Cầu kén rể - biểu tượng mới của TP Việt Trì
Cầu kén rể (cầu đi bộ Việt Trì) được xem là biểu tượng mới của thành phố Việt Trì. Công trình này được lấy cảm hứng từ truyền thuyết thời Hùng Vương.
Mục lục
Cầu kén rể ở đâu Phú Thọ?
Khi nhắc đến Phú Thọ, du khách thường nghĩ ngay đến các địa danh nổi tiếng như Khu di tích lịch sử đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đền Lạc Long Quân, làng cổ Hùng Lô... Thế nhưng, vài năm gần đây, Phú Thọ đã thêm vào "bản đồ du lịch" của tỉnh nhà một số địa điểm mới, nổi bật nhất là cây cầu đi bộ vượt hồ Đầm Cả thuộc khu công viên Văn Lang. Đây được coi là biểu tượng mới của thành phố Việt Trì.
Cầu đi bộ Việt Trì có tên gọi khác là cầu kén rể hay cầu tình yêu. Cầu đi bộ Việt Trì nối liền hai bờ hồ Đầm Cả, nằm trong công viên Văn Lang, tọa lạc trên đường Nguyễn Tất Thành.

Cầu đi bộ Việt Trì là công trình do UBND thành phố Việt Trì làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 80 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Nhà nước. Cầu có chiều dài 178m, được xây dựng dạng vìm bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu; gồm 3 trụ và 2 mố, bề rộng trung bình là 4,5m. Cầu được mở rộng tại vị trí các trụ (trong đó trụ giữ hồ mở rộng 15m, 2 trụ bên mở rộng 12m).
Cầu kén rể được lấy cảm hứng từ truyền thuyết Hùng Vương
Kiến trúc của cầu đi bộ Việt Trì được lấy cảm hứng từ trong truyền thuyết Hùng Vương dựng lầu kén rể. Chính vì lẽ đó mà cây cầu này còn được gọi với tên "cầu kén rể".
Phía trên cầu được thiết kế với hệ thống móc treo nhằm mục đích để các cặp đôi yêu nhau có thể đến đây đặt khóa tình yêu. Đây là lý do mà cây cầu này có tên khác là "cầu tình yêu".

Được biết, phía trong lòng các hồ quanh đây được bố trí hệ thống bơm nước, phun nước tuần hoàn nhằm tạo ra dòng nước chảy xiết. Xung quanh những hồ nước sẽ được kè đá khép kín. Ngoài ra, nơi đây còn được xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ gồm: đường đi, hệ thống đèn điện chiếu sáng, hệ thống sân chơi, thảm cỏ, cây xanh... Nhờ đó, người dân và du khách có thể đi dạo, ngắm cảnh và ghi lại cho mình những bức hình đẹp.
Di chuyển đến cầu kén rể như thế nào?
Cầu kén rể nằm ở trung tâm thành phố Việt Trì, vì thế việc di chuyển đến đây khá dễ dàng. Nếu du khách chọn điểm xuất phát từ Thủ đô Hà Nội thì sẽ có một số phương tiện di chuyển như sau:
- Đi xe khách: Nếu di chuyển bằng xe khách, du khách lên xe ở bến Mỹ Đình, đi đến bến xe Việt Trì. Sau đó, xuống xe, bắt xe ôm hoặc taxi đến địa điểm cầu đi bộ.

- Đi tàu hỏa: Nếu đi tàu hỏa, du khách bắt xe từ ga Hà Nội, đi đến ga Việt Trì. Du khách xuống tàu bắt xe đến cầu kén rể. Với cách đi này chi phí rất tiết kiệm và an toàn.
- Đi xe máy: Nếu du khách đam mê khám phá cung đường đi thì có thể lựa chọn đi xe máy với khoảng cách khoảng 80km.
Cầu kén rể - điểm chụp hình lý tưởng của giới trẻ
Cầu đi bộ Việt Trì được xây dựng với mục đích kết nối yêu thương nên đa phần những cặp đôi yêu nhau đều tìm đến đây để nguyện ước, thề hẹn và lưu giữ những bức hình đẹp. Cầu được thiết kế có hệ thống móc treo để làm nơi treo móc khóa tình yêu.

Bên cạnh đó, cầu được trang trí hệ thống đèn màu nghệ thuật đẹp và phù hợp với toàn bộ kiến trúc của cây cầu. Chính vì thế, khi đi bộ vào buổi tối, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh cây cầu và tòa tháp tỏa ra những dải sáng hào quang vô cùng lấp lánh.

Sau khi được đi vào hoạt động, cầu đi bộ Việt Trì trở thành điểm đến "hót hòn họt" của giới trẻ, nhất là các cặp đôi đang yêu nhau. Ngoài ra, đây còn là nơi mà người dân thành phố Việt Trì thường xuyên rủ nhau ra đi bộ vào sáng sớm và chiều tốt. Nhờ đó, sức hút của cầu đi bộ càng ngày càng lớn và trở thành một trong những điểm tham quan mới tại thành phố Việt Trì.

Với những bạn trẻ đam mê "sống ảo", đây là một địa điểm vô cùng lý tưởng để chụp ảnh. Đặc biệt là ngọn tháp cao nguy nga đã trở thành địa điểm "cực phẩm" dành cho những bạn trẻ thoải mái chụp ảnh. Đứng ở bất kỳ góc nào trên cầu, bạn đều có thể dễ dàng tạo ra những bức ảnh ấn tượng để lưu lại kỷ niệm với thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
Nếu có du lịch về vùng đất Tổ thiêng liêng, đừng quên ghé đến cây cầu độc đáo này để chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp nơi đây nhé. Chắc chắn, khung cảnh kết hợp giữa hơi thở lịch sử và hệ thống của các công trình hiện đại nơi đây sẽ không khiến bạn thất vọng.
Xem thêm: Trốn phố thị về ngắm hồ Thượng Long - "tuyệt tình cốc" phiên bản Phú Thọ
Tin liên quan
Bản Cỏi Phú Thọ là "viên ngọc thô" giữa thiên nhiên núi rừng hoang sơ của đất Tổ. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao Tiền với rất nhiều nét văn hóa độc đáo...
Xưa kia, rêu đá là món cứu đói biết bao đồng bào dân tộc miền núi ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ). Còn giờ đây, nó là đặc sản có 1 - 0 - 2.
Hang Lạng là kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ và đầy bí ẩn ở vùng đất Tổ. Càng đi vào sâu, du khách như lạc vào một thế giới đầy huyền bí và lạ lùng...