Du khách bức xúc vì liên tục hứng các "kiếp nạn" từ Agoda
Sau quá nhiều lần hứng các "kiếp nạn" từ Agoda, tài khoản Đan Hà đành ngậm ngùi mất tiền, mất luôn niềm tin và xóa app Agoda vĩnh viễn...
Agoda là một nền tảng đặt phòng khách sạn, vé máy bay, đưa đón sân bay và tour du lịch trực tuyến, thuộc sở hữu của Booking Holdings (cùng tập đoàn với Booking.com, Kayak, Priceline...). Ứng dụng Agoda được sử dụng phổ biến tại châu Á và có mặt tại hơn 200 quốc gia.
Agoda thu hút sự quan tâm của du khách từ chính sách áp dụng các phiếu giảm giá cho từng khách hàng dựa trên quốc gia, lịch sử tìm kiếm và trình duyệt web. Điều này có nghĩa là giá trên Agoda có thể rẻ hơn và khách hàng có thể yêu cầu khách sạn giảm giá theo giá trên web.
Mặc dù sở hữu chính sách về giá cực cạnh tranh nhưng Agoda cũng là app du lịch vướng nhiều tai tiếng trên thị trường. Tại Việt Nam, dường như năm nào Agoda cũng bị khách hàng phản ứng, quay lưng. Mới đây nhất là trường hợp của chị Đa Hà.
Cụ thể, ngày 4/6, chị Đan Hà chia sẻ Facebook cá nhân của mình về những trải nghiệm "siêu chán" khi sử dụng ứng dụng Agoda. Chị Đa Hà đặt tự đề cho bài viết là "Kiếp nạn 2025 gọi tên AGODA".
Chị Đan Hà chia sẻ, bản thân là người mê xê dịch nên thường xuyên tìm kiếm thông tin trên các nền tảng OTA (online travel agent). Agoda là một trong những nền tảng khá phổ biến trong nhóm dịch vụ du lịch và chị Hà cũng thường xuyên tham khảo giá khách sạn hoặc săn vé máy bay trên nền tảng này.
"Dù đã xài Agoda đủ nhiều để được làm thành viên hạng VIP Platinum của app này nhưng từ đầu năm đến giờ mình đã liên tiếp hứng đủ các kiếp nạn từ Agoda khiến mình thật sự hao tâm tổn trí, vừa mất tiền vừa mất công sức vừa bực bội tăng xông với cách xử lý khiếu nại hoặc tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ hết sức cồng kềnh từ agoda", chị Đan Hà chia sẻ.

Trong bài viết của mình, chị Đan Hà đã chia sẻ 3 lần hứng chịu kiếp nạn Agoda từ đầu năm 2025 đến nay. Lần đầu tiên, chị Hà sử dụng riêng một thẻ tín dụng để thanh toán chi phí khi sử dụng dịch vụ của Agoda, tuy nhiên, vào một ngày đẹp trời khi tỉnh dậy, chị thấy thẻ bị quẹt 2 giao dịch cỡ 11,000,000 IDR ( đồng Rupiah của Indo) khoảng 18 triệu đồng để thanh toán chạy ads cho Facebook.
"Ngay lập tức mình gọi lên bank (ngân hàng) khóa thẻ và làm tra soát. Tuy nhiên mất khá nhiều thời gian để xử lý cho đến khi mình nhận lại được khoản tiền bị hack. Qua vụ việc này mình đã thấy thật sự hoang mang với việc bảo mật dữ liệu khách hàng từ nền tảng Agoda, trước đó đã nghe lùm xùm về vụ việc Agoda cung cấp FULL HD không che thông tin số thẻ và số CVV trên thẻ của các khách hàng cho phía đối tác khách sạn của họ", chị Đan Hà chia sẻ.

Lần thứ hai, chị Đan Hà đặt vé bay Tết từ Hà Nội vào TP hồ Chí Minh qua app Agoda với giá vé 1 chiều cho 2 người là 12,5 triệu đồng. Sau đó, chị Hà có thay đổi lịch trình bay nên hủy và được Agoda hoàn lại tiền.
"Tuy nhiên, sau 77 49 lần liên hệ với Agoda thì tới 3 tháng sau Agoda mới phản hồi và đưa ra phương án charge 800.000 đồng tiền phí xử lý và hoàn cho mình bằng voucher với hạn mức 450$. Tuy nhiên khi được hỏi về cách để xài được voucher đó thì mỗi lần Agoda phản hồi 1 kiểu khác nhau, lần thì đùn đẩy kêu gọi lên hãng hàng không mà hỏi, lần khác hỏi cụ thể thì báo chỉ được dùng voucher nếu 2 khách có tên trên vé bay cùng 1 lúc, sau đó báo lại có thể dùng cho 1 trong 2 khách cũng được chứ không nhất thiết cả 2 khách bay cùng. Tiếp đến thì báo dùng được cho vé khứ hồi, lần khác lại kêu chỉ dùng để book vé 1 chiều thôi và muốn book khứ hồi thì trả thêm 2 lần service fee (40$). Sau cả chục cái mail trao đổi thì Agoda báo là họ đang bị “inconsistent “ trong quy trình xử lý nên phiền mình đợi để họ chốt phương án trong khi voucher của mình có thời hạn. Đến giờ số tiền 12,5 triệu voucher của mình Agoda vẫn chưa có câu trả lời về cách sử dụng dù đó là voucher do chính họ phát hành", chị Đan Hà viết.
Lần thứ 3, chị Đan Hà đặt phòng khách sạn giúp người nhà, hệ thống Agoda tự động "fill" (làm đầy) thông tin mà chị lưu sẵn trên app để đi thẳng đến bước thanh toán mà không hề "warning" (báo trước) để chị sửa tên người lưu trú. Chị Hà cho biết, khi ấy vì vội nên thanh toán xong mới phát hiện ra bị sai tên khách. Ngay lập tức chị Hà liên hệ Agoda hỗ trợ sửa tên khách trên booking, sau 20 cuộc điện thoại và 30 cái email trao đổi trình bày thì cuối cùng Agoda từ chối hỗ trợ và yêu cầu hủy booking không hoàn tiền.
"Và thế là đành ngậm ngùi mất 8 củ và xin phép mất luôn niềm tin + chấm âm điểm trải nghiệm khách hàng, xoá app và vĩnh biệt agoda từ đây", chị Đan Hà bức xúc viết.
Bên dưới bày đăng của chị Đan Hà, rất nhiều vào bình luận, chia sẻ về những vấn đề khi sử dụng app Agoda. Như tài khoản Trần Ngọc Hoàng viết: "Gần đây Agoda và Hotels bị dính nhiều case thật. Bạn anh thì bị dính quả book ảo đến nơi không có phòng mà lại không xử lý cho người ta chỗ ở".
Sau hàng loạt những vụ lùm xùm liên quan đến Agoda, rất nhiều du khách chia sẻ các bài viết dài trên mạng xã hội, khuyên người dùng nên kiểm tra hai chiều khi đặt phòng trên Agoda. Khách hàng nên kiểm tra kỹ lại thông tin, liên hệ trực tiếp với khách sạn để tránh bị lừa. Còn với các trường hợp đặt vé máy bay thì tốt nhất nên đặt trực tiếp qua website của các hãng hàng không.
Ngoài ra, một số người dùng mạng xã hội còn khuyên, khách hàng nên đặt qua các ứng dụng đặt phòng hoặc đại lý trong nước dù mức giá cao hơn nhưng dễ dàng liên hệ, xử lý khi không may gặp vấn đề rắc rối.
Tin liên quan
MXH xuất hiện video quảng cáo tour du lịch câu mực đêm ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Đáng nói, hoạt động này chưa được cấp phép, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên biển.
Sau khi hạ cánh xuống Bangkok, 8 khách du lịch Đài Loan bị ép chuyển hướng đi sang Myanmar. Tại đây, 5 người trẻ bị ép tham gia lừa đảo trực tuyến, 3 người lớn tuổi phải trả tiền chuộc.
Lượng du khách đến Nhật Bản mùa hè năm nay dự kiến bị ảnh hưởng đáng kể do “lời tiên tri” xuất hiện động đất trong một cuốn truyện tranh có tên "The Future I Saw".