Chùa Phật Tích Bắc Ninh: Những huyền tích ly kỳ xoay quanh cổ tự nghìn năm tuổi
Chùa Phật Tích Bắc Ninh không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng xứ Kinh Bắc mà nơi đây còn được biết tới với những huyền tích ly kỳ gắn với sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoa bản địa.
Mục lục
Chùa Phật Tích hay còn gọi là Vạn Phúc tự, là một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên sườn phía nam núi Phật Tích (hay còn gọi là núi Lạn Kha) ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi cổ tự nghìn năm này không chỉ là cái nôi của Phật giáo, mà còn là trung tâm tín ngưỡng và văn hóa của người Việt cổ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
Trẩy hội chùa Phật Tích Bắc Ninh nghe kể chuyện Từ Thức gặp tiên
Chùa Phật Tích, hay còn gọi là chùa Vạn Phúc, là một ngôi chùa cổ nổi tiếng nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng, thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến tham quan, chiêm bái.
Lễ hội chùa Phật Tích hay còn gọi là lễ hội Khán hoa mẫu đơn, diễn ra vào mùng 4-5 tháng giêng, là một trong những lễ hội lớn của Bắc Ninh gắn liền với câu chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên.
Theo tích xưa kể lại, xưa kia ở vùng núi Phật Tích và vườn chùa Phật Tích trồng rất nhiều hoa mẫu đơn. Cứ mỗi độ xuân về, hoa mẫu đơn lại nở đỏ rực một góc trời, khắp nơi người dân đổ về trẩy hội, ngắm hoa, vãn cảnh chùa. Trên trời, nàng tiên Giáng Hương nhìn xuống thấy cảnh trần gian xinh đẹp nên xin giáng trần đến dự hội chùa ngắm hoa.

Vì vô ý, nàng vịn gãy một cành mẫu đơn, bị các chú tiểu trong chùa nhìn thấy vạ phạt. Đúng lúc đó, chàng Từ Thức đi qua trông thấy, thương tình chàng cởi áo ngoài ra xin chuộc tội cho nàng. Hai người cứ vậy quen nhau và thường xuyên gặp gỡ tại chùa vào ngày mùng 1 hàng tháng.
Một lần nọ, Giáng Hương ngỏ lời mời Từ Thức về nhà nàng chơi. Nàng dẫn Từ Thức đi qua một khu rừng có nhiều hoa mẫu đơn, đến một hang đá bên sườn núi. Bước qua cửa hang, trước mắt Từ Thức là lầu son, gác tía, tường gấm,... vô cùng giàu sang phú quý. Lúc này, Giáng Hương mới tiết lộ mình là tiên và hai người kết thành vợ chồng, sống hạnh phúc bên nhau.
Bí ẩn khối đá vuông trên đỉnh núi phía sau chùa Phật Tích
Trên đỉnh núi phía sau chùa Phật Tích Bắc Ninh có một khối đá vuông, mặt phẳng, nhẵn mịn. Các cụ trong làng bảo đấy là bàn cờ tiên. Theo tích xưa truyền lại, ngày xưa trong làng có một chàng tiều phu tên Vương Chất. Một hôn, Vương Chất lên núi đốn củi thì nhìn thấy hai cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi đánh cờ trên tảng đá bằng phẳng.
Hai cụ vừa đánh cờ, vừa ăn đào, vứt hạt sang bên. Vương Chất vừa xem cờ, vừa nhặt hạt đào ngậm tiếp. Ván cờ vừa xong, nhìn xuống chân thấy cán rìu đã mục, Vương Chất hoảng hốt nhìn lên thì hai cụ đã biến vào sau hàng thông hiu quạnh. Soi mình qua dòng nước thấy râu tóc bạc trắng, Vương Chất bỗng nhận ra mình đã lạm sống một thời gian dài ở cõi tiên. Mà ở đấy một năm bằng sáu bảy mươi năm ở cõi trần.

Vì có tiên xuống chơi nên người ta gọi vùng đất này Tiên Du, còn cái tên Lạn Kha ý là chỉ “cán rìu mục nát”.
Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi lại rằng: "Núi Lạn Kha ở xã Phật Tích, cách huyện Tiên Du bốn dặm về phía nam, trên núi có muông thú đá, ao rồng và nhà đá, đỉnh núi có bàn cờ bằng đá…". Như vậy, câu chuyện Vương Chất gặp tiên đã được gắn với địa danh cụ thể đó là bàn cờ tiên trên ngọn núi Lạn Kha.
Truyền thuyết về giếng rồng chùa Phật Tích Bắc Ninh
Chiều ngày 14/3/2002, trong khơi khơi thông một chiếc giếng cổ tại chùa Phật Tích, người dân đã phát hiện một chiếc đầu rồng bằng đá nằm dưới đáy giếng. Sự kiện này đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Sau quá trình kiểm nghiệm cho thấy chiếc đầu rồng bằng đá này là cổ vật có từ thời Lý, có cùng niên đại với chùa Phật Tích (năm 1057). Chiếc đầu rồng bằng đá có chiều dài 53cm, rộng 20cm, có móng, miệng ngậm ngọc.

Trước đây, tại giếng cổ ở chùa, theo tương truyền đáy giếng có rồng sống. Tuy nhiên, đó chỉ là truyền thuyết, thực hư thế nào không ai biết được, bởi từ trước đến nay chưa từng có một tài liệu nào nhắc đến điều này. Cho đến khi người ta tìm thấy tượng rồng đá nằm dưới đáy giếng. Chính sự kiện lý thú này đã khiến người dân càng tin rằng, truyền thuyết về rồng ở chùa Phật Tích là có thật.
Bí ẩn đằng sau 10 linh thú quỳ chầu ở chùa Phật Tích
Tượng 10 linh thú quỳ chầu là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là bảo vật quốc gia. Theo các nhà nghiên cứu nhận định, 10 linh thú này gắn liền với lịch sử thời Lý (thế kỷ 11), cùng thời điểm xây dựng chùa Phật Tích (1057).
Tượng 10 linh thú gồm 5 cặp ngựa, tê giác, voi và sư tử xếp đối xứng nhau, nằm phía trước hành lang tòa Tam Bảo. Đây là những cổ vật gốc, độc bản, được làm từ đá sa thạch nguyên khối, trừu tượng con trâu.

Từng có thông tin lưu truyền trong dân gian rằng, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nghi ngờ vua chúa ngày xưa có giấu vàng trong các tượng linh chúa nên người Pháp mới xẻ thử tượng trâu để tìm kiếm. Tuy nhiên, sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khảo đã đã xác định tượng trâu khác với các tượng linh thú còn lại, bức tượng nằm ở bên trái Tam Bảo này được ghép bằng hai khối đá.
Dù thực hư thế này thì những bức tượng linh thú ở chùa Phật Tích đều có trong tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp.
Chùa Phật Tích Bắc Ninh là nơi lưu giữ giá trị lịch sử có từ ngàn năm trước. Du khách ghé đến đây không chỉ vãn cảnh, hành hương bái Phật mà còn được chiêm nghiệm những giá trị cổ xưa, được tìm hiểu về kho tàng truyền thuyết, sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc của vùng Kinh Bắc khi xưa.
Xem thêm: Tích xưa chùa Bà Đanh: Ngôi cổ tự 300 năm tuổi được mệnh danh “Đệ nhất vắng khách”
Tin liên quan
Với thế mạnh là bề dày lịch sử và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, du lịch Ninh Bình đã và đang trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong nước và quốc tế.
Du lịch tâm linh Hà Nam thực sự bùng nổ khi vùng đất này vừa dành được giải thưởng Du lịch thế giới hạng mục “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” năm 2024. Đây là "tọa độ" du lịch tâm linh linh thiêng dành cho du khách về hành hương, vãn cảnh.
Du lịch tâm linh Sa Pa là những đền, chùa tựa vào thế núi, nép giữa non ngàn tạo nên khung cảnh linh thiêng, huyền bí...