Phủ Tây Hồ - nơi Thánh Mẫu hiển linh

Phủ Tây Hồ là điểm đến tâm linh linh thiêng giữa lòng Thủ đô, thu hút rất nhiều người đến dâng lễ, cầu bình an, may mắn, công danh tài lộc và thanh tịnh cho tâm hồn.

Hồng Anh
Hồng Anh 12/02
Theo dõi

Phủ Tây Hồ ở đâu?

Phủ Tây Hồ là điểm đến tâm linh nổi tiếng của người dân Thủ Đô nói chung và  miền Bắc nói riêng. Phủ Tây Hồ được xây dựng từ thế kỷ 17, nơi tọa lạc của Phủ trước đây là ở làng Nghi Tàm, còn hiện tại Phủ nằm ở số 52 phố Đặng Thai Mai, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội.

phu-tay-ho-o-dau-va-phu-tay-ho-tho-ai-1-1558
Phủ Tây Hồ nằm ở số 52 phố Đặng Thai Mai, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội

Vào ngày 13 tháng 2 năm 1996, Phủ Tây Hồ đã được cấp bằng di tích Lịch sử - Văn hóa, trở thành điểm di tích tín ngưỡng thờ mẫu tiêu biểu của Hà Nội. Trong sân Phủ Tây Hồ có một cây si cổ thụ cũng đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam”.

Lịch sử hình thành Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là ngôi đền cổ thờ Công chúa Liễu Hạnh, theo truyền thuyết Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nhưng cũng có thể là muộn hơn. Bởi trong các sách nói về di tích của Thăng Long – Hà nội cổ ra đời vào đầu thế kỷ 20 đều không ghi chép về di tích này.

phu-tay-ho-o-dau-va-phu-tay-ho-tho-ai-2-1559
Hình ảnh Phủ Tây Hồ xưa

Theo tương truyền, Công chúa Liễu Hạnh là Quỳnh Hoa – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng đi chu du, khám phá khắp nơi, qua đảo Tây Hồ thì dừng lại. Thấy đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa khung cảnh thiên nhiên huyền diệu. Nhưng rồi tiền duyên xui khiến, trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong một lần đi thuyền dạo chơi trên Tây Hồ, thấy cảnh đẹp bèn ghé vào quán nước của Tiên chúa. Cả hai chuyện trò, ngâm thơ đối đáp cùng nhau, đến nay bài thơ “Tây Hồ ngự quán” của họ vẫn còn được lưu truyền. Tiên chúa ở lại nơi đây bao lâu không ai rõ, chỉ biết rằng khu Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không thấy bóng dáng nàng nữa. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông đã cho người lập đền thờ. Câu chuyện xưa này cứ vậy gắn với xuất sứ lý kỳ của Phủ Tây Hồ cả mấy trăm năm nay.

Kiến trúc đặc sắc của Phủ Tây Hồ

Để vào được Phủ Tây Hồ, phải đi qua Cổng tam quan hai tầng, có vọng lâu trên cao. Cổng tam quan được đắp đao lửa, chạm trổ bằng những họa tiết tinh xảo, mang đậm nét đẹp của văn hóa truyền thống. Phần mái của cổng được làm giả ngói ống, dưới diềm có khắc 4 chữ hán “Phong đài nguyên cá” – Đài gió gác trăng, còn hai câu đối bên trụ thì nói về sự tích Phùng Khắc Khoan gặp Công chúa Liễu Hạnh.

phu-tay-ho-o-dau-va-phu-tay-ho-tho-ai-3-1559
Kiến trúc đặc sắc tại Phủ Tây Hồ

Bước qua Cổng tam quan sẽ đến được Phủ chính, nơi có quy mô kiến trúc lớn với 3 nếp, mỗi nếp có một gian lễ. gian lễ thứ 3 (Hậu cung) chính là nơi thờ Tam Mẫu: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải. Tam Mẫu được mặc áo có khăn ba màu xanh, đỏ, trắng tượng trưng cho sự sống, hòa bình của muôn loài.

Trong Phủ, Điện Sơn Trang là nơi thờ riêng của cô Mẫu Thượng Ngàn và 12 cô sơn trang phục vụ bà. Tại đây còn có tượng Ngũ hổ biểu hiện cho sự uy quyền và sức mạnh của cô Mẫu Thượng Ngàn. Hai công trình nhỏ nằm trong sân Phủ là lầu Cô, lầu Cậu (nơi thờ những người hầu cận của Quan trong Phủ). Cả hai lầu được xây theo hướng tả hữu.

Phủ Tây Hồ thờ ai?

Phủ Tây Hồ hiện đang thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Công chúa Liễu Hạnh), một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt nam là Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh), Phù đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) và Thánh Chử Đạo Tổ (Chử Đồng Tử). Hàng trăm năm qua, nơi đây đã trở thành điểm đến linh thiêng, thu hút người dân trong và ngoài Thủ đô đến dâng lễ, cầu an và hái lộc.

Lễ mẫu Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ mở hội vào 2 ngày lễ chính là ngày mùng 3 và 13 tháng 3 âm lịch hằng năm. Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, người ta sẽ tổ chức lễ giỗ Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tam Mẫu của Phủ.

phu-tay-ho-o-dau-va-phu-tay-ho-tho-ai-4-1559
Lễ rước kiệu tại lễ giỗ Mẫu Liễu Hạnh vào ngày 3/3 âm lịch

Lễ giỗ sẽ được bắt đầu bằng việc rước kiệu các Mẫu từ Phủ Tây Hồ đi vòng quanh các tuyến đường Yên Phụ, Cổ Ngư, Quán Thánh và đến đền Nghĩa Lập ở phố Hàng Đậu để lấy mã. Sau đó kiệu Mẫu sẽ quay ngược trở lại Phủ Tây Hồ.

Lễ rước kiệu là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung, thể hiện sự kính trọng và tín nhiệm vào Mẫu Liễu Hạnh.

Kinh nghiệm dâng lễ Phủ Tây Hồ chi tiết cho người mới đến

Nên đi Phủ Tây Hồ vào thời điểm nào?

Phủ Tây Hồ là địa điểm tâm linh nổi tiếng nên có rất đông người dân, du khách đến dâng lễ, tham quan, nhất là vào những ngày mùng 1 và ngày rằm trong tháng. Ngoài ra vào ngày Tết nguyên đán, hội Phủ Tây Hồ (3/3 và 13/3 âm lịch) cũng có rất đông du khách tìm về Phủ Tây Hồ để trẩy hội, du xuân. Nếu có dịp bạn có thể đến Phủ Tây Hồ vào những ngày này để dâng lễ, cầu may mắn bình an, công danh tài lộc và tham quan thưởng cảnh.

phu-tay-ho-o-dau-va-phu-tay-ho-tho-ai-7-1601
Phủ Tây Hồ rất đông du khách vào những ngày mùng 1, rằm, lễ Tết

Phủ Tây hồ mở cửa từ 5 giờ sáng – 7 giờ tối. Vào những ngày rằm, mùng 1 và những ngày lễ đặc biệt phủ sẽ đóng cửa muộn hơn.

Hướng dẫn di chuyển đến Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm tại số 52 phố Đặng Thai Mai, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, cách trung tâm TP.Hà Nội khoảng 14km, rất thuận tiện để di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, xe taxi, xe ôm công nghệ, xe bus,…

phu-tay-ho-o-dau-va-phu-tay-ho-tho-ai-5-1600
Bản đồ Phủ Tây Hồ Hà Nội
  • Nếu di chuyển bằng xe cá nhân (ô tô, xe máy) du khách có thể tra Google Maps và đi theo hướng dẫn. Đến Phủ Tây Hồ bạn hãy gửi xe máy ở bãi xe ngoài cổng Phủ với mức giá 5.000 đồng/lượt/xe.  
  • Nếu di chuyển bằng xe buýt bạn có thể chọn tuyến số 13, 33 hoặc 51 để đến Phủ Tây Hồ. Tuy nhiên từ điểm buýt bạn phải đi bộ thêm khoảng 5km nữa mới đến được Phủ Tây Hồ.

Gợi ý cách sắm lễ khi đi Phủ Tây Hồ

Nếu bạn đang có ý định đến Phủ Tây Hồ cầu tài lộc, sức khỏe bình an, công danh sự nghiệp thì nên chuẩn bị một số lễ vật được gợi ý dưới đây để bày tỏ lòng kính trọng và tín nhiệm vào các Mẫu:

phu-tay-ho-o-dau-va-phu-tay-ho-tho-ai-6-1600
Các ban thờ tại Phủ Tây Hồ
  • Lễ đồ sống: Đây là những lễ vật mang ý nghĩa của sự sống, sinh sôi nảy nở. Bạn nên chọn những loại gạo ngon, muối sạch, trứng tươi và xôi chè để dâng lên các Mẫu.
  • Lễ đồ mặn: Những lễ vật này mang ý nghĩa của sự giàu có và phú quý. Dâng lễ mặn bạn có thể dâng giò chả, thịt gà, thịt heo,… nấu chín, được bày biện gọn gàng, sạch sẽ trên mâm.
  • Lễ ban thờ ở lầu Cô, lầu Cậu: Để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn với những người hầu cận của Quan trong Phủ, bạn có thể dâng hương, hoa quả, mũ áo, gương lược,… cho các Cô và Cậu trong Phủ.

Thứ tự dâng lễ tại Phủ Tây Hồ

Đến Phủ Tây Hồ dâng lễ bạn nên đi theo trình tự để bày tỏ sự kính trọng, trang nghiêm đối với các Mẫu. Hãy bắt đầu từ Phủ chính, nơi thờ Tam Mẫu là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải. Sau đó, bạn tiếp tục đến Điện Sơn Trang, nơi thờ riêng của Mẫu Thượng Ngàn và 12 cô sơn trang phục vụ bà để dâng lễ. Cuối cùng là dâng lễ ở lầu Cô, lầu Cậu.

Một số lưu ý khi đến dâng lễ tham quan tại Phủ Tây Hồ

  • Phủ Tây Hồ rất đông người ghé đến dâng hương dâng lễ vào những ngày mùng 1, ngày rằm, Tết Nguyên đán, ngày giỗ Mẫu Liễu Hạnh (3/3 âm lịch) nên đi vào những ngày này bạn nên chủ động đi sớm để tránh kẹt xe và chen chúc.
  • Đến Phủ Tây Hồ bạn nên chủ động lựa chọn những trang phục kín đáo, lịch sự, không quá ngắn hay hở hang để tôn trọng nơi linh thiêng này.
  • Khi vào ra khỏi Phủ bạn nên bước ra từ hai bên cổng tam quan, không nên đi thẳng ra giữa để bày tỏ sự kính trọng và cảm ơn các Mẫu.
  • Đến Phủ Tây Hồ bạn có thể chọn mua những vật phẩm phong thủy như chuông gió, bùa hộ mệnh,… để về làm quà hoặc trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là không được mua những vật phẩm có hình ảnh các Mẫu hay các vị thần khác vì đó là sự bất kính.

Hy vọng với những chia sẻ của Người du lịch trên đây bạn sẽ có cho mình một chuyến quan quan, trải nghiệm, dâng lễ tại Phủ Tây Hồ thuận lợi, gặp nhiều may mắn, bình an.

Xem thêm: Chùa Hà – Ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng bậc nhất Hà Nội

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Lễ hội đền Hùng (Giỗ Tổ Hùng Vương) là ngày lễ thiêng liêng của người Việt, là nơi kết tinh những giá trị quan trọng của dân tộc. Để có mùa lễ hội đền Hùng 2025 ý nghĩa, du khách đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Lễ hội đền Hùng 2025: Thời gian, địa điểm, kinh nghiệm đi lễ từ A đến Z
0 Bình luận

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Nam Định là lễ hội lớn diễn ra vào đầu xuân năm mới, thu hút rất nhiều du khách đến tham gia, cầu may mắn bình an và công danh tài lộc.

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Nam Định – Nghi lễ linh thiêng đầu xuân năm mới
0 Bình luận

Lễ hội đền Cổ Loa diễn ra nhằm giáo dục nhân dân truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Đây là một trong những lễ hội lớn dịp đầu năm không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá Hà Nội. 

Lễ hội đền Cổ Loa - tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương
0 Bình luận


Bài mới

2 nơi vắng tanh ở Khánh Hòa dành cho những người muốn 'mất kết nối' tạm thời với phố xá

Nếu bạn muốn tìm cách "mất kết nối" tạm thời với phố xá tấp nập thì đừng bỏ qua 2 điểm đến hoang sơ tại Khánh Hòa: Đảo Bích Đầm và Hòn Ông. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 21 giờ trước
Gợi ý 7 homestay ở Huế giá dưới 1 triệu đồng

Để tối ưu chi phí du lịch Huế, xin gửi đến các bạn gợi ý về 7 homestay giá dưới 1 triệu đồng nhưng sở hữu không gian rất ổn. 

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Dốc Lết có gì đẹp?

Dốc Lết là điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn tránh xa sự ồn ào, tìm về với bình yên của biển xanh, cát trắng, nắng vàng...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Làng Hà Liên - 'ốc đảo' thơ mộng giữa đầm Nha Phu, Khánh Hòa

Tọa lạc giữa đầm Nha Phu, làng Hà Liên hơn 300 tuổi tựa như một ốc đảo thơ mộng thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Quynh Anh
Quynh Anh 3 ngày trước
Cá voi xuất hiện ở Vĩnh Hy, người trẻ háo hức rủ nhau đi xem

Nghe tin cá voi trồi lên trên mặt biển ở vịnh Vĩnh Hy, nhiều bạn trẻ rủ nhau xách vali lên đường với hy vọng một lần được nhìn thấy cá voi giữa đại dương. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Du lịch dọc Việt Nam với những tỉnh '2 trong 1' sau sáp nhập

Sau sáp nhập, bản đồ du lịch Việt Nam sẽ xuất hiện những tỉnh "2 trong 1". Đó là những nơi có biển xanh, đảo xa, núi rừng hùng vĩ, khí hậu mát mẻ. 

Quynh Anh
Quynh Anh 4 ngày trước
Tìm về chốn bình yên đẹp như cổ tích nhưng cực ít lượt check-in ở Sa Pa

Khu du lịch sinh thái Suối Vàng - Thác Tình Yêu chính là chốn bình yên đẹp như cổ tích nhưng lại có rất ít lượt check-in ở Sa Pa. 

Quynh Anh
Quynh Anh 5 ngày trước
Nếu Vĩnh Hy đã quá đông đúc thì Ninh Vân luôn chào đón bạn

Nếu bạn e ngại sự đông đúc ở Vĩnh Hy thì hãy thử "rẽ trái" tìm đến làng chài Ninh Vân - thiên đường thầm lặng, nép mình bên bờ vịnh xanh thẳm thuộc bán đảo Hòn Hèo, cách trung tâm TP Nha Trang chừng 60km.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Sau sáp nhập, 4 điểm cực của Việt Nam thay đổi như thế nào?

Sau sáp nhập, Việt Nam từ 63 tỉnh thành xuống còn 34 tỉnh, thành (6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh). Vậy 4 điểm cực của Việt Nam có thay đổi gì không?

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Tháng 7 nên đi đâu chơi?

Tháng 7 là thời điểm giữa mùa hè - nắng vàng rực rỡ, biên xanh, thiên nhiên đầy sức sống... Đây là dịp lý tưởng cho chuyến du lịch khám phá, nghỉ dưỡng.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Hòn Trứng - 'Sân chim biển' hoang sơ và kỹ vĩ của Côn Đảo 

Hòn Trứng là nơi không có người ở, chỉ có đá gồ ghề, hình dạng tựa như quả trứng lấp ló trên mặt biển. Nơi đây là sân chim biển có mặt độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam với 4,88  trứng trên mỗi m2. 

Quynh Anh
Quynh Anh 6 ngày trước
Gợi ý 4 bãi biển ở miền Nam nước xanh như ngọc bích

Dưới đây là 4 bãi biển ở miền Nam nổi bật với làn nước trong xanh như ngọc bích, du khách có thể lựa chọn cho chuyến đi trong mùa hè 2025.

Chùa Hang Châu Đốc - cổ tự linh thiêng bên sườn núi nổi tiếng với đôi rắn thần khổng lồ

Tọa lạc ở lưng chừng sườn núi Sam, chùa Hang Châu Đốc (Phước Điền Tự) là điểm du lịch tâm linh nổi bật vùng Tây Nam Bộ, hấp dẫn bởi lịch sử huyền bí và phong cảnh nên thơ. 

Du lịch Bản Liền 'hot' rần rần sau chương trình Gia Đình Haha

Sau khi chương trình "Gia Đình Haha" lên sóng, Bản Liền (xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bất ngờ trở thành điểm đến hút khách, nhiều homestay kín phòng...

Tân Phụng - làng chài hơn 300 tuổi nằm nép mình dưới chân núi, mặt hướng ra biển ở Bình Định 

Nép mình dưới chân núi, cong con như hình lưỡi liềm chạy sát ra biển, làng chài Tân Phụng hiện lên giữa bãi cát mịn, vách đá phủ rêu... tạo nên cảnh sắc thơ mộng như tranh vẽ...

Đảo Bích đầm trong mắt du khách: Điện 'chập chờn' nhưng góc cảnh nào cũng 'tuyệt đối điện ảnh'

Đảo Bích Đầm không dành cho số đông, mà là nơi lý tưởng cho những ai đang tìm về sự tĩnh lặng, mộc mạc và chân thật. Dẫu còn thiếu tiện nghi nhưng mỗi góc ở đây đều mang đến cảm giác thần khiết và điện ảnh đến lạ...

Đề xuất