Hòn Trứng - "Sân chim biển" hoang sơ và kỹ vĩ của Côn Đảo 

Hòn Trứng là nơi không có người ở, chỉ có đá gồ ghề, hình dạng tựa như quả trứng lấp ló trên mặt biển. Nơi đây là sân chim biển có mặt độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam với 4,88  trứng trên mỗi m2. 

Quynh Anh
Quynh Anh 17 giờ trước
Theo dõi

Hòn Trứng là hòn đảo nằm xa nhất về phía Đông Bắc trong quần thể Vườn quốc gia Côn Đảo, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km. Hòn Trứng rộng gần 2ha, địa hình chủ yếu là cỏ bụi và các khối đã với hình thù kỳ dị xếp chồng lên nhau vô cùng độc đáo. 

Vì sao nơi đây được gọi là "Hòn Trứng"? Theo quan sát, nhìn từ xa lại, đảo có hình dạng như một quả trứng lớn lấp ló trên mặt biển, đặc biệt do phân chim phủ trắng xóa, càng gợi đến hình ảnh quả trứng khổng lồ. Điểm này còn được gọi là Hòn Đá Bạc hoặc Hòn Phú Thọ, phản ánh vẻ hoang sơ đặc trưng.

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-0-0929

Hòn Trứng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là sân chim biển có mật độ sinh sản cao nhất Việt Nam, với 4,88 trứng/m². Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 10, khoảng 10 000 – 80 000 cá thể chim biển (nhàn mào lớn, nhàn lưng đen, chim điên bụng trắng, yến hồng trắng…) bay về đây làm tổ và đẻ trứng.

Hòn Trứng không có người sinh sống, chỉ có đá gồ ghề, một số thảm thực vật như dứa gai, nhàu, dây leo và vô vàn tổ chim trắng bao phủ. Vườn quốc gia đã lắp camera an nình và tăng cường giám sát để bảo vệ môi trường sinh sản của chim biển, ngăn tình trạng săn trộm trứng. 

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-9-0929

Theo VnExpress, vào cuối tháng 6, nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải - người có nhiều năm săn ảnh động vật hoang dã, đã có dịp đặt chân đến Hòn Trứng khi được sự cho phép của Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo.

"Đây là cơ hội hiếm có trong đời, vì hòn đảo gần như được bảo vệ tuyệt đối", anh An nói.

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-8-0930

Theo anh An, Hòn Trứng nằm cheo leo giữa biển nên rất khó tiếp cận. Ca nô phải lợi dụng con sóng để áp sát rồi từ đó bám vào các mỏm đá để leo lên đảo.

Từ trung tâm Côn Đảo, anh An mất hơn 30 phút di chuyển đường biển thì mới đến nơi. Dù thời tiết rất thuận lợi nhưng cũng phải mất thêm hơn 20 phút vật lộn với sóng gió và địa hình hiểm trở để đặt chân lên đảo.

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-7-0930

Hiện Vườn Quốc gia Công Đảo ghi nhận nhiều loài chim về làm tổ, đẻ trứng như nhàn đen lưng đen, nhàn mao lớn, chim điên bụng trứng, yến hông trắng, nhàn đầu xám. Các loài chim biển làm tổ khắp đảo và bay lượn trên mặt biển tìm mồi, đẻ trứng, chăm sóc con non. Có thời điểm Hòn Trứng ghi nhận vài chục nghìn trứng chim biển, với mật độ trung bình 4,88 trứng/m2. 

Trong 2 tiếng di chuyển và chụp ảnh trên Hòn Trứng, anh An luôn đi theo hướng dẫn của nhân viên Vườn quốc gia Côn Đảo để không làm xáo trộn môi trường sống tự nhiên của các loài chim. "Tôi thật sự căng thẳng và hồi hộp vì khắp mặt đất, từng viên đá, từng bụi cỏ... đâu đâu cũng có trứng và chim non", nhiếp ảnh gia nói.

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-65-0930

Trước tình trạng trộm trứng từng diễn ra, Vườn quốc gia đã lắp đặt hệ thống camera giám sát quanh đảo. Nhờ biện pháp này, quần thể chim và số lượng trứng ngày càng phục hồi.

Anh An cho biết khoảnh khắc để lại nhiều cảm xúc nhất là khi vừa đặt chân lên đảo, hàng nghìn cánh chim bất ngờ tung bay rợp trời. Dù trước đó anh từng thực hiện nhiều bộ ảnh chim tại Vườn quốc gia Tràm Chim, rừng Nam Cát Tiên và U Minh, nhưng chưa nơi nào mang lại ấn tượng mạnh mẽ như Hòn Trứng.

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-5-0930

Ngoài những bụi cây và vùng đất bằng phẳng ở giữa đảo, nhiều loài chim còn chọn các hốc đá cheo leo quanh Hòn Trứng để làm tổ, nhằm tránh kẻ săn mồi.

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-4-0931

Theo thống kê của Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo, từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa chim biển di cư về đảo để làm tổ và sinh sản.

Trong ảnh là một chim non khoảng hai ngày tuổi, đang nằm chờ bố mẹ mang thức ăn về tổ.

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-3-0931

Nhàn mào lớn trên mỏm đá.

Nhàn mào lớn trưởng thành vào thời kỳ sinh sản, phần lông vũ phía trên của nhàn mào có màu xám, phần dưới (phần bụng) có màu trắng, mỏ vàng và cái mào bờm xờm màu đen (cụp ra phía sau vào mùa đông). Con non có bề ngoài khác biệt với bộ lông màu xám, nâu và trắng và chúng dựa vào nguồn thức ăn từ cha mẹ trong vài tháng sau khi đủ lông đủ cánh.

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-2-0932

Chim điên bụng trắng thường làm tổ bên vách đá cheo leo.

Chim điên bụng trắng (Sula leucogaster) là loài chim biển lớn duy nhất thuộc họ chim điên được ghi nhận tại Việt Nam và là một biểu tượng quan trọng của hệ sinh thái biển Côn Đảo.

Loài có kích thước khá lớn, chiều dài dao động từ 73-83 cm. Chim trưởng thành có đầu và phần lưng màu nâu sẫm tương phản rõ rệt với phần bụng trắng. Mỏ chim nhọn, màu vàng nhạt cùng với da mặt xanh và đôi chân vàng nhạt tạo nên vẻ ngoài đặc trưng.

Loài chim này nổi tiếng với khả năng săn mồi ngoạn mục. Chúng có thể lao xuống biển với tốc độ gần 120 km/h, để bắt cá nhỏ và mực đang bơi gần mặt nước.

hon-trung-o-dau-va-hon-trung-co-gi-hap-dan-1-0932

Hòn Trứng được xem là sân chim biển quan trọng và lớn nhất Đông Nam Á, với mật độ chim và tổ chim dày đặc. Chính đặc điểm này khiến đảo trở thành khu vực có giá trị đặc biệt trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ quần thể chim biển trong khu vực.

Đây là khu vực cấm người dân và du khách tham quan tự do. Mọi hoạt động trên đảo đều phải tuân thủ nghiêm ngặt nhằm bảo vệ tối đa môi trường sống nhạy cảm của các loài chim biển.

Nhiếp ảnh gia hy vọng những bức ảnh anh ghi lại sẽ truyền cảm hứng để cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường và thiên nhiên.

"Thiên nhiên hoang dã Việt Nam hoàn toàn có thể tạo nên những khung hình ấn tượng, không thua kém các thước phim của những hãng quốc tế", anh An nói.

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Xem thêm: Khám phá đảo Thổ Chu - điểm cuối cùng xa xôi nhất của Tổ quốc Việt Nam trên biển Tây Nam

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Dưới đây là 4 bãi biển ở miền Nam nổi bật với làn nước trong xanh như ngọc bích, du khách có thể lựa chọn cho chuyến đi trong mùa hè 2025.

Gợi ý 4 bãi biển ở miền Nam nước xanh như ngọc bích
0 Bình luận

Tọa lạc ở lưng chừng sườn núi Sam, chùa Hang Châu Đốc (Phước Điền Tự) là điểm du lịch tâm linh nổi bật vùng Tây Nam Bộ, hấp dẫn bởi lịch sử huyền bí và phong cảnh nên thơ. 

Chùa Hang Châu Đốc - cổ tự linh thiêng bên sườn núi nổi tiếng với đôi rắn thần khổng lồ
0 Bình luận

Quynh Anh
Quynh Anh 6 ngày trước

Sau khi chương trình "Gia Đình Haha" lên sóng, Bản Liền (xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bất ngờ trở thành điểm đến hút khách, nhiều homestay kín phòng...

Du lịch Bản Liền 'hot' rần rần sau chương trình Gia Đình Haha
0 Bình luận


Bài mới

Sau sáp nhập, 4 điểm cực của Việt Nam thay đổi như thế nào?

Sau sáp nhập, Việt Nam từ 63 tỉnh thành xuống còn 34 tỉnh, thành (6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh). Vậy 4 điểm cực của Việt Nam có thay đổi gì không?

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 14 giờ trước
Tháng 7 nên đi đâu chơi?

Tháng 7 là thời điểm giữa mùa hè - nắng vàng rực rỡ, biên xanh, thiên nhiên đầy sức sống... Đây là dịp lý tưởng cho chuyến du lịch khám phá, nghỉ dưỡng.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 16 giờ trước
Tân Phụng - làng chài hơn 300 tuổi nằm nép mình dưới chân núi, mặt hướng ra biển ở Bình Định 

Nép mình dưới chân núi, cong con như hình lưỡi liềm chạy sát ra biển, làng chài Tân Phụng hiện lên giữa bãi cát mịn, vách đá phủ rêu... tạo nên cảnh sắc thơ mộng như tranh vẽ...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Đảo Bích đầm trong mắt du khách: Điện 'chập chờn' nhưng góc cảnh nào cũng 'tuyệt đối điện ảnh'

Đảo Bích Đầm không dành cho số đông, mà là nơi lý tưởng cho những ai đang tìm về sự tĩnh lặng, mộc mạc và chân thật. Dẫu còn thiếu tiện nghi nhưng mỗi góc ở đây đều mang đến cảm giác thần khiết và điện ảnh đến lạ...

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Mục tiêu của thanh xuân: Phải check-in bằng hết “tứ đại” điểm đến của đất nước mình!

"Tứ đại" điểm đến của nước mình là: 4 kỳ đài lịch sử (Huế - Hà Nội - Nam Định - Bắc Ninh); 4 đèo hùng vĩ (Ô Quy Hồ - Mã Pí Lèng - Pha Đin - Khau Phạ); 4 cực Tổ quốc (Bắc - Nam - Đông - Tây); 4 thung lũng mùa vàng (Mường Thanh - Mường Lò - Mường Tấc - Mường Thau).

Lân Đặt - bản làng 'bị bỏ quên': Không điện - đường - trường - trạm, không sóng điện thoại nhưng vẫn đón nườm nượp khách ghé thăm

Không điện, không đường nhựa, không trạm y tế, không sóng điện thoại, tưởng chừng như Lân Đặt đã bị lãng quên trên bản đồ du lịch. Ấy vậy mà, mỗi năm, nơi đây vẫn đón hàng ngàn bước chân tìm về — những con người khao khát được sống chậm, sống thật và sống gần thiên nhiên.

Khám phá đảo Thổ Chu - điểm cuối cùng xa xôi nhất của Tổ quốc Việt Nam trên biển Tây Nam

Nếu Mũi Sa Vĩ là nơi địa đầu Tổ quốc Việt Nam trên vùng biển Đông Bắc thì đảo Thổ Chu là điểm cuối cùng xa xôi nhất của Tổ quốc trên biển Tây Nam.

Hải Vân Quan sau trùng tu: Sự hồi sinh của một một biểu tượng lịch sử trên con đường thiên lí Bắc Nam xưa

Hải Vân Quan không chỉ là di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia mà còn là điểm đến in đậm trong tim du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ, cổ kính và thi vị bậc nhất miền Trung. 

10 bãi biển miền Trung xinh đẹp dành cho mùa hè 2025

Dưới đây là 10 bãi biển miền Trung xinh đẹp lý tưởng cho mùa hè 2025 – nơi du khách có thể tận hưởng làn nước trong xanh, cát trắng mịn và không gian yên bình.

Bãi Sơn Đừng - Nơi biển thì thầm và thời gian nhẹ trôi

Bãi Sơn Đừng là điểm đến chưa được thác du lịch vì thế vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ. Đây là nơi cuốn hút du khách muốn rời xa phố thị tìm về bình yên của biển cả.

Đường DT702 - Một trong những cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam

Đường DT702 dài ~57km này dựa lưng vào Vườn Quốc gia Núi Chúa, hướng mặt ra biển Dông, đi qua rất niều địa danh nổi tiếng. 

Mục sở thị “bãi biển không cát” đầy lạ lẫm giữa lòng vịnh Nha Trang

Không có cát trắng dài như bao bãi biển khác nhưng bãi Sạn lại là một nét chấm phá đầy thú vị giữa lòng vịnh Nha Trang. Bãi Sạn mang vẻ đẹp kỳ lạ và hoang sơ bởi bờ biển phủ kín sỏi đá nhẵn bóng – nơi mà mỗi bước chân là một trải nghiệm mới lạ.

Đề xuất