập này không phải bỗng nhiên mà có.

Những lời dặn đó không để trang trí lịch sử mà là ngọn đuối sáng dẫn đường. Hôm nay, nếu ai quên, hãy đọc lại. Nếu ai cười chê, hãy hỏi lại chính mình: Ta đã làm được gì để xứng đáng với Tổ quốc, với Bác, với những linh hồn đã ngã xuống để lá cờ kia được tung bay trên bầu trời độc lập, tự do?
Việt Nam đã có bao nhiêu lần duyệt binh?
Những lần duyệt binh của Việt Nam từng tổ chức bao gồm:
- Lễ duyệt binh ngày 01/1/1955: Đây là buổi lễ duyệt binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội để ra mắt đồng bào và báo chí quốc tế sau thắng lợi vẻ vang của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Lễ duyệt binh ngày 1/5/1973: Buổi lễ được tổ chức tại quảng trường Ba Đình, Quân đội nhằm chào mừng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chấm dứt sự chiếm đóng của các đội quân xâm lược nước ngoài sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết.



- Lễ duyệt binh ngày 15/5/1975: Buổi lễ được tổ chức tại Sài Gòn sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975 giải phóng Miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, với sự tham gia của hàng nghìn bộ đội, dân quân du kích cùng toàn thể nhân dân.
- Lễ duyệt binh ngày 2/9/1975: Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám thành công và 30 năm thành lập nước và mừng đất nước thống nhất, đất nước ta đã tổ chức duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội cùng các khí tài, phương tiện quân sự với hàng chục nghìn người tham gia.
- Lễ duyệt binh ngày 2/9/1985: Đây là buổi lễ có quy mô lớn nhất trong lịch sử đất nước, được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ diễn ra lúc 6 giờ 30 ngày 30.4, trên trục đường Lê Duẩn (Q.1) tại lễ đài chính phía trước Hội trường Thống Nhất. Trong lễ kỷ niệm sẽ tổ chức bắn 21 phát đại bác trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bên cạnh đó, sẽ có không quân bay chào mừng (dự kiến 13 máy bay trực thăng; 9 máy bay Yak-130; 7 máy bay Su-30MK2); diễu hành của xe mô hình Quốc huy - khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc - xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - xe mô hình biểu tượng 50 năm đất nước thống nhất; diễu binh các khối quân đội, dân quân tự vệ; diễu binh các khối công an; diễu hành các khối quần chúng.
(T/h)
Xem thêm: Là người Việt Nam, bạn nhất định phải biết những lá cờ này
Tin liên quan
Sau thông tin hàng loạt khách sạn, nhà hàng có view xem diễu binh đẹp đã hết chỗ, mọi người lại càng nôn nao, không biết phải “săn chỗ đẹp” thế nào để xem diễu binh, diễu hành một cách trọn vẹn nhất.
Sau khi đi qua Hội trường Thống Nhất, lực lượng diễu binh, diễu hành chia làm 4 hướng và di chuyển về điểm tập kết. Các tuyến đường đoàn đi qua có màn hình LED cỡ lớn giúp người dân dễ dàng theo dõi.
Chưa đầy 2 tuần nữa thôi là tới diễu binh 30/4 tại TP HCM rồi, các bạn mình ai chưa biết trả lời phỏng vấn 30/4 thế nào thì lấy sách vở ra chép ngay để học cho kịp nhé.
Bài mới

Để có buổi "concert Quốc gia" trọn vẹn, ngay từ bây giờ, các bạn hãy tranh thủ học thuộc các ca khúc diễu hành trong đại lễ 30/4. Học thuộc rồi thì lễ này phải tự tin hòa giọng chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước nhé!